Tâm lý khách hàng là gì? Tuyệt chiêu đọc vị tâm lý khách hàng

Trong kinh doanh, để doanh nghiệp nhận được cái “gật đầu” của người tiêu dùng là không hề đơn giản. Điều này đòi hỏi nhân viên sale phải chạm được tới nỗi đau của khách hàng, từ đó “xoa dịu” họ bằng những sản phẩm / dịch vụ mà mình cung cấp. Tuy nhiên, thực tế thì khách hàng đang ngày càng trở nên khó tính, khắt khe hơn trong các trải nghiệm mua sắm. Họ không chỉ có thêm nhiều sự lựa chọn mà còn được quyền chủ động tìm kiếm các thông tin để so sánh, đánh giá giữa các thương hiệu với nhau.

Vì vậy, ngoài việc hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng là gì, doanh nghiệp còn phải nỗ lực hơn nữa để nắm bắt tâm lý khách hàng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những tuyệt chiêu đọc vị tâm lý khách hàng để biết được họ đang cần gì, muốn gì nhằm đưa ra giải pháp chinh phục hiệu quả nhất.


Tâm lý khách hàng là gì? Tuyệt chiêu đọc vị tâm lý khách hàng
 

Tâm lý khách hàng là gì?

Tâm lý khách hàng (Consumer Psychology) là khái niệm chỉ rõ những hành vi, quan điểm, suy nghĩ, niềm tin và phản ứng của người tiêu dùng khi mua hay sử dụng một sản phẩm / dịch vụ. Đây được xem là cơ sở để doanh nghiệp xác định tâm lý khi mua sắm của người tiêu dùng, từ đó xây dựng những chiến lược phù hợp để giữ chân khách hàng trung thành và đẩy mạnh doanh số hiệu quả.

Tuy nhiên, thực tế thì việc nghiên cứu và phân tích tâm lý khách hàng lại là một vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp “đau đầu”. Bởi tâm lý của mỗi người là khác nhau và điều này còn tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, tính cách, nghề nghiệp hay địa vị trong xã hội. Chưa kể, nó cũng là một phạm trù đa dạng và thay đổi liên tục do ảnh hưởng từ khách hàng cùng các yếu tố chủ quan.

Tại sao phải nắm bắt tâm lý khách hàng trong kinh doanh?

Phân tích tâm lý khách hàng có thật sự cần thiết không? Câu trả lời là CÓ. Việc nghiên cứu và nắm bắt tâm lý khách hàng không chỉ là một kỹ năng mà còn là yếu tố bắt buộc cho các doanh nghiệp nếu muốn phát triển bền vững, lâu dài. Khi và chỉ khi doanh nghiệp thật sự nắm bắt tâm lý khách hàng, họ mới nhận được những giá trị to lớn dưới đây:

- Đối với nhân viên bán hàng: việc thấu hiểu được tâm lý khách hàng chính là điểm mấu chốt giúp các seller có thể thuyết phục người mua bằng các chiến thuật đúng đắn, từ đó gia tăng cơ hội chốt sale và bán được hàng nhanh chóng.

- Đối với công việc tiếp thị: việc thấu hiểu tâm lý khách hàng khi mua sắm sẽ giúp bạn triển khai được các chiến lược marketing có định hướng chính xác hơn. Từ đây, việc thực hiện chương trình cũng trở nên phù hợp và mang về hiệu quả tối đa.

- Xây dựng lòng trung thành của khách hàng: thị trường đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt của hàng loạt đối thủ. Do đó, việc nắm bắt tâm lý khách hàng chính là “chìa khóa” giúp bạn thu hút cũng như làm hài lòng người tiêu dùng, đồng thời nâng cao vị thế cạnh tranh của mình so với những đối thủ cùng ngành.

- Khách hàng là “công cụ” truyền thông” miễn phí: việc hiểu rõ tâm lý khách hàng là gì sẽ giúp bạn nắm bắt được các thói quen, sở thích của họ, cũng như dễ dàng xây dựng mối quan hệ thân thiết, kết nối lâu dài với khách hàng. Nhờ đó, người tiêu dùng sẽ tin tưởng và thường xuyên lựa chọn doanh nghiệp. Nếu như khách hàng có được những trải nghiệm tuyệt vời khi mua nắm, họ sẽ không ngần ngại mà giới thiệu thương hiệu của bạn đến người thân, bạn bè hay đồng nghiệp của mình.


Tâm lý khách hàng
 

Các đặc điểm tâm lý khách hàng thường gặp

Mục tiêu cuối cùng của nhân viên sale đó là thuyết phục khách hàng thành công và làm cho họ cảm thấy hài lòng khi mua sắm, sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Nhưng mỗi ngày, doanh nghiệp sẽ phải tiếp đón vô số khách hàng và đặc điểm mua sắm của từng người cũng không hề giống nhau. Vậy nên, nếu doanh nghiệp hiểu rõ các đặc điểm tâm lý khách hàng thì đó sẽ là công cụ sắc bén giúp bạn thuyết phục từng đối tượng người mua hiệu quả. Dưới đây chính là các đặc điểm tâm lý khách hàng mà doanh nghiệp thường gặp trong quá trình kinh doanh:

- Khách hàng quan tâm đến bảo hành: đối với nhóm khách hàng này, cái mà họ quan tâm đó là chính sách bảo hành, chính sách hậu mãi và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Họ rất quan tâm đến việc liệu các sản phẩm, dịch vụ sau khi mua về có đảm bảo chất lượng, không bị hỏng hóc hay gặp phải bất kỳ lỗi nào trong quá trình sử dụng hay không.

- Khách hàng không biết mình phải làm gì: mặc dù đưa ra quyết định sẽ mua một sản phẩm nhưng không phải ai cũng có thể nhận ra chính xác cái mình muốn mua là gì. Đây được xem là nhóm khách hàng bị ngợp trong số vô vàn các sản phẩm khác nhau và chưa biết rõ thông tin, ưu điểm nổi bật của từng loại cũng như thương hiệu, doanh nghiệp đứng tên phía sau.

- Khách hàng muốn tìm hiểu chi tiết về sản phẩm: nhóm khách hàng này là những người đã xác định được sản phẩm mà mình cần mua nhưng lại chưa nắm rõ các thông tin cụ thể. Vì vậy, họ sẽ chú trọng vào việc được cung cấp đầy đủ các thông tin từ doanh nghiệp và sẽ rời đi nếu bạn chỉ mãi tập trung hỏi về nhu cầu, không đề cập chi tiết đến thông tin của sản phẩm.

- Khách hàng dễ mất kiên nhẫn: đây là những khách hàng nóng tính và rất dễ mất kiên nhẫn khi họ phải trả lời quá nhiều câu hỏi, đồng thời chỉ muốn kết thúc cuộc giao dịch ngay lập tức. Đặc điểm tâm lý khách hàng của những người này là họ chú trọng vào hiệu suất làm việc, không muốn bị lãng phí thời gian vào những hoạt động tư vấn, bàn hợp đồng hay giao dịch dài dòng.

- Khách hàng quan tâm tới danh tiếng: nhóm khách hàng này sẽ chú trọng vào danh tiếng và vị trí của thương hiệu đã được xây dựng trước đó. Đối với họ, những sản phẩm chất lượng sẽ được sản xuất bởi các thương hiệu có tên tuổi và nổi tiếng. Vậy nên, họ cũng sẽ chủ động tìm hiểu về danh tiếng của thương hiệu trước khi quyết định có nên mua hàng hay không.

- Khách hàng chú trọng các mối quan hệ: những người trong nhóm khách hàng nãy chú trọng vào việc thiết lập các mối quan hệ lâu dài giữa hai bên mua và bán. Họ cũng sẽ ưu tiên chọn mua hàng của người quen và thăm dò thái độ của nhân viên bán hàng, xem họ có nhiệt tình và tận tâm hay không.


Phân tích tâm lý khách hàng
 

Bí quyết đọc vị tâm lý khách hàng để bán cả thế giới

Dù hiểu rõ đây là một kỹ năng bán hàng cực kỳ quan trọng, nhưng thực tế thì không phải saler nào cũng biết cách nghiên cứu, phân tích tâm lý của khách. Đó là chưa kể đến việc, có rất nhiều khách hàng nếu chỉ đơn thuần là giao tiếp thông thường thì sẽ rất khó để nắm bắt tâm lý của họ ở thời điểm hiện tại. Nhất là với những nhân viên sale còn “non” kinh nghiệm thì đây quả thật là một bài toán hóc búa. Vậy nên, việc áp dụng các bí quyết đọc vị tâm lý khách hàng khi mua hàng đỉnh cao dưới đây sẽ giúp bạn có thể đạt được các mục tiêu tiếp thị.

1. Xác định được nhóm khách hàng mục tiêu

Khách hàng chính là những người nuôi sống doanh nghiệp và mỗi một sản phẩm, dịch vụ được cung cấp trên thị trường đều hướng đến các phân khúc người dùng khác nhau. Vì thế, nếu doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình đáp ứng được tối đa nhu cầu người dùng thì trước đó, hãy xác định chân dung nhóm khách hàng mục tiêu mà mình hướng đến.

Sau khi xác định được đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp cần tìm hiểu những đặc điểm của họ như: nhân khẩu học, tâm lý khách hàng, địa lý, hành vi, thái độ,.... Việc hiểu rõ khách hàng của mình là ai chính là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp thông qua việc lập kế hoạch kinh doanh cụ thể, xác định đúng chiến lược tiếp thị và tối ưu chi phí marketing hiệu quả.

2. Tìm hiểu đặc điểm, hành vi và sở thích của khách hàng

Sau khi đã có danh sách tệp khách hàng mục tiêu, việc bạn cần làm tiếp theo đó chính là nghiên cứu hành vi của nhóm người này. Có thể nói, việc hiểu rõ hành vi khách hàng chính là bước quan trọng để doanh nghiệp nắm bắt được tâm lý của người dùng ra sao, từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh, marketing phù hợp. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng mỗi một nhóm tuổi và nghề nghiệp sẽ có tâm lý mua hàng khác nhau. Do đó, để hiểu rõ được những đặc điểm trên thì bạn nên áp dụng theo các cách sau:

- Đặt mình vào vị trí khách hàng: hãy thử đặt mình vào vị trí của khách hàng để từ góc độ này, bạn hãy đoán xem điều mà họ đang thật sự cần là gì. Có như vậy, bạn mới nhanh chóng nhận ra những điểm mấu chốt và các yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của khách hàng.

- Nghiên cứu thị trường thông qua mạng xã hội: trong thời đại mà mạng xã hội đang phát triển một cách chóng mặt như hiện nay, bạn hoàn toàn có thể tận dụng sự tương tác khổng lồ của nền tảng này để nghiên cứu tâm lý khách hàng. Thông qua các fanpage, group được xây dựng, nhà quản lý có thể theo dõi được mức độ trải nghiệm dịch vụ của người tiêu dùng thông qua lượt tương tác, bình luận và chia sẻ. Từ đó thu về được lượng lớn các cơ sở dữ liệu về nhu cầu, sở thích của khách hàng.

- Xây dựng các chiến lược khảo sát: nếu bạn muốn có những thông tin giá trị, chính xác nhất về tâm lý khách hàng thì đừng bỏ qua các chiến lược khảo sát. Đây được xem là cách làm hiệu quả để giúp doanh nghiệp hiểu được khách hàng cần gì và muốn gì. Đồng thời, thực hiện khảo sát cũng là phương thức giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí hiệu quả.

3. Hiểu rõ các giai đoạn tâm lý khi mua sắm của khách hàng

Trước khi đi sâu vào việc phân tích tâm lý khách hàng, doanh nghiệp cần nắm được 4 giai đoạn tâm lý mà gần như người tiêu dùng nào cũng sẽ trải qua trong hành trình mua sắm, cụ thể:

- Giai đoạn 1 - Nghi ngờ, chất vấn: trước khi đưa ra một quyết định mua sắm nào đó, khách hàng thường có tâm lý chung là nghi ngờ. Chỉ sau khi đã trải qua một quá trình cân nhắc, tìm hiểu và loại bỏ được hết mọi sự nghi ngờ thì họ mới đưa ra được quyết định mua hàng. Vậy nên, dù cho sản phẩm của bạn có tốt đến đâu thì thông thường, phần lớn khách hàng sẽ suy nghĩ và đắn đo rất lâu.

- Giai đoạn 2 - Tìm hiểu, đánh giá: sau khi đã trải qua giai đoạn nghi ngờ, chất vấn thì khách hàng sẽ rơi vào tâm lý cần sự chắc chắn và yên tâm hơn. Tuy nhiên, mặc dù có xu hướng chấp nhận sản phẩm nhưng khách hàng vẫn muốn tự tìm hiểu và xác thực lại những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp có thật sự chính xác hay không. Lúc này, họ sẽ chủ động tìm kiếm các tin tức liên quan và tham khảo các đánh giá của những khách hàng trước về sản phẩm.

- Giai đoạn 3 - Thưởng thức: khi đưa ra quyết định chọn mua sản phẩm / dịch vụ, khách hàng sẽ hưởng thụ những lợi ích và sự vui vẻ mà việc mua sắm mang lại. Họ sẽ trải nghiệm và tận dụng tối đa giá trị của sản phẩm ở giai đoạn này.

- Giai đoạn 4 - Lặp lại quy trình mua hàng: trong giai đoạn này, người mua sẽ bắt đầu có ý định tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ mới. Do đó, để tận dụng cơ hội này từ các khách hàng cũ, các nhà kinh doanh và nhân viên bán hàng sẽ cung cấp thêm một số dịch vụ, chính sách ưu đãi nhằm giữ chân khách hàng, xây dựng lòng trung thành của họ đối với sản phẩm, thương hiệu của mình.


Tâm lý khách hàng là gì?
 

Một số thủ thuật tác động tới tâm lý khách hàng giúp bạn thúc đẩy doanh số

Tâm lý khách hàng sẽ quyết định rất lớn đến hành vi tiêu dùng của họ. Nếu như doanh nghiệp tạo được sự uy tín trên thương trường thì sẽ dễ dàng giữ chân khách hàng, đồng thời khẳng định vị thế cao hơn so với đối thủ. Để có thể làm được điều này, doanh nghiệp cần phải biết cách tác động đến tâm lý của người tiêu dùng thông qua một số thủ thuật bán hàng được chúng tôi chia sẻ dưới đây:

1. Cung cấp miễn phí cho khách hàng thứ có giá trị

Bất kỳ khách hàng nào cũng đều thích được giảm giá, khuyến mãi,... và đặc biệt là nhận những sản phẩm miễn phí. Nắm bắt được tâm lý khách hàng phổ biến này, các doanh nghiệp thường xuyên đính kèm những sản phẩm khuyến mãi khi người tiêu dùng mua lượng lớn các sản phẩm có tổng số tiền thanh toán cao.

Bên cạnh đó, nhiều công ty còn triển khai thêm chiến dịch tặng quà miễn phí cho khách hàng. Cách này không chỉ tạo điều kiện để khách hàng trải nghiệm sản phẩm miễn phí mà còn là cơ hội để bạn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ. Nếu trong khi dùng thử, khách hàng cảm thấy hài lòng với chất lượng sản phẩm thì họ sẽ có xu hướng tìm mua ở thời điểm tiếp theo.


Nắm bắt tâm lý khách hàng
 

2. Tặng mẫu dùng thử cho khách hàng mục tiêu

Tương tự giống như cách làm đầu tiên, việc tặng mẫu dùng thử cũng chính là một cách để đánh vào tâm lý thích được miễn phí của người tiêu dùng. Với chiến lược này, doanh nghiệp có thể tận dụng thời cơ để giới thiệu các sản phẩm mới của mình đến cho khách hàng. Qua đó khơi gợi lên sự tò mò và mong muốn sở hữu sản phẩm của người tiêu dùng, đồng thời tạo nên bậc thang tăng trưởng doanh số của doanh nghiệp.

3. Tạo tình huống “khan hiếm nhân tạo”

Đây là một trong những tình huống mà các nhà kinh doanh thường sử dụng để tạo ra sự ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng. Với cách làm này, doanh nghiệp có thể sẽ tạo nên hiệu ứng “mua sắm điên cuồng” của người dùng thông qua việc sử dụng các cụm từ như: “số lượng có hạn”, “đợt hàng cuối cùng”, “thời gian sắp hết”,.... 


Tâm lý khách hàng khi mua hàng
 

4. Tận dụng ảnh hưởng của các giác quan

Mặc dù không tạo ra tác động trực tiếp nhưng việc tận dụng sức ảnh hưởng của các giác quan cũng góp phần thúc đẩy khả năng mua hàng của người tiêu dùng. Đây cũng là yếu tố thường được các doanh nghiệp sử dụng trong bài viết, banner quảng cáo của mình, cụ thể:

- Hình ảnh: theo như nghiên cứu cho thấy, não bộ của con người thường hoạt động nhanh hơn gấp 60 nghìn lần khi tiếp cận với các thông tin dạng hình ảnh thay vì văn bản đơn lẻ. Đồng thời, nghiên cứu cũng chứng minh rằng các đoạn văn có chứa hình ảnh sẽ tăng khả năng truy cập lên tới 80%.

- Màu sắc: mỗi một gam màu sẽ thể hiện từng trạng thái khác nhau và tác động đến cảm xúc, nhận thức của từng người. Ví dụ, màu vàng sẽ khơi gợi sự lạc quan, trẻ trung nên thường sẽ được sử dụng trong các hoạt động thu hút sự chú ý của khách hàng. Hoặc màu đen thể hiện sự quyền lực, thần bí, sang chảnh và thường xuyên được sử dụng trong các nhãn hiệu đắt tiền.

- Âm thanh: nếu như bạn đang kinh doanh một cửa hàng truyền thống thì việc sử dụng âm thanh để đánh vào tâm lý khách hàng là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, để làm được việc này thì bạn cần phải xác định đúng tệp khách hàng mục tiêu của mình và lựa chọn thể loại nhạc yêu thích của nhóm người đó. Lúc này, khi khách hàng nghe được những bài hát mà họ yêu thích, cảm giác gần gũi sẽ ngay lập tức xuất hiện và tạo tâm lý thoải mái khi mua sắm.

Bên cạnh các yếu tố trên, doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc sử dụng thêm các yếu tố khác như: mùi hương, cách trang trí, bố trí cửa hàng hoặc sự sắp xếp của biển báo.

5. Tận dụng hội chứng FOMO - Sợ bị bỏ lỡ

Một trong những cách để giúp bạn thúc đẩy doanh số hiệu quả đó chính là tận dụng hội chứng FOMO - Sợ bị bỏ lỡ. Hội chứng này được dùng để chỉ những khách hàng có xu hướng chọn mua sản phẩm, dịch vụ theo số đông. Tức là khi họ nhìn thấy một sản phẩm, dịch vụ của bạn nhận được nhiều phản hồi tốt, đánh giá cao và đông người sử dụng thì họ mới quyết định lựa chọn để dùng thử.

Trong số các giải pháp tâm lý học bán hàng thì đây được xem là hiệu ứng tâm lý kinh điển nhất. Bởi lẽ, mỗi cá nhân đều luôn muốn bản thân sẽ trở thành thành viên của một cộng đồng nào đó để không bị bỏ lại. Vì vậy, nếu hiệu ứng này được triển khai mạnh, nó sẽ làm cho người ta có thể bỏ qua hoặc lấp liếm quan điểm của mình để nghe theo tiếng gọi của số đông.

Yếu tố cốt lõi để triển khai chiến lược này thành công đó là bạn cần phải tạo ra cho mình một cộng đồng vững mạnh ở phía sau. Khi càng có nhiều người bàn luận về sản phẩm và đánh giá chất lượng tốt thì sẽ càng khuyến khích những khách hàng phía sau tin tưởng, lựa chọn.


Tâm lý học bán hàng
 

Phân loại các nhóm tâm lý khách hàng và cách giải quyết

Trong quá trình kinh doanh, bạn sẽ không phải cảm thấy bất ngờ vì mỗi ngày sẽ được gặp rất nhiều kiểu khách hàng khác nhau. Và với mỗi kiểu người tiêu dùng này, bạn cũng cần phải trang bị cho mình từng cách xử lý, giải quyết riêng biệt để thành công chinh phục tâm lý khách hàng và thúc đẩy họ chọn mua sản phẩm của mình.

1. Khách hàng thích mặc cả

Khách hàng thích mặc cả là những người sẽ luôn đặt vấn đề giá thành và ưu đãi là yếu tố trọng tâm trong quá trình mua sắm. Họ sẽ thường tìm kiếm các loại sản phẩm, dịch vụ có giá thành nằm trong khoảng ngân sách của mình, đồng thời muốn nhận được tối đa các lợi ích từ số tiền mà họ đã chi trả.

Để thuyết phục được nhóm khách hàng thích mặc cả này, bạn hãy chỉ cho họ thấy được sự công bằng về giá cả của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cung cấp thêm một số chính sách ưu đãi hay miễn phí vận chuyển cho khách hàng khi mua sắm. Cách làm này sẽ giúp cho người mua cảm thấy bản thân vẫn nhận được nhiều lợi ích khi họ chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp.


Ví dụ về tâm lý khách hàng
 

2. Khách hàng tinh anh

Khách hàng tinh anh là những người có nhu cầu muốn sử dụng các sản phẩm cao cấp, chất lượng và sự tinh tế trong khi mua hàng. Họ sẽ ưu tiên tìm kiếm những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, có tinh độc đáo và đáng tin cậy. Đối với nhóm khách hàng này, giá trị sản phẩm không chỉ đo lường được bằng tiền mà còn là chất lượng, thiết kế cùng trải nghiệm đẳng cấp.

Tuy nhiên, phần lớn thì tệp người tiêu dùng ở nhóm tinh anh lại khá tự tin về sự am hiểu của mình nên họ thường hay chất vấn, đưa ra những nghi ngờ về thông tin mà người bán cung cấp. Do đó, để giải quyết thì bạn cần phải giữ được sự bình tĩnh và nên dùng nhiều từ ngữ chuyên ngành khi giới thiệu sản phẩm nhằm tạo sự tin tưởng cho khách hàng.

3. Khách hàng khoe khoang

Ngay từ tên gọi,có lẽ bạn cũng sẽ biết được đặc điểm tâm lý khách hàng của nhóm người tiêu dùng này đó chính là thích khoe khoang về mọi thứ. Họ cho rằng bản thân am hiểu nhiều về lĩnh vực liên quan đến sản phẩm, dịch vụ nên sẽ có xu hướng tư vấn và giải thích ngược lại, sau đó mong chờ nhận được lời khen từ người khác dành cho mình. Vì thế, doanh nghiệp cần phải khéo léo chạm đúng vào lòng kiêu hãnh của nhóm người tiêu dùng này bằng việc không tiếc sử dụng những lời khen, tán thưởng với thái độ tích cực nhằm thành công lấy lòng họ.


Tại sao phải nắm bắt tâm lý khách hàng?
 

4. Khách hàng hách dịch

Nhóm khách hàng hách dịch là những người thường tỏ ra thái độ khó chịu, gắt gỏng với nhân viên sale. Để đối phó với nhóm người này, cách xử lý tốt nhất đó là phải thật bình tĩnh. Trong khi tư vấn, bạn cũng nên áp dụng các chiến thuật giao tiếp trong kinh doanh một cách khéo léo và cố gắng nhún nhường để không xảy ra mâu thuẫn giữa hai bên.

5. Khách hàng lịch sự

Đây là nhóm khách hàng có thái độ khá dễ chịu trong quá trình tương tác và khi tiến hành giao dịch. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn có thể đơn giản để thuyết phục nhóm khách hàng này mua sắm. Lúc này, hãy thể hiện bằng một thái độ chân thành, không nên tạo cảm giác ép buộc họ phải mua sản phẩm, dịch vụ. Bằng sự mềm mỏng và nhiệt tình, bạn không chỉ bán được hàng cho người mua mà còn xây dựng được lòng, sự quý mến trong mắt họ.

6. Khách hàng luôn đồng tình

Nhóm khách hàng luôn đồng tình là những người luôn chấp nhận với mọi lời tư vấn của bạn. Tức là dù bạn có tư vấn như thế nào, họ cũng sẽ không quan tâm liệu có đúng hay sai và cũng chẳng đưa ra chính kiến của mình. Vậy nên, rất khó để bạn có thể hiểu và phân tích tâm lý khách hàng của nhóm người này một cách chính xác. Thay vào đó, bạn nên chủ động đặt ra những câu hỏi ngược lại để thu thập thông tin của khách để đưa ra những lời tư vấn phù hợp.


Cách nắm bắt tâm lý khách hàng
 

Trên đây là những thông tin về thủ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng mà Phương nam Vina muốn chia sẻ đến bạn. Có đã thấy, việc phân tích tâm lý khách hàng chính là một kỹ năng quan trọng mà mỗi người bán hàng đều cần phải rèn luyện, tích lũy cho mình. Nếu không hiểu rõ người tiêu dùng cần gì thì điều này cũng đồng nghĩa với việc, tỷ lệ “chốt đơn” của bạn sẽ bị suy giảm và khiến công việc kinh doanh bị ảnh hưởng. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Upsell là gì? Phân biệt up-selling và cross-selling

icon thiết kế website Insight là gì? Các bước xác định insight khách hàng

icon thiết kế website Bỏ túi 12 kỹ năng bán hàng online hiệu quả, đắt khách

Bài viết mới nhất

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp sử dụng để nhấn mạnh vào các giá trị, điểm mạnh của sản phẩm / dịch vụ do mình cung cấp.

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là một yếu tố quan trọng không thể thiếu và góp phần tạo nên sự thành công cho bất kỳ một sự kiện hay chương trình nào.

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được ví cá tính của một công ty, tổ chức và có tác động đến kết quả kinh doanh, sự bền vững của doanh nghiệp.

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Việc hiểu rõ chân dung khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các chiến lược kinh doanh, tiếp thị của tất cả doanh nghiệp trên thị trường.

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

zalo