Doanh nhân là gì? Những tố chất cần có của doanh nhân thành đạt

Doanh nhân thường gắn liền với hình ảnh của những người thành công, giàu có và sang trọng. Không chỉ thành đạt trong sự nghiệp, những doanh nhân tầm cỡ còn có sức ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế, văn hóa và chính trị của một quốc gia, đồng thời trở thành hình mẫu lý tưởng của thế hệ trẻ ngày nay. Vậy doanh nhân là gì? Làm sao để trở thành doanh nhân nổi tiếng như Phạm Nhật Vượng và Bill Gates? Nếu bạn đang thắc mắc câu hỏi này, hãy tìm kiếm câu trả lời qua nội dung dưới đây nhé!


Doanh nhân là gì? Những tố chất cần có của doanh nhân thành đạt
 

Doanh nhân là gì?

Theo Từ điển tiếng Việt xuất bản vào tháng 04/2007 của Trung tâm từ điển học, khái niệm doanh nhân được định nghĩa là “Người làm nghề kinh doanh”. Bên cạnh đó thì trong từ điển còn có một từ khác là “Doanh gia”, có nghĩa là nhà kinh doanh, doanh nghiệp lớn có tên tuổi.

Vậy doanh nhân tiếng Anh là gì? Đối với những người làm trong lĩnh vực kinh doanh, thuật ngữ Businessman đã không còn quá xa lạ khi đây chính là từ dùng để chỉ các doanh nhân. Tuy nhiên, hầu hết các khái niệm về businessman thường đề cập đến hình ảnh những người có nhiều tiền nhưng định nghĩa này chưa thật sự đúng. Thực tế, khái niệm businessman hay thế nào là doanh nhân được dùng chính xác nhất là chỉ những người chủ chốt vận hành công ty. Họ sẽ đại diện cho một tổ chức, đơn vị hay tập đoàn đưa ra những quyết định sáng suốt và quan trọng mang tính thành bại trong kinh doanh.


Doanh nhân là gì?
 

Các loại doanh nhân thường gặp

Không phải tất cả các doanh nhân đều giống nhau và không phải cũng có cùng chung một mục tiêu để hướng tới. Do đó, việc tìm hiểu các loại doanh nhân dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm một lần nữa về định nghĩa doanh nhân là nghề gì.

1. Người sáng lập

Người sáng lập hay founder chính là những cá nhân đặt viên đá đầu tiên cho sự hình thành của một công ty, tổ chức. Bằng cách biết nắm bắt cơ hội và đưa ra các lựa chọn kinh doanh phù hợp, người sáng lập sẽ điều hành doanh nghiệp phát triển trong thời gian dài và đi đến đỉnh cao.

Tuy nhiên, thay vì tập trung vào tiền bạc thì những nhà sáng lập sẽ quan tâm nhiều hơn đến sự tác động của sản phẩm / dịch vụ đối với xã hội. Họ có thể không phải là người giỏi nhất trong việc điều hành vì chuyên môn chính của founder vốn là đưa ra ý tưởng. Vậy nên, họ sẽ thường dành công việc “chèo lái” công ty cho những người có năng lực, chuyên môn cao hơn.

2. Người xây dựng

Các doanh nhân thuộc nhóm người xây dựng sẽ luôn tìm cách để giúp doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường chỉ trong một thời gian ngắn ngủi. Thông thường, mục tiêu của những người này đó chính là giúp doanh nghiệp đạt được doanh thu cao trong từ 2 - 4 năm đầu tiên và con số này có thể tăng lên gấp nhiều lần trong các giai đoạn tiếp đến. Để kiến tạo nền móng mạnh mẽ cho doanh nghiệp, người xây dựng sẽ chủ động thuê những người tài năng về làm việc cho mình và tìm kiếm các nhà đầu tư tốt nhất.

3. Người điều hành

Người điều hành thường có bộ óc phân tích cực kỳ nhạy bén trong kinh doanh và phần lớn trong số họ đều không thích sự rủi ro. Những kiến thức, kỹ năng vững chắc mà họ có được đều thông qua quá trình học tập và trải nghiệm từ trong thực tế. Người điều hành có thể là các CEO chuyên nghiệp, họ sẽ đảm nhận vai trò giữ mọi thứ tập trung và đi đúng hướng với những mục tiêu tăng trưởng dài hạn.


Doanh nhân
 

Vai trò của doanh nhân được khẳng định thế nào?

Càng khám phá khái niệm doanh nhân là gì, các bạn sẽ càng không thể phủ nhận được những đóng góp mà nghề nghiệp này mang lại. Bằng sự nhạy bén và năng lực điều hành, quản lý, các doanh nhân đã mang đến cho quốc gia rất nhiều giá trị to lớn. Điển hình như tại Việt nam, những tầng lớp doanh nhân thành đạt ngày càng trở nên lớn mạnh và đóng vai trò chủ chốt trong sự tăng trưởng của nền kinh tế, văn hóa và chính trị, cụ thể:

1. Trong nền kinh tế

Để tạo nên sự thịnh vượng cho một quốc gia, tầng lớp những người kinh doanh đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bằng việc liên tục tạo ra những mẫu sản phẩm, dịch vụ hay phương pháp sản xuất mới, họ đã góp phần đẩy mạnh sự đối đầu, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tư nhân, từ đó thôi thúc sự tăng trưởng kinh tế tài chính.

Bên cạnh đó, doanh nhân còn giúp mở rộng thị trường và đẩy mạnh hoạt động giao thương kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu. Với sự gia nhập của tầng lớp tư nhân, các sản phẩm nội địa cũng nhanh chóng được ghi tên tại thị trường quốc tế. Điều này góp phần không nhỏ trong việc gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu mỗi năm của quốc gia.

2. Trong xã hội

Trong thời kỳ đổi mới, vai trò của doanh nhân ngày càng trở nên rõ nét hơn khi đóng góp rất nhiều vào quá trình hình thành cơ cấu và quan hệ xã hội mới. Họ chính là những người đi đầu trong việc hình thành nên lối sống tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm và dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách. Điều này đã tạo nên một hình ảnh đáng noi gương cho các tầng lớp trẻ hiện đại ngày nay, nhất là những bạn trẻ vẫn còn đang “núp bóng trong tổ kén” không dám mạnh mẽ vươn ra bên ngoài.

Bằng việc không ngừng xúc tiến hoạt động kinh doanh, các doanh nhân đã tạo ra việc làm và mang lại thu nhập cho hàng triệu người lao động, góp phần xóa bỏ tình trạng đói nghèo và thực hiện tốt các chính sách, đảm bảo an sinh xã hội. Ngoài ra, các doanh nhân còn có vai trò không nhỏ trong việc đóng thuế và nguồn lực tài chính của một quốc gia. Bằng những sản phẩm chất lượng và hoạt động kinh doanh minh bạch, họ đã thúc đẩy, xây dựng một xã hội đoàn kết, công bằng, văn minh.

3. Trong chính trị

Hiện nay, một lực lượng lớn các doanh nhân Việt Nam đang tham gia tích cực vào các tổ chức chính trị. Trong đó, một số người đã trở thành đại biểu Quốc hội, cũng có người là đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc góp ý, phản biện và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.

Đặc biệt, hầu hết những doanh nhân khi tham gia vào chính trị đều phát huy rất tốt kinh nghiệm, trí tuệ của mình trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển nền kinh tế - xã hội. Bởi chính kinh nghiệm thương trường đã tạo ra góc nhìn khách quan và giúp họ đưa ra những lời khuyên có giá trị thực tế.


Doanh nhân tiếng Anh là gì?
 

Những tố chất thường thấy ở một doanh nhân thành đạt

Nhà hoạt động Giáo dục, TS. Giản Tư Trung đã từng chia sẻ: Thế hệ doanh nhân “mới” sẽ có những đặc tính khác biệt so với thế hệ doanh nhân “cũ” trước đây. Thế hệ doanh nhân hiện tại là thế của một nền kinh thương mới và cũng chính thế hệ này cũng đã góp phần tạo nên nền kinh thương mới. Một doanh nhân thành đạt trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa thường sở hữu những tố chất dưới đây:

1. Họ có đam mê kinh doanh, khát vọng làm giàu

Để trở thành doanh nhân, tố chất đầu tiên mà bạn cần phải có đó chính là đam mê kinh doanh và khát vọng làm giàu. Khát vọng ở đây đó chính là khát khao được vươn lên chính mình, thoát khỏi cảnh nghèo đói hay yếu kém về mặt kinh tế. Từ đó mang đến sự giàu sang cho bản thân, gia đình và cả sự công nhận, nể phục của xã hội. Nếu không có niềm đam mê kinh doanh, mọi kế hoạch của bạn mãi mãi chỉ nằm ở trên mặt giấy. Và nếu không có khát vọng làm giàu, bạn sẽ không có đủ dũng cảm để nắm bắt những cơ hội ngay trước mắt.


Thế nào là doanh nhân?
 

2. Có tư duy mở

Một doanh nhân khôn ngoan không bao giờ cảm thấy hài lòng với những gì mà mình đang sở hữu, bao gồm tốc độ phát triển trung bình của sản phẩm / dịch vụ, công việc kinh doanh và cả chính bản thân họ. Mỗi một ngày trôi qua, các doanh nhân không bao giờ cho phép mình ngủ quên trên chiến thắng mà luôn luôn đón nhận những ý tưởng mới, cũng như khao khát được thay đổi, nâng cao hiệu quả công việc. Đối với họ, việc thoát ra khỏi vùng an toàn của mình chính là yếu tố bắt buộc để trở nên thành công.

3. Đa năng, linh hoạt

Bạn nghĩ những ai được gọi là doanh nhân? Liệu có phải họ chỉ cần khát vọng làm giàu và niềm đam mê với công việc kinh doanh là đủ? Tất nhiên câu trả lời chính là không. Một doanh nhân tài giỏi phải là người đa năng trong công việc khi vừa có thể sáng tạo ra ý tưởng, đề xuất chiến lược kinh doanh, lên kế hoạch triển khai và nghiệm thu kết quả. Bên cạnh sự đa năng đó thì người làm kinh doanh cũng cần phải hội tụ yếu tố linh hoạt để dễ dàng xoay chuyển trong mọi tình huống, nắm bắt những cơ hội mới và xử lý kịp thời các rủi ro sẽ xảy đến.


Làm sao để trở thành doanh nhân?
 

4. Tò mò và có óc sáng tạo

Tin tưởng một cách mù quáng vào những lời khuyên của các chuyên gia không phải là một thói quen của các doanh nhân tài giỏi. Thay vào đó, khi nghe qua một lời nhận định của các chuyên gia thì họ sẽ có xu hướng tìm tòi, hỏi nhiều câu khác nhau để xoáy sâu vào chủ đề. Mục đích chính là để họ tìm ra “chân lý” riêng của mình và dựa vào đó để vạch ra các ý tưởng sáng tạo mới.

Sự sáng tạo ở đây mà chúng tôi muốn đề cập đó chính là việc tạo ra những ý tưởng kinh doanh độc đáo. Đồng thời tìm ra phương hướng giải quyết hiệu quả cho một vấn đề không đơn thuần chỉ theo cách truyền thống mà có thể là một thứ gì đó rất mới mẻ.

5. Tự tin, có khả năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một yếu tố rất quan trọng trong hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống, bất kể bạn là ai hay bạn đang làm nghề gì. Đây cũng là một tố chất cần thiết của những người đứng đầu công ty, tổ chức và nếu không có, điều này cũng chẳng khác gì việc bạn đang tự chôn vùi tương lai doanh nghiệp. Từ việc truyền đạt các ý tưởng và chiến lược cho các nhà đầu tư, chia sẻ kế hoạch kinh doanh cho nhân viên hay đàm phán hợp đồng với bên đối tác, tất cả đều cần bạn phải sở hữu kỹ năng giao tiếp.

6. Có khả năng lãnh đạo

Một trong những đặc điểm vô cùng dễ thấy và cực kỳ quan trọng mà bất cứ doanh nhân nào cũng phải có đó là khả năng lãnh đạo. Kỹ năng này sẽ giúp đảm bảo rằng đội ngũ nhân viên sẽ hoàn toàn tin tưởng vào các quyết định, tầm nhìn và chiến lược của bạn, qua đó giúp họ có thêm động lực để hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao phó.

Không chỉ vậy, việc sở hữu kỹ năng lãnh đạo còn giúp cho doanh nhân đưa ra được những quyết định quan trọng một cách chính xác, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Quan trọng, vì là người chịu trách nhiệm sau cùng về sự thành bại của một doanh nghiệp mà doanh nhân cũng cần phải biết nhìn ra những cơ hội, thách thức ở phía trước để chớp lấy thời cơ, đồng thời chuẩn bị sẵn các kế hoạch dự phòng cho những khó khăn, rủi ro ở phía trước.


Vai trò của doanh nhân
 

7. Có tầm nhìn là tố chất quan trọng của doanh nhân

Một đặc điểm của doanh nhân thành công mà chúng ta thường hay bắt gặp đó chính là tầm nhìn và định hướng cụ thể cho sự phát triển của doanh nghiệp. Điều đáng chú ý là các kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp đều được thiết lập từ 5 năm cho đến 10 năm. Do đó mà các doanh nhân cần phải có tầm nhìn xa về khả năng thực hiện, những khó khăn gặp phải và cả kết quả sẽ được gặt hái. Từ đây, họ mới có được sự điều chỉnh sao cho đúng đắn và phù hợp.

Ngoài ra, tầm nhìn của một doanh nhân còn được thể hiện ở việc nắm bắt xu hướng và nhu cầu thị trường. Theo đó, để có thể vươn lên trở thành người dẫn đầu thì bạn cần hiểu về sự thay đổi của con người và quá trình vận động của thế giới. Có như vậy, bạn mới dễ dàng tạo ra được những giá trị thiết thực và hiệu quả nhất. Việc sở hữu tầm nhìn xa cũng là một trong những tố chất quan trọng của Phạm Nhật Vượng - doanh nhân nổi tiếng nhất hiện nay tại Việt Nam.

8. Kiên trì và liều lĩnh đối đầu với thử thách

Làm sao để trở thành doanh nhân giỏi có lẽ là câu hỏi mà bất kỳ người làm kinh doanh nào cũng đã từng đặt ra. Bởi lẽ, để có thể điều hành công việc kinh doanh không phải là việc đơn giản, bạn không chỉ bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức mà còn phải chấp nhận đối mặt với bất cứ sự rủi ro nào. Lúc này, người doanh nhân cần phải thể hiện được bản lĩnh của mình, đó chính là sự kiên cường trước mọi chông gai trên con đường kinh doanh.

Bên cạnh đó, những doanh nhân khôn ngoan luôn là những người sẵn sàng thử nghiệm với những điều mới mẻ vì họ luôn tâm niệm rằng, dù cho kết quả có ra sao thì mọi trải nghiệm dù tốt hay xấu cũng mang đến những bài học bổ ích. Không chỉ vậy, doanh nhân khôn ngoan còn thường chấp nhận liều lĩnh để thực hiện những thứ mà nhiều người vẫn còn e ngại và chính điều này đôi khi sẽ giúp họ được đền đáp xứng đáng.


Doanh nhân nghĩa là gì?
 

Bí quyết giúp bạn trở thành doanh nhân đích thực

Để trở thành doanh nhân thành đạt và đứng được trên đôi chân của mình thì chắc chắn, bạn phải có sự tự tin, lòng cương quyết và tầm nhìn xa trông rộng. Tất nhiên, sẽ không có một công thức nào dành cho sự thành công nhưng đa số các doanh nhân thành đạt đều đồng ý rằng, muốn là doanh nhân giỏi thì bạn cần thực hiện tốt những bí quyết dưới đây:

- Giáo dục: mặc dù bằng cấp chưa thể là một yếu tố để giúp bạn trở thành doanh nhân thành đạt nhưng việc có nền tảng vững chắc về giáo dục là điều rất cần thiết. Học tập sẽ giúp bạn tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng cần thiết về quản lý tài chính, kế toán, marketing,... để hiểu và áp dụng vào trong công việc kinh doanh.

- Tìm thấy niềm đam mê: đặc điểm của doanh nhân giỏi là họ có đam mê và biết mình đang làm những gì. Ngay cả trong thực tế, chúng ta sẽ có nhiều khả năng để phát triển và thành công hơn nếu được làm những việc mà bản thân yêu thích. Đam mê sẽ tạo nên những ý tưởng kinh doanh tuyệt vời và các doanh nhân có thể tìm thấy cho mình được thị trường ngách để tạo lối đi riêng hiệu quả. 

- Lấy động lực làm nền tảng: tìm kiếm động lực để phát triển chính là một bí quyết để mỗi người có thể hướng tới những mục tiêu khác nhau, đồng thời tăng thêm niềm đam mê dành cho lý tưởng của mình. Không chỉ vậy, động lực bên trong cũng giúp xây dựng sự kiên trì và quyết tâm trong bản thân của mỗi người, giúp họ vượt qua được những trở ngại, thách thức sẽ gặp phải trong kinh doanh.

- Lập kế hoạch: đừng bao giờ bắt tay vào khởi nghiệp nếu bạn chỉ mới xác định được niềm đam mê và có ý tưởng trong tay. Thay vào đó, hãy xây dựng một kế hoạch thật chỉn chu và kỹ lưỡng trước khi mạo hiểm tham gia vào bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào. Việc lập kế hoạch sẽ giúp bạn vạch ra được các chiến lược, mục tiêu mà mình cần hướng đến và bao gồm những thứ cần chuẩn bị để bắt đầu công việc kinh doanh cụ thể.

- Hãy hành động: sau khi đã có sẵn một bản kế hoạch cụ thể trong tay và một tinh thần nhiệt huyết, đã đến lúc bạn nên bắt tay khởi động dự án của mình. Trong quá trình thực hiện, hãy luôn cam kết với kế hoạch, thực hiện những thay đổi và cập nhật lại khi cần thiết.


Doanh nhân là nghề gì?
 

Một số doanh nhân nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới

Nền kinh tế thế giới hiện nay đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ những doanh nhân. Mặc dù chỉ là một bộ phận nhỏ trong xã hội nhưng những đóng góp của họ đối với xã hội là vô cùng to lớn. Hình mẫu của những doanh nhân thành đạt cũng sẽ giúp bạn học hỏi thêm được nhiều điều từ họ để có thể nuôi dưỡng đam mê và dám bứt phá trong lĩnh vực kinh doanh. Hiện nay, khi nhắc đến những doanh nhân nổi tiếng ở Việt Nam và trên toàn thế giới có sức ảnh hưởng lớn thì chúng ta có thể kể đến một số cái tên nổi bật sau:

Ví dụ về doanh nhân nổi tiếng trên thế giới

- Jeff Bezos: nhà sáng lập và CEO của Amazon - trang thương mại điện tử lớn nhất hiện nay.

- Larry Page: Giám đốc điều hành (CEO) Alphabet Inc - công ty mẹ của Google, đồng thời là nhà đồng sáng lập Google.

- Mark Zuckerberg: nhà sáng lập Facebook - mạng xã hội có nhiều người sử dụng nhất hiện nay.

- Bill Gates: chủ tịch của tập đoàn Microsoft, ông là một trong những người quyền lực và giàu có nhất trên thế giới.

- Warren Buffett: chủ tịch công ty Berkshire Hathaway, ông nổi tiếng là trùm doanh nhân, nhà đầu tư và nhà từ thiện người Mỹ.

Ví dụ về doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam

- Ông Phạm Nhật Vượng: chủ tịch tập đoàn Vingroup, tỷ phú giàu nhất Việt Nam.

- Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: CEO của hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air, bà cũng là nữ doanh nhân đầu tiên góp mặt trong danh sách các tỷ phú tự thân USD tại Việt Nam.

- Ông Trần Bá Dương: nhà sáng lập và đang đảm nhận vị trí chủ tịch HĐQT ô tô Trường Hải (Thaco).

- Ông Trần Đình Long: chủ tịch tập đoàn Hòa Phát - tập đoàn chuyên sản xuất thép tư nhân lớn nhất Việt Nam.

- Ông Nguyễn Đăng Quang: chủ tịch Tập đoàn Masan - tập đoàn tiêu dùng lớn nhất tại Việt Nam.


Ví dụ về doanh nhân
 

Thông qua bài viết mà Phương Nam Vina vừa chia sẻ, hi vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm doanh nhân là gì cùng những tố chất để trở thành doanh nhân thành đạt. Đặc biệt là với những ví dụ về người làm kinh doanh nổi tiếng, chúng tôi mong rằng sẽ truyền đến động lực và nguồn cảm hứng cho những ai đang có tham vọng trở thành doanh nhân trẻ tại Việt Nam từng bước tiến lên một tầm cao mới để đóng góp sự phát triển cho nền kinh tế nước nhà.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Vốn kinh doanh là gì? Đặc điểm, phân loại và vai trò

icon thiết kế website Học cách kinh doanh hiệu quả qua 9 bước đơn giản, khôn ngoan

icon thiết kế website Lợi nhuận là gì? Những điều cần biết về lợi nhuận trong kinh doanh

Bài viết mới nhất

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp sử dụng để nhấn mạnh vào các giá trị, điểm mạnh của sản phẩm / dịch vụ do mình cung cấp.

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là một yếu tố quan trọng không thể thiếu và góp phần tạo nên sự thành công cho bất kỳ một sự kiện hay chương trình nào.

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được ví cá tính của một công ty, tổ chức và có tác động đến kết quả kinh doanh, sự bền vững của doanh nghiệp.

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Việc hiểu rõ chân dung khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các chiến lược kinh doanh, tiếp thị của tất cả doanh nghiệp trên thị trường.

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

zalo