Quản trị doanh nghiệp là gì? Từ A - Z về quản trị doanh nghiệp

Nền kinh tế thị trường đang liên tục có những bước tiến nhảy vọt với số lượng các doanh nghiệp mới được thành lập ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong hành trình chinh phục khách hàng trở nên gay gắt, dẫn đến việc kinh doanh trở nên gian nan hơn bao giờ hết. Nếu không cẩn thận, doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với những khoản lỗ lớn và thậm chí dẫn đến tình trạng phá sản. Chính vì vậy, việc triển khai công tác quản trị doanh nghiệp đóng một vai trò lớn cho sự ổn định và tiến bước của công ty về lâu về dài.


Quản trị doanh nghiệp là gì? Từ A - Z về quản trị doanh nghiệp
 

Quản trị doanh nghiệp là gì?

Quản trị công ty hay quản trị doanh nghiệp là một hệ thống phức tạp bao gồm các cơ chế, quy tắc và quy định để có thể điều hành và giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc quản lý mà đó còn là sự cân bằng giữa lợi ích của các bên liên quan, điển hình như: nhà cung cấp, nhà quản lý, cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng, chính phủ và cộng đồng.

Ngoài ra, quản trị doanh nghiệp còn tiến hành thiết lập các nguyên tắc nhằm giúp công ty đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Trong đó bao gồm từ kế hoạch triển khai, quy trình kiểm soát nội bộ, công bố thông tin về hoạt động doanh nghiệp cho đến việc đánh giá hiệu quả,.... Tất cả những kế hoạch này đều được quản trị doanh nghiệp quan tâm và điều chỉnh để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty.


Quản trị doanh nghiệp là gì?
 

Những lĩnh vực quan trọng trong quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp là một công tác cực kỳ quan trọng và có nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, mỗi lĩnh vực sẽ có một nhiệm vụ riêng biệt nhưng đều hướng đến mục tiêu sau cùng là đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trên thực tế, có rất nhiều lĩnh vực quản trị cần được chú ý trong doanh nghiệp, tuy nhiên nổi bật nhất cần phải kể đến 5 lĩnh vực sau:

1. Quản trị chiến lược (Strategic management)

Quản trị chiến lược (Strategic management) thực chất chính là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các hoạt động để có thể đạt được các mục tiêu chiến lược mà tổ chức, doanh nghiệp đã đề ra. Việc triển khai công tác quản trị này có ý nghĩa lớn khi giúp đảm bảo sự linh hoạt và phù hợp với những biến động không ngừng của thị trường kinh doanh, từ đó tạo ra hiệu suất và chinh phục thành công những mục tiêu dài hạn.

Đặc biệt, quản trị chiến lược còn là một yếu tố chủ chốt trong việc quản lý, tận dụng nguồn lực của doanh nghiệp để thúc đẩy doanh số, lợi nhuận, gia tăng thị phần và xây dựng giá trị bền vững cho thương hiệu. Tuy nhiên, để có thể đạt được điều này thì nhà lãnh đạo cần phải đưa ra được những quyết định quan trọng dựa trên việc nghiên cứu, đánh giá các dữ liệu liên quan đến thị trường, khách hàng, đối thủ, văn hóa, kinh tế và xã hội. Từ đó, các hoạt động như mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới có thể được thực hiện một cách hiệu quả.

2. Quản trị nhân sự (Human resource management)

Quản trị nhân sự (Human resource management) là việc quản lý và điều hành các hoạt động liên quan đến nhân sự trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ của quản trị nhân sự đó chính là tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và khen thưởng cho những nỗ lực của nhân viên. Đây được xem là nền tảng để tạo ra sự hài lòng, muốn gắn bó lâu dài của nhân viên, cũng như đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Chưa dừng lại ở đó, quản trị nhân sự còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra định hướng và triển khai chiến lược nhân sự nội bộ. Bởi lẽ, con người chính là tài sản quý giá nhất của một tổ chức nên việc thu hút, tuyển chọn những nhân viên có phẩm chất và năng lực phù hợp với từng vị trí theo yêu cầu là một nhiệm vụ hàng đầu của nhà quản trị nhân sự ngày nay.


Quản trị doanh nghiệp
 

3. Quản trị tài chính (Financial management)

Quản trị tài chính (Financial management) có nhiệm vụ đặt ra các kế hoạch chiến lược, tổ chức và đồng thời giám sát mọi giao dịch tài chính của doanh nghiệp. Thông qua vai trò này, doanh nghiệp có thể nắm bắt về tình hình ngân sách hiện tại của doanh nghiệp và tiến hành điều chỉnh tài chính cho từng hoạt động để kiểm soát dòng tiền một cách hiệu quả, không bị thua lỗ.

Nhìn chung, quản trị tài chính là một công việc quan trọng và cũng thật sự rất phức tạp. Nó yêu cầu sự hiểu biết sâu sắc của người thực hiện về các nguyên tắc tài chính và khả năng đưa ra quyết định thông minh để đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

4. Quản trị marketing (Marketing management)

Quản trị marketing (Marketing management) chính là quá trình mà nhà tiếp thị sẽ đề ra kế hoạch, tiến hành triển khai và kiểm soát các hoạt động. Mục đích sau cùng của việc này đó là để tạo ra giá trị, xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng và hoàn thành những mục tiêu quảng bá đã thiết lập.

Để đạt được thành công trong kinh doanh, sự đóng góp của việc quản trị marketing mang đến giá trị vô cùng to lớn. Không chỉ có nghĩa vụ giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm / dịch vụ, quản trị marketing tốt còn là nền tảng để tạo ra sự gắn kết với khách hàng, xây dựng thương hiệu bền vững và thu hút khách hàng tiềm năng.

Chính vì có vai trò to lớn như thế nên những chuyên gia quản trị marketing cần phải hiểu rõ về khách hàng của mình. Đồng thời đảm bảo bản thân có kiến ​​thức sâu rộng về các phương pháp khác nhau để giữ chân và làm hài lòng người tiêu dùng.

5. Quản trị sản xuất và chuỗi cung ứng (Production & supply chain management)

Quản trị  sản xuất và chuỗi cung ứng (Production & supply chain management) là quá trình kết hợp các hoạt động quản lý cung và cầu. Trong đó bao gồm việc thiết lập kế hoạch và điều phối các hoạt động như tìm kiếm nguồn cung ứng, sản xuất, phân phối,... để biến nguyên liệu thành sản phẩm hoàn chỉnh và đưa đến tay người tiêu dùng. Nhìn chung, mục đích của SCM chính là tạo ra giá trị thiết thực cho doanh nghiệp, khách hàng để từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình trên thị trường.


Quản trị công ty
 

Các cơ chế quản trị doanh nghiệp thường gặp

Quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào đang muốn xây dựng và đạt được những mục tiêu chiến lược của mình. Vì vậy, để có thể làm được điều này thì việc tổ chức cơ cấu quản trị công ty là điều cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của tổ chức và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các bên liên quan. Trong đó có hai loại cơ chế nổi bật sau đây:

1. Cơ chế quản trị doanh nghiệp nội bộ

Những bộ kiểm soát quan trọng nhất đối với một công ty thường được tạo ra từ chính các cơ chế nội bộ của doanh nghiệp đó. Những biện pháp này có nhiệm vụ giám sát và điều chỉnh các hoạt động của công ty, đồng thời thực hiện các hành động cần thiết để khắc phục khi có sự sai lệch trong hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, các cơ chế kiểm soát nội bộ cũng có nhiệm vụ duy trì cấu trúc lớn hơn của tập đoàn, đồng thời phục vụ cho các mục tiêu nội bộ của công ty và các bên liên quan như chủ sở hữu, người quản lý và nhân viên. Những mục tiêu này bao gồm việc đảm bảo hoạt động suôn sẻ, các báo cáo rõ ràng và hệ thống đánh giá chỉn chu, nhất quán.

Để đạt được những mục tiêu này, các cơ chế nội bộ thường sẽ chịu sự giám sát nghiêm ngặt của ban lãnh đạo, cơ cấu ban giám đốc, kiểm toán nội bộ độc lập với các cấp độ trách nhiệm, sự phân tách của các cơ chế kiểm soát và việc xây dựng chính sách phù hợp.

2. Cơ chế quản trị doanh nghiệp bên ngoài

Các cơ chế kiểm soát bên ngoài sẽ được điều khiển bởi những cơ chế bên ngoài của một tổ chức. Chúng có vai trò phục vụ cho những mục tiêu của các thực thể như chính phủ, cơ quan quản lý, công đoàn và các tổ chức tài chính. Những mục tiêu này sẽ bao gồm việc quản lý nợ hiệu quả và tuân thủ theo đúng quy định của luật pháp

Thông thường, các cơ chế bên ngoài sẽ được áp dụng lên các tổ chức thông qua những bản hợp đồng công đoàn hoặc quy định hướng dẫn. Các tổ chức bên ngoài như các hiệp hội ngành cũng có thể đưa ra những hướng dẫn về một số phương pháp tốt nhất và doanh nghiệp có thể lựa chọn tuân theo hoặc bỏ qua. Thường thì các công ty sẽ báo cáo về tình trạng và mức độ tuân thủ của các cơ chế quản trị công ty bên ngoài cho các bên liên quan không thuộc nội bộ doanh nghiệp.


Cơ chế quản trị doanh nghiệp
 

Vai trò của quản trị doanh nghiệp đối với sự phát triển của công ty

Quản trị đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển của bất kỳ tổ chức nào hiện nay. Chẳng hạn như đối với doanh nghiệp, việc quản trị tốt sẽ giúp các hoạt động được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn. Thậm chí, những quyết định được đưa ra một cách chính xác sẽ còn góp phần vào quá trình xây dựng một doanh nghiệp bền vững và mang lại nhiều giá trị bền vững, trường tồn.

Tất nhiên, việc quản trị doanh nghiệp chưa bao giờ là một bài toán đơn giản đối với những người lãnh đạo. Nhưng nếu được thực hiện đúng cách, công tác quản trị doanh nghiệp sẽ mang đến rất nhiều lợi ích khác nhau, bao gồm:

- Giúp doanh nghiệp đạt được thành công bền vững và tăng trưởng hiệu quả về mặt kinh tế.

- Tạo dựng danh tiếng thương hiệu, gây ấn tượng tốt với khách hàng và đối tác.

- Duy trì sự tin tưởng của các nhà đầu tư cùng với khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách thuận lợi hơn.

- Việc có kế hoạch quản trị tốt sẽ giúp doanh nghiệp của bạn được đánh giá cao trên thị trường, từ đó tác động tích cực đến giá trị của cổ phiếu. 

- Nâng cao khả năng kiểm soát hệ thống quản lý và thông tin (ví dụ như bảo mật, quản lý các rủi ro).

- Cung cấp hướng dẫn cho người quản lý và chủ sở hữu về chiến lược cùng mục tiêu của doanh nghiệp.

- Hạn chế được tình trạng lãng phí, vấn nạn tham nhũng, sự cố hay việc quản lý kém hiệu quả.

- Việc quản trị còn giúp doanh nghiệp của bạn trở nên linh hoạt, đáp ứng tốt hơn với những thay đổi trong môi trường kinh doanh.


Ví dụ quản trị doanh nghiệp
 

Bật mí 5 chức năng quan trọng trong quản trị doanh nghiệp

Không chỉ đóng vai trò quan trọng, cơ chế quản trị doanh nghiệp còn mang đến 5 chức năng khác nhau. Sự liên kết một cách đồng bộ giữa các chức năng này chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp đạt được những thành công to lớn và phát triển bền vững trên thị trường. Cụ thể:

1. Chức năng lập kế hoạch

Với chức năng lập kế hoạch, ban quản trị doanh nghiệp cần phải đặt ra mục tiêu rõ ràng và lập kế hoạch chiến lược để đạt được những thành công như mong đợi. Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch cũng cần được tính toán và dự báo các tình huống có thể xảy ra, từ đó đề ra các phương án dự phòng cho những trường hợp không mong muốn.

Cụ thể, các hoạt động chính trong việc thực hiện chức năng lập kế hoạch gồm có:

- Nghiên cứu và hiểu rõ về tình hình kinh doanh của thị trường.

- Đánh giá và theo dõi sát sao hoạt động của doanh nghiệp.

- Đặt ra mục tiêu cụ thể và xác định nguồn lực cần thiết cho doanh nghiệp.

- Phân tích và lên kế hoạch chi tiết các công việc cần thực hiện trong phạm vi nguồn lực và thời gian nhất định, kết hợp cùng các điều kiện khác nhau để đạt được mục tiêu tối đa

2. Chức năng tổ chức và sắp xếp nhân sự

Để có thể hoạt động thuận lợi, bất kể doanh nghiệp nào cũng luôn cần có một cơ cấu tổ chức chuyên nghiệp. Chức năng tổ chức tối ưu và sắp xếp nhân sự cần được thực hiện với các đầu việc khác nhau, tuy nhiên tất cả đều có điểm chung là đáp ứng đúng tầm nhìn, sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Để thực hiện chức năng này, các hoạt động cần được thực hiện như sau:

- Tổ chức bộ máy và xây dựng hệ thống nội bộ doanh nghiệp với các cấp bậc, vị trí rõ ràng. Các cấp bậc và vị trí cần được mô tả chi tiết về quyền hạn, trách nhiệm và phúc lợi để đảm bảo sự minh bạch cũng như tính công bằng trong công việc.

- Việc phân bổ nguồn lực phù hợp với từng phòng ban cần được thực hiện theo cấp độ từ lớn đến nhỏ, bao gồm: Công ty - phòng ban - nhóm - cá nhân. Điều này giúp đảm bảo sự phân công công việc hợp lý và tối ưu hóa hiệu quả làm việc của từng cá nhân.

- Thiết lập và ban hành các chính sách, quy tắc trong doanh nghiệp để giúp các cá nhân, bộ phận có thể vận hành công việc một cách trôi chảy. Cần lưu ý là hai yếu tố này phải được thiết lập dựa trên tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời phải tuân thủ theo các quy định Pháp luật hiện hành.


Quản trị công ty là gì?
 

3. Chức năng lãnh đạo và quản lý

Khi đã nhận được những chỉ thị và hướng dẫn công việc rõ ràng, nhà quản trị doanh nghiệp lúc này phải thể hiện được vai trò lãnh đạo và quản lý để đảm bảo nhân sự tuân thủ đúng theo quy định.

Để hoàn thành tốt chức năng này, nhà quản trị cần phải có khả năng giao tiếp tốt, truyền đạt một cách rõ ràng, chân thật và kèm theo đó là động thái khuyến khích sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên, phòng ban.

4. Chức năng điều phối

Thái độ và hành vi của từng cá nhân trong công ty đều có vai trò to lớn trong việc liên kết các phòng ban với nhau. Vì vậy, chức năng điều phối của quản trị doanh nghiệp sẽ có vai trò tạo động lực, duy trì tinh thần kỷ luật nhưng vẫn đảm bảo mang lại không khí thoải mái giữa các phòng ban với nhau..

Có thể khẳng định, chức năng điều phối được coi là thách thức lớn nhất trong các chức năng cơ bản của cơ chế quản trị doanh nghiệp. Nếu thực hiện điều phối một cách hiệu quả và mượt mà, doanh nghiệp sẽ hoạt động suôn sẻ hơn và ngược lại, điều này có thể gây ra sự chia rẽ nội bộ, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài.

5. Chức năng đo lường, đánh giá và điều chỉnh

Chức năng đo lường và điều chỉnh là một công cụ quan trọng để theo dõi sát sao hoạt động của công ty, đảm bảo rằng mọi thứ đang diễn ra theo đúng kế hoạch và có đạt được những mục tiêu đã đề ra hay không. Để thực hiện chức năng này, ban quản trị doanh nghiệp sẽ áp dụng các hoạt động sau:

- Thiết lập các chỉ số KPI dựa trên mục tiêu của công ty.

- Thực hiện việc đo lường và tạo báo cáo về những hoạt động thực tế.

- Đánh giá và so sánh kết quả báo cáo với các chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra.

- Đưa ra các biện pháp điều chỉnh hoặc thay đổi để giải quyết các vấn đề không mong muốn.


Vai trò của quản trị doanh nghiệp
 

14 nguyên tắc "vàng" trong quản trị doanh nghiệp bạn nên khắc cốt ghi tâm

Hiện nay, có rất nhiều lý thuyết và nguyên tắc quản trị doanh nghiệp được các chuyên gia liên tục chia sẻ. Mỗi một lý thuyết, nguyên tắc khi được tạo ra dù mang ý nghĩa khác nhau nhưng đều có chung mục đích là giúp cho việc tổ chức và quản trị doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Trong đó, bộ 14 nguyên tắc của Fayol được xem là kim chỉ nam toàn diện nhất trong việc quản trị công ty mà các doanh nghiệp cần áp dụng. Cụ thể:

- Chuyên môn hóa: Đây là nguyên tắc khuyến khích sự tập trung và hiệu quả trong công việc của nhân viên và doanh nghiệp, đảm bảo hoàn thành công việc theo đúng thời hạn được giao.

- Thẩm quyền phải đi cùng với trách nhiệm tương ứng: Để đảm bảo trách nhiệm được thực hiện đầy đủ, thẩm quyền cần được cấp cho đúng người và bao gồm cả quyền yêu cầu sự hợp tác từ những cá nhân liên quan. Quan trọng hơn hết, người có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về những quyết định của mình để tránh tình trạng trốn đổ lỗi, trốn trách trách nhiệm và gây ra hậu quả xấu.

- Thống nhất về mệnh lệnh: Nhân viên chỉ nên nhận lệnh từ một người lãnh đạo duy nhất. Bởi lẽ, các lãnh đạo trong doanh nghiệp có thể đưa ra những yêu cầu khác nhau cho cùng một công việc và điều đó khiến nhân viên rơi vào tình huống khó xử.

- Kỷ luật: Nguyên tắc kỷ luật gồm các tiêu chuẩn nhất định để áp dụng, tuân thủ quy tắc, ngoài ra còn là sự thống nhất trong hành động để tạo ra giá trị chung. Doanh nghiệp có tính kỷ luật cao sẽ giúp công việc hoàn thành hiệu quả.

- Thống nhất về đường lối: Các bộ phận cần hướng đến mục tiêu chung và nhận mệnh lệnh từ một người đứng đầu, kèm theo đó là kế hoạch thống nhất để đảm bảo mọi hoạt động được phối hợp nhịp nhàng.

- Luôn đặt lợi ích chung lên trên hết: Mục tiêu của người đứng đầu doanh nghiệp đó là nhân viên luôn làm việc hết mình dựa trên nguyên tắc đặt lợi ích chung lên lợi ích riêng. Cụ thể hơn thì đó chính là đặt lợi ích của công ty lên trên các lợi ích riêng của nhóm hay cá nhân.


Cơ chế quản trị công ty
 

- Thù lao: Hãy chắc chắn thù lao mà nhân viên nhận được từ doanh nghiệp là hoàn toàn xứng đáng với công sức và nằm trong khả năng chi trả của doanh nghiệp.

- Tập trung hóa: Tập trung hóa tức là đưa quyền lực vào tay một hay một số người trong ban quản trị công ty. Điều này sẽ đảm bảo được sự đồng thuận, tính thống nhất và quyết đoán khi ra quyết định, sách lược cho doanh nghiệp.

- “Xích lãnh đạo”: Mối quan hệ giữa cấp trên - cấp dưới hay mệnh lệnh được truyền xuống phải tuân thủ theo các nguyên tắc rõ ràng, hai bên cùng hiểu và đảm bảo vận dụng linh hoạt, không bị cứng nhắc.

- Trật tự: Mỗi nhân viên trong doanh nghiệp nên có vị trí riêng, nhiệm vụ và trách nhiệm phù hợp để luôn có động lực, cảm thấy tự tin và an toàn trong doanh nghiệp. Mọi vật hay mọi người hiện nay đều có vị trí của riêng nó nên tất cả cần được sắp xếp đúng vị trí.

- Sự công bằng: Công bằng chính là chân lý làm cho bất kỳ ai cũng cảm thấy tự do và hài lòng khi làm việc trong môi trường doanh nghiệp. Vì vậy, cơ chế quản trị doanh nghiệp cần đảm bảo sự công bằng trong bất kỳ vấn đề nào. Đây chính là nguyên tắc quan trọng giúp doanh nghiệp trở nên vững mạnh, củng cố sự trung thành của các thành viên.

- Ổn định nhiệm vụ: Các nhân viên cần có thời gian để thích ứng và thực hiện công việc một cách chỉ chu, dễ dàng nhất. Chính sự ổn định đảm bảo cho các hoạt động có mục tiêu rõ ràng và điều kiện cụ thể để chuẩn bị chu đáo.

- Sáng kiến: Hãy luôn khuyến khích và cho phép các cá nhân chủ động bày tỏ ý tưởng sáng tạo của mình. Dù là ở bất kỳ cấp bậc nào trong tổ chức, việc thể hiện bản thân được xem là nhu cầu trên đỉnh tháp của mỗi người. Từ đó giúp cho mọi nhân viên đều có cơ hội thể hiện năng lực và được công nhận.

- Tinh thần đoàn kết: Tạo dựng các mối quan hệ và duy trì sự hòa hợp với nhau trong công việc là điều rất quan trọng. Bởi lẽ, sự đoàn kết giữa nhân viên với nhau và nhân viên với lãnh đạo sẽ giúp doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công to lớn.


Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp
 

Phân biệt quản trị doanh nghiệp và quản trị kinh doanh

Bên cạnh quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh doanh cũng là một khái niệm thường xuyên được sử dụng và khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Vậy nên, để hiểu rõ sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này thì chúng ta cần dựa trên 4 yếu tố cơ bản được liệt kê cụ thể trong bảng sau:
 

Yếu tố so sánh

Quản trị doanh nghiệp (corporate governance)

Quản trị kinh doanh (business management)

Khái niệm

Là hệ thống các quy tắc, chính sách và luật lệ được ban lãnh đạo đưa ra để quản lý, vận hành doanh nghiệp hiệu quả.

Là công việc quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, người chịu trách nhiệm toàn bộ sẽ là Ban giám đốc ..

Mục tiêu

Phòng tránh và hạn chế sự lạm dụng về quyền lực và nhiệm vụ chức quyền để chiếm đoạt tài sản, cơ hội của công ty cho mục đích cá nhân, gây thiệt hại cho nguồn lực của doanh nghiệp.

Người quản lý sẽ sử dụng quyền hạn cho mục đích phục vụ cho lợi ích chung của doanh nghiệp.

Phạm vi lợi ích

Tác động đến sức khỏe của công ty và sự phát triển bền vững của xã hội.

Ảnh hưởng đến sự phát triển và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đối tượng tác động

Bên trong nội bộ doanh nghiệp như Hội đồng quản trị, Ban giám đốc điều hành, Cổ đông,...

Các bên liên quan không thuộc yếu tố nội bộ doanh nghiệp như xã hội, môi trường cộng đồng, khách hàng, cơ quan quản lý Nhà nước,....

Bao gồm những đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.

 

 

Thực trạng quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Thực tế thì hiện nay, các quy định pháp lý về việc quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn chưa đầy đủ và hoàn thiện tuyệt đối. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp tại nước ta vẫn đang thuộc nhiều loại hình sở hữu khác nhau, bao gồm cả Nhà nước, cổ phần hóa,cổ phần tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài. Đó chính là lý do vì sao mà các quy định về quản trị doanh nghiệp cho từng loại hình này vẫn chưa đảm bảo được sự thống nhất và có nhiều điểm chưa phù hợp, điển hình như:

- Trong một số doanh nghiệp, vai trò và chức năng của ban kiểm soát vẫn chưa thật sự rõ ràng và còn nhiều hạn chế, chỉ mang tính hình thức.

- Sự rõ ràng, minh bạch về thông tin chưa được triển khai hiệu quả, nhất là ở các công ty cổ phần hóa.

- Vai trò của cổ đông đại diện cho vốn góp của Nhà nước tại các công ty cổ phần hóa vẫn còn lỏng lẻo và thường bị lạm dụng. Điều này có thể dẫn đến xung đột và sự can thiệp thường xuyên của cơ quan Nhà nước vào quản trị doanh nghiệp. Ngoài ra, cơ chế quản lý trong những công ty này cũng thường bị đánh giá là lỗi thời và không hiệu quả.

- Các giao dịch với những bên liên quan thường được thực hiện giữa hai hoặc nhiều bên có mối quan hệ đặc biệt trước đó. Không thể phủ nhận, tình trạng giao dịch tư lợi đang diễn ra khá thịnh hành tại các doanh nghiệp của nhà nước, đặc biệt là trong các giao dịch lớn như đấu thầu hay mua máy móc, nguyên vật liệu. Việc quản lý của Nhà nước vẫn còn nhiều điểm hạn chế trong việc kiểm tra và công khai minh bạch thông tin về các giao dịch này.


Quản trị doanh nghiệp nghĩa là gì?
 

Trên đây là những thông tin quan trọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ quản trị doanh nghiệp là gì. Thông qua bài viết này, Phương Nam Vina không chỉ đề cập đến việc làm rõ khái niệm của quản trị công ty mà còn đưa ra nhiều kiến thức liên quan về vai trò, chức năng và nguyên tắc “vàng” khi tiến hành triển khai công tác quản trị. Từ đây chúng tôi cũng hi vọng rằng, bạn sẽ có được cái nhìn sâu sắc hơn về cơ chế quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam để áp dụng vào công ty của mình.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Quy trình triển khai KPI hiệu quả cho mọi doanh nghiệp

icon thiết kế website Doanh nghiệp SME là gì? Sự khác biệt giữa SME và startup

icon thiết kế website Brand equity là gì? Chiến lược xây dựng tài sản thương hiệu

Bài viết mới nhất

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright © All Rights Reserved là một cụm từ pháp lý thường xuất hiện ở footer website hay cuối tác phẩm nhằm khẳng định quyền tác giả.

 
Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, các giải pháp kinh doanh online chính là chìa khóa để doanh nghiệp vững bước trên cuộc đua chinh phục thị trường.

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

Khi đối mặt với ý tưởng, giải pháp hoặc công nghệ mới, POC là công cụ quan trọng giúp bạn xác thực tính khả thi và hiệu quả trước khi triển khai.

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment (hoạt động tự doanh) là một cơ hội tuyệt vời để bạn trở thành người làm chủ công việc và nhanh chóng đạt được tự do tài chính.

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Hiểu rõ chi phí cơ hội không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực mà còn mở ra những cơ hội phát triển bền vững và thành công.

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Ngân sách là một công cụ quản lý tài chính không thể thiếu đối với doanh nghiệp để kiểm soát chi tiêu và đảm bảo các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

zalo