Thành công của một chương trình, sự kiện được hình thành từ rất nhiều yếu tố khác nhau và nổi bật trong số đó chúng ta cần phải kể đến vai trò của backdrop. Không chỉ có tác dụng làm điểm nhấn, sự hiện diện của tấm backdrop còn mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích quan trọng trong việc thu hút khách hàng và truyền tải thông điệp. Vậy backdrop là gì? Backdrop và background có gì khác nhau? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong nội dung bên dưới nhé.
Backdrop là gì?
Với những người làm việc trong lĩnh vực tổ chức sự kiện thì có lẽ, backdrop không còn là một khái niệm xa lạ. Bởi lẽ, dù sự kiện được tổ chức theo hình thức, quy mô nào thì backdrop vẫn luôn là một yếu tố không thể thiếu. Theo đó, hiểu một cách đơn giản thì backdrop chính là những tấm phông nền được bố trí ngay trên sân khấu hay một số khu vực khác của sự kiện.
Thông thường, những tấm backdrop này sẽ được thiết kế với kích thước khá lớn và đa dạng chất liệu khác nhau, bên trên sẽ in các nội dung quan trọng của sự kiện, chẳng hạn như: Tên chương trình, thời gian, tên - logo thương hiệu của phía chủ đầu tư, tên - logo của các thương hiệu đối tác, nhà tài trợ,....
Những vai trò nổi bật của backdrop
Như đã nhấn mạnh ngay từ đầu, nền backdrop là một yếu tố không thể thiếu trong mọi sự kiện. Vì vậy, ngoài đóng vai trò tạo điểm nhấn nổi bật cho chương trình thì backdrop còn mang đến nhiều lợi ích ấn tượng như sau:
1. Tạo điểm nhấn thu hút
Khi đến dự một sự kiện đông người, bạn sẽ dễ bị “lạc hướng” khi có nhiều yếu tố thu hút sự chú ý như âm thanh, ánh sáng hay khách tham dự. Tuy nhiên, việc có một backdrop nổi bật sẽ giúp bạn dễ dàng tìm thấy được khu vực trung tâm cần đến hoặc những sản phẩm đang được quảng cáo.
Đây được xem là một việc cực kỳ quan trọng đối với các sự kiện hay buổi triển lãm. Khi sở hữu một tấm backdrop có thiết kế sáng tạo và phù hợp với chủ đề của sự kiện, bạn có thể dễ dàng thu hút sự chú ý của mọi người, qua đó giúp cho việc quảng bá sản phẩm / dịch vụ trở nên tốt hơn.
2. Truyền tải thông điệp
Backdrop không chỉ được thiết kế nhằm mục đích tạo điểm nhấn ấn tượng mà còn có sức mạnh truyền tải thông điệp hiệu quả. Theo đó, những tấm backdrop được thiết kế đầy ý nghĩa sẽ giúp cho khách hàng có thể hiểu được những thông điệp về sản phẩm, chương trình và mục đích của buổi sự kiện mà ban tổ chức muốn thể hiện. Ví dụ như trong sự kiện “Ngày hội hiến máu tình nguyện”, ban tổ chức muốn thông qua chương trình để kêu gọi mọi người cùng nhau hiến máu cứu người với thông điệp “Chia sẻ yêu thương, trao sự sống” được in đậm trên backdrop.
3. Quảng bá thương hiệu
Backdrop không chỉ là một công cụ giúp quảng cáo sản phẩm / dịch vụ hiệu quả mà còn là phương tiện nhằm gia tăng khả năng quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Bằng cách in tên, logo, slogan hay hình ảnh liên quan đến thương hiệu lên backdrop, bạn có thể tạo ra sự nhận diện dễ dàng cho khách hàng đối với thương hiệu của mình. Đặc biệt, khi sử dụng trong các sự kiện lớn thì backdrop sẽ còn xuất hiện trước mặt rất nhiều người và điều này cũng đồng nghĩa với việc thương hiệu của bạn đã được quảng bá rộng rãi.
4. Tạo không gian chuyên nghiệp
Một trong những vai trò quan trọng mà backdrop đóng góp cho các sự kiện đó là tạo nên một không gian chuyên nghiệp. Theo đó, thay vì để không gian trống trải và thiếu điểm nhấn thì sử dụng tấm backdrop sẽ giúp cho không gian trở nên sống động, đồng thời nâng cao mức độ uy tín của chương trình (do có tên thương hiệu, logo được in trên backdrop). Điều này đặc biệt quan trọng trong các buổi triển lãm, sự kiện ra mắt phim hay sự kiện nghệ thuật - nơi mà chất lượng thẩm mỹ và yếu tố chuyên nghiệp luôn được đặt lên hàng đầu.
5. Phông nền chụp ảnh
Với những tấm backdrop được thiết kế đa dạng hình ảnh và màu sắc khác nhau, bạn có thể dễ dàng lựa chọn sao cho phù hợp với bối cảnh và ý tưởng chụp ảnh của mình. Ví dụ, khi sử dụng backdrop trong buổi chụp ảnh sản phẩm thì bạn có thể dễ dàng tạo ra những hình ảnh sang trọng, gia tăng chất lượng của món hàng và thu hút sự chú ý của người xem hơn bao giờ hết.
Sự khác biệt giữa backdrop và background
Nếu không phải là dân trong nghề thì chắc chắn, bạn sẽ không thể nào phân biệt được backdrop và background vì cả hai đều là một phần quan trọng trong việc tạo ra không gian cho một sự kiện, đồng thời cung cấp những thông tin cơ bản như: tên chương trình, thời gian tổ chức, địa điểm, hình ảnh trang trí,.... Với vai trò quan trọng như trên mà cả backdrop và background đều được xem là gương mặt đại diện cho bất kỳ một sự kiện, chương trình nào.
Tuy nhiên, nếu xét về bản chất thì backdrop và background lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, nếu backdrop chỉ đơn giản là một tấm nền đơn thuần có thể được in ấn hoặc sử dụng máy chiếu,... để tạo thành thì background lại bao gồm tất cả các yếu tố nhằm tạo nên concept cho phần phông nền phía sau buổi sự kiện, chẳng hạn như: Bóng bay, đèn LED, kim tuyến, hoa tươi, ruy băng,....
Ngoài ra, background cũng được thiết kế cầu kỳ hơn và đôi khi không cần có phần thông tin của chương trình được in bên trên. Với phân tích trên thì ta có thể thấy rằng, background mang ý nghĩa rộng và có nhiều yếu tố hơn so với tấm backdrop thông thường.
Phân loại backdrop phổ biến hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại backdrop đa dạng về chất liệu lẫn công năng sử dụng để mọi người có thể lựa chọn. Trong đó, nổi bật cần phải kể đến hai cách phân loại dưới đây:
1. Phân loại backdrop theo chất liệu
Tấm backdrop thường được tạo nên từ nhiều loại chất liệu khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng của người dùng. Tuy nhiên, nổi bật trong số đó cần phải kể đến một số loại chất liệu thường dùng dưới đây:
Backdrop in trên PP hoặc bạt Hiflex
Đây là loại backdrop phổ biến nhất và thường được căng trên các khung sắt để tạo sự chắc chắn trong quá trình diễn ra sự kiện. Lý do cho sự phổ biến của loại backdrop này chính là vì chi phí in ấn hợp lý (giá in trên chất liệu PP thường sẽ cao hơn một chút so với hiflex), quá trình lắp đặt diễn ra nhanh chóng và chất lượng thẩm mỹ sẽ tùy thuộc vào kỹ năng của người thiết kế.
Tuy nhiên, có một nhược điểm mà bạn cần lưu ý khi sử dụng backdrop in trên chất liệu PP hoặc bạt Hiflex đó chính là rất khó để sáng tạo, thậm chí chúng cũng dễ hỏng nếu bạn treo không đúng cách hoặc trong điều kiện thời tiết xấu (mưa, gió mạnh).
Backdrop màn hình LED
Với việc sử dụng màn hình LED để làm tấm backdrop, bạn sẽ có nhiều không gian sáng tạo hơn và có thể dễ dàng thay đổi phông nền theo ý muốn của mình trong suốt quá trình diễn ra sự kiện. Ngoài ra, việc sử dụng màn hình LED còn giúp sự kiện trở nên ấn tượng hơn nếu bạn có khả năng sắp xếp và sáng tạo theo thiết kế của mình. Tuy nhiên, có một điều quan trọng mà bạn cần lưu ý đó là giá thành của màn hình LED thường khá cao và chúng cũng không phù hợp cho những sự kiện có quy mô nhỏ.
Backdrop vải
Nếu muốn tạo ra sự độc đáo cho backdrop của mình thì đây chính là lựa chọn đặc biệt dành cho bạn. Loại backdrop vải thường được ưa chuộng hầu hết trong các đám cưới hoặc những buổi chụp hình vì khả năng linh hoạt cùng sự sáng tạo mà nó mang lại.
Ngoài ra, một ưu điểm khác giúp cho backdrop vải được nhiều người yêu thích chính là vì chi phí hợp lý và khả năng lắp đặt dễ dàng. Thế nhưng, vì được làm từ chất liệu vải nên backdrop này có một nhược điểm là không thích hợp cho các sự kiện ngoài trời do sự ảnh hưởng của thời tiết và cũng yêu cầu sự khéo léo, tỉ mỉ trong quá trình thiết kế.
Backdrop mica
Chất liệu mica hay còn được gọi là (Poly Methyl MethAcrylate), đây là một loại nhựa dẻo trong suốt và có độ cứng cáp cao. Nhờ đặc tính này mà backdrop mica sẽ có khả năng giữ phom rất tốt, không cần phải dùng đến khung sắt cố định như vật liệu PP hay Hiflex, đồng thời mang đến sự chuyên nghiệp, đẳng cấp và phù hợp với các sự kiện mang tính trang trọng, quy mô lớn.
Backdrop bằng máy chiếu
Tương tự như backdrop màn hình LED, loại backdrop sử dụng máy chiếu cũng có khả năng linh hoạt khi cho phép bạn có thể chuyển cảnh dễ dàng, nhanh chóng trong suốt sự kiện. Không chỉ vậy, backdrop bằng máy chiếu cũng có ưu điểm là tiết kiệm chi phí hơn so với màn hình LED. Tuy nhiên, việc tiết kiệm chi phí này cũng sẽ đi kèm với một số đánh đổi, cụ thể ở đây chính là chất lượng hình ảnh không được sắc nét như màn hình LED.
2. Phân loại backdrop theo cách thức sử dụng
Bên cạnh chất liệu sử dụng thì tấm backdrop cũng được phân loại theo cách mà bạn dùng trong bối cảnh cụ thể, chúng bao gồm:
Backdrop lễ tân
Bộ phận lễ tân thường được ví như gương mặt của doanh nghiệp vì mọi người khi đến công ty đều phải đi qua khu vực này. Từ quầy lễ tân, chúng ta có thể đánh giá được mức độ quy mô, phong cách hoạt động, tính chuyên nghiệp và sự chỉn chu mà doanh nghiệp thể hiện. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều sẽ bố trí một backdrop chất lượng cho bộ phận lễ tân để tạo thiện cảm với khách hàng, đối tác.
Thông thường, backdrop tại khu vực quầy lễ tân sẽ được tạo thành từ các chất liệu tốt, có độ bền cao cùng màu sắc ổn định nhằm thể hiện hình ảnh thương hiệu một cách tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh lựa chọn các chất liệu không phù hợp như vải hoặc bạt in vì sự mềm mại của chúng sẽ khiến cho không gian lễ tân vốn lịch sự trở nên kém sang trọng, chuyên nghiệp hơn.
Backdrop sự kiện
Trong bất kỳ một sự kiện nào, backdrop luôn được xem là một yếu tố không thể thiếu để góp phần tạo nên sự thành công cho chương trình. Ngoài vai trò chính là thể hiện ý tưởng, thông điệp, tính chất của buổi sự kiện, loại backdrop này còn giúp cho các đơn vị tổ chức có thể khéo léo “che mắt” khách hàng hậu trường chuẩn bị ở phía sau.
Để có thể thành công thu hút sự chú ý của khách hàng, backdrop sự kiện cần phải được thiết kế nổi bật và làm rõ chủ đề chính mà chương trình muốn truyền tải. Bên cạnh việc lựa chọn các chất liệu được ưu tiên trong sự kiện như: Bạt PP, Hiflex, máy chiếu, màn hình LED,... backdrop cũng cần phải có sự kết hợp hài hòa từ các yếu tố như ánh sáng, âm thanh cùng một số hiệu ứng khác để mang lại kết quả tốt nhất.
Backdrop chụp hình
Có thể nói, backdrop chụp hình chính là loại backdrop đặc biệt nhất hiện nay khi chúng không bị bó buộc, rập khuôn trong một giới hạn nào cả. Điều này có nghĩa là người thực hiện backdrop có thể thoải mái sáng tạo, kết hợp các chất liệu khác nhau sao để tạo nên backdrop theo gu thẩm mỹ của mình.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá tùy ý trong việc kết hợp các loại chất liệu, màu sắc khác nhau bởi điều này có thể khiến cho tấm backdrop trở nên kém thẩm mỹ, gây hiệu ứng trái ngược khi nhìn vào, ví dụ như backdrop khiến sản phẩm sau khi chụp bị xỉn màu, màu da người chụp trở nên kém sắc, đen sạm hơn,....
Chiêm ngưỡng một số mẫu backdrop đẹp, thu hút mọi ánh nhìn
Hiện nay, tùy thuộc vào tính chất, quy mô của sự kiện hay nhu cầu khách hàng mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một số mẫu backdrop phù hợp. Một điều đặc biệt cần lưu ý là các backdrop này không chỉ đảm bảo về mặt hình thức mà còn phải giúp cho nội dung được truyền tải đầy đủ, rõ ràng. Vậy nên, nếu bạn còn đang băn khoăn trong việc lựa chọn backdrop như thế nào thì có thể tham khảo ngay một số mẫu nổi bật dưới đây:
Backdrop được thiết kế cho sự kiện Roche Partnering Innovation Summit do Oupas Design thực hiện
Backdrop do IG-PRO Design thực hiện cho sự kiện SAP Forum 2017
Backdrop được thực hiện bởi Liam Ooi, Strategy Creative, Chris Flack cho sự kiện SingularityU Australia Summit
Backdrop dành cho buổi hội thảo CTA 2018 được thiết kế bởi Cesar St.Martin, Ainara Sainz & Fede Maksimiuk
Nền backdrop cho Adobe Summit 2017 do Nick Liefhebber thiết kế
Backdrop về chương trình Giảng dạy kịch nghệ của hội thảo TEFO được thực hiện bởi TGIF
Backdrop được tạo nên bởi VEIG Design với sự kiện mang tên Bluepoint Demo Day
Tấm backdrop được Angela Fisher, Steve Gustavson tạo nên để phục vụ cho sự kiện Adobe Summit 2018
Backdrop của sự kiện Peru Design Net được thiết kế bởi Infinito
Nền backdrop được thực hiện bởi Kim Jiyoon dành cho sự kiện Droid Knights 2018
Trên đây là những thông tin mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến bạn về khái niệm backdrop là gì và một số loại nền backdrop phổ biến hiện nay. Hi vọng từ bài viết này, bạn đã có cái nhìn chi tiết hơn về backdrop và cách phân biệt với background để qua đó áp dụng hiệu quả hơn vào trong các sự kiện, chương trình của mình.
Tham khảo thêm:
Celeb là gì? Nghệ thuật sử dụng celeb trong marketing
Bỏ túi 11 kỹ năng tổ chức sự kiện của dân trong ngành
Kick off là gì? Cách tổ chức kick off meeting thành công mỹ mãn