Kế hoạch kinh doanh homestay hiệu quả cho người mới bắt đầu

Homestay là một mô hình tuy mới chỉ du nhập về Việt Nam cách đây không lâu nhưng đã nhanh chóng trở thành xu hướng, trào lưu du lịch của những người trẻ. Tiềm năng du lịch từ việc kinh doanh homestay cũng vì thế mà trở nên phát triển, xét về tương lai thậm chí còn mang đến nhiều cơ hội bứt phá hơn nữa. Nhận thấy được thế mạnh từ việc đầu tư này, nhiều cá nhân đã quyết định đổi hướng và lựa chọn homestay làm công cụ sinh lời. Vậy nên, nếu bạn cũng đang ấp ủ dự định thành lập một homestay cho riêng mình nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu thì hãy tham khảo nội dung dưới đây, đó chính là chìa khóa để mở ra cho bạn con đường kinh doanh hiệu quả và thành công sau này.


Kế hoạch kinh doanh homestay hiệu quả cho người mới bắt đầu
 

Kinh doanh homestay là gì?

Homestay là một loại hình lưu trú mà khách du lịch sẽ nghỉ lại tại nhà dân để khám phá, trải nghiệm cuộc sống, văn hóa của người dân tại địa phương. Để hình dung rõ hơn về homestay thì đây được xem như là một loại hình lưu trú tại nhà người dân. Ở đây, bạn sẽ được hòa mình vào trong không gian sinh hoạt với gia chủ, được làm việc, nấu nướng, trò chuyện, ăn uống và ngủ nghỉ giống như một thành viên trong gia đình.

Thông qua mô hình này, bạn sẽ có được một cái nhìn thân thực và gần gũi hơn về phong tục tập quán, văn hóa địa phương nơi mà mình vừa đặt chân đến. Với bản chất như trên, homestay được đánh giá là cực kỳ phù hợp với những quốc gia có 54 dân tộc, kết hợp cùng nền văn hóa đa dạng, phong phú tại các tỉnh thành khác nhau như Việt Nam. Đó cũng chính là lý do vì sao mà kinh doanh homestay đang là một từ khóa hot được nhiều người chú ý, trong đó phổ biến cần phải kể đến giới trẻ hiện nay.


Kinh doanh homestay
 

Những cơ hội và rủi ro khi kinh doanh homestay

Hiện nay, xu hướng du lịch homestay đang trở nên rất thịnh hành và được nhiều người ưa chuộng hơn so với các khách sạn 5 sao hay resort đắt đỏ. Chính vì thế mà việc đầu tư kinh doanh homestay sẽ mang lại rất nhiều cơ hội lớn nhưng đồng thời, vẫn có một số thách thức mà bạn cần phải làm rõ khi lựa chọn khởi nghiệp với mô hình này.

1. Cơ hội khi kinh doanh homestay

Trong vài năm trở lại đây, xu hướng du lịch homestay tại Việt Nam đang ngày càng trở nên phổ biến bởi mang đến nhiều trải nghiệm thú vị mà không có loại hình lưu trú nào có thể sánh được. Chính bởi sự khác biệt, độc lạ và biết cách nắm bắt tốt xu hướng nên homestay đang được đánh giá rất cao về tiềm năng phát triển lâu dài, cụ thể:

- Cơ hội giúp mô hình homestay được nở rộ: đây là mô hình mang lại cho du khách những trải nghiệm thực tế từ cuộc sống bản địa, đồng thời tạo sự gần gũi, gắn kết với con người, thiên nhiên nơi mà họ đặt chân đến. Đây vẫn luôn là một mục tiêu hàng đầu mà các du khách thường hướng đến khi đi du lịch.

- Thị trường “vàng” cho những người vốn ít: mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển nhưng thị trường homestay lại khá nhỏ lẻ, việc quản lý khó khăn và tốn nhiều thời gian,... nên các doanh nghiệp lớn ít đầu tư vào mô hình này. Điều đó đã tạo cơ hội rộng mở cho các cá nhân hoặc nhóm người không có lợi thế mạnh về số vốn đầu tư.

- Thu nhập hấp dẫn và tự do tài chính: nhu cầu du lịch của con người luôn tăng mạnh đã tạo điều kiện cho kinh doanh homestay mang về nguồn thu nhập hấp dẫn. Đối tượng khách du lịch thường là những người tự chủ về tài chính nên họ sẽ sẵn sàng chi trả số tiền lớn để tận hưởng không gian homestay ấn tượng. Với những homestay có quy mô lớn, chủ đầu tư có thể thu về lợi nhuận lên đến hàng trăm triệu / tháng, nhất là vào các khoảng thời gian cao điểm.

- Vốn ít, khả năng thu hồi nhanh: so với một khách sạn hay resort, chi phí để xây dựng homestay sẽ rẻ hơn rất nhiều do tận dụng nhà có sẵn và cải tạo lại. Đồng thời, với xu hướng du lịch homestay đang tăng trưởng mạnh mà các chủ đầu tư sẽ có được lợi nhuận lớn, từ đó khả năng thu hồi vốn được nhanh hơn rất nhiều.


Mở homestay
 

2. Rủi ro khi kinh doanh homestay

Bên cạnh những cơ hội quý giá, đầu tư homestay du lịch cũng tồn tại nhiều khó khăn, thử thách và cả những rủi ro mà các nhà đầu tư phải đối mặt, bao gồm:

- Khả năng cạnh tranh cao: mặc dù vắng bóng sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp lớn nhưng kinh doanh homestay vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh giữa các cá nhân, nhóm nhỏ trong cùng khu vực.

- Khó giữ chân khách hàng: mục đích của du lịch homestay đó chính là trải nghiệm nên khi có nhiều không gian mới được mở ra, du khách thường sẽ lựa chọn đến đó để có thêm nhiều trải nghiệm ấn tượng.

- Thất thoát chi phí quản lý: đây là một thách thức đối với những chủ đầu tư không sinh sống và làm việc tại đó. Vì vậy, việc thuê một người trực tiếp quản lý ở đây sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề này, hạn chế tình trạng tốn kém chi phí có thể xảy ra.


Điều kiện kinh doanh homestay
 

Những điều kiện cần có để kinh doanh homestay hiệu quả

Để giúp cho một mô hình kinh doanh có thể hoạt động hiệu quả thì đó chính là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau. Tương tự với lĩnh vực kinh doanh homestay, muốn gặt hái được thành công trong lĩnh vực này thì bạn cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:

1. Kinh phí

Đối với những người mới bước chân vào lĩnh vực này, kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền vẫn luôn là một trong các câu hỏi gây khó dễ nhiều nhất. Theo đó, vốn đầu tư homestay sẽ còn tùy thuộc vào quy mô, ý tưởng không gian và nền tảng hiện có của mỗi người,... Chính vì vậy, rất khó để xác định chính xác mức vốn đầu tư của lĩnh vực này.

Thay vào đó, hãy chuẩn bị cho mình một bản kế hoạch tài chính cụ thể để ước lượng số vốn đầu tư mà mình sẽ chuẩn bị thông qua các khoản chi phí khi kinh doanh sau:

- Chi phí thuê mặt bằng: cái này sẽ còn tùy thuộc vào thị trường bất động sản của từng khu vực cũng như đặc điểm, độ độc đáo mà căn nhà bạn sẽ thuê.

- Chi phí cải tạo: để có thể tiết kiệm được khoản chi này thì bạn hãy tận dụng những gì mà gia chủ đang có để tái sử dụng, hoặc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.

- Chi phí thuê người vận hành, quản lý: nếu không thể có mặt để quản lý trực tiếp, bạn hãy thuê người giám sát, quản lý và vận hành homestay đáng tin cậy.

Với những khoản chi phí như trên thì nhìn chung, để xây dựng homestay trên cơ sở đã có nhà ở thì chi phí tối thiểu sẽ khoảng từ 200 triệu. Nhưng nếu phải đi thuê mặt bằng để làm homestay thì mức chi có thể lên đến 500 triệu để hoàn thiện không gian một cách tốt nhất.

2. Thời gian

Để có thể giúp homestay hoạt động một cách hiệu quả thì bên cạnh chi phí, bạn cũng cần có sự đầu tư về thời gian cho khâu chuẩn bị đến khi vận hành thực tế. Trong đó, giai đoạn vận hành tưởng chừng như đơn giản nhưng lại cực kỳ phức tạp do có rất nhiều việc mà bạn cần phải làm, chẳng hạn như: đưa / đón khách, chuẩn bị phòng, check in, check out, dọn dẹp, kiểm tra phòng, thường xuyên take care trong quá trình khách ở, xử lý sự cố, sale phòng, marketing,....

Vậy nên, để có thể tối ưu được khoản thời gian vận hành thì ngoài việc thuê thêm người, bạn cũng cần ưu tiên sử dụng một số ứng dụng, phần mềm để quá trình làm việc được diễn ra trơn tru, thuận lợi hơn.


Kinh doanh homestay chung cư
 

3. Kinh nghiệm

Yếu tố kinh nghiệm là một trong những điều kiện kinh doanh homestay mà bạn cần phải có để giúp cho mô hình hoạt động hiệu quả và nhanh chóng thành công, hoặc chí ít thì cũng hạn chế được nhiều rủi ro hơn. Không chỉ vậy, có nhiều kinh nghiệm còn giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc hơn so với việc phải nghiên cứu và thử nghiệm lại từ đầu. Thậm chí, sẽ có rất nhiều khoản mà mãi sau này bạn mới nhận ra rằng, đó thật ra là thứ không cần thiết và khiến bạn bị “mất tiền ngu”.

Khi có kinh nghiệm, bạn sẽ biết được thứ gì nên mua và không nên mua, hoặc khi khách có sự cố thì nên xử lý như thế nào,.... Tất nhiên, kinh nghiệm là thứ không phải ai cũng có nhưng nếu có kinh nghiệm trong ngành này rồi thì đây chắc chắn chính là thế mạnh của bạn hơn so với những người mới bước vào nghề.

4. Bản sắc riêng

Mỗi một ngành nghề kinh doanh đều cần những bản sắc riêng và mỗi người cũng nên có những lợi thế cho riêng mình. Bởi thực tế, có những nghề được định sẵn là sinh ra dành cho bạn và đương nhiên, cũng có một số nghề thì ngược lại. Với lĩnh vực homestay thì bạn cần có lợi thế về giao tiếp giỏi, tinh tế và nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu hướng.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải là người biết sáng tạo để cung cấp cho du khách những trải nghiệm mới mẻ, độc đáo và luôn có sự cầu tiến, ham học hỏi để không ngừng đổi mới theo hướng tích cực. Ví dụ, ngoài kinh doanh chỗ ngủ thì bạn cũng nên tạo điều kiện để du khách được trải nghiệm với thiên nhiên như: thăm ruộng lúa chín, tự tay hái hoa quả, bắt cá, tự nấu ăn với những nguyên liệu thu hoạch được,.... Chắc chắn những điều này sẽ giúp du khách cảm thấy đặc biệt hơn là những hình thức nghỉ dưỡng thông thường.


Kế hoạch kinh doanh homestay
 

5. Tư duy dịch vụ

Một điều kiện kinh doanh homestay mà bạn cần phải có để đi đường dài với ngành nghề này đó chính là phải có tư duy và thái độ của một người làm dịch vụ. Sở dĩ, người làm dịch vụ là người “làm dâu trăm họ” nên khi đã xác định gắn bó với nghề này, bạn cần phải chấp nhận đối mặt với nhiều trường hợp sẽ xảy đến. Tất nhiên, không phải khách nào khi sử dụng dịch vụ homestay cũng đều thân thiện, sạch sẽ và lịch sự. Chính vì vậy, người làm dịch vụ tốt là người phải biết lường trước được những tình huống có thể xảy đến để đưa ra giải pháp, cách xử lý phù hợp trong tâm thế hòa bình, dĩ hòa vi quý.

Hướng dẫn kinh doanh homestay thành công

Kinh doanh homestay chung cư không phải là một vấn đề đơn giản, nhất là trong bối cảnh ngày càng có nhiều homestay xuất hiện dày đặc tại các thành phố du lịch lớn. Vì vậy, để có thể cạnh tranh lại với các đối thủ của mình trong mô hình này, bạn cần phải có sự chuẩn bị, đầu tư kỹ lưỡng cụ thể theo các hướng dẫn sau:

1. Nghiên cứu thị trường

Dù có đang hoạt động trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào thì việc đầu tiên mà bạn cần làm đó chính là nghiên cứu thị trường, và kinh doanh homestay cũng không phải là một ngoại lệ. Hãy nhanh chóng khoanh vùng những nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn đang muốn nhắm tới, họ là ai, bao nhiêu tuổi và sở thích của họ như thế nào?.... Tất cả những đặc điểm này chính là yếu tố quan trọng để quyết định vị trí của homestay là ở đâu và cách mà bạn triển khai để thu hút khách hàng hiệu quả.

Ngoài ra, việc phân tích các đối thủ trong khu vực cũng là cách để bạn có thể định giá dịch vụ của mình sao cho phù hợp nhất. Thông thường, tùy vào từng phân khúc khách hàng, khu vực tọa lạc của homestay mà giá thuê sẽ có sự điều chỉnh, khác biệt so với mặt bằng chung. Nếu để giá quá cao thì homestay của bạn sẽ rất dễ bị mất khách, nhưng nếu giá quá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận.


Kinh doanh homestay hiệu quả
 

2. Tính toán lợi nhuận, doanh thu và thời gian hoàn vốn

Để giúp cho kế hoạch kinh doanh homestay được diễn ra thuận lợi, bạn cần phải biết cách tính toán lợi nhuận, doanh thu và thời gian hoàn vốn của mình sao cho thật chính xác để tránh tình trạng càng đầu tư càng lỗ. Nếu không biết cách tính như thế nào thì bạn có thể tham khảo theo các bước dưới đây:

Bước 1: Tính toàn bộ các khoản chi phí đầu tư và vận hành sao cho càng chi tiết càng tốt.

Bước 2: Tính giá thuê trung bình của từng đối thủ đang kinh doanh trong khu vực.

Bước 3: Tính toán tỷ lệ lấp phòng dự kiến của homestay sẽ là bao nhiêu % trong tuần và khoảng bao nhiêu % khi rơi vào cuối tuần, lợi nhuận thu về cho mỗi tháng, giá phòng và doanh thu dự kiến sẽ đạt được.

Bước 4: Tính ROI thời gian mà bạn sẽ hoàn lại số vốn dựa trên các khoản chi phí đầu tư, lợi nhuận ròng thu về mỗi năm. Theo đó, thời gian thu hồi vốn lý tưởng được cho là từ 7 tháng - 1 năm.

Tất nhiên, vốn đầu tư thấp thì khả năng thu hồi vốn sẽ càng nhanh, còn vốn đầu tư cao thì sẽ lâu hơn là điều dễ hiểu. Nhưng làm homestay với nhiều phòng cùng chi phí đầu tư cao chưa chắc đã bán được giá phòng cao cùng lợi nhuận tốt hơn so với mô hình đầu tư thấp. Vì vậy, việc cân nhắc và tính toán theo các bước trên là điều vô cùng quan trọng để bạn có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn.

3. Lựa chọn địa điểm kinh doanh homestay

Vị trí, mặt bằng chính là yếu tố quan trọng nhất khi bạn kinh doanh dịch vụ lưu trú dù ở bất cứ loại hình nào. Theo đó, điểm chung của du khách khi ở homestay đó là họ muốn đi tham quan nhiều nơi sao cho tốn ít thời gian nhất có thể. Vì vậy mà địa điểm của homestay cũng cần phải thuận tiện cho quá trình mà họ di chuyển.

Đối với các địa phương có truyền thống về du lịch, bạn cần ưu tiên lựa chọn địa điểm kinh doanh homestay ở gần các địa danh nổi tiếng. Còn nếu muốn kinh doanh homestay ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng, bạn nên chọn địa điểm ở gần trung tâm để du khách có thể tiện đi lại, không gian cũng sầm uất và sôi nổi hơn cả.
 

Kinh nghiệm kinh doanh homestay
 

4. Thiết kế trang trí homestay

Homestay muốn thu hút khách hàng thì đầu tiên cần phải đáp ứng được vẻ bề ngoài ấn tượng. Vậy nên, hãy luôn chú trọng đến vấn đề thiết kế sao cho thật độc đáo, nổi bật và đừng khiến homestay của mình trông giống như nhiều khách sạn, nhà nghỉ thông thường. Nếu chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, các bạn có thể tham khảo một số gợi ý của chúng tôi như sau:

- Đầu tiên, hãy lựa chọn một phong cách thiết kế đặc trưng và xuyên suốt cho homestay của mình. Đó bao gồm phong cách minimalism (tối giản Nhật Bản), tropical nhiệt đới (nhiều cây), scandinavian (Bắc Âu), Maroc, vintage, Việt Nam xưa, Indochina, Địa Trung Hải, boho,....

- Lên ứng dụng pinterest hoặc tìm kiếm trên Google để lựa chọn ý tưởng theo phong cách đã chọn.

- Nên chọn khoảng ba màu chủ đạo cho toàn bộ sơn tường, nền nhà, màu nội thất và màu sắc trang trí nên nhớ phải chọn màu đúng với phong cách đã chọn.

- Trang trí ngôi nhà bằng bộ chăn ga gối nệm phù hợp, đèn trang trí, đèn ngủ, thảm, dép đi trong nhà, kệ tủ, cây xanh, tranh ảnh,....

- Trang trí khu sinh hoạt chung, sân thượng, ban công, hàng lang, cầu thang để không gian thêm phần ấn tượng.

- Nên có một khu vực sống ảo để thu hút du khách chụp hình chia sẻ trên mạng, pr miễn phí cho homestay.

- Nội thất và trang trí phòng bạn có thể tự làm, còn nếu không thì thuê đơn vị thiết kế bên ngoài để hiệu quả thị giác thêm phần hiệu quả.

5. Hoàn tất các thủ tục kinh doanh homestay

Xây dựng homestay thật ra mới chỉ là bước đầu, nhưng để có thể đưa nó vào vận hành thì nhà đầu tư cần phải tuân thủ theo đúng như quy định của Pháp luật. Việc kinh doanh khi chưa được cấp phép không chỉ khiến thương hiệu mất đi uy tín mà còn mang lại nhiều hệ lụy lâu dài.

Vậy nên, để có thể được cấp phép mở homestay, bạn cần phải đáp ứng đầy đủ theo những điều kiện đã được quy định cụ thể trong các văn bản Pháp luật như: Luật Du lịch 2005, Nghị định số 46/2012/NĐ-CP, Nghị định 79/2014/NĐ-CP,…. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng cần phải bổ sung thêm vào homestay của mình một số loại giấy phép như: giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận an ninh trật tự,....

6. Vận hành và quản lý homestay

Dù có quy mô lớn hay nhỏ thì các homestay hiện nay cũng cần phải có người quản lý và nhân viên để hỗ trợ, nhất là với những ai không có nhiều thời gian. Lúc này, họ chính là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng sự uy tín, chuyên nghiệp và chất lượng của homestay trong mắt khách hàng.

Nên ưu tiên tuyển dụng những người có kinh nghiệm, chuyên môn, trung thực và nhiệt huyết với công việc. Ngoài vị trí quản lý thì nên ưu tiên người có ý định làm việc lâu dài, cố định mỗi ngày thì đối với nhân viên, bạn có thể thuê partime hoặc người làm thời vụ để tiết kiệm chi phí.


Bí quyết kinh doanh homestay
 

Những kinh nghiệm xương máu khi kinh doanh homestay

Kinh doanh homestay không phải là một trò chơi đơn thuần mà đó chính là cuộc chiến của tiền thật, giá trị thật. Vậy nên, để kế hoạch kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất, bạn đừng bỏ qua những kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn dưới đây. Dù đây có thể chỉ là những bí quyết nhỏ trong một bức tranh tổng thể nhưng nó lại mang sức ảnh hưởng lớn đến hình ảnh, lợi nhuận cho homestay của bạn.

1. Chi phí đầu tư hợp lý

Một khoản ngân sách đầu tư hợp lý sẽ cho bạn câu trả lời về giá bán phù hợp. Một căn phòng homestay có giá thành “dễ thở” cũng giúp cho kế hoạch sale được diễn ra đơn giản, hiệu quả hơn. Còn nếu đầu tư quá tay một số tiền lớn vào homestay nhưng lại không có kế hoạch triển khai hiệu quả thì rất khó để thu hồi vốn và có lãi trong một thời gian lý tưởng. Thậm chí, dù bạn có đầu tư kinh doanh trong 5 năm, 10 năm thì cũng chưa chắc lợi nhuận mà bạn thu về có thể lấp đầy số vốn mà bạn đầu tư ban đầu.


Bí quyết kinh doanh homestay hiệu quả
 

2. Đăng ký bán phòng trên các kênh OTA

Mở homestay muốn thành công hay không ngoài chất lượng thì vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào quảng cáo. Vậy nên, nếu bạn đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng phòng ốc hoành tráng nhưng lại không thông báo cho mọi người biết về sự tồn tại của mình thì cũng chẳng ai biết mà đến.

Vậy nên, để giúp homestay của mình được nhiều người biết đến thì bạn cần đẩy mạnh việc truyền thông, quảng bá bằng cách đăng bán phòng trên các kênh OTA (các kênh đại lý du lịch trực tuyến) điển hình như: Booking.com, Agoda.com, Expedia.com,.... Có như vậy thì cơ hội mà bạn tiếp cận được với khách hàng tiềm năng của mình sẽ cao hơn.

3. Xây dựng website homestay

Không nhất thiết phải dựa 100% vào các kênh OTA, bạn cũng có thể đẩy mạnh chiến dịch marketing và bán phòng trực tiếp bằng website riêng của mình mà không cần phải trả hoa hồng như OTA. Chưa kể, xây dựng website homestay riêng còn là công cụ hữu hiệu để bạn xây dựng thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp của mình trên thị trường Internet.

Website không chỉ là một kênh thông tin chính thống, đầy đủ về homestay mà còn tạo nên trải nghiệm liền mạch, gia tăng uy tín cho khách hàng khi ghé thăm. Đặc biệt, website còn giúp bạn thu hút khách nước ngoài hiệu quả vì đây là nhóm đối tượng thường thích tìm hiểu, đặt phòng thông qua trang web.

Không chỉ bán phòng, việc sở hữu một website riêng còn giúp bạn bán nguyên combo gồm tour du lịch, phòng ốc và nhiều dịch vụ khác,.... Ngoài ra, bạn cũng có thể chia sẻ thêm các bài viết về địa điểm du lịch ở trong khu vực để gia tăng lượt tiếp cận, tỷ lệ chuyển đổi cao mà không cần phải cạnh tranh nhiều với các đối thủ khác.

Tuy nhiên, để sở hữu một website homestay chất lượng là điều không hề đơn giản khi bạn phải có nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Vì vậy, nếu không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì lời khuyên mà chúng tôi dành cho bạn đó là nên tham khảo sử dụng dịch vụ thiết kế website khách sạn, homestay tại Phương Nam Vina.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên thiết kế, lập trình chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho bạn một trang web chất lượng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh mang lại triển vọng tốt. Bên cạnh đó, để giúp cho website của bạn có thể phát huy hết khả năng tiếp cận khách hàng thì Phương Nam Vina còn cung cấp thêm dịch vụ Google Ads,.... Kết hợp với chất lượng dịch vụ chu đáo thì chúng tôi tin rằng, homestay của bạn sẽ ngày càng được nhiều du khách quan tâm và lựa chọn là điểm đến số 1 khi đi du lịch. Vậy nên, nếu đang quan tâm đến dịch vụ, các bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!

Bí quyết kinh doanh homestay thành công

4. Lên chiến lược marketing xây dựng thương hiệu

Kế hoạch kinh doanh homestay chắc chắn không thể nào thiếu được một chiến lược marketing tốt để quảng bá thương hiệu. Việc sở hữu một chiến dịch tiếp thị tốt sẽ giúp cho chủ homestay có những bước đi đúng hướng khi đưa thương hiệu của mình đến gần hơn khách hàng, từ đó mang lại kết quả kinh doanh cao. Một số chiến dịch marketing mà các bạn có thể áp dụng cho homestay của mình gồm có:

- Quảng bá homestay trên các trang mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Zalo, Instagram, Twitter,....

- Làm youtube về dịch vụ homestay.

- Email marketing.

- Chạy quảng cáo trên website.

Ngoài ra, chủ homestay cũng nên chú ý đến các bình luận, đánh giá hay review homestay trên Internet bởi nó tác động trực tiếp đến thương hiệu, cảm nhận của người xem. Đối với những đánh giá không tốt, bạn hãy tìm hiểu tính khách quan của chia sẻ này và xử lý một cách khéo léo để khách hàng có thể thông cảm, đồng thời tiếp tục tin tưởng sử dụng dịch vụ.

Các mô hình kinh doanh homestay độc đáo hiện nay

Như đã đề cập ở trên, để kinh doanh homestay trong bối cảnh mà mọi người đều làm homestay như hiện nay, bạn cần phải biết cách làm cho homestay của mình trở nên thật độc đáo. Vậy nên dưới đây sẽ là một số mô hình mà bạn có thể tham khảo để áp dụng cho công việc kinh doanh homestay của mình thêm phần mới lạ.

1. Homestay dạng ống độc đáo

Những homestay dạng ống với các gam màu nổi bật, rực rỡ đã trở thành biểu tượng nổi bật tại những khu du lịch nổi tiếng như: Sapa, Mộc Châu, Vũng Tàu hay Đà Lạt,.... Với phong cách thiết kế đẹp mắt, ấn tượng cùng giá thành rẻ, đây chính là một mô hình homestay được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để tạo điểm nhấn cho riêng mình trên thị trường.
 

Homestay dạng ống
 

2. Nhà trên cây

Nếu bạn đã từng du lịch tại miền núi Thái Lan thì chắc chắn không còn cảm thấy xa lạ với mô hình homestay nhà trên cây vô cùng độc lạ này. Đây là mô hình homestay cực kỳ thích hợp cho những khu du lịch miền núi, nhất là trong núi rừng hoang sơ. Tùy thuộc vào chi phí mà chúng ta có thể điều chỉnh diện tích, tính năng và vật dụng trong ngôi nhà một cách dễ dàng.


Homestay nhà trên cây
 

3. Mô hình homestay nhà sàn

Nhà sàn là một trong những công trình kiến trúc đặc sắc và nổi bật của văn hóa Việt Nam. Nó gây ấn tượng mạnh mẽ không chỉ cho du khách nội địa mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế. Đó chính là lý do vì sao mà nhiều người lại chọn kiểu thiết kế này cho homestay của mình. Thông thường, mô hình homestay nhà sàn thường được xây dựng ở những vùng núi của Việt Nam như: Mộc Châu, Hà Giang hoặc các khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Tây Bắc,....


Homestay miệt vườn
 

4. Homestay miệt vườn

Homestay miệt vườn là loại hình phổ biến ở miền tây và giờ đang dần len lỏi đi khắp mọi miền của cả nước. Với khoản chi phí thấp, nhà ở có thể được xây theo dạng gạch giả tre nứa hoặc trực tiếp lợp tranh, nhà đất,.... Điểm đặc biệt tạo nên nét đặc trưng cho homestay miệt vườn đó chính là ao cá, kênh hồ, phong cách bài trí đậm chất miền Tây,... đi cùng với đó là dịch vụ câu cá, hái quả,.... Nếu hướng tới đối tượng khách là gia đình thì bạn nên xây dựng khu vui chơi có nhiều trò dân gian thú vị.


Homestay miệt vườn
 

Trên đây là những kinh nghiệm kinh doanh homestay mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến các bạn. Đây là một lĩnh vực đầy tiềm năng và có thể mang đến cho chủ đầu tư một nguồn lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu thì bạn cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ về thị trường cũng như trang bị cho mình những bí quyết riêng để giúp cho việc kinh doanh homestay trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Branding marketing là gì? Làm brand marketing có khó không?

icon thiết kế website Học cách kinh doanh hiệu quả qua 9 bước đơn giản, khôn ngoan

icon thiết kế website Phân khúc thị trường là gì? Cách chọn đúng phân khúc thị trường

Bài viết mới nhất

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright © All Rights Reserved là một cụm từ pháp lý thường xuất hiện ở footer website hay cuối tác phẩm nhằm khẳng định quyền tác giả.

 
Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, các giải pháp kinh doanh online chính là chìa khóa để doanh nghiệp vững bước trên cuộc đua chinh phục thị trường.

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

Khi đối mặt với ý tưởng, giải pháp hoặc công nghệ mới, POC là công cụ quan trọng giúp bạn xác thực tính khả thi và hiệu quả trước khi triển khai.

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment (hoạt động tự doanh) là một cơ hội tuyệt vời để bạn trở thành người làm chủ công việc và nhanh chóng đạt được tự do tài chính.

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Hiểu rõ chi phí cơ hội không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực mà còn mở ra những cơ hội phát triển bền vững và thành công.

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Ngân sách là một công cụ quản lý tài chính không thể thiếu đối với doanh nghiệp để kiểm soát chi tiêu và đảm bảo các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

zalo