Hướng dẫn kinh doanh phòng gym theo từng mô hình hiệu quả

Khi đời sống của người dân ngày càng tăng cao thì nhu cầu làm đẹp và chăm sóc sức khỏe của họ cũng theo đó mà liên tục được chú trọng. Đó chính là lý do vì sao các phòng tập gym xuất hiện ngày một nhiều nhưng có lẽ vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đông đảo của khách hàng. Vậy nên việc kinh doanh phòng gym được xem như một xu hướng kinh doanh mới, lâu dài và dễ dàng “hốt bạc” trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa rằng việc mở phòng gym là rất dễ mà ngược lại, bạn sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của rất nhiều đối thủ khác nhau. Do đó, trong bài viết này, đội ngũ marketing Phương Nam Vina sẽ giới thiệu cho bạn những chiến lược thông minh để công việc kinh doanh mau chóng có lãi và phòng gym được hoạt động ổn định, hiệu quả nhất.


Hướng dẫn kinh doanh phòng gym theo từng mô hình hiệu quả, thành công
 

Những tiềm năng khi kinh doanh phòng gym

Mở phòng tập gym với số vốn đầu tư cao và thị trường cạnh tranh khốc liệt đã khiến cho nhiều người không khỏi thắc mắc liệu mở phòng gym có lời không? Có thể nói, mặc dù phải bỏ ra số vốn cao cùng thị trường đầy tính cạnh tranh nhưng rất nhiều người vẫn quyết tâm đầu tư vào lĩnh vực này bởi những tiềm năng ấn tượng mà kinh doanh phòng gym mang lại dưới đây:

1. Là ngành nghề kinh doanh lâu dài

Kinh doanh phòng tập gym là một hoạt động đầu tư lâu dài bởi nhu cầu làm đẹp, chăm sóc sức khỏe của con người liên tục tăng cao. Nhất là với tâm lý khách hàng hiện tại, họ thường thích gắn bó với một phòng tập lâu dài hơn là liên tục thay đổi để tìm trải nghiệm mới. Chỉ cần phòng gym của bạn đủ tiêu chuẩn và đạt chất lượng thì sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề số lượng hội viên đến đăng ký, tập luyện mỗi ngày.

Bên cạnh đó, các thiết bị tập thể hình trong phòng gym có tuổi thọ và độ bền tương đối cao. Vậy nên, nếu bạn chọn mua được các sản phẩm chất lượng, rõ nguồn gốc thì thời gian thay mới cũng rất lâu, chi phí cũng theo đó mà được tối ưu một cách hiệu quả.

2. Thị trường rộng lớn

Ở xã hội hiện đại, ngoại hình chính là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của cuộc sống và giúp bạn thuận lợi hơn rất nhiều trong công việc, mối quan hệ xung quanh,... Chính vì điều này nên nhu cầu tập luyện thể thao không bao giờ giảm mà còn có xu hướng tăng cao trong những năm tới.

3. Lợi nhuận mở phòng gym cao

Quay trở lại câu hỏi kinh doanh phòng gym có lời không được đề cập ở trên thì mở phòng gym được đánh giá là lĩnh vực mang về lợi nhuận cao bởi khả năng thu hồi vốn nhanh. Giá vé trung bình cho một phòng gym bình dân hiện nay không dưới 300.000 đồng / tháng, kết hợp cùng các dịch vụ đi kèm như: kinh doanh nước uống, giày, quần áo tập, găng tay,... nên số tiền thu được mỗi tháng cũng không hề nhỏ.

4. Dễ nhượng quyền

Kinh doanh phòng gym rất dễ để nhượng quyền bởi yếu tố mà đối tác của bạn quan tâm chủ yếu là các thiết bị máy móc, tình trạng hoạt động và nguồn nhân lực hiện có. Không chỉ vậy, đây cũng là một lĩnh vực kinh doanh cực hot nên chỉ cần phòng tập của bạn đang kinh doanh hiệu quả thì không khó để nhượng quyền.


Kinh doanh phòng gym
 

Các mô hình kinh doanh phòng gym phổ biến và cách xây dựng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phòng tập gym với đa dạng các loại mô hình kinh doanh từ tầm trung cho đến cao cấp để bạn lựa chọn và áp dụng. Đây cũng là một trong những điều cần thiết vì nó sẽ quyết định đến nhóm khách hàng mà bạn hướng đến cũng như nguồn thu sau này. Để chọn được một mô hình hiệu quả thì cần phải nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu và mức sống của khách hàng tiềm năng và số vốn mình đang có để tìm cách mở phòng tập gym phù hợp.

1. Mô hình kinh doanh phòng gym bình dân

Kinh doanh phòng gym bình dân là mô hình hướng đến những nhóm khách hàng có thu nhập từ trung bình và không quá khắt khe về vấn đề chất lượng phòng tập như: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng hay công nhân lao động ở gần đó. Mức chi phí để tập gym cho từng cá nhân này sẽ dao động từ 250.000 - 300.000 đồng / tháng.

Đối với mô hình phòng gym bình dân thì các thiết bị được sử dụng ở đây thường có giá rẻ, hầu hết được gia công tại các xưởng trong nước hay nhập về từ Trung Quốc. Cũng chính vì vậy mà chi phí bỏ ra cho cấp độ phòng tập này sẽ thường có vốn đầu tư từ 300 - 500 triệu với diện tích phòng tập ước lượng trong khoảng 100m2 đến 250m2.

2. Mô hình phòng gym tầm trung

Đối tượng khách hàng của phòng gym tầm trung là những người có thu nhập ổn định hoặc từ trung bình khá với gói tập từ 350.000 - 600.000 đồng / tháng tùy theo gói tập. Để có thể đáp ứng trải nghiệm của nhóm khách hàng trong khu vực tầm trung thì phòng gym của bạn cần có số vốn đầu tư dao động trong khoảng 500 triệu cho đến hơn 1 tỷ đồng với diện tích phù hợp từ 250m2 - 300m2.

Với mô hình phòng gym tầm trung này, ngoài việc sử dụng các thiết bị tập chất lượng thì phòng tập cũng cần bổ sung thêm một số tiện ích như: phòng tắm, xông hơi,.... Chi phí quản lý, huấn luyện viên thể hình (PT) sẽ cao hơn so với phòng gym tầm trung và địa điểm cũng đòi hỏi phải ở nơi đông dân cư, nhiều người qua lại.

3. Mô hình phòng gym cao cấp

Khác với hai mô hình còn lại, vốn đầu tư cho phòng gym cao cấp sẽ có mức giá khá cao, dao động trong khoảng hơn 2 tỷ đến vài tỷ đồng với diện tích từ 500m2 - 1000m2 hoặc hơn thế nữa. Địa điểm để mở phòng tập gym cao cấp này thường ở các trung tâm thể dục thể thao lớn hay chung cư cao cấp.

Chi phí để đầu tư xây dựng cho mô hình phòng gym cao cấp cũng tốn rất nhiều tiền do thường mở theo hệ thống lớn trải đều khắp các thành phố. Các thiết bị trong phòng tập đều là hàng chất lượng với đa dạng sản phẩm khác nhau phù hợp cho từng nhóm cơ, đi cùng với các dịch vụ đẳng cấp 5 sao như: bể bơi, xông hơi, khu bãi gửi xe, tủ đựng đồ, hệ thống PT 1 kèm 1,.... Vì vậy mà chi phí cho các gói tập ở phòng tập này cũng sẽ cao hơn so với những mô hình còn lại, dao động từ 600.000 đồng và thậm chí lên đến hơn 5 triệu đồng / tháng.


Mở phòng gym có lời không?
 

Những kinh nghiệm kinh doanh phòng gym hiệu quả, thành công

1. Luôn hoàn thành đầy đủ các thủ tục pháp lý

Đầu tiên, trước khi muốn mở được một phòng tập gym thì bạn cần phải chú ý đến việc hoàn thành đầy đủ các thủ tục pháp lý để được cấp quyền mở phòng tập như sau:

- Bằng huấn luyện viên thể hình: để có được bằng này thì bạn nên đăng ký ngay một khóa học cấp chứng chỉ huấn luyện viên thể hình của Liên đoàn thể dục thể thao. Tuy nhiên, lưu ý là những khóa học như vậy sẽ không mở liên tục và thậm chí có khi mấy năm mới mở một lớp nên bạn phải quan tâm đến vấn đề này để tìm được lớp học phù hợp.

- Đăng ký kinh doanh cho phòng tập: thủ tục đăng ký kinh doanh sẽ được thực hiện tại khu vực mà bạn quyết định mở phòng tập. Khi đăng ký cần phải chuẩn bị bằng huấn luyện viên hoặc nếu chưa có thì hãy nhờ bạn bè, người thân đã có bằng đứng tên làm thủ tục cũng đều được.

- Thủ tục phòng cháy chữa cháy: đây là một thủ tục không thể thiếu trong các ngành nghề kinh doanh hiện nay nhưng để có được chứng chỉ này thì không hề dễ một chút nào. Lý do vì kinh phí để trang bị đầy đủ hệ thống phòng cháy chữa cháy theo yêu cầu là không hề nhỏ và tối thiểu phải cần từ 1 - 2 bình cứu hỏa đặt tại phòng tập.

- Nội quy phòng tập: nội quy giúp cho khách hàng có thể tuân thủ tốt các quy định và giúp cho bạn dễ dàng quản lý phòng tập một cách tốt hơn. Nội quy nên được trình bày một cách rõ ràng, đầy đủ nhưng vẫn phải đảm bảo sự ngắn gọn, súc tích.

- Trang bị hộp cứu thương: chấn thương trong quá trình tập luyện là điều không thể tránh khỏi khi kinh doanh phòng tập gym. Do đó mà phòng tập của bạn sẽ cần có tủ thuốc chứa các loại dụng cụ sơ cứu cơ bản để đảm bảo an toàn cho người tập và giúp ghi điểm với khách hàng.

- Phác đồ hướng dẫn các bài tập đơn giản: để người tập không bị chấn thương thì bạn cần phải có một phác đồ hướng dẫn luyện tập được dán ngay trên tường hoặc tại các vị trí dễ nhìn thấy.

2. Lựa chọn máy tập chắc chắn, đầy đủ

Nếu địa điểm mà bạn mở phòng gym chưa có nhiều khách hàng đi tập và đang trong giai đoạn làm quen với bộ môn này thì nên ưu tiên lựa chọn các loại máy cơ bản, dễ tập như: máy chạy bộ, máy rung, massage, xe đạp, bộ đĩa xoay eo.... Sau khi đông khách hơn và có nguồn thu thì bạn hãy mua thêm các máy tập đa dạng khác từ giàn tập bụng, bộ tạ chuyên dùng, ghế tập vai, đĩa tạ cho đến các loại máy ép ngực, máy ngồi đá đùi,.... Điều này sẽ giúp cho máy móc của phòng tập trở nên phong phú và hấp dẫn, dễ thu hút khách hàng hơn.

Một điều cực kỳ quan trọng khi lựa chọn máy tập cho phòng gym của mình đó chính là nguồn gốc sản phẩm phải thật sự rõ ràng. Tránh mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng khiến máy tập dễ bị hỏng hóc, không an toàn và giảm hiệu quả cho người sử dụng, dần dần dẫn đến việc bị mất khách. Hãy thử đặt mình là người đi tập, ngay buổi đầu tiên đã gặp phải sự cố về máy móc thì chắc chắn, phòng gym của bạn đã tạo ấn tượng xấu đối với khách hàng. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới uy tín phòng tập mà còn làm giảm lượng người tập, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của bạn.


Kinh doanh phòng gym có lời không?
 

3. Thiết kế không gian bắt mắt, tạo hứng khởi cho hội viên

Kinh nghiệm mở phòng gym được hiệu quả và thành công không chỉ nằm ở chất lượng dịch vụ mà còn được thể hiện ở không gian chuyên nghiệp, thiết kế bắt mắt để tạo cảm hứng cho người tập luyện. Nếu chỉ đầu tư một phòng gym với quy mô nhỏ thì không gian bên trong không cần quá cầu kỳ, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và phân khu phù hợp. Còn nếu bạn đầu tư phòng tập với quy mô lớn hơn thì hãy nhờ cậy sự tư vấn của những người có kinh nghiệm trước đó, hoặc liên hệ với những đơn vị thiết kế, trang trí uy tín và chuyên nghiệp hơn.

Một phòng gym chuyên nghiệp sẽ cần phải được chia thành ít nhất hai phân khu, bao gồm: khu vực tập luyện và khu vực thư giãn. Thậm chí ở nhiều phòng tập gym cao cấp, họ còn cho xây dựng thêm nhiều khu khác nhau như: boxing, cycling, phòng tắm, phòng thay đồ, ăn uống, hồ bơi, xông hơi,....

Ánh sáng cũng là yếu tố không thể bỏ qua trong kinh doanh phòng gym vì vừa giúp tạo điểm nhấn, lại vừa tăng thêm động lực cho khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trang trí thêm cây xanh vì đây là màu của sức sống, khi nhìn vào sẽ làm cho chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, bình yên và năng động hơn.

Đặc biệt, trang trí cho phòng gym thì không thể thiếu một thứ đó chính là gương, ngoài việc giúp người tập tự ngắm nhìn mình và thúc đẩy động lực tập luyện thì gương sẽ tạo ảo giác giúp phòng gym thêm rộng lớn, đồng thời phản xạ ánh sáng giúp tiết kiệm điện hiệu quả. Ngoài việc nhìn thì âm nhạc cũng là một cách giúp tạo sự hứng khởi cho khách hàng khi tập luyện, một bản nhạc sôi động hay được remix sẽ là một sự lựa chọn phù hợp cho người tập hơn các bản nhạc ballad êm ái, du dương.

4. Đảm bảo phòng tập gym luôn sạch sẽ, gọn gàng

Mở phòng tập gym dù có trang trí đẹp đến đâu nhưng nếu không đảm bảo sự sạch sẽ, gọn gàng thì cũng không thể thu hút được khách hàng, thậm chí còn khiến họ cảm thấy khó chịu. Do đó, sau khi kết thúc ngày tập thì các dụng cụ, máy tập và sàn tập luôn được kiểm tra, lau dọn sạch sẽ. Đặc biệt tại các khu phụ như: nhà tắm, bồn rửa tay, WC,... cần phải được vệ sinh và làm sạch liên tục.

Nếu mô hình kinh doanh phòng gym nhỏ thì bạn có thể tự mình làm hoặc thuê nhân viên để đảm bảo cho phòng tập luôn được gọn gàng, sạch sẽ. Đừng bao giờ ngó lơ việc này bởi nó không chỉ đảm bảo an toàn cho người tập khi sử dụng mà còn giúp không gian thêm thoáng đãng, sạch sẽ giúp phòng tập kinh doanh thuận lợi hơn.


Lợi nhuận phòng gym
 

5. Huấn luyện viên chuyên nghiệp, nhiệt tình

Huấn luyện viên hay PT chính là người thường xuyên gặp gỡ và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên nếu thái độ của họ không tốt sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận của người tập. Nhiều người gắn bó với một phòng gym lâu dài không phải vì thiết kế đẹp mà đơn giản chỉ là cảm tình đối với huấn luyện viên ở đó.

Vậy nên khi kinh doanh phòng gym, PT phải giúp cho người tập cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi để vừa tạo động lực tập luyện, vừa giữ chân khách hàng. Đương nhiên, hãy chắc chắn rằng huấn luyện viên của bạn được đào tạo bài bản, làm việc chuyên nghiệp và nắm rõ những quy chuẩn an toàn để tránh các sự cố không mong muốn.

6. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Ở các công ty, tập đoàn lớn thường có những bộ phận chăm sóc khách hàng riêng hay phòng quan hệ công chúng (PR) để duy trì hình ảnh thương hiệu. Nhưng với các phòng tập gym có quy mô nhỏ hơn thì chưa cần phải thành lập các phòng ban này mà thay vào đó, hãy quan tâm, hỏi han và giao tiếp với khách hàng của bạn một cách thường xuyên.

Khi thường xuyên trò chuyện, khách hàng sẽ cảm thấy có thiện cảm và tạo sự gắn bó với bạn. Thông qua những câu chuyện xã giao mà khách hàng sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin, lời khuyên hay đánh giá hữu ích để qua đó tìm cách điều chỉnh, thay đổi sao cho phù hợp.


Kinh nghiệm kinh doanh phòng gym
 

7. Tạo sự khác biệt với đối thủ bằng phong cách riêng

Trước khi bắt tay vào hoạt động mở phòng tập gym, bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng đối thủ cạnh tranh của mình bao gồm những ai, họ có dịch vụ nào và giá cả ra sao để tạo sự khác biệt cho mình, chẳng hạn:

- Thiết kế và trang trí phòng tập bằng một phong cách đồng nhất, hiện đại và ấn tượng để tạo sự ấn tượng và gia tăng động lực tập luyện cho khách hàng.

- Xây dựng khu vực nghỉ ngơi là điều cần thiết bởi đây chính là nơi giúp cho các học viên thư giãn sau mỗi giờ tập và còn có thể giải trí, giao lưu hay kết bạn với những học viên khác.

- Thiết kế bảng nội quy phù hợp với đặc điểm khách hàng sẽ giúp mọi người khi tập luyện có ý thức hơn và tạo sự thoải mái chung cho tất cả mọi người.

- Đừng quên kinh doanh thêm những món đồ cần thiết từ bên ngoài như: nước uống, khăn lau, găng tay, quần áo, giày thể thao,... để vừa đáp ứng nhu cầu người dùng vừa cải thiện doanh thu cho mình.

- Thái độ nhân viên phòng tập luôn chuyên nghiệp, chăm sóc tận tình chính là yếu tố quan trọng để giữ chân khách hàng của bạn về lâu về dài.

8. Xây dựng chiến dịch marketing cho phòng gym

Ngoài việc chăm sóc khách hàng cũ thì phòng gym của bạn cũng phải thực hiện các chiến lược marketing và truyền thông tốt để tìm kiếm thêm những khách hàng mới. Nếu phòng gym của bạn không đề ra phương thức marketing hiệu quả thì dù mặt bằng, cơ sở vật chất có tốt đến đâu thì cũng không ai biết bạn tốt như thế nào cả.

Vậy nên, để giới thiệu và quảng bá phòng gym của mình đến với mọi người xung quanh thì các bạn có thể sử dụng một vài giải pháp truyền thống như: phát tờ rơi, treo băng rôn, biển quảng cáo, brochures, roadshow, giảm giá, khuyến mãi, ưu đãi,.... Đặc biệt, trong xã hội mà Internet đang phủ sóng mạnh mẽ như hiện nay thì bạn có thể kết hợp quảng cáo online trên các trang mạng xã hội nổi tiếng như: Facebook, Zalo, Instagram hay tạo website cho phòng gym của mình.

Trong số các hình thức quảng cáo ở trên thì website chính là kênh truyền thông mạnh nhất khi vừa giúp bạn tiếp cận khách hàng hiệu quả, vừa giúp xây dựng thương hiệu một cách bền vững, lâu dài. Thông qua website, bạn sẽ sở hữu cho mình một phòng gym hoàn toàn trên thị trường trực tuyến và cho đăng tải tất cả những thông tin, sản phẩm và dịch vụ mà mình đang kinh doanh đến với tất cả mọi người trên phạm vi rộng khắp. Tuy nhiên, không giống với mạng xã hội thì tạo website là một công việc khá khó khăn và yêu cầu bạn phải có nhiều kiến thức về lập trình, thiết kế. Do đó, nếu không đủ tự tin và kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì việc tham khảo sử dụng dịch vụ thiết kế website phòng tập gym tại Phương Nam Vina là điều mà bạn nên làm ngay từ bây giờ.

Với hơn 10 năm hoạt động và kinh nghiệm trên hơn 3000 dự án khác nhau, chúng tôi cam kết mang lại cho các bạn những sản phẩm web chất lượng nhất để hỗ trợ phòng gym kinh doanh hiệu quả. Đặc biệt, nhằm giúp website có thể phát huy hết giá trị của mình thì Phương Nam Vina còn cung cấp thêm giải pháp SEO Web, Google Ads,.... Những dịch vụ này sẽ giúp cho trang web được hiển thị với thứ hạng cao trên Google và dễ dàng tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn, từ đó hỗ trợ phòng tập của bạn mang về thêm nhiều doanh thu, lợi nhuận như mong muốn. Vậy nên, nếu muốn sở hữu trang web để kinh doanh ngay từ bây giờ thì hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!


Mô hình phòng gym
 

Hi vọng với những kinh nghiệm mở phòng gym mà Phương Nam Vina vừa chia sẻ ở trên, các bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng và tìm ra phương án phù hợp để thúc đẩy việc kinh doanh phòng tập của mình đạt được hiệu quả tốt. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là khả năng của bạn đến đâu và cách mà bạn vận dụng những lời khuyên như thế nào để đưa công việc kinh doanh của mình thêm tiến triển, thành công hơn.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Cách thức để thu hút khách hàng mới

icon thiết kế website Chi phí mở phòng gym khoảng bao nhiêu tiền?

icon thiết kế website Phân khúc thị trường là gì? Cách chọn đúng phân khúc thị trường

Bài viết mới nhất

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling không phải là một kỹ thuật bán hàng mới nhưng là chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp yêu thích vì hiệu quả mang lại rất cao.

 
Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Hiểu rõ chu kỳ sống của sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn.

zalo