DOL là gì? Ý nghĩa và công thức tính đòn bẩy kinh doanh DOL

Trong hoạt động kinh doanh, có rất nhiều yếu tố tác động để làm nên sự thành công cho doanh nghiệp. Ngoài việc phát triển sản phẩm, bán hàng hay thiết lập các chính sách hỗ trợ, việc hiểu và sử dụng DOL một cách thông minh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy DOL là gì? Sử dụng đòn bẩy trong kinh doanh như thế nào để mang lại hiệu quả cao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung dưới đây.


DOL là gì? Ý nghĩa và công thức tính đòn bẩy kinh doanh DOL
 

DOL là gì?

DOL là từ viết tắt của Degree of Operating Leverage, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là đòn bẩy kinh doanh. Đây là một thuật ngữ thường được các nhà quản trị sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của cấu trúc chi phí kinh doanh (mối quan hệ về tỷ trọng giữa chi phí kinh doanh biến đổi và chi phí hoạt động kinh doanh cố định). Hiểu một cách đơn giản thì đòn bẩy kinh doanh sẽ chúng ta thấy được chi phí hoạt động có tác động như thế nào đến lợi nhuận trước thuế và cả khoản lãi vay khi doanh thu thay đổi.

Trong trường hợp kết cấu chi phí kinh doanh không có sự thay đổi, độ lớn của đòn bẩy kinh doanh sẽ phản ánh phần trăm thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi doanh thu thay đổi 1%.

Nói tóm lại, DOL (Degree of Operating Leverage) là một chỉ số đo lường sức mạnh của đòn bẩy kinh doanh đối với một doanh nghiệp. Nó mô tả mối quan hệ biến đổi giữa doanh thu và lợi nhuận hoạt động khi có sự thay đổi trong doanh thu của doanh nghiệp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi DOL cao thì nó cho thấy doanh nghiệp đang sở hữu tỷ lệ đòn bẩy hoạt động cao, tức là một biến động nhỏ trong doanh thu có thể dẫn đến sự biến động đáng kể trong lợi nhuận. Ngược lại, khi DOL thấp thì đây chính là dấu hiệu cho thấy mức độ đòn bẩy hoạt động thấp và lợi nhuận sẽ biến động ít khi có sự thay đổi trong doanh thu.


DOL là gì?
 

Sức mạnh tiềm ẩn của đòn bẩy kinh doanh DOL

Bằng cách phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận khi doanh thu có sự biến đổi, việc sử dụng đòn bẩy trong kinh doanh chính là một giải pháp hiệu quả để doanh nghiệp có thể đánh giá các rủi ro, hiệu suất hoạt động và đề xuất chiến lược kinh doanh của mình, qua đó mang lại hàng loạt lợi ích sau:

1. Tăng lợi nhuận

Lợi nhuận kinh doanh trước thuế và lãi vay bị giảm chắc chắn là một tình huống mà không bất kỳ doanh nghiệp nào hiện nay mong muốn. Do đó, việc học cách tính DOL là một nhiệm vụ rất quan trọng vì nó cho phép nhà quản trị điều chỉnh chính sách kinh doanh một cách hợp lý để giảm thiểu rủi ro này và đạt được lợi nhuận ổn định. Ngoài ra, thông qua việc tính toán DOL, doanh nghiệp cũng có thể xác định mức doanh số bán hàng cần đạt được để đảm bảo lợi nhuận kinh doanh như mong đợi. 

2. Cải thiện hiệu quả hoạt động

Nếu một doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh cao, điều này có nghĩa là doanh nghiệp đó sẽ có khả năng tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ chính phần doanh số gia tăng, điều kiện ở đây là chi phí sản xuất của một sản phẩm hoặc dịch vụ vẫn được giữ cố định.

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải tận dụng tối đa các nguồn lực của mình, bao gồm việc tối ưu các khoản chi phí như nhà xưởng, văn phòng, trang thiết bị và cả nguồn nhân lực. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể duy trì mức độ linh hoạt cao trong sản xuất và kinh doanh, cũng như tạo điều kiện thuận lợi để gia tăng doanh số mà không làm tăng đáng kể chi phí.

3. Tăng khả năng cạnh tranh

Nhờ vào việc tối ưu các khoản chi phí sản xuất, doanh nghiệp có thể cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ với mức giá cạnh tranh hơn, qua đó dễ dàng thu hút khách hàng và tạo ra ưu thế trước hàng loạt đối thủ. Không chỉ vậy, việc duy trì mức độ lợi nhuận mong muốn còn cho phép doanh nghiệp đầu tư vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc mở rộng quy mô kinh doanh một cách bền vững. Với những điều trên, doanh nghiệp có thể sẽ đạt được sự phát triển và thành công dài lâu trên thị trường.

4. Tăng giá trị doanh nghiệp

DOL cao sẽ làm tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp. Nguyên nhân chính là do các nhà đầu tư thường đánh giá cao khả năng sinh lợi của doanh nghiệp khi doanh thu của họ liên tục tăng lên. Hơn nữa, việc có một tỷ lệ DOL cao còn tạo ra cơ hội phát triển dài hạn bởi nó giúp doanh nghiệp có thêm vốn để đầu tư vào mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cũng như định hình chiến lược phát triển bền vững trên thị trường.


Đòn bẩy kinh doanh
 

Công thức tính đòn bẩy kinh doanh chi tiết

Từ những chia sẻ vừa rồi, không khó để chúng ta nhận ra rằng DOL quả thật là một công cụ hữu ích giúp nhà quản trị nhận biết mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận của công ty, qua đó có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả nhằm tạo ra sự phát triển bền vững. Dưới đây là 3 công thức tính DOL thực tế và chính xác nhất mà các doanh nghiệp hiện nay thường hay sử dụng:

Cách 1: Tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh được đo lường thông qua mức độ biến đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với sự thay đổi của doanh thu hoặc khối lượng hàng bán.

Công thức tính DOL

Cách 2: Trong trường hợp doanh nghiệp muốn tính toán độ lớn của đòn bẩy kinh doanh ở một mức lệch so với giá gốc thì cách tính DOL sẽ được thực hiện như sau:

Đòn bẩy kinh doanh là gì?

Trong phương trình này:

- EBIT đại diện cho lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp. Do đó, ΔEBIT (tức sự thay đổi của EBIT, được tính bằng EBIT1 - EBIT0) thể hiện sự tăng trưởng của lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

- Q biểu thị sản lượng hàng hóa được bán ra bởi doanh nghiệp. Vì vậy, ΔQ (tức sự thay đổi của Q, được tính bằng Q1 - Q0) là biểu hiện của sự tăng trưởng của số lượng hàng hóa được bán ra.

Cách 3: Sau một thời gian hoạt động kinh doanh và nghiên cứu, các nhà kinh doanh đã nhận ra một vài điểm hạn chế từ những công thức tính trước đó nên đã phát triển công thức mới để tính tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh như sau:

Cách tính DOL

Trong công thức này:

F: Đại diện cho chi phí cố định hoạt động không bao gồm lãi vay của doanh nghiệp.

Q: Số lượng hàng hóa đã bán.

p: Giá bán của hàng hóa.

v: Biểu thị cho chi phí thay đổi trên một đơn vị hàng hóa.

Ví dụ về đòn bẩy kinh doanh trong thực tiễn

Để làm rõ hơn về thuật ngữ này, chúng ta hãy cùng giải một bài toán thực tế như sau: Một công ty sản xuất và kinh doanh loại mặt hàng A với giá bán là 100.000 đồng / mặt hàng. Chi phí cố định của bộ máy là 300 triệu đồng và chi phí biến đổi được xác định là 80.000 đồng / sản phẩm. Với mức sản lượng là 25.000 mặt hàng A đã được bán ra, vậy ta có thể tính được mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh trong trường hợp này là bao nhiêu?

Để tính toán được DOL, ta tiếp tục sử dụng công thức sau:

Cách tính DOL

Trong đó:

Q là số lượng hàng hóa đã bán (25.000 mặt hàng),

p là giá bán của mặt hàng A (100.000 đồng/mặt hàng),

v là chi phí biến đổi trên một đơn vị hàng hóa (80.000 đồng/mặt hàng),

F là chi phí cố định hoạt động không bao gồm lãi vay của doanh nghiệp (300 triệu đồng).

Với công thức này, ta có thể tính toán được tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh của công ty trong tình huống trên như sau:

DOL = [25.000 x (100.000 - 80.000)] / [25.000 x (100.000 - 80.000) - 300.000.000] = 2,5

Từ kết quả này, chúng ta có thể suy luận ra được khi sản lượng của doanh nghiệp đạt 25.000 mặt hàng, mức độ tác động của DOL sẽ là 2.5. Điều này có nghĩa là nếu doanh số bán hàng tăng 1% thì EBIT sẽ tăng lên 2.5%. Ngược lại, nếu doanh số bán giảm khoảng 1% thì EBIT cũng sẽ giảm đi 2.5%.


Công thức tính đòn bẩy kinh doanh
 

Áp dụng DOL vào quản trị doanh nghiệp có khó không?

Việc thực hiện DOL trong quản trị doanh nghiệp vẫn luôn là một điểm mấu chốt mà các nhà quản lý rất quan tâm. DOL được coi như một bản kế hoạch chiến lược tổng quát cho doanh nghiệp, tuy nhiên nó lại không cung cấp các thông tin chi tiết, chẳng hạn về cách thức triển khai như thế nào. Do đó, việc áp dụng DOL một cách hiệu quả vào quy trình kinh doanh của công ty vẫn là một thách thức lớn và không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng xử lý thành công.

Thực tế đã chứng minh rằng, các công ty hoạt động trong lĩnh vực phần mềm thường có tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh khá tốt. Một ví dụ điển hình đó chính là công ty Microsoft, nơi mà phần lớn các khoản chi phí đều là cố định và sẽ được phân bổ nhiều cho các bộ phận phát triển phần mềm và marketing. Với doanh số bán hàng ấn tượng, Microsoft có đủ nguồn tài chính để chi trả cho tất cả các chi phí cố định của công ty. Trong đó, mỗi đơn giá bán sản phẩm đều đóng góp một cách đáng kể vào việc tăng thêm lợi nhuận hoặc biên lợi nhuận của tập đoàn.

Tuy nhiên, trái ngược với doanh nghiệp lớn như Microsoft thì các công ty bán lẻ và siêu thị nhỏ thường có tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh khá thấp. Nguyên nhân chính là do các công ty này thường có chi phí cố định thấp, từ đó dẫn đến việc chi phí biến đổi sẽ cao hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với các chi phí khác liên quan đến việc quản lý hàng tồn kho cùng một số hoạt động khác. Vậy nên, tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, cơ cấu chi phí và chiến lược quản lý,... mà mỗi doanh nghiệp sẽ có chỉ số DOL riêng biệt từ thấp đến cao.

Một số rủi ro cần lưu ý khi áp dụng DOL cho doanh nghiệp

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích đáng kể nhưng nếu vận dụng không tốt, DOL sẽ trở thành một “con dao hai lưỡi” gây ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như việc các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với khả năng biến động lớn khi nền kinh tế thị trường chịu ảnh hưởng từ các yếu tố biến động và theo chu kỳ kinh doanh.

Bên cạnh đó, một công ty có chi phí cố định cao sẽ cần phải đầu tư mạnh mẽ vào các yếu tố như: văn phòng, vật tư máy móc, trang thiết bị hay hệ thống phân phối hàng hóa. Và tất nhiên, những trang bị này đều đòi hỏi một khoản chi phí đáng kể để duy trì và nâng cấp hơn trong tương lai.

Trong tình huống nhu cầu thị trường giảm sút thì nó có thể khiến cho tình trạng kinh doanh bị thua lỗ và doanh nghiệp sẽ cần phải điều chỉnh để bù đắp lại cho những khoản chi này. Nhưng thực tế thì mọi nguy cơ lại thường đến một cách đột ngột và khó lường trước. Do đó, đây là một vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải đặc biệt cân nhắc và nên thường xuyên nghiên cứu thị trường để có thể dự đoán tổng quan về bức tranh kinh tế sau này.


Sử dụng đòn bẩy trong kinh doanh
 

Với những thông tin vừa được Phương Nam Vina chia sẻ, chúng tôi hi vọng bạn đã nắm được các kiến thức cơ bản về DOL là gì hay nghệ thuật sử dụng đòn bẩy trong kinh doanh. Có thể thấy, việc hiểu rõ về cách tính DOL đối với hoạt động kinh doanh chắc chắn sẽ giúp các nhà quản trị có thể nhanh chóng tìm ra phương pháp để ứng dụng vào tình hình doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và khả năng gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website CPL là gì? Bí quyết tối ưu Cost Per Lead cho doanh nghiệp

icon thiết kế website ROI là gì? Cách tính và bí quyết tối ưu chỉ số ROI marketing

icon thiết kế website Conversion rate là gì? Bí quyết tối ưu conversion rate hiệu quả

Bài viết mới nhất

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp sử dụng để nhấn mạnh vào các giá trị, điểm mạnh của sản phẩm / dịch vụ do mình cung cấp.

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là một yếu tố quan trọng không thể thiếu và góp phần tạo nên sự thành công cho bất kỳ một sự kiện hay chương trình nào.

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được ví cá tính của một công ty, tổ chức và có tác động đến kết quả kinh doanh, sự bền vững của doanh nghiệp.

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Việc hiểu rõ chân dung khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các chiến lược kinh doanh, tiếp thị của tất cả doanh nghiệp trên thị trường.

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

zalo