Kinh doanh vật liệu xây dựng và những kinh nghiệm xương máu

Nền kinh tế đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, điều đó đã giúp đời sống của mọi người dần được cải thiện hơn. Bằng chứng khi dạo một vòng quanh thành phố, không khó để chúng ta nhận thấy rằng có rất nhiều chung cư, căn hộ, khu công nghiệp và xí nghiệp,... liên tục mọc lên để đáp ứng đời sống của con người.

Tuy nhiên, điều chúng tôi muốn đề cập ở đây đó là điểm chung của những công trình trên. Chúng hoàn toàn được tạo nên từ những vật liệu xây dựng và mô hình kinh doanh mặt hàng này cũng được đánh giá là lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao. Vậy nên, nếu bạn cũng đang nung nấu ý tưởng mở một cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng chưa biết làm thế nào thì hãy theo dõi nội dung dưới đây, đội ngũ marketing Phương Nam Vina sẽ giúp bạn nắm bắt một số bí quyết để hoạt động bán hàng càng thêm thuận lợi hơn bao giờ hết.


Kinh doanh vật liệu xây dựng và những kinh nghiệm xương máu
 

Lợi nhuận và rủi ro khi kinh doanh vật liệu xây dựng

Tại Việt Nam, vật liệu xây dựng hiện được xem là một ngành nghề kinh doanh có xu hướng hot nhất và trở thành mô hình làm giàu được nhiều chủ đầu tư quan tâm, phát triển. Có rất nhiều lý do để biến lĩnh vực này trở thành một cơ hội vàng cho những ai biết cách tận dụng thời cơ. Nhưng bên cạnh đó, ý tưởng kinh doanh vật liệu xây dựng vẫn tồn tại một số rủi ro không nhỏ đòi hỏi bạn phải có sự tìm hiểu kỹ lưỡng để lường trước những khó khăn sẽ xảy đến.

1. Lợi nhuận kinh doanh vật liệu xây dựng có cao không?

Thị trường vật liệu xây dựng tại Việt Nam trong những năm gần đây đang dần có hiệu khởi sắc và tăng trưởng mạnh mẽ. Một phần nguyên nhân được cho là từ việc “trỗi dậy” của thị trường bất động sản với hàng loạt dự án lớn nhỏ trên khắp địa bàn cả nước.

Mỗi ngày, trên khắp các tỉnh thành, khu vực đều có rất nhiều dự án xây dựng đang được triển khai cho thi công. Đặc biệt tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh,... thì những dự án này càng xuất hiện dày đặc hơn nữa. Đây là một minh chứng rõ ràng cho việc thị trường vật liệu xây dựng đang nổi lên như một hiện tượng.

Đó là chưa kể đến việc, để hoàn thành một công trình xây dựng dù lớn hay nhỏ thì người ta cũng cần đến rất nhiều vật liệu khác nhau, bao gồm: cát, đá, xi măng, gạch, sắt thép, sơn, tôn,.... Do đó, người tiêu dùng khi mua nguyên vật liệu không chỉ cần số lượng lớn mà còn phải đa dạng các mặt hàng khác nhau, điều này giúp cho đại lý của bạn dễ dàng gia tăng doanh thu một cách nhanh chóng.

Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng nếu cửa hàng của bạn có quy mô nhỏ và sở hữu một lượng khách ổn định, tìm được nguồn hàng chất lượng và giá cả phù hợp thì thu nhập mỗi tháng là khá cao, có thể dao động từ 40 - 60 triệu đồng. Ngoài ra, nếu bạn kết nối được với các nhà thầu thường xuyên làm các công trình lớn thì lợi nhuận kinh doanh vật liệu xây dựng sẽ càng tăng trưởng vượt bậc.


Kinh doanh vật liệu xây dựng
 

2. Rủi ro trong kinh doanh vật liệu xây dựng

Bên cạnh những khoản lợi nhuận hấp dẫn, bạn cũng cần phải hiểu rằng ý tưởng kinh doanh vật liệu xây dựng vẫn tồn đọng một số rủi ro, thách thức nhất định. Chỉ khi bạn thật sự trải qua được những khó khăn, trắc trở này thì hoạt động kinh doanh mới thật sự mang lại thành công.

Đầu tiên, thị trường vật liệu xây dựng phát triển rất mạnh nên các cơ sở kinh doanh xuất hiện ngày càng nhiều. Điều này khiến cho thị trường vấp phải sự cạnh tranh mãnh liệt và đòi hỏi bạn phải chuẩn bị những chiến lược phát triển thật xuất sắc để tạo vị thế cho mình. Ngoài ra, với tình trạng khai thác bừa bãi, thiếu kiểm soát như hiện nay, nguồn vật liệu thô hay nguyên liệu tự nhiên đang dần trở nên khan hiếm và phải mất nhiều năm mới phục hồi được.

Bên cạnh đó, quá trình sản xuất ra các loại vật liệu hoàn thiện cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Vậy nên, để có thể kinh doanh vật liệu xây dựng hiệu quả, bạn cần phải có kinh nghiệm quản lý chi tiết và biết cách khai thác nhất định.


Lợi nhuận kinh doanh vật liệu xây dựng
 

Kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng

Dù tồn tại khá nhiều rủi ro nhưng không thể phủ nhận, kinh doanh vật liệu xây dựng vẫn luôn là một lĩnh vực đầy tiềm năng. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu thì con đường này bao giờ cũng gặp muôn vàn khó khăn. Vậy nên, nếu bạn đang để ý đến thị trường này và muốn tồn tại lâu dài thì cần phải chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng hoàn chỉnh, qua đó làm nền tảng để hỗ trợ hoạt động bán hàng thêm hiệu quả.

1. Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh vật liệu xây dựng

Chúng ta đều biết rằng, tiền bạc được xem là huyết mạch của việc kinh doanh. Vì vậy, mở cửa hàng vật liệu xây dựng cần bao nhiêu vốn luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, thắc mắc. Để kinh doanh lĩnh vực này, bạn cần phải xác định rằng số vốn mà bản thân sẽ đầu tư là không hề nhỏ.

Trong đó, khoản chi phí nặng nhất thường dành cho khâu nhập hàng với ngân sách tiêu tốn ít nhất từ 300 - 350 triệu đồng. Đồng thời, bạn cũng phải chi ra từ 100 - 200 triệu đồng cho các khoản thuê mặt bằng, nhân viên, thiết bị, marketing,.... Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị một số vốn dự trù cho thời gian đầu khi cửa hàng mới đi vào hoạt động, lượng khách lúc này vẫn chưa được ổn định. Như vậy, với các khoản chi trên thì tổng số vốn cần bỏ ra cho cửa hàng vật liệu xây dựng tối thiểu phải từ 500 triệu đồng cho đến 1 tỷ tùy theo mức độ đầu tư.

Kinh doanh vật liệu xây dựng online
 

2. Khảo sát thị trường vật liệu xây dựng trước khi kinh doanh

Một trong những việc quan trọng quyết định phần lớn thành sự thành bại trong kinh doanh vật liệu xây dựng đó chính là nghiên cứu thị trường. Đây gần như là một hoạt động bắt buộc để giúp bạn có cái nhìn tổng quan và định hình được hướng đi cho mình, từ đó giảm thiểu rủi ro về cạnh tranh.

Bước đầu tiên khi phân tích thị trường đó là xác định chân dung khách hàng mà mình muốn tiếp cận, đó là những nhà thầu, đơn vị xây dựng với các công trình lớn hay khách hàng địa phương. Ngoài ra, bạn cũng cần phải nắm bắt được nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng của khách hàng như thế nào, họ thích dùng đồ nội địa hay nhập khẩu, khả năng chi trả là bao nhiêu,... để nhập hàng sao cho đáp ứng nhu cầu người dùng.

Bên cạnh việc nghiên cứu khách hàng, bạn cũng đừng bỏ qua công đoạn phân tích đối thủ của mình. Việc đóng giả là khách hàng để đến các đại lý khác thăm hỏi giá cả, chất lượng sẽ giúp ích rất nhiều cho hoạt động kinh doanh của bạn. Từ đây, bạn sẽ nắm được thông tin về các đối thủ cạnh tranh của mình, từ cách họ chào giá, tiếp thị, phục vụ cho đến việc sản phẩm nào đang thịnh hành hay đã bị bão hòa, lỗi mốt để làm bài học cho riêng mình.

3. Xác định các mặt hàng kinh doanh chủ lực

Vật liệu xây dựng là một lĩnh vực khá lớn, nên nếu muốn kinh doanh hiệu quả thì cần phải biết chọn mặt hàng chủ lực cho đại lý của mình. Điều này sẽ giúp cho bạn không bị phân tán nguồn lực sai chỗ, giảm hiệu quả trong kinh doanh. Đối với ngành xây dựng, các loại vật liệu sẽ được chia thành hai nhóm chính:

- Vật liệu thô: đây là những vật liệu đến từ tự nhiên như cát, đá, vôi,... và chưa được qua xử lý. Ngoài ra thì vẫn còn một số vật liệu xây dựng thô khác nhưng đã được qua xử lý và tạo nên từ bàn tay của con người, đó là xi măng, gạch, ngói, sắt thép,....

- Vật liệu hoàn thiện: là những sản phẩm đã trải qua quá trình chế tác và có thể trực tiếp mang vào sử dụng, điển hình gồm có ống nước, vòi, gạch lát tường, gạch lát sàn, thiết bị vệ sinh hay sơn tường,....

Trong hai nhánh này, bạn cần chọn ra một vài mặt hàng thông dụng trong lĩnh vực xây dựng và có nhu cầu cao, thay vì trải dài hàng loạt sản phẩm. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhập lẻ trước một số mặt hàng để đo lường nhu cầu của người tiêu dùng, sau đó mới quyết định đâu là mặt hàng chủ lực.

Kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng
 

4. Lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây dựng uy tín, chất lượng

Sau khi đã xác định được nhóm vật liệu mà cửa hàng sẽ kinh doanh thì chúng ta cần tiến hành tìm kiếm đầu vào. Việc tìm kiếm một nhà cung cấp vật liệu xây dựng sẽ quyết định rất nhiều đến lợi nhuận của bạn và giúp cho hoạt động kinh doanh càng thêm bền vững. Để tìm kiếm một nguồn hàng chất lượng, các chủ đầu tư có thể tham khảo một vài gợi ý phổ biến dưới đây:

Nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất

Đây là một hình thức nhập hàng phổ biến và được khá nhiều chủ cửa hàng hiện nay áp dụng. Khi tiến hành nhập nguồn hàng này, bạn chỉ cần tuân thủ theo các chính sách bán hàng của công ty bởi giá thành của từng loại sản phẩm đã được niêm yết sẵn. Lợi nhuận mà bạn kiếm được từ việc nhập hàng này sẽ thông qua giá chiết khấu từ phía nhà sản xuất nên sẽ tránh được tình trạng cạnh tranh xấu từ các đại lý khác, họ sẽ không thể hạ giá mặt hàng một cách tùy ý để đẩy bạn ra khỏi cuộc chơi.

Nhập hàng từ nước ngoài

Ưu điểm của việc nhập khẩu vật liệu xây dựng từ nước ngoài là nguồn hàng đa dạng, phong phú về cả kiểu dáng, chất lượng cho đến giá thành. Đặc biệt, nhiều người Việt Nam hiện nay cũng thường có tâm lý sính ngoại, họ thích dùng đồ nước ngoài hơn là đồ sản xuất trong nước nên đây cũng được xem là một cơ hội kinh doanh để bạn đầu tư vào.

Nhập hàng từ tổng đại lý vật liệu xây dựng

Khi mua hàng ở các đại lý lớn trong khu vực, bạn có thể sẽ phải chịu mức giá cao hơn một chút so với việc nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất. Tuy nhiên, khi nhập hàng ở các đại lý sỉ lớn thì bạn sẽ đảm bảo được tính minh bạch về số lượng hàng hóa, giá bán cũng được niêm yết một cách rõ ràng.

5. Định giá vật liệu xây dựng hợp lý

Khi lên kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng, bạn cần phải chú ý đến một đặc thù của lĩnh vực này đó là giá thành của sản phẩm liên tục thay đổi. Ví dụ, hôm nay bạn bán mặt hàng inox với giá 30.000 đồng là rẻ thì có thể vài bữa sau, con số này lại trở thành đắt.

Vậy nên, để có thể hạn chế tối đa tình trạng này có thể xảy ra thì bạn cần phải thường xuyên cập nhật mức giá trung bình trên thị trường, qua đó xây dựng giá bán phù hợp so với đối thủ cạnh tranh. Việc định giá trong vật liệu xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi chỉ cần chênh giá hơn mặt bằng chung một chút thì tức khắc, bạn sẽ bị mất khách ngay. Ngoài ra, giá bán của vật liệu xây dựng cũng còn phù thuộc vào đối tượng mua hàng, giá trị đơn hàng, thanh toán nhanh hay chậm,....


Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng
 

6. Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng vật liệu xây dựng

Hãy thử tự mình đặt ra một câu hỏi, giữa một đại lý bán vật liệu xây dựng cách nhà bạn vài bước chân với một đơn vị cách xa vài cây số thì bạn sẽ chọn mua ở đâu? Tất nhiên, câu trả lời là quá rõ ràng vì ai cũng muốn tới một cửa hàng gần nhất để chọn vật dụng cho gia đình.

Vì vậy, khi có ý tưởng kinh doanh vật liệu xây dựng, bạn cần phải hết sức lưu ý đến vấn đề mặt bằng. Nên ưu tiên chọn những khu vực có mật độ dân cư vừa phải, giao thông thuận lợi và không quá cách xa khách hàng. Điều này chắc chắn sẽ cải thiện rất nhiều cho tình trạng kinh doanh của bạn trong việc kết nối người tiêu dùng.

7. Hoàn tất các thủ tục, giấy tờ kinh doanh vật liệu xây dựng

Với việc mở cửa hàng vật liệu xây dựng, bạn có thể lựa chọn một trong ba hình thức kinh doanh sau: hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong đó, mô hình hộ kinh doanh cá thể được áp dụng phổ biến bởi cách đăng ký đơn giản và phù hợp với những cửa hàng có quy mô nhỏ, trung bình. Để tiến hành đăng ký hộ kinh doanh cá thể, các bạn sẽ cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

- Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân / Hộ chiếu còn thời hạn của chủ hộ kinh doanh hay thành viên hộ gia đình.

- Bản sao hợp đồng cho thuê nhà hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh.

- Bản sao công chứng biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh.

- Bản sao công chứng văn bản ủy quyền của các thành viên trong hộ gia đình đề cử cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh vật liệu xây dựng.

- Bản sao công chứng chứng chỉ hành nghề (nếu có).


Mở cửa hàng vật liệu xây dựng
 

8. Thiết kế cửa hàng vật liệu xây dựng chuyên nghiệp, hút khách

Thiết kế cửa hàng vật liệu xây dựng đẹp chính là cách để bạn quảng bá thương hiệu, tạo nên ấn tượng tốt đẹp với khách hàng. Đồng thời, đây cũng là cách để bạn thể hiện sự đầu tư nghiêm túc của mình đối với hoạt động kinh doanh, qua đó tạo cảm giác tin tưởng cho những người mua sản phẩm.

Theo đó, mặt tiền đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút ánh nhìn của khách hàng nên cần tập trung điểm nhấn vào phần bảng hiệu với kiểu chữ cơ bản, không hoa văn hay màu mè. Ưu tiên sử dụng cửa kính cường lực để phô trương các sản phẩm bên trong, đồng thời tạo cảm giác thoáng đãng khi nhìn vào.

Bên trong cửa hàng, bạn nên phân chia khu vực một cách hợp lý để có thể trưng bày đầy đủ những sản phẩm mà mình đang kinh doanh. Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà bạn cần thiết kế nội thất trưng bày sao cho phù hợp. Chẳng hạn, đối với các loại cửa kính, vách ngăn cồng kềnh, bạn nên bố trí chúng áp sát vào tường để không gây cản trở tầm nhìn. Còn đối với những sản phẩm nhỏ gọn hơn hay mặt hàng chủ đạo, bạn nên bố trí ở khu vực giữa để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Ngoài ra, màu sắc cũng đóng vai trò quan trọng việc tôn lên vẻ đẹp của không gian cửa hàng. Một số gam màu mà các chủ đại lý có thể lựa chọn cho cửa hàng của mình là trắng, be, nâu sáng,... đồng thời nhấn nhá thêm một chút sắc đỏ, xanh dương,... để mang lại cảm giác tươi tắn cho không gian.


Ý tưởng kinh doanh vật liệu xây dựng
 

Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng thành công

Với sự phát triển liên tục của cuộc sống hiện tại, lợi nhuận kinh doanh vật liệu xây dựng chưa bao giờ có dấu hiệu sụt giảm và có lẽ, đây cũng là ngành nghề không bao giờ bị lỗi thời. Tuy nhiên, ngoài việc chuẩn bị cho mình bản kế hoạch hoàn chỉnh, bạn cũng cần phải có cho mình những bí quyết riêng để hoạt động bán hàng trở nên nổi trội, đồng thời mang lại thành công như mong đợi.

1. Đảm bảo chất lượng hàng hóa bền vững

Khi lựa chọn một mặt hàng nào đó, khách hàng luôn có xu hướng lựa chọn những sản phẩm tốt nhất. Vì thế, kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng đối với các chủ đầu tư đó là cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm mà mình cung cấp.

Mục đích của việc đảm bảo chất lượng hàng hóa một cách bền vững đó chính là tạo lòng tin cho khách hàng, đối tác kinh doanh hay những bên có liên quan khác. Nếu những yêu cầu về chất lượng không được đáp ứng đầy đủ, doanh nghiệp chắc chắn sẽ không thể nào tạo ra được chỗ đứng vững chắc trong lòng của người tiêu dùng.

2. Quản lý khâu vận chuyển khéo léo

Khâu vận chuyển hàng hóa khi kinh doanh vật liệu xây dựng rất quan trọng và đây cũng là một kinh nghiệm mà bất cứ chủ đầu tư nào cũng cần lưu ý. Không phải ai khi đến mua hàng cũng có đủ điều kiện để chở được các vật liệu về một cách dễ dàng. Vì vậy, để bán hàng thành công thì bạn cần phải có một phương án hỗ trợ vận chuyển cho họ.

Đừng ngại đầu tư thêm một số phương tiện để vận chuyển hàng hóa, hoặc nếu nguồn vốn không cho phép thì các bạn có thể hợp tác với một số đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp. Chỉ cần bạn giúp khách hàng của mình giải quyết được bài toán khó này thì chắc chắn, không có lý do nào mà họ lại từ chối sử dụng những sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.


Học cách kinh doanh vật liệu xây dựng
 

3. Biết cách quản lý dòng tiền

Trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, một trong những khó khăn hàng đầu mà các chủ đầu tư phải đối mặt trong việc quản lý dòng tiền đó là công nợ của khách. Nhiều người vì chi phí không đủ nên thường mua nợ, không thanh toán cả hợp đồng mà sẽ chia thành từng đợt, trong khi cửa hàng của bạn phải cần tiền để quay vòng và nhập hàng.

Vậy nên, kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng đó là không nên cho khách hàng nợ quá lâu và nợ 100% hóa đơn. Chẳng hạn, bạn có thể yêu cầu khách thanh toán cho mình 60% hóa đơn trong khoảng từ 3 - 6 tháng, còn 40% còn lại tiếp tục gia hạn trong 2 tháng tiếp. Kinh doanh lĩnh vực vật liệu xây dựng là một ngành nghề đòi hỏi bạn phải có lượng vốn lớn để duy trì. Do đó, nếu cứ để khách hàng nợ mãi thì công việc kinh doanh sẽ không thể nào phát triển được.

4. Xây dựng website chuyên nghiệp

Khi việc sử dụng Internet trở thành một thói quen của con người thì đây cũng là lúc các kênh bán hàng online bắt đầu phát huy vai trò của mình. Bên cạnh những nền tảng phổ biến như mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử, website cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc giúp các cửa hàng kinh doanh hiệu quả, đặc biệt là đối với mặt hàng có chi phí cao và đòi hỏi chất lượng như vật liệu xây dựng.

Website được ví như bộ mặt của doanh nghiệp trên Internet bởi công cụ này giúp phản ánh đầy đủ thông tin, sản phẩm cùng các đặc trưng về doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi bạn sở hữu một trang web ấn tượng, doanh nghiệp sẽ trở nên đáng tin cậy hơn trong mắt công chúng. Đây cũng chính là cách để cửa hàng vật liệu xây dựng từng bước khẳng định vị thế và sự chuyên nghiệp của mình.


Cửjavascript:void(0)a hàng vật liệu xây dựng
 

Nhờ có website, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc quản lý hàng hóa một cách rõ ràng và thuận tiện nhất thông qua các tính năng hữu ích. Điều này sẽ giúp hạn chế được tình trạng sản phẩm bị thất thoát, nhất là với mặt hàng có số lượng nhiều như vật liệu xây dựng. Với website, quá trình kinh doanh vật liệu xây dựng online sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều khi khách hàng có thể chủ động tự mình tìm hiểu thông tin, mua sắm và thanh toán trực tuyến vô cùng tiện lợi.

Từ những lợi ích mà website mang lại, không khó để bạn thấy rằng hầu như các doanh nghiệp nào hiện nay cũng đều sở hữu cho mình một trang web riêng để bán hàng trực tuyến. Vậy nên, nếu bạn cũng muốn kinh doanh vật liệu xây dựng online thông qua website nhưng lại không có nhiều kinh nghiệm với lĩnh vực này thì có thể tham khảo dịch vụ thiết kế website xây dựng của Phương Nam Vina.

Với hơn 10 năm hoạt động cùng đội ngũ thiết kế, lập trình chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho các bạn một trang web vật liệu xây dựng chất lượng, chuẩn SEO, kết hợp cùng giải pháp Google Ads để giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng kết nối với khách hàng. Để biết thêm về dịch vụ, các bạn hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!


Bán vật liệu xây dựng
 

5. Xây dựng chương trình chiết khấu, tặng kèm hấp dẫn

Xây dựng các chương trình chiết khấu phù hợp, hấp dẫn chính là điều kiện cần thiết khi học cách kinh doanh vật liệu xây dựng. Tuy rằng sẽ phải hạ giá, nhưng nếu bạn chứng minh rõ ràng về chất lượng hàng hóa không hề khác biệt so với ban đầu thì sẽ nhanh chóng mang về doanh số, đồng thời làm tăng danh sách khách hàng cho mình.

Ngoài ra, bạn hãy cố gắng trong việc xây dựng chiến lược “tình cảm” để hỗ trợ khách hàng mua vật liệu mà không cần thanh toán hay đặt cọc trước. Cách làm này sẽ giúp cho bạn kéo gần khoảng cách với các chủ nhà, đơn vị xây dựng hay chủ thầu. Về sau, họ sẽ tạo điều kiện và giúp bạn nếu có công trình mới hay giới thiệu về bạn cho những người khác.

6. Lên chiến lược marketing xây dựng thương hiệu

Việc lên kế hoạch quảng bá và tiếp thị sản phẩm thành công chính là con đường nhanh nhất để giúp bạn tiếp cận khách hàng, đồng thời gia tăng mức độ nhận diện của thương hiệu trên thị trường. Theo đó, bạn cần phải lên chiến lược marketing phù hợp với đặc điểm của khách hàng mục tiêu để mang lại hiệu quả bán hàng cao, hoặc người xem sẽ thông qua đó mà ghi nhớ thương hiệu của bạn. Hiện nay, có hai chiến dịch tiếp thị phổ biến đang được các nhà làm kinh doanh áp dụng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng, cụ thể:

- Marketing truyền thống: sử dụng tờ rơi, băng rôn, bảng quảng cáo, bảng tin báo chí,... vốn là hình thức quảng cáo được nhiều doanh nghiệp áp dụng từ lâu. Tuy nhiên, chi phí cho các chiến dịch này thường khá cao và quy mô khá hẹp nên không tiếp cận được nhiều người.

- Marketing hiện đại: trên các kênh bán hàng online, bạn hãy thường xuyên cập nhật những hình ảnh, sản phẩm hay thông tin mới liên quan đến lĩnh vực vật liệu xây dựng. Đồng thời kết hợp với các chương trình chạy quảng cáo trên Facebook, Google,... để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.

Cả hai hình thức quảng cáo trên đều có những điểm mạnh cho riêng mình và bạn cần tùy thuộc vào nguồn lực của cửa hàng để chọn một phương án phù hợp. Tất nhiên, bạn cũng có thể kết hợp cả hai phương pháp này để bổ trợ cho nhau, qua đó giúp hoạt động quảng cáo mang lại hiệu quả như mong đợi.


Buôn bán vật liệu xây dựng
 

Trên đây là những kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến các bạn. Có thể thấy, vật liệu xây dựng là một lĩnh vực buôn bán không hề dễ dàng như những ngành nghề khác. Vì vậy, trước khi bắt tay vào kinh doanh thì bạn cần phải chuẩn bị kế hoạch cụ thể, đồng thời tích góp thêm những bí quyết cần thiết để hoạt động bán hàng mang lại hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Mở công ty xây dựng cần những gì? Cần bao nhiêu vốn?

icon thiết kế website Tác dụng của website đối với hoạt động kinh doanh, bán hàng

icon thiết kế website Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng

Bài viết mới nhất

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, các giải pháp kinh doanh online chính là chìa khóa để doanh nghiệp vững bước trên cuộc đua chinh phục thị trường.

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

Khi đối mặt với ý tưởng, giải pháp hoặc công nghệ mới, POC là công cụ quan trọng giúp bạn xác thực tính khả thi và hiệu quả trước khi triển khai.

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment (hoạt động tự doanh) là một cơ hội tuyệt vời để bạn trở thành người làm chủ công việc và nhanh chóng đạt được tự do tài chính.

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Hiểu rõ chi phí cơ hội không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực mà còn mở ra những cơ hội phát triển bền vững và thành công.

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Ngân sách là một công cụ quản lý tài chính không thể thiếu đối với doanh nghiệp để kiểm soát chi tiêu và đảm bảo các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

Carousel là gì? Tuyệt chiêu tạo Carousel Ads chuyển đổi cao

Carousel là gì? Tuyệt chiêu tạo Carousel Ads chuyển đổi cao

Với khả năng hiển thị nhiều hình ảnh và video trong một quảng cáo duy nhất, Carousel Ads sẽ mang thương hiệu đến gần hơn với khách hàng mục tiêu.

zalo