Founder là gì? Cách để trở thành một founder thực thụ

Nếu bạn đang nuôi dưỡng cho mình giấc mơ khởi nghiệp của một dự án nào đó thì có lẽ, khái niệm founder là gì đã không còn quá xa lạ. Mang ý nghĩa là người đặt viên gạch đầu tiên cho sự hình thành và phát triển của một tổ chức, founder được xem là yếu tố “nòng cốt” trong mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, mặc dù là một cái tên phổ biến nhưng nhiều người vẫn còn cảm thấy khá mơ hồ về thuật ngữ này, cũng như gặp khó khăn trong việc trở thành một founder thực thụ. Đây chính là lý do vì sao mà trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về founder và cách mà họ làm việc để xây dựng một “đế chế” kinh doanh cho riêng mình.


Founder là gì? Cách để trở thành một founder thực thụ
 

Founder là gì?

Founder có nghĩa là người sáng lập, tức là người đầu tiên đưa ra một ý tưởng hay đặt nền móng cho dự án. Hiểu theo một nghĩa khác thì founder chính là người biến dự án từ khi chúng vẫn còn đang “thai nghén” trở thành hiện thực. Còn việc có thể duy trì được dự án khởi nghiệp hay không thì đó là một vấn đề lớn sau này chưa bàn tới. Nhìn chung, founder sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc thiết lập tầm nhìn và sứ mệnh của công ty trong giai đoạn khởi nghiệp (startup).

Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về định nghĩa founder là gì thì hãy cùng nhìn vào bức tranh toàn cảnh của thế giới. Trong những năm gần đây, không khó để chúng ta bắt gặp nhiều founder thành công và tự mình xây dựng một đế chế hùng mạnh, một trong số đó chính là ông Michael Dell.

Trước khi trở thành một founder lừng danh như hiện tại, Michael Dell đã từng chấp nhận nghỉ ngang đại học để dành trọn tâm huyết của mình cho việc sáng lập ra công ty Dell Computers. Lúc đó, ngành công nghiệp máy tính cá nhân mới chỉ nhen nhóm hình thành và chưa thật sự tạo được bất cứ “gợn sóng” nào trên thị trường. Khi ấy, bản thân Michael Dell đã tự mình dày công nghiên cứu lắp ráp thiết bị và trực tiếp bán máy tính cho khách hàng.

Chỉ trong năm đầu tiên khi mới bắt đầu hoạt động, Dell Computers đã thành công bán được hơn 6 triệu USD. Hiệu quả ngay từ năm đầu mới thành lập đã giúp Michael Dell nhanh chóng được bầu chọn thành CEO trẻ nhất trong danh sách Top Fortune vào năm 1992. Có thể nói, trong suốt những năm tháng của sự nghiệp, Michael Dell đã vô cùng xuất sắc khi chèo lái doanh nghiệp từ một cái tên vô danh trở thành một trong những công ty sản xuất máy tính xách tay lớn nhất toàn cầu.


Founder là gì?
 

Những công việc và trách nhiệm của founder

Founder là người sẽ tham gia nhiều nhất vào giai đoạn đầu của một doanh nghiệp và khi đảm đương vai trò này, họ buộc phải thực hiện những công việc cùng với các trách nhiệm sau:

- Về công việc: Người sáng lập sẽ chịu trách nhiệm cho việc lên ý tưởng, hoạch định các chiến lược và tiến hành thành lập, kiến tạo tầm nhìn của tổ chức. Bên cạnh đó, founder còn được biết đến là những người lãnh đạo có quyền lực nhất trong công ty. Nhiệm vụ của họ là kêu gọi vốn cho doanh nghiệp cũng như đưa ra các quyết định mang tính quan trọng trong các dự án của tổ chức.

- Về trách nhiệm: Founder sẽ là người chịu trách nhiệm chính thức cho toàn bộ mọi quyết định của doanh nghiệp. Thông qua những chiến lược đã được đề ra, người sáng lập cũng sẽ đảm nhận việc mang doanh thu về cho công ty của mình, đồng thời đứng ra giải quyết và xử lý ổn thỏa cho mọi rủi ro, thách thức mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Phân biệt founder với co-founder và CEO

Bên cạnh founder thì co-founder và CEO cũng là hai thuật ngữ được nhắc đến nhiều nhất khi đề cập đến sự hình thành và phát triển của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này mà rất nhiều người thường rơi vào trường hợp bị “đánh tráo khái niệm” khi phân biệt giữa chúng. Vậy trên thực tế, giữa founder với co-founder và CEO có sự khác biệt nào hay không?

1. Phân biệt founder và co-founder

Như đã trình bày ở trên, founder là người sáng lập cho một nền tảng hay doanh nghiệp nào đó, vậy thì co-founder là gì? Cụ thể, co-founder là những người thường bị thu hút bởi các ý tưởng khởi nghiệp hấp dẫn và là cánh tay phải đắc lực cho founder trong việc thực hiện hóa giấc mộng, vận hành doanh nghiệp. Nói tóm lại, nếu như founder là người sáng lập thì với co-founder, họ chính là người đồng sáng lập và sẽ sánh vai cùng với các founder trong quá trình phát triển một dự án.

Ngoài sự khác biệt về khái niệm, chúng ta cũng có thể phân biệt founder và co-founder thông qua chính vai trò của họ trong môi trường doanh nghiệp, cụ thể:

- Founder: founder sẽ là người chịu trách nhiệm lớn hơn trong quá trình xây dựng cũng như vận hành doanh nghiệp. Họ cũng là người quyết định nên thực hiện hóa ý tưởng nào và cần làm gì để có thể đạt được điều đó. Chưa dừng lại ở đó, người sáng lập cũng sẽ có nhiệm vụ lựa chọn những sản phẩm chủ chốt để doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh vào việc sản xuất hay thực hiện các chiến lược marketing. Đặc biệt, họ cũng là những người đứng ra kêu gọi đầu tư cho doanh nghiệp thông qua các đối tác, tổ chức hay các chương trình tài trợ.

- Co-founder: không giống với trách nhiệm của người sáng lập, co-founder sẽ giữ vai trò tham mưu và đưa ra sáng kiến. Cụ thể, các co-founder sẽ dùng chính kiến thức chuyên môn, năng lực cá nhân và kinh nghiệm của mình để đưa ra những ý kiến, chiến lược có lợi cho doanh nghiệp.

Tất nhiên trên thực tế, co-founder sẽ không có quyền quyết định cao như founder nhưng chắc chắn, tầm quan trọng của hai vị trí này trong doanh nghiệp là tương đương nhau. Bởi lẽ, mặc dù là người sáng lập nhưng founder vẫn sẽ tồn tại những khuyết điểm đáng kể và lúc này, co-founder sẽ có nhiệm vụ lấp đầy khoảng trống đó để giúp việc lập kế hoạch kinh doanh được trơn tru hơn.


Co-founder là gì?
 

2. Founder khác gì CEO?

CEO là chức danh cao cấp khi giữ vai trò là giám đốc điều hành của một công ty, doanh nghiệp. Mặc dù xét về mặt ngữ nghĩa, chúng ta đều thấy rằng cả hai khái niệm founder và CEO đều mang tính riêng biệt nhưng khá nhiều ý kiến lại cho rằng, founder chính là CEO hay CEO với founder thực chất chỉ là một.

Với vị trí là một founder, họ có thể rất giỏi khi lên ý tưởng, tầm nhìn nhưng chưa chắc họ đã giỏi trong việc triển khai, thực hiện. Ngoài ra, người sáng lập cũng có thể là một thiên tài trong việc xác định những gì mà doanh nghiệp cần làm, nhưng để quản lý, điều hành được một doanh nghiệp thành công thì không phải founder nào cũng giỏi.

Đôi khi, chính bản thân founder cũng nhận ra rằng họ không phải là người giỏi nhất để có thể điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Do đó, theo lẽ thường thì họ sẽ cần một người khác để hỗ trợ công việc này và không ngừng nỗ lực vì doanh nghiệp - đó chính là CEO. Trong quá trình làm việc, về cơ bản thì giữa CEO và founder sẽ có những điểm khác biệt như sau:

- Về cách quản lý: rất khó để một founder có thể quản lý và điều hành doanh nghiệp một cách trôi chảy do không có kinh nghiệm trước đó. Nhưng với CEO, họ đã được đào tạo một cách bài bản về cách lãnh đạo một doanh nghiệp và biết nên làm thế nào để thực hiện ý tưởng kinh doanh hiệu quả nhất có thể.

- Về trách nhiệm: founder là người thành lập công ty nên họ sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn cho sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vì thế, nếu công ty làm ăn kém hiệu quả thì founder có thể bị thua lỗ, thậm chí dẫn đến phá sản. Trong khi đó, CEO chỉ là người được thuê về để điều hành, lãnh đạo doanh nghiệp. Vậy nên, họ sẽ không có mối quan hệ thân thiết hay bị ràng buộc trách nhiệm với công ty như cách mà founder đang phải chịu.

- Về thẩm quyền: những người sáng lập có thể giới hạn quyền đưa ra quyết định của CEO trong công ty. Thậm chí đôi khi, họ còn không trao toàn quyền điều hành doanh nghiệp cho CEO. Điều này có thể khiến cho hoạt động kinh doanh không đạt được hiệu quả như mong đợi hay gây ra nhiều căng thẳng trong nội bộ công ty. Lúc đó, founder sẽ trở thành vật cản lớn nhất trong quá trình phát triển của một doanh nghiệp và nếu không thay đổi, họ sẽ là tác nhân đưa vận mệnh doanh nghiệp đi tới ngõ cụt.


CEO founder
 

Những tố chất cần có của một founder thành công

Việc xây dựng và quản lý, điều hành một doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu tiên vốn không hề dễ dàng. Điều này cũng giống như khi bạn bắt đầu một công việc bất kỳ, sự chuẩn bị kỹ lưỡng lúc nào cũng tạo ra những điều khác biệt. Theo đó, để trở thành người sáng lập tài năng thì founder cần có những phẩm chất dưới đây:

1. Niềm đam mê mãnh liệt

Phẩm chất đầu tiên mà các founder cần có đó chính là niềm đam mê. Đây được xem là nguồn động lực vô cùng to lớn để giúp bạn không ngừng học hỏi, mong muốn được trải nghiệm và cố gắng đạt được thành công. Bởi lẽ, trong quá trình theo đuổi giấc mộng khởi nghiệp thì sẽ có những kiến thức, kinh nghiệm mới mà bạn cần phải tiếp thu và trau dồi liên tục. Chính những yếu tố này sẽ giúp cho người sáng lập có thể dễ dàng thực hiện các ý tưởng của mình.

Steve Jobs - cựu CEO nổi tiếng của Apple cũng từng nhấn mạnh về sức mạnh của niềm đam mê trong công việc như sau: “Những người có niềm đam mê hoàn toàn có thể làm cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn”. Hoặc như Mark Zuckerberg - founder sáng lập ra Facebook cũng từng chia sẻ rằng mục đích của anh đó chính là theo đuổi đam mê, chứ không phải là tiền bạc. Tất nhiên, rất nhiều tiền sau đó đã tìm đến với Mark Zuckerberg sau khi anh đã chinh phục thành công niềm đam mê của bản thân với việc thành lập Facebook - trang mạng xã hội lớn nhất hiện nay.


Founder
 

2. Sự quyết đoán

Sự quyết đoán chính là một yếu tố giúp các founder có thể nhanh chóng đưa ra được những quyết định sáng suốt, kịp thời để công ty có thể vượt khó trong giai đoạn mới khởi nghiệp. Lấy ví dụ cho yếu tố này thì chúng ta cần phải kể đến George Soros - một nhà đầu tư và nhà từ thiện tỷ phú người Mỹ. Năm 1992, ông đã đặt 10 tỷ USD vào một vụ đầu tư tiền tệ và tiến hành bán khống đồng Bảng Anh, sau đó đổi sang đồng Mác Đức. Rất nhiều người khi chứng kiến được hành động của George Soros đã cho rằng ông quá liều lĩnh. Tuy nhiên, thực chất thì ông đã đúng khi đồng Bảng Anh bất ngờ bị sụt giá thê thảm và chính sự quyết đoán đó đã mang lại cho George Soros hàng tỷ USD chỉ trong vòng một tuần.

3. Sự tự tin

Sự tự tin và làm chủ được cảm xúc chính là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công cho những người sáng lập. Bởi thương trường như chiến trường, bên trong đó luôn ẩn chứa sự cạnh tranh đầy khốc liệt và “lính mới” bao giờ cũng là những kẻ chịu thiệt. Vì vậy, để có thể vững tay đưa công ty vượt qua được giai đoạn khởi nghiệp thì founder cần phải thật sự tự tin khi đối mặt với mọi gian nan, thử thách.

4. Sự sáng tạo

Các founder thường sử dụng tư duy, khối óc sáng tạo của mình để hình dung ra một sản phẩm mới, hoặc cung cấp các giải pháp hữu ích để cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng. Chính suy nghĩ khác biệt sẽ là tiền đề dẫn bạn đến những ý tưởng có thể làm thay đổi cả một lĩnh vực lẫn thị trường trong một khoảng thời gian dài, thậm chí là bất biến. Để có thể khơi dậy sự sáng tạo, những người sáng lập thường rèn luyện bằng cách đọc và nghiên cứu nhiều chủ đề, nội dung đa lĩnh vực, đồng thời theo đuổi các sở thích có thể làm thúc đẩy tư duy sáng tạo của bản thân.

5. Sự linh hoạt

Việc cân bằng giữa sự kiên định và linh hoạt sẽ giúp cho các founder có thể nhìn nhận được thực tại của doanh nghiệp, từ đó chấp nhận việc thay đổi kế hoạch nếu chúng thật sự cần thiết. Nhất là trong bối cảnh mà thị trường không ngừng thay đổi, sự linh hoạt sẽ giúp cho người sáng lập có thể đưa doanh nghiệp của mình đi đúng hướng, đồng thời thích nghi nhanh chóng với mọi xu hướng, động thái của môi trường.

Không đâu xa lạ, sự sụp đổ của đế chế Nokia 2000 chính là minh chứng rõ rệt cho việc thiếu sự linh hoạt trong cuộc đua thần tốc của lĩnh vực công nghệ. Theo đó, trong khi các ứng dụng điện thoại, trang mạng xã hội đã và đang dần xâm chiếm toàn bộ thị trường smartphone thì Nokia vẫn chỉ trung thành với mô hình cũ. Chính vì thiếu sự linh hoạt trong việc cập nhật các công nghệ mới và định hướng phát triển đã khiến cho Nokia dần bị thất bại mặc dù trước đó, thương hiệu này đã từng có khoảng thời gian “hoàng kim” đúng nghĩa.


Người sáng lập
 

6. Khả năng quan sát

Sự thật đã cho thấy, founder thường là những người có khả năng quan sát rất tốt. Họ luôn nhìn ra được mọi vấn đề đang diễn ra trong bức tranh toàn cảnh của xã hội một cách nhanh chóng, kịp thời. Từ đây, người sáng lập có thể hiểu được đâu là những nhu cầu mà con người đang bị thiếu và tiến hành bổ khuyết cho nó. Đây cũng là lý do vì sao mà các founder thường sẽ dễ dàng nảy sinh các ý tưởng cho sản phẩm mới, đồng thời nhanh chóng hoạch định những chiến lược đúng đắn để có thể đáp ứng được mong muốn của thị trường, qua đó giúp cải thiện doanh thu cho doanh nghiệp.

7. Cầu toàn

Cầu toàn là một loại tính cách của những người theo chủ nghĩa hoàn hảo, và chắc chắn dù ít hay nhiều thì những người sáng lập cũng đều có cùng loại đặc điểm tâm lý này. Bởi lẽ, việc dễ dàng chấp nhận với thực tại không phải là tính cách vốn có của những founder thành công hiện nay. Vì đối với họ, việc luôn hướng đến những ý tưởng mới, cách làm hoàn hảo mới là phương thức để hoàn thiện sản phẩm.

Quay trở lại ví dụ, chúng ta có Steve Jobs chính là hình mẫu của người cầu toàn. Trong kinh doanh, cựu CEO của Apple vốn nổi tiếng là một người tôn sùng sự hoàn hảo đến mức gần như tuyệt đối. Bởi theo ông, sự hoàn hảo chính là con đường dẫn lối đến sự thành công và đó chính là lý do mà Apple có thể tạo ra những sản phẩm làm rung chuyển cả thế giới công nghệ.

8. Khả năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ

Khả năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ chính là nguồn tài sản quý giá mà các founder cần sở hữu. Điểm chung của các nhà sáng lập đó chính là thường rất thích giao lưu, học hỏi dù ở bất kỳ đâu. Bởi đôi khi trong những buổi trò chuyện, việc gặp gỡ giữa những người có cùng chí hướng sẽ giúp bạn nảy sinh ra các ý tưởng mới, sáng tạo.

Chưa kể có một sự thật rằng, những người có cùng tần số và suy nghĩ sẽ dễ dàng thu hút được nhau, qua đó giúp bạn nhanh chóng tìm được các nhà hỗ trợ đắc lực về sau cho mình. Đặc biệt, nếu sợi dây liên kết các mối quan hệ này càng trở nên bền chặt thì chắc chắn, doanh nghiệp của bạn sẽ ngày càng tiến xa hơn.

9. Khả năng tổ chức

Những người sáng lập thường sử dụng các kỹ năng tổ chức của mình để có thể quản lý tất cả những khía cạnh của công ty khi mới bắt đầu thành lập, bao gồm có: tạo tầm nhìn cho doanh nghiệp, thiết lập cấu trúc tài chính, xây dựng thương hiệu (branding marketing), mời các chuyên gia khác giúp điều hành công việc,.... Tuy nhiên, thực tế thì không phải người sáng lập nào cũng có được phẩm chất này bởi vốn dĩ, nhiệm vụ của họ chính là tạo ra một dự án mới, còn quá trình thực hiện sẽ có những co-founder, CEO cùng đồng hành.


Người sáng lập là gì?
 

Bí quyết giúp bạn trở thành một founder thực thụ

Để có thể trở thành một founder giỏi không phải là việc dễ dàng. Bởi lúc này, bạn chính là đầu tàu của một tổ chức, doanh nghiệp và có nhiệm vụ chỉ huy, chèo lái để đi đến bến bờ thành công. Vậy phải làm gì để có thể trở thành một founder giỏi? Câu trả lời nằm ở việc bạn cần phải học hỏi những kinh nghiệm, bí quyết dưới đây:

1. Làm việc tại công ty startup

Hãy thử hình dung rằng, các công ty startup khi mới khởi nghiệp thì mọi thứ gần như đều bắt đầu từ con số 0. Vì vậy mà cách thức hoạt động của các công ty này sẽ rất khác so với những doanh nghiệp lớn. Do đó, làm việc tại những công ty startup sẽ giúp bạn có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm xử lý khó khăn, vượt qua thăng trầm khi doanh nghiệp mới vừa được hoạt động. Đồng thời, đây cũng là thời khắc để bạn có thể trải nghiệm những cơ hội, thách thức và cách làm việc của các founder khi họ bắt đầu khởi nghiệp, từ đó áp dụng cho bản thân mình.

2. Học hỏi từ những cố vấn tài giỏi

Khi làm việc trong môi trường khởi nghiệp, bạn sẽ có nhiều cơ hội được gặp gỡ và giao lưu với những cố vấn tài giỏi để học hỏi kinh nghiệm. Những cố vấn này có thể là các giáo sư khởi nghiệp tại trường đại học, bạn bè hay người thân làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mà bạn đang tiếp cận.

Ngoài ra, nếu đang làm việc trong công ty startup, đừng ngại cho người sáng lập biết rằng bạn đang ấp ủ thành lập một công ty cho riêng mình vào một ngày nào đó. Phần lớn trong các trường hợp, những founder thường sẽ rất vui vẻ và sẵn lòng chia sẻ cho bạn những khía cạnh của doanh nghiệp, kinh doanh mà bạn có thể không nhận thấy.


Khái niệm founder
 

3. Tham gia các lớp học doanh nhân

Điều hành một doanh nghiệp có nghĩa là bạn cần phải học cách làm nhiều thứ, bao gồm cả những yếu tố không phải là điểm mạnh hay sở thích cốt lõi của mình. Cụ thể, bạn cần phải có năng lực trong mọi công tác điều khiển mô hình kinh doanh, chẳng hạn như: khảo sát thị trường, phân tích tài chính hay quản lý tài chính cá nhân,....

Vì vậy, đừng ngần ngại mà hãy tham gia một lớp học dành cho doanh nhân. Tại đây, bạn sẽ được tiếp xúc với các kiến thức mà bản thân chưa từng nghĩ tới trên con đường trở thành người sáng lập cho một dự án nào đó. Không những vậy, lớp học cũng chính là địa điểm để bạn gặp gỡ những người có cùng chí hướng, người có kinh nghiệm hay một số đối tác tiềm năng có thể sẽ giúp ích cho quá trình phát triển, vận hành công ty sau này.

Với những lớp học này, bạn có thể theo học tại trường, trung tâm hoặc nếu không có nhiều thời gian và không tiện di chuyển, bạn hãy thử với các lớp học trực tuyến để phát triển trước một số kỹ năng của mình. Tất nhiên, những lớp học dù online hay offline đều sẽ không thể nào mang đến cho bạn trải nghiệm thực tế như cách mà bản thân tự mình đối mặt. Thế nhưng, nó sẽ có vai trò truyền tải cho bạn những kiến thức, kỹ năng và quy trình cụ thể để có thể điều hành doanh nghiệp một cách cơ bản nhất.

4. Tham gia các sự kiện khởi nghiệp

Nếu bạn đang muốn tích lũy kinh nghiệm để có thể bắt đầu hành trình trở thành một founder thì đừng bao giờ bỏ qua các sự kiện khởi nghiệp. Việc tham gia các sự kiện này sẽ giúp bạn có thể kết nối được với một mạng lưới những người cùng chung chí hướng khởi nghiệp, hay các nhà đầu tư tiềm năng. Lưu ý là khi đến các sự kiện này, bạn hãy cố gắng tập trung xây dựng một vài cuộc trò chuyện ý nghĩa với những người tham gia khác, đồng thời tập trung vào các mối quan hệ quan trọng, cần thiết thay vì cố gắng kết nối càng nhiều người càng tốt.

5. Theo dõi tin tức thường xuyên

Một nguồn tài nguyên lớn khác mà bạn không được bỏ qua khi muốn tích lũy kinh nghiệm trở thành founder đó chính là cập nhật tin tức thường xuyên, nhất là các tin trong lĩnh vực của mình. Đây chính là tấm gương phản chiếu cho bạn thấy được mọi biến động của ngành nghề mà mình đang kinh doanh, trong đó bao gồm cả những xu hướng, thành tựu, kinh nghiệm hay cả sự thất bại, vấp ngã của người đi trước. Không chỉ vậy, thông qua những nội dung được chia sẻ, bạn cũng có thể tìm được các bí quyết, mẹo hay để áp dụng cho công ty và cả cơ hội để thăng tiến.


Khái niêm Co-founder
 

Như vậy, Phương Nam Vina vừa đã cập nhật cho bạn toàn bộ những thông tin chi tiết về khái niệm founder là gì? Hi vọng với những chia sẻ trên, chúng tôi đã giúp bạn có được câu trả lời làm thế nào để trở thành một founder thực thụ. Không thể phủ nhận rằng, việc trở thành một founder sẽ cần phải trả qua rất nhiều khó khăn và thử thách. Vậy nên, đừng bao giờ để bản thân bỏ cuộc mà hãy tự tin thực hiện và biến giấc mơ của mình trở thành sự thật. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Học cách kinh doanh hiệu quả qua 9 bước đơn giản, khôn ngoan

icon thiết kế website Lợi nhuận là gì? Những điều cần biết về lợi nhuận trong kinh doanh

icon thiết kế website Chiến lược kinh doanh là gì? 7 bước xây dựng chiến lược kinh doanh

Bài viết mới nhất

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright © All Rights Reserved là một cụm từ pháp lý thường xuất hiện ở footer website hay cuối tác phẩm nhằm khẳng định quyền tác giả.

 
Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, các giải pháp kinh doanh online chính là chìa khóa để doanh nghiệp vững bước trên cuộc đua chinh phục thị trường.

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

Khi đối mặt với ý tưởng, giải pháp hoặc công nghệ mới, POC là công cụ quan trọng giúp bạn xác thực tính khả thi và hiệu quả trước khi triển khai.

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment (hoạt động tự doanh) là một cơ hội tuyệt vời để bạn trở thành người làm chủ công việc và nhanh chóng đạt được tự do tài chính.

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Hiểu rõ chi phí cơ hội không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực mà còn mở ra những cơ hội phát triển bền vững và thành công.

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Ngân sách là một công cụ quản lý tài chính không thể thiếu đối với doanh nghiệp để kiểm soát chi tiêu và đảm bảo các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

zalo