Mở siêu thị mini lãi khủng, thu hồi vốn nhanh trong 11 bước

Từ lâu, xu hướng kinh doanh tiệm tạp hóa tại chính ngôi nhà của mình đã trở thành một ý tưởng quen thuộc và là nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình. Phát triển từ chính ý tưởng này mà hiện nay, ngày càng có nhiều nhà đầu tư đã quyết định nâng cấp tiệm tạp hóa thông thường bằng cách mở siêu thị mini với quy mô hiện đại để dễ dàng thu hút khách hàng hơn trước. Đặc biệt là trong khoảng thời gian gần đây, việc lựa chọn những siêu thị gần nhà để tiện đường mua sắm đang là thói quen của nhiều người dân trước nhịp sống hối hả, tất bật.

Vậy nên, nếu bạn cũng đang ấp ủ “mộng làm giàu” bằng kinh doanh siêu thị mini nhưng lại chưa biết bắt đầu như thế nào thì đừng bỏ qua nội dung dưới đây, bởi đội ngũ marketing Phương Nam Vina sẽ tổng hợp những kinh nghiệm mở siêu thị nhỏ lãi cao để bất cứ ai cũng đều có thể áp dụng thành công cho cửa hàng của mình.


Mở siêu thị mini lãi khủng, thu hồi vốn nhanh trong 11 bước
 

Có nên kinh doanh siêu thị mini tại thời điểm này?

Mô hình siêu thị mini ở Việt Nam đang là một thị trường vô cùng béo bở cho các nhà đầu tư kinh doanh bởi tính tiện lợi, sạch sẽ, nguồn gốc rõ ràng, giá thành niêm yết và đảm bảo an toàn hơn hẳn so với các chợ dân sinh truyền thống.

Tuy nhiên, cũng vì mở siêu thị mini mang lại nguồn lợi nhuận vô cùng lớn nên thị trường này cũng vấp phải sự cạnh tranh không nhỏ đến từ các đối thủ lớn như: Co.op Food, Satrafood, Winmart, Bách Hóa Xanh,.... Mặc dù vậy, việc lựa chọn mô hình siêu thị mini vẫn luôn được xem là một thị trường đầy tiềm năng bởi rất nhiều lý do khác nhau, cụ thể:

- Chi phí đầu tư thấp, khả năng thu hồi vốn nhanh.

- Quá trình buôn bán không khó để bạn thực hiện.

- Phù hợp với xu hướng phát triển và nhu cầu của người dân hiện nay.

- Kinh doanh an toàn hơn so với bất kỳ lĩnh vực nào khác.

- Đối tượng khách hàng đa dạng, không phân biệt già trẻ, lớn nhỏ,....

Từ những ưu điểm vượt trội của mô hình này cùng những minh chứng thành công trong cuộc sống hiện tại, không khó để chúng ta thấy rằng kinh doanh siêu thị mini đang là một lĩnh vực buôn bán đầy tiềm năng và phát triển một cách mạnh mẽ.


Mở siêu thị mini
 

Kinh doanh siêu thị mini có lãi không?

Bất cứ ai khi bắt tay vào kinh doanh cũng đều mong có lãi, thậm chí là càng nhiều càng tốt. Chính vì thế, mở siêu thị mini có lãi không cũng là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm và mong muốn tìm lời giải đáp chính xác.

Theo đó, cơ hội sinh lời trong việc kinh doanh siêu thị mini hiện nay là khá cao. Mặc dù lợi nhuận sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: mặt bằng, mẫu mã sản phẩm và nhu cầu khách hàng lẫn đối thủ cạnh tranh. Nhưng vì các mặt hàng chủ yếu của siêu thị mini thường là nhu yếu phẩm cần thiết trong đời sống thường ngày, do đó mà nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của người dùng rất cao cùng sức mua ổn định. Chỉ cần người bán tìm được nguồn cung chất lượng, giá tốt và quản lý hàng tồn kho phù hợp thì cơ hội mang về lợi nhuận khủng là nằm trong tầm tay.


Kinh doanh siêu thị mini có lãi không?
 

Mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn?

Bên cạnh câu hỏi kinh doanh siêu thị mini có lãi không, mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn cũng là một vấn đề mà mọi người thường tìm hiểu. Mới đầu, thoạt nhìn có vẻ như việc mở siêu thị mini khá đơn giản và ít tốn kém chi phí nhưng để có thể thuận lợi hơn trong quá trình kinh doanh, bạn cần phải cân nhắc những khoản chi phí sau đây để xác định số vốn sao cho phù hợp nhất:

- Chi phí thuê mặt bằng (nếu có mặt bằng ngay tại nhà thì người bán sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí thuê địa điểm mỗi tháng).

- Chi phí nhập hàng.

- Chi phí trang bị cơ sở vật chất như: tủ đông, tủ lạnh, giá treo, kệ trưng bày, quầy thu ngân,....

- Chi phí sắm sửa các trang thiết bị như: máy in hóa đơn, máy tính tiền, máy quét mã vạch,....

- Chi phí trang trí cửa hàng, lắp đặt bảng hiệu, hệ thống đèn chiếu sáng,....

- Chi phí thuê nhân sự hỗ trợ bán hàng.

- Chi phí dự phòng cho những sự cố không mong muốn có thể xảy ra, cũng như duy trì hoạt động cửa hàng vào các ngày đầu mới khai trương chưa có nhiều khách, giảm giá,....

Từ những khoản chi phí trên thì chúng ta có thể ước lượng số vốn đầu tư của việc mở siêu thị mini ít nhất sẽ cần 200 triệu đồng. Vì vậy, nếu bạn đang có số vốn nhỏ hơn so với mức này thì có thể cân nhắc việc hợp tác với bạn bè, người thân hoặc huy động thêm nguồn vốn đầu tư ban đầu.


Kinh doanh siêu thị mini
 

Lập kế hoạch kinh doanh cho siêu thị mini với 11 bước đơn giản

Một người kinh doanh thành công là một người biết tính toán, đồng thời lên kế hoạch công việc bán hàng của mình cho từng giai đoạn. Vậy nên, trước khi mở siêu thị hay bất cứ mô hình kinh doanh bán lẻ nào khác, bạn nên tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước để tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh được một số rủi ro không đáng có. Còn nếu không, bạn cũng có thể trực tiếp tham khảo ngay những bước lập kế hoạch kinh doanh mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ dưới đây để áp dụng cho hoạt động bán hàng của mình.

Bước 1: Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng

Thị trường tiêu thụ ở thời điểm hiện tại chính là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành công trong hoạt động kinh doanh. Theo đó, đầu tiên bạn cần phải xác định đối tượng khách hàng của mình là ai để tiện bề tiếp cận, nhập hàng theo đúng nhu cầu mà họ mong muốn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập trung nghiên cứu những đối thủ cạnh tranh của mình, học hỏi và phát triển các thế mạnh và biến cái chưa được của họ thành lợi thế cho riêng mình.


Kế hoạch kinh doanh siêu thị
 

Bước 2: Xác định mô hình siêu thị mini

Hiện nay, kinh doanh siêu thị mini được chia thành nhiều mô hình khác nhau, trong đó có ba loại mô hình mà bạn có thể áp dụng lựa chọn cho công việc bán hàng của mình, bao gồm

- Kinh doanh hàng hóa tiêu dùng phổ thông: đây là mô hình thường gặp ở nông thôn hay những khu dân cư có mức thu nhập thấp. Những mặt hàng chủ đạo ở đây thường là sản phẩm phổ thông phù hợp với mọi đối tượng người tiêu dùng.

- Kinh doanh 60% hàng phổ thông, 40% hàng nhập khẩu: mô hình này phù hợp với những khách hàng có thu nhập từ trung bình cho đến cao ở các vùng nông thôn phát triển, thị trấn hay trong khu vực thành phố. Điểm nổi bật của mô hình này so với việc mở cửa hàng phổ thông đó chính là đã có sự mở rộng bằng cách kinh doanh thêm hàng nhập khẩu để gia tăng lợi nhuận hơn trước.

- Kinh doanh 40% hàng phổ thông, 60% hàng nhập khẩu: chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng có điều kiện kinh tế và sống trong các khu đô thị, tòa nhà chung cư,.... Hàng hóa ở đây luôn được cung ứng một cách đa dạng và đánh trúng hành vi, tâm lý của người tiêu dùng. Không chỉ vậy, so với hai mô hình trên thì loại hình kinh doanh này có mức độ cạnh tranh thấp hơn, lợi nhuận cao và khả năng thu hồi vốn hiệu quả. Tuy nhiên, người bán cần phải có kiến thức để hiểu rõ về bản chất của mô hình thì mới tạo ra nguồn tiền dư như mong đợi.

Bước 3: Tìm kiếm mặt bằng mở siêu thị mini phù hợp

Đối với ngành bán lẻ, đặc biệt là khi mở siêu thị mini lãi khủng thì mặt bằng sẽ quyết định tới 60% khả năng thành công và lượng khách hàng mua sắm. Vậy nên, bạn cần ưu tiên chọn địa điểm gần các khu dân cư sinh sống, hoặc tìm mặt bằng gần trường học, bệnh viện hay xí nghiệp,....

Sức mua của người dân trong khu vực chính là yếu tố quan trọng để cửa hàng của bạn có thể duy trì hoạt động. Do đó, nếu chọn mặt bằng ở những khu dân cư thưa thớt thì đây chắc chắn sẽ là một bất lợi lớn dành cho bạn. Không chỉ vậy, vì đây là một ngành hàng cạnh tranh vô cùng gay gắt nên bạn cũng cần chọn địa điểm kinh doanh cách xa các siêu thị mini hay cửa hàng tiện lợi có quy mô tương tự và có tên tuổi lớn hơn mình.


Lập kế hoạch kinh doanh cho siêu thị mini
 

Bước 4: Lập danh mục hàng hoá chi tiết

Khi lên kế hoạch kinh doanh siêu thị mini, bạn đừng quên việc lập danh mục hàng hóa sao cho thật chi tiết để dễ dàng tìm kiếm khi cần và nhập hàng nhanh chóng. Nếu đang phân vân không biết nên nhập sản phẩm nào về bán thì các bạn có thể ưu tiên chọn một số mặt hàng phổ biến, thông dụng như: đồ ăn khô, thức uống, rau củ quả, bàn chải, kem đánh răng, bột giặt, nước xả, xà phòng tắm gội, đồ gia dụng,....

Để tránh trường hợp bị sót sản phẩm trong quá trình nhập hàng, bạn có thể lên một danh sách cụ thể, kèm theo đó là những thông tin cần chú ý. Chẳng hạn, đối với mặt hàng rau củ quả, đồ tươi sống có thời gian bảo quản ngắn, bạn cần nên cân nhắc về số lượng nhập hàng và phải có tủ đông để quản lý hàng tồn kho tốt hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra lại hạn sử dụng của từng loại sản phẩm để tránh sự cố đáng tiếc có thể xảy ra. Đồng thời đừng quên lau bụi, thay sản phẩm trưng bày khác để giúp cho không gian siêu thị mini luôn được tươi mới, nổi bật.

Bước 5: Tìm nguồn hàng để mở siêu thị mini uy tín, chất lượng

Khi kinh doanh siêu thị mini, việc nhập hàng đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và nguồn vốn mà chủ đầu tư đang có. Chính vì vậy mà tại bước này, bạn cần phải cân nhắc và chọn lọc kỹ lưỡng trong quá trình tìm kiếm nguồn hàng của mình.

Theo đó, bạn có thể tham khảo các chợ đầu mối vì đây chính là địa chỉ được nhiều chủ siêu thị mini lựa chọn. Nơi đây có đa dạng chủng loại hàng hóa để bạn lựa chọn với mức giá rẻ hơn bên ngoài khi mua với số lượng lớn. Còn nếu có ý định nhập khẩu nguồn hàng từ nước ngoài, các bạn cũng có thể tiến hành đặt hàng tại một số trang thương mại điện tử hàng đầu như: Tmall, Alibaba (Trung Quốc), Ebay, Amazon (Mỹ) hay Gmarket (Hàn Quốc),....


Chiến lược kinh doanh siêu thị mini
 

Bước 6: Hoàn tất các thủ tục pháp lý để mở siêu thị mini

Để quá trình mở siêu thị mini được diễn ra thuận lợi và hợp pháp, chủ đầu tư cần phải tiến hành đăng ký kinh doanh cho cửa hàng của mình. Theo đó, mô hình kinh doanh siêu thị mini phổ biến nhất với hai hình thức đăng ký là hộ kinh doanh cá thể và công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi một mô hình có những đặc điểm riêng biệt và cách thức đăng ký cũng hoàn toàn khác nhau.

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Hình thức hộ kinh doanh cá thể phù hợp với những siêu thị có quy mô nhỏ, không có ý định mở thêm chi nhánh và số lượng nhân viên dưới 10 người. Đối với siêu thị mini này, hồ sơ mà các bạn cần chuẩn bị sẽ bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể.

- Bản sao công chứng hợp lệ Chứng minh nhân dân / Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu vẫn còn thời hạn của cá nhân, nhóm cá nhân hay đại diện hộ gia đình.

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Với đơn vị là công ty trách nhiệm hữu hạn, thủ tục làm giấy tờ đăng ký kinh doanh của bạn sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với mô hình kinh doanh cá thể. Theo đó, bạn cần phải chuẩn bị được các yếu tố như: mặt bằng, trang thiết bị của siêu thị, cơ sở vật chất,... để có thể được cấp giấy chứng nhận kinh doanh. Hồ sơ đăng ký cho mô hình này sẽ bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân / Thẻ căn cước công dân / Hộ chiếu còn hiệu lực của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập.

- Bản sao công chứng về việc quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay một số tài liệu khác của tổ chức.

- Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân / Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện Pháp luật của doanh nghiệp.

- Các giấy tờ cần thiết khác (Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy phép phòng cháy chữa cháy,...).

Bước 7: Thiết kế siêu thị mini

Sau khi đã có mặt bằng, hàng hóa, nhiều người thường cho rằng chỉ cần bày trí lên là xong và không cần phải lên kế hoạch thiết kế cầu kỳ. Tuy nhiên, đây lại là một quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi việc thiết kế siêu thị sẽ giúp cửa hàng cải thiện được tính thẩm mỹ, sự chuyên nghiệp khi đi vào vận hành, đồng thời tối ưu được diện cửa hàng.

Trong quá trình thiết kế, bạn cần cân nhắc đến việc bày trí không gian sao cho thuận tiện với cả người mua lẫn người bán, đồng thời kích thích được tâm lý mua sắm từ khách hàng. Ngoài ra, một bản thiết kế đầy đủ cũng cần phải lên chi tiết cho khu vực mặt tiền sẽ được bài trí như thế nào, biển hiệu được thiết kế ra sao để tạo điểm nhấn cho thương hiệu của mình.


Kinh nghiệm mở siêu thị mini online
 

Bước 8: Sắp xếp và trưng bày hàng hóa khoa học, thu hút

Sau khi đã thiết kế siêu thị mini một cách khoa học, nhiệm vụ tiếp theo của bạn đó chính là tiến hành sắp xếp, trưng bày hàng hóa sao cho thật gọn gàng, đẹp mắt. Nếu áp dụng đúng nguyên tắc sắp xếp các mặt hàng một cách khoa học, phù hợp với hành trình mua sắm thì điều này sẽ thôi thúc khách hàng chú ý và tò mò về sản phẩm mà bạn đang bán.

Trong khi sắp xếp, bạn nên ưu tiên những mặt hàng có cùng chủng loại ở chung một khu để giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm. Khoảng cách giữa các gian hàng nên có một lối đi rộng rãi và phân loại khu vực hàng hóa theo đồ tươi sống, đồ đông lạnh, khu vực nước uống hay khu vực bánh kẹo,.... Điều này chắc chắn sẽ tạo nên sự đồng bộ, chuyên nghiệp hơn cho siêu thị và giúp khách hàng có cảm tình hơn khi mua sắm.

Bước 9: Xác định chiến lược giá phù hợp

Giá thành của sản phẩm luôn là một yếu tố quan trọng để người tiêu dùng quyết định có nên ghé vào siêu thị của bạn mua đồ hay không. Theo đó, không giống như các siêu thị mini có quy mô lớn, các cửa hàng nhỏ hơn sẽ thường tập trung vào chiến lược giá cả để lôi kéo người tiêu dùng về với mình.

Tuy nhiên, vì mô hình siêu thị mini trong khu vực đô thị thường có sức cạnh tranh cao nên bạn hãy ưu tiên thực hiện chiến lược giá này ở các vùng quê hay khu vực có dân cư thu nhập trung bình. Lý do bởi các khu vực có thu nhập chưa cao thì người dân sẽ thường so sánh giá cả sản phẩm giữa các cửa hàng với nhau để tiết kiệm chi phí hiệu quả.


Siêu thị nhỏ
 

Bước 10: Lên kế hoạch khai trương siêu thị mini

Giai đoạn khai trương cửa hàng chính là một trong những công việc quan trọng đánh dấu những bước đi đầu tiên của siêu thị mini mà bạn đang làm chủ. Tùy thuộc vào quy mô của siêu thị mà các bạn có thể lên kế hoạch khai trương sao cho phù hợp. Chẳng hạn, với những siêu thị nhỏ thì có thể chuẩn bị các loại băng rôn quảng cáo, chương trình khuyến mãi, còn nếu có kinh phí tốt hơn thì có thể đầu tư thêm nhiều sự kiện hơn nữa.

Bước 11: Quản lý, vận hành siêu thị mini

Sau khi đã khai trương, việc bạn quản lý công việc kinh doanh và vận hành siêu thị như thế nào đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cửa hàng. Theo đó, để công việc kinh doanh siêu thị mini được diễn ra hiệu quả, các bạn nên sử dụng những phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp nhằm tránh các vấn đề chênh lệch hay mất mát dữ liệu. Ngoài ra, đừng quên đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng của mình để họ có kiến thức về sản phẩm, qua đó tư vấn cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt và phù hợp nhất.


Mô hình siêu thị mini
 

Một số kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini đắt giá

Như bạn đã biết, kinh doanh không đơn giản chỉ là một trò chơi thông thường mà đây chính là một cuộc chiến thật sự. Vậy nên, để có thể thật sự trở nên nổi trội và cạnh tranh với hàng loạt đối thủ, bạn phải trang bị những chiến lược kinh doanh siêu thị của riêng mình. Nếu gặp khó khăn trong vấn đề này, các bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:

1. Thiết lập siêu thị mini trên các kênh online

Bên cạnh việc mở siêu thị mini truyền thống, các bạn có thể tận dụng các kênh bán hàng online để mở rộng thêm hoạt động kinh doanh của mình, cũng như tiếp cận với số lượng người dùng khổng lồ trên thị trường trực tuyến. Thông thường, khi chọn kinh doanh online thì nhiều người thường có xu hướng tạo Facebook hay bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, với số lượng hàng hóa khủng cùng giá thành cho từng món không đắt thì website mới chính là kênh mà bạn cần đầu tư vào.

Với Facebook, khách hàng sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm hàng hóa vì không có một danh mục sản phẩm cụ thể. Còn với sàn thương mại điện tử, người bán sẽ phải chịu phí hoa hồng cao cũng như một số quy định gắt gao của các nền tảng này. Nhưng với website, các bạn sẽ tự làm chủ cửa hàng và sắp xếp sản phẩm theo ý muốn của mình.


Kinh doanh siêu thị mini online
 

Ngoài ra, so với các nền tảng còn lại thì việc sở hữu trang web cũng sẽ giúp bạn khẳng định uy tín trên thị trường, qua đó hỗ trợ công việc kinh doanh được lâu dài, bền vững. Vậy nên, nếu bạn muốn thiết kế trang web cho mình nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu thì có thể tham khảo ngay dịch vụ thiết kế website siêu thị mini tại Phương Nam Vina.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trên thị trường, kết hợp cùng đội ngũ nhân viên tư vấn, thiết kế và lập trình đầy tài năng, chúng tôi cam kết sẽ giúp bạn sở hữu được một trang web chất lượng, chuẩn SEO cùng giải pháp Google Ads,... để hỗ trợ công việc bán hàng thêm hiệu quả hơn bao giờ hết. Vậy nên, nếu các bạn đang có nhu cầu cần thiết kế website siêu thị mini ngay từ bây giờ để đưa vào trong hoạt động kinh doanh của mình, hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!


Mở siêu thị mini online
 

2. Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Trong kinh doanh, việc xây dựng chiến lược marketing hiệu quả chính là nước đi đúng đắn giúp cho người tiêu dùng có thể biết nhiều hơn về siêu thị của bạn. Ngoài việc tiếp thị cửa hàng với khách thông qua việc phát tờ rơi, treo banner, siêu thị của bạn cũng nên triển khai thêm những chiến dịch quảng cáo và ưu đãi phù hợp như: tích điểm, khuyến mãi, giá chiết khấu, giảm giá cho khách hàng thân quen,.... Còn với phạm vi mở rộng trên môi trường trực tuyến, các bạn có thể sử dụng các dịch vụ Google Ads, Facebook Ads,... để giới thiệu cửa hàng của mình đến đúng đối tượng.

Bên cạnh đó, vì siêu thị chính là nơi kinh doanh những mặt hàng thiết yếu, phổ biến nên cách tiếp thị tốt nhất đó chính là “truyền miệng”. Một khi cửa hàng của bạn được mọi người biết đến nhờ chất lượng sản phẩm, giá thành hợp lý và thái độ nhiệt tình thì chắc chắn, họ sẽ giới thiệu bạn với mọi người xung quanh.

3. Nên đầu tư giá kệ trưng bày hàng hóa mới ngay từ ban đầu

Việc sở hữu những mẫu giá, kệ đẹp với kích thước hợp lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người mua hàng. Vậy nên, bạn cần ưu tiên chọn các loại kệ phù hợp với sản phẩm hay thường thấy trong các siêu thị nổi tiếng như: kệ tôn kính, kệ tôn đục lỗ, kệ móc treo,.... Điểm chung của các giá kệ này đó là chúng rất bền và thường kéo dài từ 10 đến 15 năm, vì vậy mà bạn có thể yên tâm đầu tư cho siêu thị của mình.


Mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn?
 

4. Chú trọng nâng cao dịch vụ khách hàng

Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng chính là một điều vô cùng quan trọng đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Bởi với mức độ cạnh tranh khốc liệt của thị trường hiện nay, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn để đến với siêu thị mà mình mong muốn. Do đó, nếu bạn không thường xuyên nâng cao dịch vụ khách hàng trước và sau khi bán bằng thái độ thân thiện, các chương trình ưu đãi, giảm giá,... thì chắc chắn, bạn sẽ dễ bị đối thủ của mình “cướp khách” bất kỳ lúc nào.

5. Nhạy bén với những xu hướng và biến động của thị trường

Trong mọi hoạt động sản xuất hay kinh doanh hiện nay, thị trường được đánh giá là một trong những khâu khó chinh phục nhất. Chỉ khi bạn giữ vững thị trường thì mới có thể đảm bảo lượng tiêu thụ sản phẩm được như mong muốn. Có thể nói, trước áp lực cạnh tranh gay gắt như hiện nay, cơ hội thật sự sẽ chỉ đến với những doanh nghiệp biết nắm bắt đúng nhu cầu và thị hiếu khách hàng.

Vì vậy, thay vì chỉ cung cấp các mặt hàng thông thường, bạn hãy thường xuyên cập nhật thị trường để biết đâu là những sản phẩm hot, được nhiều khách hàng ưa chuộng nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của họ. Điều này chắc chắn không chỉ giúp bạn thu hút được sự chú ý của khách hàng mà còn là tiền đề để biến họ thành người mua trung thành của siêu thị.


Bí quyết kinh doanh siêu thị mini
 

Trên đây chính là những chiến lược kinh doanh siêu thị mini mà Phương Nam Vina vừa tổng hợp để giúp các bạn có thể áp dụng thành công. Hi vọng những thông tin này đã phần nào giải đáp cho bạn được các thắc mắc liên quan đến mô hình kinh doanh siêu thị đầy tiềm năng, qua đó dễ dàng làm giàu một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Những mặt hàng kinh doanh hot nhất hiện nay

icon thiết kế website 12 cách trưng bày cửa hàng tạp hóa nhỏ gọn gàng, thu hút

icon thiết kế website Tác dụng của website đối với hoạt động kinh doanh, bán hàng

Bài viết mới nhất

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling không phải là một kỹ thuật bán hàng mới nhưng là chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp yêu thích vì hiệu quả mang lại rất cao.

 
Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

zalo