Vốn kinh doanh là gì? Đặc điểm, phân loại và vai trò

Để có thể triển khai bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, doanh nghiệp dù có quy mô lớn hay nhỏ cũng đều cần phải sở hữu vốn. Vốn kinh doanh chính là điều kiện tiên quyết có tác động rất lớn đến quá trình sản xuất, đồng thời là “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp đạt được những thành tựu lớn trong việc bán hàng. Vậy vốn kinh doanh là gì? Tìm hiểu nội dung dưới đây để có được góc nhìn tổng quan nhất về các đặc điểm, phân loại và vai trò của nguồn vốn kinh doanh đối với các doanh nghiệp hiện nay.


Vốn kinh doanh là gì? Đặc điểm, phân loại và vai trò
 

Vốn kinh doanh là gì?

Vốn kinh doanh chính là một yếu tố cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất, vận hành của mọi hoạt động kinh doanh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào, muốn hoạt động hiệu quả thì trước tiên phải chuẩn bị được cho mình một số vốn nhất định.

Số vốn này chính là tài sản, nguồn tiền được sử dụng trong các hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm: sản xuất, đầu tư, tiếp thị,.... Trong đó, một phần của nguồn vốn kinh doanh sẽ được trích ra để chi trả cho những khoản chi phí cố định như: đầu tư nguyên vật liệu, nhân công, thiết bị để phục vụ cho hoạt động sản xuất. Số vốn này sẽ được hình thành trong quá trình thành lập và được biến đổi theo suốt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


Vốn kinh doanh là gì?
 

Những đặc điểm của nguồn vốn kinh doanh

Để sử dụng vốn kinh doanh một cách phù hợp, các nhà quản lý, đầu tư hay chủ doanh nghiệp cần phải có sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về những đặc điểm của nguồn vốn, cụ thể:

- Thứ nhất: vốn kinh doanh được thể hiện bằng giá trị thật của tài sản mà doanh nghiệp sử dụng để sản xuất ra một lượng giá trị thật của sản phẩm. Hiểu theo nghĩa đơn giản hơn thì vốn kinh doanh bình quân được biểu hiện thông qua những tài sản hữu hình như: nhà xưởng, máy móc, cơ sở vật chất, nguyên vật liệu,... của doanh nghiệp.

- Thứ hai: vốn kinh doanh chỉ có thể phát huy tác dụng khi được tích tụ tới một lượng nhất định. Điều này có nghĩa là để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, doanh nghiệp cũng cần phải sở hữu một lượng vốn nhất định.

- Thứ ba: nguồn vốn kinh doanh phải luôn được vận động để có thể sinh lời. Vốn được sản sinh từ tiền nhưng tiền cần phải luôn vận động để có thể sinh lời, qua đó mới trở thành vốn.

- Thứ tư: vốn kinh doanh phải có giá trị về mặt thời gian. Bởi trong nền kinh tế thị trường lên xuống thất thường như hiện nay, giá trị của mỗi một đồng tiền tại các thời điểm khác nhau sẽ có giá trị khác nhau. Vì thế, khi so sánh giá trị của đồng vốn kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải cân nhắc đưa về cùng một thời điểm để đánh giá một cách cụ thể.

- Thứ năm: vốn kinh doanh cần phải gắn liền với chủ sở hữu và nên được quản lý chặt chẽ. Tùy thuộc vào từng loại hình mà chúng ta sẽ quyết định người làm chủ vốn kinh doanh có đồng thời là người sử dụng vốn hay không. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào thì vốn kinh doanh cũng sẽ gắn liền với một chủ sở hữu nhất định và việc xử lý chúng như thế nào sẽ còn tùy thuộc vào họ cũng như lợi ích của doanh nghiệp.


Vốn kinh doanh
 

Phân biệt vốn kinh doanh, vốn điều lệ và vốn pháp định

Vốn kinh doanh, vốn điều lệ và vốn pháp định là ba khái niệm thường gặp trong kinh doanh và rất dễ gây nhầm lẫn cho các doanh nghiệp. Vậy nên chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt ba loại vốn này để mọi người có thể tham khảo và sử dụng đúng trong quá trình kinh doanh của mình, bao gồm:

- Vốn kinh doanh: hay còn được biết đến với tên gọi khác là vốn chủ sở hữu, nó phản ánh tài sản thực tế của các bên góp vốn và được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán. Trên thực tế, bản chất của nguồn vốn kinh doanh chính là số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã góp vào.

- Vốn pháp định: dựa theo Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định “Vốn pháp định chính là mức vốn tối thiểu mà chủ sở hữu phải có để thành lập một doanh nghiệp”. Vốn pháp định do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định và sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.

- Vốn điều lệ: đây là số vốn do các thành viên, cổ đông góp vào hoặc cam kết hoàn tất trong một khoảng thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty để công bố sau đó. Vốn phải được xác nhận thông qua văn bản của các tổ chức tín dụng, ngân hàng nếu như góp bằng tiền mặt. Còn trong trường hợp góp bằng giá trị quyền sử dụng đất, sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật hay công nghệ,... thì các thành viên cần lập biên bản thỏa thuận hoặc thuê các cơ quan có chức năng để định giá độc lập.

Vốn kinh doanh bình quân

Phân loại vốn kinh doanh

Tùy theo từng mục đích, căn cứ kinh doanh mà nguồn vốn sẽ được các doanh nghiệp chia thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây chính là những cách phân loại phổ biến được áp dụng nhiều nhất hiện nay:

1. Phân loại theo nguồn hình thành vốn kinh doanh

Nếu căn cứ theo nguồn hình thành thì vốn kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được chia thành những loại sau:

- Vốn chủ sở hữu: đây là phần vốn do chính chủ sở hữu của doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình mà họ thành lập công ty,

- Vốn góp: là khoản góp vốn ban đầu do những người cùng sáng lập để cùng tạo nên để thành lập doanh nghiệp.

- Vốn có từ những khoản vay: số vốn mà doanh nghiệp vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

- Vốn hình thành từ lợi nhuận không chia: trong quá trình doanh nghiệp vận hành, kinh doanh thì số vốn ban đầu sẽ nhanh chóng tạo ra lợi nhuận. Nếu như doanh nghiệp không chia phần lợi nhuận mà mang đi tái đầu tư thì đây là một phần vốn kinh doanh.

- Vốn được hình thành từ việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu: các doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu để phục vụ cho mục đích huy động vốn thì số tiền thu về cũng được gọi là vốn kinh doanh.

2. Phân loại theo đặc điểm chu chuyển của nguồn vốn

Nếu vốn được phân loại dựa trên đặc điểm chu chuyển thì chúng sẽ được chia thành các phần như dưới đây:

- Vốn cố định: số vốn được hình thành với mục đích mua các loại tài sản cố định cho công ty. Những phần tài sản này sẽ được dùng trong các công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu như nguồn vốn cố định càng lớn thì quy mô của các loại tài sản cố định sẽ càng được mở rộng.

- Vốn lưu động: phần vốn này sẽ được sử dụng để vận hành những tài sản lưu động của doanh nghiệp, từ đó đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra như bình thường. Thông thường, những loại tài sản ngắn hạn và sử dụng tiền mặt thì được xem là nguồn vốn kinh doanh lưu động. Không chỉ vậy, các khoản tiền phải thu và hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng cần được tính toán như một loại vốn lưu động.


Gọi vốn kinh doanh
 

3. Căn cứ vào quan hệ sở hữu

Dựa trên mối quan hệ sở hữu, vốn kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được phân thành những loại sau:

- Vốn sở hữu: đây là số vốn được hình thành từ một hoặc nhiều người chủ sở hữu của doanh nghiệp. Thông thường, vốn kinh doanh bình quân dựa trên quan hệ sở hữu sẽ được hình thành vào khoảng thời gian doanh nghiệp bắt đầu thành lập, sau đó bổ sung thêm trong suốt quá trình phát triển của công ty.

- Vốn từ nguồn nợ: số vốn này được tạo nên từ những nguồn khác nhau. Những tổ chức tài chính tín dụng, nhà đầu tư trong và ngoài nước, các khoản tín dụng chưa thanh toán hay tài sản chờ xử lý chưa thanh toán đều được tính như nguồn vốn từ nguồn nợ.

4. Theo thời gian huy động và sử dụng vốn

Thời gian huy động và sử dụng vốn chính là một trong những yếu tố được dùng để phân loại vốn kinh doanh. Vậy nên, nếu bạn dựa trên tiêu chí này thì vốn kinh doanh sẽ được phân thành các nhóm sau:

- Vốn thường xuyên: là loại vốn dùng dài hạn vào ít nhất một năm trong hoạt động của doanh nghiệp.

- Nguồn vốn tạm thời: đây là nguồn vốn được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn hạn để phục vụ cho các hoạt động mang tính chất tạm thời hoặc vô tình bị phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.


Nguồn hình thành vốn kinh doanh
 

Vai trò của nguồn vốn kinh doanh

Không thể phủ nhận rằng, nguồn vốn kinh doanh đóng một vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp. Dù thuộc bất kỳ thành phần kinh tế nào hay các doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ thì vốn kinh doanh vẫn luôn là một điều kiện tiên quyết. Cụ thể, nguồn vốn này sẽ có một số vai trò nổi bật như dưới đây:

- Vốn kinh doanh đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và hoạt động của một doanh nghiệp. Dựa trên nguồn vốn này mà chủ sở hữu có thể xác định quy mô của doanh nghiệp mình là vừa hay nhỏ.

- Nguồn vốn kinh doanh có nhiệm vụ duy trì và đặt nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Vậy nên, doanh nghiệp cần phải biết cách quản lý nguồn vốn sao cho hiệu quả để đạt được mục tiêu tốt nhất.

- Một doanh nghiệp nếu muốn vận hành và phát triển bền vững thì cần phải sở hữu cho mình nguồn vốn kinh doanh. Ví dụ, để vận hành công việc thì cần phải có nguyên liệu, nhân công hay máy móc. Nhưng để làm được những điều này thì bạn phải dùng tiền từ vốn kinh doanh của mình. Nếu không có đủ vốn thì chắc chắn, các hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ không thể nào được triển khai và duy trì.

- Một đặc điểm trong kinh doanh mà bạn cần phải nhớ đó chính là sự biến đổi của cơ sở vật chất. Chỉ khi doanh nghiệp xác định được nguồn vốn cụ thể thì nhà lãnh đạo mới có thể đưa ra được các chiến lược kinh doanh sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất. Từ yếu tố nguồn vốn, các nhà lãnh đạo sẽ đưa ra một số quyết định về việc cải tiến máy móc, thiết bị hay mở rộng việc sản xuất kinh doanh nhằm cạnh tranh lại với các đơn vị khác.


Vai trò của vốn kinh doanh
 

Mức vốn tối thiểu bắt buộc đối với một số ngành nghề kinh doanh

Hiện nay, theo như quy định của Pháp luật thì có nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp phải sở hữu nguồn vốn đầu tư tối thiểu (bao gồm vốn góp và vốn vay) khi thực hiện các hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam, cụ thể: 
 

STT

Lĩnh vực

Ngành nghề

Mức vốn tối thiểu

Căn cứ pháp lý

1

Lĩnh vực Ngân hàng

Ngân hàng thương mại nhà nước

3000 tỷ VNĐ

Nghị định 10/2011/NĐ-CP

Ngân hàng liên doanh

3000 tỷ VNĐ

Ngân hàng 100% có vốn đầu tư nước ngoài

3000 tỷ VNĐ

Ngân hàng hợp tác

3000 tỷ VNĐ

Ngân hàng đầu tư

Ngân hàng đầu tư

Ngân hàng chính sách

5000 tỷ VNĐ

Chính sách ngân hàng nước ngoài

15 triệu USD

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Công ty tài chính: 500 tỷ VNĐ

Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ VNĐ

2

Lĩnh vực Tài chính

Kinh doanh bất động sản

20 tỷ VNĐ

Điều 3 nghị định 76/2015/NĐ-CP

Môi giới chứng khoán

25 tỷ VNĐ

 

Kinh doanh dịch vụ kiểm toán

6 tỷ VNĐ

Khoản 1 điều 5 nghị định 84/2016/NĐ-CP

Bảo lãnh phát hành chứng khoán

165 tỷ VNĐ

 

Tự doanh chứng khoán

100 tỷ VNĐ

 

Tư vấn đầu tư chứng khoán

10 tỷ VNĐ

 

Kinh doanh chứng khoán áp dụng với công ty quản lý quỹ

25 tỷ VNĐ

Khoản 2 Điều 11 Nghị định 86/2016/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP

Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm liên kết đơn vị,) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ VNĐ

Điểm a Khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị hay bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ VNĐ

Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1000 tỷ VNĐ

Điểm c Khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe

300 tỷ VNĐ

Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

Kinh doanh hoạt động mua bán nợ

100 tỷ VNĐ

Khoản 2 Điều 7 Nghị định 69/2016/NĐ-CP

Kinh doanh dịch vụ tư vấn mua bán nợ, môi giới mua bán nợ

5 tỷ VNĐ

Khoản 2 Điều 6 Nghị định 69/2016/NĐ-CP

Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ

500 tỷ VNĐ

Khoản 2 Điều 8 Nghị định 69/2016/NĐ-CP

3

Lĩnh vực Lao động và Xã hội

Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động

2 tỷ VNĐ

Điều 6 Nghị định 55/2013/NĐ-CP

Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động trong nước đi xuất khẩu lao động

5 tỷ VNĐ

Điều 3 Nghị định 126/2007/NĐ-CP

Kinh doanh dịch vụ việc làm

Ký quỹ 300 triệu VNĐ

Điều 7,10 Nghị định 52/2014/NĐ-CP

4

Lĩnh vực Giao thông vận tải hàng không

Kinh doanh cảng hàng không,sân bay

Nội địa: 100 tỷ VNĐ

Khoản 2 điều 14 nghị định 92/2016/NĐ-CP

Quốc tế: 200 tỷ VNĐ

Kinh doanh hàng không chung

100 tỷ VNĐ

Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP

Kinh doanh dịch vụ hàng không gồm dịch vụ khai thác nhà ga hành khách, dịch vụ cung cấp xăng dầu, kho hàng hóa

30 tỷ VNĐ

Khoản 1 Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP

Kinh doanh vận tải biển quốc tế

5 tỷ VNĐ

Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP

5

Lĩnh vực Giáo dục

Thành lập trường trung cấp sư phạm tư thục

Tối thiểu 50 tỷ VNĐ (không bao gồm giá trị đất nền)

Điều 78 Nghị định 46/2017/NĐ-CP

Thành lập trường đại học tư thục

Tối thiểu 1000 tỷ VNĐ (không bao gồm giá trị đất nền để xây dựng trường)

Điều 87 Nghị định 46/2017/NĐ-CP

Thành lập Phân hiệu trường đại học tư thục

Tối thiểu 250 tỷ VNĐ (không bao gồm giá trị đất xây dựng phân hiệu)

Điều 91 Nghị định 46/2017/NĐ-CP

Thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư từ nước ngoài

Tối thiểu 250 tỷ VNĐ (không bao gồm các khoản chi phí sử dụng đất)

Điều 35 Nghị định 86/2018/NĐ-CP

6

Lĩnh vực Công thương

Kinh doanh tạm nhập hoặc tái xuất hàng hóa thuộc danh mục sản phẩm đã qua sử dụng

Ký quỹ 7 tỷ đồng

Điều 25 Nghị định 69/2018/NĐ-CP

Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp

10 tỷ VNĐ

Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất các loại hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

Ký quỹ 7 tỷ đồng

Điều 24 Nghị định 69/2018/NĐ-CP

Kinh doanh tạm nhập hoặc tái xuất các loại hàng thực phẩm đông lạnh

Ký quỹ 10 tỷ đồng

Điều 23 Nghị định 69/2018/NĐ-CP

 

Các hình thức huy động vốn của chủ thể kinh doanh

Để có được vốn kinh doanh, doanh nghiệp hoàn toàn có thể chọn dùng tiền của chính chủ sở hữu. Thế nhưng, một cách khác mà bạn có thể áp dụng đó chính là gọi vốn kinh doanh từ những nguồn khác. Việc gọi vốn kinh doanh bình quân sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp có thêm nhiều chi phí hơn để đầu tư vào hoạt động kinh doanh. 

Các hình thức huy động vốn của chủ thể kinh doanh thường được nhiều người áp dụng có thể kể đến là: góp vốn ban đầu, lợi nhuận không chia, số vốn có từ hoạt động phát hành cổ phiếu,.... Một số chủ thể khác có thể huy động vốn nợ từ tổ chức tín dụng, ngân hàng hay phát hành trái phiếu.

Tất nhiên, mỗi một loại hình chủ thể khác nhau sẽ có các hình thức huy động vốn khác biệt, chẳng hạn:

- Doanh nghiệp nhà nước sẽ gọi vốn kinh doanh đầu tư trực tiếp từ chính nhà nước, hoặc công ty mẹ đầu tư tiền vào công ty con.

- Công ty cổ phần sẽ gọi vốn kinh doanh bình quân từ việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu,....

- Công ty hợp doanh, TNHH sẽ gọi vốn từ những người cam kết sẽ góp vốn vào công ty.

Một số lưu ý quan trọng khi đăng ký vốn kinh doanh

Một trong những vấn đề được rất nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm nhất hiện nay khi bắt đầu thành lập đó chính là vốn kinh doanh. Chính vì vậy, khi tiến hành đăng ký kinh doanh thì bạn cần phải lưu ý đến những vấn đề sau đây:

Điều thứ nhất, về thời hạn góp vốn và quy định xử lý đối với việc không góp vốn theo đúng thời hạn

- Sau 90 ngày kể từ khi nhận được giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, bạn cần phải hoàn thành số vốn đã cam kết góp vốn kinh doanh ban đầu. Đối với vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân thì luật không có những quy định rõ ràng về thời hạn mà chủ sở hữu phải góp đủ vốn đầu tư đã đăng ký từ đầu.

- Trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động, chủ sở hữu, thành viên của các loại hình doanh nghiệp hoàn toàn có thể thay đổi vốn điều lệ và tiến hành thực hiện khai báo với các cơ quan đăng ký kinh doanh.

Điều thứ hai, theo như quy định tại điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 về tài sản góp vốn, bao gồm:

- Có thể sử dụng đồng tiền (VNĐ) Việt Nam.

- Chuyển đổi ngoại tệ tự do.

- Có thể sử dụng vàng.

- Giấy quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ hay quyền sử dụng đất,....


Nguồn vốn kinh doanh
 

Trên đây là những thông tin tổng quan về vốn kinh doanh mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến bạn. Có thể thấy, vốn kinh doanh chính là một yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ có nguồn vốn này mà các công ty có thể dễ dàng vận hành và kinh doanh một cách thuận lợi, từ đó đạt được những kết quả cao nhất trong quá trình hoạt động.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Cách tận dụng website để kinh doanh hiệu quả

icon thiết kế website Địa điểm kinh doanh là gì? Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh

icon thiết kế website Học cách kinh doanh hiệu quả qua 9 bước đơn giản, khôn ngoan

Bài viết mới nhất

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp sử dụng để nhấn mạnh vào các giá trị, điểm mạnh của sản phẩm / dịch vụ do mình cung cấp.

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là một yếu tố quan trọng không thể thiếu và góp phần tạo nên sự thành công cho bất kỳ một sự kiện hay chương trình nào.

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được ví cá tính của một công ty, tổ chức và có tác động đến kết quả kinh doanh, sự bền vững của doanh nghiệp.

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Việc hiểu rõ chân dung khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các chiến lược kinh doanh, tiếp thị của tất cả doanh nghiệp trên thị trường.

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

zalo