Cách livestream bán hàng thu hút người xem, chốt đơn dễ dàng

Trong thời đại mà công nghệ đang dần biến đổi mọi thứ, sẽ thật là một thiếu sót lớn nếu bản thân chúng ta không biết cách tận dụng tốt những lợi thế của kỷ nguyên số vào quá trình bán hàng. Bên cạnh những chiến thuật marketing online phổ biến, livestream bán hàng cũng là một phương thức hấp dẫn để bạn giới thiệu sản phẩm trong thời gian thực và cho phép người dùng mua trực tiếp chỉ với một vài thao tác đơn giản.

Có thể nói, livestream chính là là giải pháp tuyệt vời để tăng cường khả năng kết nối thương hiệu với khách hàng, đồng thời mở rộng phạm vi tiếp cận cũng như gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Vậy livestream bán hàng là gì? Làm thế nào để kinh doanh trên hình thức này được hiệu quả nhất? Hãy cùng chúng tôi tham khảo các bí quyết livestream bán hàng hữu ích dưới đây để tích góp thêm kinh nghiệm cho bản thân và áp dụng hiệu quả vào trong công việc kinh doanh của mình.


Cách livestream bán hàng thu hút người xem, chốt đơn dễ dàng
 

Livestream bán hàng là gì?

Livestream hay còn được gọi sang tiếng Việt là “Phát sóng trực tiếp”, đây là một hình thức quay video bằng smartphone, máy tính, PC,... và phát song song trên các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Youtube,... hay một số sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,....

Thông qua hình thức livestream, người mua và người bán có thể dễ dàng tương tác với nhau bằng bình luận, biểu tượng cảm xúc. Bên cạnh đó, người trực tiếp livestream cũng sẽ đọc được bình luận, trả lời khách hàng và chốt đơn ngay lập tức trong thời gian mà buổi phát sóng đang diễn ra. 

Nếu như có kỹ năng bán hàng livestream tốt, bạn hoàn toàn có thể mang về cho mình hàng trăm, nghìn đơn mỗi lần, từ đó giúp gia tăng doanh thu và hiệu quả kinh doanh lâu dài cho cửa hàng. Đặc biệt, đây là hình thức bán hàng phù hợp với cả người bán online lẫn offline để giúp kích cầu khả năng mua sắm của người xem.


Livestream bán hàng
 

Lợi ích khi sử dụng livestream bán hàng trong kinh doanh

Trong thời buổi công nghệ 4.0 bùng nổ như hiện nay, livestream chính là loại vũ khí mới của hình thức kinh doanh online. Thậm chí chỉ với việc đầu tư một chiếc smartphone, bạn hoàn toàn có thể mang lại cho mình một mức thu nhập “khủng” bằng việc bán hàng thông qua việc phát sóng trực tiếp.

1. Tăng tương tác với chi phí 0 đồng

Miễn phí và hiệu quả chính là những ưu điểm lớn nhất mà người ta thường nói về hình thức bán hàng online thông qua livestream. Theo thống kê, những cá nhân bán hàng kém nổi tiếng hoàn toàn có thể thu về vài nghìn lượt xem cho một buổi phát sóng trực tiếp. Còn với những người nổi tiếng, kênh livestream của họ đều dễ dàng đạt được con số từ vài chục nghìn cho đến hơn trăm nghìn lượt xem cho một buổi bán hàng. Đặc biệt, trong trường hợp khách hàng không theo dõi kịp buổi phát sóng thì họ vẫn có thể xem lại và bình luận sau đó, bạn chỉ cần trả lời khách hàng giống như trong các bài đăng thông thường.

2. Mang hình ảnh thực tế của sản phẩm đến khách hàng

Tâm lý chung của những người mua hàng hiện nay đó là đều muốn xem sản phẩm một cách chân thật, chi tiết nhất. Tuy nhiên, vì không phải ai cũng có nhiều thời gian để đi đến tận nơi mua sắm nên việc ngồi ở nhà để vừa xem hình ảnh thực tế 100%, vừa order dễ dàng quả thật là một việc vô cùng tiện lợi.

Đây cũng xem là một điều kiện thuận lợi cho nhiều người kinh doanh online khi chưa giải quyết được vấn đề chứng minh hình ảnh thực tế của sản phẩm cho khách hàng. Bởi lẽ, tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó” không còn là một vấn nạn mới xảy ra trong môi trường kinh doanh trực tuyến khi người bán cố tình sử dụng hình ảnh trên mạng để đánh lừa người mua hàng. Lúc này, việc livestream giới thiệu từng sản phẩm sẽ giúp cho người xem có thể đánh giá một cách tổng quan về chất lượng hàng hóa từ kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ cho đến chất liệu, thành phần một cách dễ dàng.


Bán hàng livestream
 

3. Tiết kiệm chi phí kinh doanh

Trước đây, khi muốn kinh doanh một sản phẩm nào đó thì người làm kinh doanh cần phải tiến hành tính toán sao cho thật chỉn chu từ khâu thuê mặt bằng, kho bãi cho đến đội ngũ nhân viên,.... Tất cả những việc này đều sẽ tiêu tốn của bạn một khoản tiền lớn, nhưng với việc bán hàng online qua livestream thì vấn đề trên đều được giải quyết triệt để.

Chưa kể, thao tác livestream cũng khá đơn giản khi bạn không cần phải trang bị quá nhiều thiết bị chuyên dùng hay yêu cầu cần có kỹ năng quay phim, chụp ảnh. Nhiệm vụ của bạn đơn giản chỉ cần làm là lên kịch bản, sau đó tiến hành phát sóng mà không cần phải trả bất cứ khoản phí nào cho các nhà cung ứng dịch vụ.

4. Mang lại sự chủ động cho người bán

Khi quảng cáo sản phẩm bằng hình thức quay TVC, làm video hay chạy Ads,... bạn cần phải làm việc thông qua một số đối tác trung gian như: website, facebook, đài truyền hình hay một số đơn vị liên quan. Tuy nhiên, điều này sẽ làm cho bạn bị hạn chế về nhiều mặt, từ khâu thời lượng phát video, sáng tạo nội dung hay đến chi phí sản xuất,.... Nhưng với livestream, những vấn đề trên không còn là một nỗi lo lắng khi bạn hoàn toàn có thể chủ động về mọi thứ, chỉ cần sẵn sàng bấm máy và thực hiện việc phát sóng theo như kịch bản là xong.


Cách livestream bán hàng
 

Những điều cần chuẩn bị trước khi buổi livestream bán hàng diễn ra

Chuẩn bị chính là một trong những khâu vô cùng quan trọng để giúp cho bạn có thể thực hiện công việc bán hàng livestream đạt được những kết quả tốt nhất. Vậy nên, để có thể chuẩn bị tốt cho một buổi livestream bán hàng thì bạn cần phải chuẩn bị tốt những yêu cầu dưới đây:

1. Xác định mục tiêu của buổi livestream

Trước khi bắt đầu thực hiện buổi phát sóng, bạn cần phải xác định xem mục tiêu của buổi livestream này là gì? Chẳng hạn, đó có thể là buổi giới thiệu sản phẩm, tổ chức các mini game hay chương trình khuyến mãi,.... Đây được xem là một yếu tố cốt lõi nhất để xác định kịch bản cho buổi phát sóng, cũng như tác động rất lớn đến thành công của cả một chiến dịch.


Hướng dẫn livestream bán hàng
 

2. Xác định đúng đối tượng khách hàng

Không thể phủ nhận, số lượng người xem livestream và tương tác sẽ quyết định rất lớn đến sự thành công của buổi phát sóng trực tiếp. Do đó, bạn cần phải xác định được đối tượng tiềm năng sẽ theo dõi buổi livestream của mình sẽ là những ai? Họ có thu nhập bao nhiêu? Mong muốn của họ dành cho sản phẩm là gì?

Mặc dù tệp khách hàng mục tiêu thường rất đa dạng và thay đổi theo từng loại sản phẩm nhưng nhìn chung, việc livestream bán hàng chủ yếu sẽ hướng đến nhóm đối tượng mẹ bỉm sữa, bà nội trợ, sinh viên hay nhân viên văn phòng không có nhiều thời gian. Việc bạn càng xác định cụ thể về đối tượng khách hàng mà mình hướng đến sẽ giúp đẩy mạnh mức độ thành công của buổi livestream, đồng thời nhanh chóng đạt được những mục tiêu đã đề ra ban đầu.

3. Tìm hiểu chính sách livestream bán hàng của các nền tảng

Khi lựa chọn được một nền tảng để phát sóng trực tiếp, bạn cũng cần phải áp dụng và tìm hiểu thật kỹ về nội quy livestream của các nền tảng. Bởi lẽ, mỗi một kênh đều có những chính sách riêng và nếu như vi phạm, bạn có thể bị xử lý bằng nhiều hình thức khác nhau như: giới hạn đơn hàng, bóp tương tác, hủy mã giảm giá dành cho shop online,... Nặng hơn, bạn có thể bị cấm live hay thậm chí là khóa nick, điều này khiến cho công sức mà bạn gây dựng bao lâu bỗng chốc “tan thành mây khói”.

Thông thường, chính sách của các nền tảng thường sẽ xoay quanh việc trả lời những câu hỏi sau:

- Thời gian phát sóng trực tiếp tối thiểu là bao lâu?

- Các tiêu chuẩn về cộng đồng của nền tảng livestream.

- Các ngành hàng, sản phẩm bị cấm buôn bán trên nền tảng.

- Các từ bị cấm nói trên livestream.

- Các thương hiệu nổi tiếng đã được bảo hộ như Chanel, Louis Vuitton,... thì bạn sẽ không được phép nhắc đến trong buổi livestream của mình.

- Những chính sách liên quan đến nội dung livestream.

- Nếu như vi phạm phải chính sách, bạn sẽ bị nền tảng khóa live hay cấm live trong khoảng thời gian bao lâu?

- Nếu như không vi phạm chính sách, làm thế nào để bạn có thể kháng cáo?

4. Xác định chiến thuật livestream bán hàng

Trong kinh doanh, chiến lược bán hàng được xem là một điểm mấu chốt để giúp bạn có thể thực hiện các hoạt động với mục tiêu rõ ràng và hiệu quả nhất. Tương tự như trong livestream bán hàng, để có thể thành công thu hút được sự chú ý của người xem thì bạn cũng cần phải có chiến lược của riêng mình. Hiện nay, trên thị trường đang có ba chiến lược thường được mọi người áp dụng nhiều nhất là:

- Chiến lược “Tiến phát chế nhân”: đây là chiến lược dành cho những người bán đã sở hữu sẵn một lượng khách hàng trung thành, thân thiết. Theo đó, chỉ cần vừa phát sóng trong thời gian ngắn là họ đã có sẵn lượng người tương tác vô cùng đông đảo. Tuy nhiên, cũng vì thế mà họ cần phải đảm bảo nguồn lực của mình nhiều và chất lượng.

- Chiến lược “Kẻ cầm cự”: đối với những người mới bước chân vào nghề hoặc nguồn lực chưa nhiều thì đây chắc chắn chính là chiến lược mà bạn nên áp dụng. Thông thường, người bán sẽ tổ chức buổi bán hàng kèm theo các chương trình khuyến mãi, mini game, tặng quà để gia tăng sự tương tác và giữ chân khách hàng.

- Chiến lược “Chịu đấm ăn xôi”: chiến lược này sẽ không tiến hành bán hàng trong livestream ngay từ đầu mà sẽ tổ chức mini game, các chương trình khuyến mãi suốt cả buổi. Sau vài lần liên tiếp, việc này sẽ giúp bạn gia tăng lượng tương tác một cách nhanh chóng và khi đạt đến con số mà họ mong muốn thì mới tiến hành bán hàng.


Hướng dẫn livestream
 

5. Chuẩn bị kịch bản livestream

Có thể nói, kịch bản chính là xương sống của một buổi livestream bất kỳ. Bởi lẽ, vì livestream bán hàng là hình thức phát sóng trực tiếp nên bạn cần phải chuẩn bị toàn bộ mọi thứ cần thiết, đồng thời lường trước cả những trường hợp có thể xảy ra. Nhìn chung, khâu chuẩn bị càng kỹ lưỡng thì buổi livestream sẽ càng diễn ra suôn sẻ.

Do đó, xây dựng kịch bản livestream tốt chính là việc làm cần thiết để bạn kết nối được với nhiều khách hàng, tạo sự hứng thú và lôi kéo họ theo dõi buổi phát sóng của mình. Trong quá trình xây dựng kịch bản, bạn hãy mang đến những giá trị mà bản thân đang có để khách hàng tìm đến mình, bao gồm việc: sản phẩm của bạn có những ưu điểm gì? Lợi ích ra sao? Giá cả thế nào? Chương trình ưu đãi ra sao?.... Đây đều là những điều mà khách hàng quan tâm về sản phẩm nên đừng ngần ngại cho họ biết lý do mà họ nên đặt mua sản phẩm của bạn chứ không phải của những thương hiệu khác.

6. Chuẩn bị dụng cụ livestream

Một trong những cách livestream hiệu quả mà bạn cần phải ghi nhớ hiện nay đó chính là quá trình chuẩn bị dụng cụ. Theo đó, một số dụng cụ livestream cơ bản mà bạn cần phải chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ cho việc phát sóng sẽ gồm có: các thiết bị ghi hình (điện thoại, máy ảnh, máy tính, PC,...), giá đỡ điện thoại, micro, background, mạng Internet và phần mềm livestream. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm một số dụng cụ hỗ trợ ánh sáng, thiết bị nhận tín hiệu video và âm thanh để cải thiện chất lượng của buổi video trực tiếp.

Nếu như chỉ có bạn tham dự vào buổi livestream, bạn hoàn toàn có thể quay trực tiếp từ camera trước để đảm bảo cho mặt hình ảnh, âm thanh được chỉn chu nhất, đồng thời dễ dàng theo dõi được phản ứng của khách hàng. Trái lại, nếu bạn có một đội nhóm hỗ trợ thì bạn nên livestream bằng camera sau để giúp cho chất lượng hình ảnh được tốt hơn trong live.

7. Chuẩn bị đầy đủ sản phẩm

Sau khi đã lên kịch bản livestream, nhiệm vụ của bạn đó là hãy sắp xếp toàn bộ các sản phẩm theo đúng như thứ tự lên sóng và số lượng cần bán. Tuyệt đối tránh tình trạng luống cuống tìm hàng khi người xem yêu cầu bởi điều này vừa gây tốn thời gian, vừa khiến người xem cảm thấy khó chịu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị thêm một số món hàng “dự trù” để đề phòng trường hợp người xem sẽ hỏi thêm về các sản phẩm khác của thương hiệu.

8. Chuẩn bị background cho khung hình livestream

Ngoài nội dung của buổi livestream, người bán cũng cần phải chú ý đến không gian bên ngoài. Theo đó, một background đẹp mắt chắc chắn sẽ tạo điều kiện để thu hút sự tập trung, chú ý của người xem. Tuy nhiên, việc đầu tư một chiếc phông nền đôi khi có thể khá tốn kém với những cửa hàng nhỏ hay startup mới khởi nghiệp. Vậy nên, một bí quyết nhỏ dành cho bạn đó là nên sử dụng các background đơn sắc như trắng để có thể thu hút sự chú ý của khách hàng vào sản phẩm, hoặc màu xanh để thay đổi phông nền được dễ dàng hơn.

9. Người thực hiện livestream bán hàng

Tùy thuộc vào tinh thần của buổi phát sóng trực tiếp mà bạn có thể lựa chọn cho mình mẫu livestream phù hợp. Ví dụ, nếu như đang kinh doanh thời trang, phụ kiện hoặc trang sức nữ, doanh nghiệp có thể chọn những bạn nữ với ngoại hình ưa nhìn, giọng nói dễ nghe, hoạt bát. Còn nếu kinh doanh những mặt hàng thời trang dành cho nam, bạn có thể thuê người mẫu có gương mặt đẹp trai, thân hình chuẩn cùng tông giọng trầm ấm để dẫn dắt phiên live. Hoặc, bạn cũng có thể tự bán hàng livestream nếu cảm thấy tự tin với ngoại hình, tài ăn nói hay chất lượng sản phẩm của mình. Cần lưu ý rằng người livestream thường là “người đại diện tạm thời” của thương hiệu. Do đó, bạn nên lựa chọn thật kỹ càng để có được một phiên live ấn tượng để mang về tỷ lệ chuyển đổi cao nhất.

Còn trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm livestream bán hàng và đang muốn tiếp cận với nhiều khách hàng thì tốt nhất, hãy lựa chọn hợp tác với những Influencer nổi tiếng. Chiến thuật này sẽ giúp bạn có thể nhanh chóng mở rộng phạm vi tiếp cận của thương hiệu trên thị trường. Lúc đó, thay vì chỉ tiếp cận các khách hàng tiềm năng, bạn cũng có thể kết nối được với những người theo dõi của người có tầm ảnh hưởng.


Cách livestream bán hàng hiệu quả
 

Những kinh nghiệm đắt giá khi bán hàng livestream giúp bạn đạt hiệu quả cao

Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ các yếu tố đã được liệt kê ở trên, bạn cũng cần phải chuẩn bị cho mình những bí quyết livestream bán hàng để có thể thật sự lôi kéo người xem. Đây cũng chính là lý do vì sao mà dù cùng đầu tư không nhỏ vào livestream bán hàng nhưng người thì chốt đơn ầm ầm, kẻ thì chỉ có lèo tèo vài đơn. Tất cả đều cần phải có những bí quyết riêng và áp dụng sao cho thật linh hoạt để mang lại kết quả tốt nhất, cụ thể:

1. Chọn kênh livestream bán hàng phù hợp

Như đã nhấn mạnh ở trên, tính năng livestream bán hàng hiện nay không chỉ còn được giới hạn trên các ứng dụng stream chuyên nghiệp như Bigo, V Live mà đang dần được phổ biến trên các trang mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử. Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mà bạn có thể lựa chọn các nền tảng khác nhau để livestream nhưng trong đó, việc lựa chọn mạng xã hội lớn như Facebook sẽ giúp bạn gia tăng độ nhận diện, tiếp cận lớn do mạng lưới người dùng cực khủng.


Bí quyết livestream bán hàng
 

2. Công bố thời gian diễn ra buổi livestream từ sớm

Vì là buổi phát sóng trực tiếp nên bạn có thể cho đăng tải một dòng trạng thái thông báo thời gian cũng như địa điểm livestream trên chính Fanpage. Mục đích đó chính là để mọi người biết đến buổi phát sóng và nhanh chóng ghi nhớ thời gian sẽ diễn ra. Cùng với đó, đừng quên chèn thêm các CTA (Lời kêu gọi hành động) vào trong bài như: bình luận “Yes”, nhấn like, để lại một dấu chấm bên dưới, chia sẻ bài viết,... để giúp tăng lượt tương tác cho bài viết thêm hiệu quả.

3. Livestream bán hàng trong khung giờ vàng

Để giúp cho buổi livestream được diễn ra một cách thuận lợi và thành công thu hút được sự chú ý của khách hàng, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến những khung giờ vàng để phát video livestream. Cụ thể, theo như chia sẻ của những người đã có kinh nghiệm bán hàng online thì khung giờ vàng giúp thu hút nhiều đối tượng khách hàng nhất hiện nay sẽ bao gồm có:

- Từ 7h - 9h sáng: đây là khung giờ mà mọi người bắt đầu thức dậy, sửa soạn và tranh thủ lướt web trước khi đi làm.

- Từ 11h30 - 13h30 trưa: đây chính là khung giờ mà mọi người sẽ thường nghỉ trưa, lượng người dùng online vào thời điểm này cũng khá lớn.

- Từ 20h - 22h tối: hãy nhanh chóng tận dụng ngay khung giờ này để đăng livestream bởi đây là thời điểm mà người dùng thường có xu hướng online rất nhiều.

4. Chú trọng nội dung ở phần mô tả và tiêu đề

Tiêu đề hấp dẫn và mô tả hấp dẫn chính là chìa khóa để giúp mọi người nắm bắt được tổng quan nội dung buổi livestream của bạn. Lưu ý, tiêu đề và đoạn mô tả cần phải ngắn gọn và tập trung vào nội dung chính. Đừng quên đưa ra những lời kêu gọi hành động (CTA) để thu hút người xem hiệu quả, điển hình như: “share ngay video để được nhận quà”, “comment tag 3 bạn để nhận quà”,....

Trong quá trình triển khai, tiêu đề cần phải được giật tít, còn phần mô tả nên gạch đầu dòng hoặc làm nổi bật. Tác dụng của mô tả sẽ giúp cho những người xem không vào kịp ngay từ đầu hoặc không thể theo dõi phần giới thiệu đầu livestream có thể hiểu được buổi phát sóng đó đang nói gì.

5. Đầu tư chất lượng video

Để giúp cho buổi livestream bán hàng được diễn ra một cách thuận lợi, suôn sẻ với những hình ảnh đẹp mắt thì chắc chắn, bạn không được chủ quan với những thiết bị kết nối Internet trong buổi live.

Bởi lẽ, nếu đường truyền kết nối Internet không đủ tốt, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự chuyên nghiệp của thương hiệu. Chưa kể, các thông tin của sản phẩm, dịch vụ khi đưa đến khách hàng cũng không được trọn vẹn, từ đó khiến mức độ tin cậy của người xem dành cho bạn không được đánh giá cao.


Bí quyết livestream
 

6. Thường xuyên kêu gọi mọi người tương tác

Một hướng dẫn live stream bán hàng được nhiều người áp dụng hiện nay đó chính là thường xuyên kêu gọi mọi người tương tác ngay trong buổi phát sóng. Cụ thể, hãy yêu cầu khán giả like và chia sẻ video live stream của bạn. Điều này sẽ giúp cho buổi phát sóng có thể được mở rộng phạm vi tiếp cận thêm nhiều đối tượng khách hàng mới. Đừng bao giờ ngần ngại việc đề nghị này vì nó sẽ giúp tăng tương tác cho bạn một cách hiệu quả đấy.

7. Chăm sóc tốt khách hàng khi livestream

Trả lời và thường xuyên tương tác với người xem cũng chính là cách để bạn đẩy mạnh mức độ thu hút của buổi livestream, đồng thời xây dựng mối quan hệ khăng khít với khán giả của mình. Khi bạn càng có nhiều bình luận trên livestream, điểm số trên các nền tảng phát sóng sẽ càng cao và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng trên bảng tin của mọi người.

Một mẹo để bạn có thể tương tác, chăm sóc khách hàng tốt khi livestream đó chính là thường xuyên khuyến khích người xem tương tác trong các bình luận, đặt ra câu hỏi và trả lời ngay lập tức. Ngoài ra, đừng quên gọi tên chính xác tên gọi đầy đủ của từng người xem. Điều này sẽ giúp khách hàng cảm thấy như được tôn trọng khi bạn đề cập trực tiếp đến họ, đồng thời khuyến khích người xem nhấn nút chia sẻ video và để lại nhiều bình luận hơn.

8. Chú ý thần thái, cảm xúc và thái độ khi livestream

Người livestream cần nên tập dượt trước cho buổi livestream để tránh tình trạng bị vấp hay gặp phải những tình huống không như mong đợi. Cụ thể, để giúp cho buổi livestream được diễn ra hiệu quả thì bạn cần phải tập luyện trước theo những cách dưới đây:

- Đặt điện thoại ở chế độ livestream quay phim, đồng thời ghi lại tất cả những lời mà mình nói. Sau đó, bạn hãy mở ra xem để biết được liệu mình nói chuyện như vậy đã trơn tru hay chưa. Liệu những hành động, biểu cảm của mình có bị lỗi hay gượng ép quá hay không.

- Livestream thử và để ở chế độ “chỉ mình tôi” để có được cảm giác chân thực.

- Đứng trước gương và tập nói chuyện một mình để biết được ngôn ngữ biểu cảm, cách diễn đạt cũng như cả ngôn ngữ hình thể.

- Trong suốt quá trình phát sóng, người livestream cần phải thể hiện được thái độ tích cực, luôn tươi cười để truyền tải thông tin sản phẩm, đồng thời giải đáp được những thắc mắc của khách hàng.

9. Cân đối thời lượng livestream bán hàng

Để nói về cách livestream bán hàng hiệu quả thì chắc chắn không thể bỏ qua việc cân đối thời lượng phát sóng. Thông thường, thời lượng hiệu quả nhất của một buổi livestream sẽ chỉ nên kéo dài trong từ 45 - 90 phút.

Bởi lẽ, nếu buổi phát sóng chỉ kéo dài dưới 45 phút thì sẽ không đủ hot, mức độ tương tác chưa cao và cũng không đủ sức hút, thời gian để lan tỏa đến nhiều người. Nhưng nếu livestream quá 90 phút thì chắc chắn, lượng người xem sẽ bị giảm dần. Những người xem ban đầu sẽ không còn hứng thú để duy trì cho đến khi buổi livestream kết thúc trừ khi buổi phát sóng của bạn quá hay. Tuy nhiên, đây lại là điều mà rất ít người có thể làm được.

10. Đo lượng hiệu quả bán hàng sau mỗi buổi livestream

Việc đo lường hiệu suất làm việc chính là chìa khóa để giúp bạn có thể đánh giá được chất lượng nội dung đã thực hiện. Từ đây, bạn có thể căn cứ vào đó để nhìn nhận những điểm chưa tốt và thay đổi nội dung phù hợp cho buổi live tiếp theo. Để đo lường hiệu quả của buổi live, bạn có thể dựa trên những thông số cụ thể như: lượng like, comment, share, số lượng người xem, đơn đặt hàng,.... Với cách làm này, bạn có thể tự mình làm thủ công hoặc có thể cân nhắc sử dụng phần mềm chuyên dụng để tính toán được cụ thể, chính xác hơn.


Hướng dẫn cách livestream
 

Như vậy, Phương Nam Vina vừa chia sẻ cho bạn những kiến thức về hình thức livestream bán hàng và các kiến thức đắt giá để triển khai kế hoạch phát sóng trực tiếp thành công. Có thể thấy, bán hàng livestream đang là phương thức tiếp cận khách hàng nhanh chóng nhưng cũng mang tính cạnh tranh khá cao. Vì vậy, nếu như không muốn những sự đầu tư của mình trở thành công cốc thì hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng về mọi mặt ngay từ đầu để có được thành quả ấn tượng nhất. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Bỏ túi 12 kỹ năng bán hàng online hiệu quả, đắt khách

icon thiết kế website Bán hàng online nên chọn nhà vận chuyển nào là tốt nhất?

icon thiết kế website Bán hàng đa kênh là gì? Lợi ích và xu hướng bán hàng đa kênh

Bài viết mới nhất

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright © All Rights Reserved là một cụm từ pháp lý thường xuất hiện ở footer website hay cuối tác phẩm nhằm khẳng định quyền tác giả.

 
Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, các giải pháp kinh doanh online chính là chìa khóa để doanh nghiệp vững bước trên cuộc đua chinh phục thị trường.

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

Khi đối mặt với ý tưởng, giải pháp hoặc công nghệ mới, POC là công cụ quan trọng giúp bạn xác thực tính khả thi và hiệu quả trước khi triển khai.

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment (hoạt động tự doanh) là một cơ hội tuyệt vời để bạn trở thành người làm chủ công việc và nhanh chóng đạt được tự do tài chính.

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Hiểu rõ chi phí cơ hội không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực mà còn mở ra những cơ hội phát triển bền vững và thành công.

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Ngân sách là một công cụ quản lý tài chính không thể thiếu đối với doanh nghiệp để kiểm soát chi tiêu và đảm bảo các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

zalo