Apache là gì? Những điều cần biết về Apache web server

Trong hệ thống web server, Apache là một thành phần không thể thiếu. Với khả năng xử lý hàng triệu yêu cầu mỗi ngày cùng khả năng cam kết tính nhất quán và bảo mật, Apache HTTP server đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển vượt trội của mạng Internet như chúng ta đã thấy ngày nay. Vậy Apache là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung sau để có cái nhìn tổng quan nhất nhé.


Apache là gì? Những điều cần biết về Apache Web Server
 

Apache là gì?

Apache hay Apache HTTP server là một phần mềm máy chủ mã nguồn mở được điều hành và phát triển bởi Novell Netware. Nó được giao tiếp thông qua giao thức HTTP và có thể hoạt động trên nhiều hệ điều hành như Linux, Windows, Unix hay Novell Netware,... Với sự linh hoạt và tính ổn định cũng như ưu điểm không tốn phí, Apache đã chiếm lĩnh một phần lớn thị trường web với khoảng 42% thị phần trên toàn cầu.

Apache được thiết kế với mục đích chính là hỗ trợ chủ sở hữu trang web đưa nội dung đầy đủ lên site của họ. Cũng vì tính chất này mà nó được phân loại vào nhóm phần mềm máy chủ dành cho website. Sở hữu một lịch sử phát triển lâu dài với phiên bản đầu tiên được ra mắt từ hơn 20 năm trước, Apache đã từng bước khẳng định vị thế của mình khi liên tục được đánh giá cao về mức độ tin cậy, đồng thời là sự lựa chọn ưa thích của nhiều đối tượng người dùng.


Apache là gì?
 

Các phiên bản Apache phổ biến thường gặp

Để hiểu nhiều hơn về Apache HTTP server là gì, bạn cũng cần biết thêm về những phiên bản của Apache dưới đây:

- Apache Spark: Một framework mã nguồn mở mạnh mẽ và được dùng trong việc xử lý và phân tích các dữ liệu lớn. Nó được tạo ra để xử lý các tác vụ phức tạp như xây dựng mô hình học máy, xử lý dữ liệu thời gian thực, xử lý dữ liệu đồ thị cùng một số ứng dụng khác liên quan đến xử lý dữ liệu lớn.

- Apache Kafka: Đây là một hệ thống mã nguồn mở được thiết kế để xử lý và quản lý dữ liệu dòng thời gian. Với khả năng gửi, lưu trữ và phân phối dữ liệu thời gian thực từ nhiều nguồn khác nhau, Kafka trở thành một công cụ hữu ích cho các ứng dụng theo dõi và xử lý dữ liệu thời gian thực.

- Apache Tomcat: Được phát triển và duy trì bởi Apache Software Foundation, Apache Tomcat được sử dụng để thực thi các ứng dụng web Java Servlet và JavaServer Pages (JSP). Ngoài ra, Apache Tomcat cũng cung cấp một môi trường thực thi cho các ứng dụng web Java để chúng được triển khai và chạy trên máy chủ web Tomcat. Điều này giúp thúc đẩy việc phát triển các trang web tương tác và các dự án web phức tạp một cách hiệu quả, linh hoạt.

- Apache NetBeans: Là một môi trường phát triển tích hợp (IDE) được phát triển bởi Apache Software Foundation. Apache NetBeans cung cấp một nền tảng mạnh mẽ để phát triển ứng dụng bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, bao gồm Java, C++, PHP,....

- Apache NiFi: Đây là một dự án mã nguồn mở với mục tiêu giúp quản lý và chuyển đổi dữ liệu giữa các hệ thống, ứng dụng khác nhau. Ngoài ra thì NiFi còn được viết tắt của từ "Niagara Files” với nhiệm vụ cung cấp một nền tảng mạnh mẽ để quản lý, định dạng lại dữ liệu và di chuyển chúng.

- Apache Hadoop: Framework này được dùng để xử lý và tiến hành lưu trữ dữ liệu lớn (big data) trên các cụm máy tính. Hadoop hỗ trợ tối đa trong việc xử lý dữ liệu lớn một cách phân tán và linh hoạt, đồng thời cho phép mở rộng để xử lý các tác vụ phức tạp liên quan đến dữ liệu.


Apache
 

Cơ chế hoạt động của Apache web server

Mặc dù thường bị hiểu lầm là một web server nhưng rõ ràng, Apache thực tế không phải là máy chủ vật lý mà chỉ đơn giản là phần mềm chạy trên máy chủ đó. Chức năng chính của Apache là thiết lập kết nối giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng (ví dụ như Google Chrome, Firefox, Safari,...).

Chúng ta có thể ví von web server như một nhà hàng ngoài đời thật. Khi bạn đến nhà hàng thì nhân viên sẽ đến chào đón và kiểm tra thông tin đặt chỗ của bạn, sau đó dẫn bạn đến bàn. Tương tự, web server sẽ kiểm tra website mà bạn đã yêu cầu và tải trang web đó để bạn có thể tìm hiểu một cách dễ dàng.

Cụ thể, khi người dùng truy cập đến một trang web nào đó thì trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ. Apache sẽ sau đó phản hồi bằng việc gửi lại thông tin cụ thể, bao gồm toàn bộ nội dung của trang web như nội dung văn bản, hình ảnh, video, âm thanh và các thành phần khác mà người dùng muốn truy cập. Thông qua giao thức HTTP, Apache đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giao tiếp an toàn giữa máy tính và người dùng.

Nhờ phương thức hoạt động này, Apache đã trở thành một trong những nền tảng module có khả năng tùy biến cao. Nó cho phép quản trị viên tắt hoặc kích hoạt nhiều tính năng khác nhau trên máy chủ một cách linh hoạt. Ngoài ra, Apache còn cung cấp các module bảo mật như URL rewriting, caching, xác thực mật khẩu,... nhằm giúp người dùng tối ưu hóa bảo mật và hiệu suất trên trang web của mình.


Apache web server
 

Đánh giá ưu điểm và hạn chế của Apache server

Không thể phủ nhận, Apache web server chính là lựa chọn hàng đầu để vận hành một trang web ổn định và có khả năng tùy chỉnh linh hoạt. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì bạn cũng cần nhớ rằng Apache vẫn có một số điểm bất lợi cần được khắc phục. Cụ thể, dưới đây chính là những ưu và nhược điểm của Apache server mà bạn nên chú ý:

1. Ưu điểm của Apache server

Chắc chắn, Apache web server phải sở hữu rất nhiều ưu điểm tuyệt vời thì mới có thể trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho việc triển khai máy chủ web, đặc biệt là đối với các dự án mã nguồn mở hoặc đối tượng sử dụng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Miễn phí: Apache vốn là một phần mềm mã nguồn mở nên bạn sẽ không cần phải trả phí cho việc cài đặt và sử dụng. Bên cạnh đó, mã nguồn mở cũng mang lại cho bạn quyền tự do tùy chỉnh nó theo nhu cầu sử dụng.

- Phổ biến và ổn định: Apache được sử dụng phổ biến trên toàn cầu và đã tồn tại trong suốt nhiều năm. Sự phổ biến và ổn định của Apache cũng đã được thử nghiệm, cải thiện liên tục để biến nó thành một giải pháp tin cậy.

- Đa nền tảng: Apache có khả năng chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Windows, Linux, macOS,... từ đó thuận lợi hơn cho việc triển khai trên nhiều môi trường khác nhau.

- Mở rộng và linh hoạt: Đây là ưu điểm vượt trội của Apache trong việc cung cấp nhiều module mà bạn có thể kích hoạt hoặc tắt đi để tùy chỉnh chức năng trên web server. Nhờ đó mà bạn có thể bổ sung thêm các tính năng như nén dữ liệu, bảo mật, xử lý động,... và nhiều tính khác theo nhu cầu sử dụng.

- Bảo mật: Apache cung cấp một loạt các tùy chọn bảo mật, đồng thời có một cộng đồng lớn để hỗ trợ việc cập nhật và vá lỗi bảo mật nhanh chóng.

- Hỗ trợ đa ngôn ngữ lập trình: Apache http server hỗ trợ đa dạng các ngôn ngữ lập trình, bao gồm Python, PHP, Ruby,... để giúp bạn có thể tạo ra các ứng dụng web đa dạng.

- Cộng đồng: Apache có một cộng đồng người dùng đông đảo để bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn và sự hỗ trợ từ cộng đồng khi gặp phải vấn đề.

2. Hạn chế của Apache web server

Ngoài các ưu điểm, Apache web server cũng có một số nhược điểm như sau:

- Tiêu tốn nhiều tài nguyên: Apache sẽ tiêu tốn nhiều tài nguyên hệ thống, nhất là khi phải xử lý nhiều yêu cầu cùng lúc. Điều này dẫn đến việc phải sử dụng bộ nhớ và CPU cao, đặc biệt trong các tình huống tải đột ngột.

- Khả năng mở rộng hạn chế: Trong một số trường hợp, web server này không thể hoạt động tốt khi phải xử lý hàng ngàn yêu cầu đồng thời. Để mở rộng quy mô, việc cấu hình và điều chỉnh cần phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng thì mới thực hiện được.

- Không hỗ trợ HTTP/2 mặc định: Đối với dạng cơ bản, Apache sẽ không hỗ trợ giao thức HTTP/2 mặc định mà chỉ sử dụng HTTP/1.1. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cấu hình để sử dụng HTTP/2 nhưng nó đòi hỏi bạn phải thêm công việc cài đặt và cấu hình.

- Cấu hình phức tạp: Cấu hình phức tạp của Apache đôi khi sẽ gây khó khăn cho người mới bắt đầu. Việc cài đặt và điều chỉnh máy chủ Apache cũng đòi hỏi người dùng phải đầu tư nhiều thời gian và kiến thức kỹ thuật chuyên sâu.

- Sự cố và lỗi phát triển chậm: Một số sự cố và lỗ hổng bảo mật có thể tốn nhiều thời gian để được phát hiện và vá lại so với các máy chủ web khác. Điều này cũng yêu cầu tính cẩn trọng khi tiến hành cập nhật và duyệt các bản vá bảo mật để đảm bảo tính an toàn, ổn định của hệ thống.

- Hiệu năng bị ảnh hưởng bởi mô-đun thứ ba: Apache sử dụng nhiều mô-đun bổ sung từ bên ngoài để mở rộng các tính năng. Tuy nhiên, sự kết hợp của các mô-đun này đôi khi có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến hiệu suất và tính ổn định của máy chủ.


Apache server
 

So sánh Apache với các web server khác

Trong những năm đầu tiên, Apache là cái tên độc quyền khi nói đến máy chủ web. Tuy nhiên, theo thời gian, các dự án máy chủ web mã nguồn mở khác đã phát triển và thu hút sự chú ý với những đặc điểm riêng ấn tượng.

1. Apache vs NGINX

Vào năm 2004, NGINX chính thức ra đời và nhận được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia IT khi là một trong những máy chủ web đầu tiên xuất hiện. Ứng dụng này được phát triển để giải quyết các vấn đề liên quan đến người dùng với lượng kết nối lên đến 10.000.

Mặc dù đều là dạng web server nhưng giữa Apache và NGINX vẫn tồn tại nhiều điểm khác biệt sau:

- Apache sử dụng cấu trúc thread nên lượng traffic trên web sẽ cao hơn và việc có nhiều dữ liệu cũng sẽ dễ gặp phải vấn đề. Trong khi đó, NGINX lại có khả năng xử lý các website sở hữu lượng traffic lớn hơn một cách hiệu quả hơn.

- NGINX xử lý tất cả các vấn đề trên một thread duy nhất mà không tạo ra bất kỳ tiến trình mới cho những truy vấn khác nhau. Do đó, NGINX được xem là lựa chọn hữu ích cho việc quản lý và phân tán truy vấn nhưng vẫn còn hạn chế ở tốc độ thực thi.

Tóm lại, nếu trang web của bạn có lượng traffic vừa phải thì Apache sẽ là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, NGINX lại rất thích hợp cho các trang web lớn mà bạn muốn tiết kiệm tài nguyên.


Apache http server
 

2. Apache vs Tomcat

Apache và Tomcat đều là sản phẩm phần mềm được phát triển bởi Apache Software Foundation nên cả hai cũng chính là dạng máy chủ web sử dụng giao thức HTTP. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa chúng đó là Apache thường được sử dụng cho các trang web tĩnh, còn Tomcat lại được dùng phổ biến cho các ứng dụng Java.

Mặc dù Tomcat có thể hỗ trợ cả các trang web tĩnh nhưng hiệu suất của nó lại không thể sánh kịp với Apache trong việc xử lý. Vậy nên, nếu bạn chỉ sử dụng các trang web tĩnh thì việc dùng Tomcat có thể không mang lại hiệu quả vì không tận dụng được tất cả các tính năng của nó. Hơn nữa, việc cấu hình Tomcat có thể khó khăn hơn so với hầu hết các máy chủ web thông thường khác. Ví dụ, nếu bạn chạy WordPress thì hãy nên xem xét đến việc sẽ sử dụng NGINX hoặc Apache thay vì Tomcat.


Apache http server là gì?
 

Hướng dẫn cài đặt Apache đơn giản, nhanh chóng

Để cài đặt ứng dụng Apache thành công, người dùng cần phải có kiến thức và sự hiểu biết nhất định về công nghệ thông tin. Sau đó thực hiện thông qua hai bước cụ thể như sau:

Bước 1: Download Apache

Nhiều người dùng hiện nay thường tỏ ra băn khoăn về việc tải ứng dụng Apache từ đâu. Và câu trả lời cho vấn đề này chính là từ Apache Lounge với hai phiên bản có sẵn 32-Bytes và 64-Bytes.

Phiên bản VC15 của Apache được biên dịch trên Visual C Redistributable for Visual Studio 2017. Do đó, bạn cần cài đặt trực tiếp lên hệ điều hành Windows và một lời khuyên cho những người sử dụng Windows XP là bạn nên sử dụng phiên bản VC10.

Bước 2: Cài đặt ứng dụng Apache

Sau khi tải xuống, bạn tiến hành giải nén thư mục chứa Apache và sau đó gắn thư mục này vào ổ C, sau đó đổi tên theo mặc định. Khi đó thì quá trình cài đặt ứng dụng Apache cũng đã hoàn tất.

Tiếp theo, bạn khởi động phần mềm bằng cách chạy tệp tin httpd.exe trong thư mục C:\Apache24\bin. Sau đó, bạn hãy truy cập vào đường link http://localhost để có thể kiểm tra. Nếu trên trình duyệt hiển thị dòng chữ "it works" thì đó là dấu hiệu bạn đã cài đặt ứng dụng Apache thành công.


Apache server là gì?
 

Với những thông tin vừa được chia sẻ, Phương Nam Vina hi vọng đã giải đáp cụ thể cho bạn về những thắc mắc liên quan đến khái niệm Apache là gì, cũng như gửi đến các kiến thức giá trị để bạn có thể học hỏi, từ đó biết được khi nào nên dùng web server hiệu quả. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website VPS là gì? Tất tần tật kiến thức về Virtual Private Server

icon thiết kế website Name server là gì? Đặc điểm và cách thay đổi name server

icon thiết kế website DNS là gì? Chức năng và cơ chế hoạt động của DNS server

Bài viết mới nhất

Web push notifications là gì? Cách tận dụng sức mạnh push web

Web push notifications là gì? Cách tận dụng sức mạnh push web

Web push notifications không chỉ là công cụ gửi thông điệp nhanh chóng mà còn là chìa khóa giữ chân khách hàng và thúc đẩy hành động tức thời.

Siêu văn bản là gì? Sự khác nhau giữa siêu văn bản và trang web

Siêu văn bản là gì? Sự khác nhau giữa siêu văn bản và trang web

Siêu văn bản không chỉ là nền tảng cốt lõi của Internet hiện tại mà còn là chìa khóa mở ra vô vàn những cơ hội mới trong tương lai.

Các mẫu landing page bất động sản ấn tượng giúp bạn chốt deal

Các mẫu landing page bất động sản ấn tượng giúp bạn chốt deal

Trong ngành nhà đất đầy cạnh tranh, thiết kế landing page bất động sản là công cụ quan trọng giúp bạn thu hút khách hàng và chốt deal thành công.

Top 8 cách kiểm tra web lừa đảo nhanh chóng, tránh rủi ro

Top 8 cách kiểm tra web lừa đảo nhanh chóng, tránh rủi ro

Mất tiền, mất thông tin cá nhân, danh tiếng bị ảnh hưởng là những hậu quả mà bạn có thể phải đối mặt nếu không cẩn thận kiểm tra web lừa đảo.

Cách tích hợp thanh toán trực tuyến vào web bán hàng chi tiết

Cách tích hợp thanh toán trực tuyến vào web bán hàng chi tiết

Tích hợp thanh toán trực tuyến vào website là chiến lược thông minh, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

SaaS là gì? Giải mã chi tiết về Software as a Service

SaaS là gì? Giải mã chi tiết về Software as a Service

SaaS software solutions cung cấp các công cụ phần mềm trực tuyến giúp tối ưu hóa quản lý trong các ngành như tài chính, y tế, giáo dục và bán lẻ.

 
zalo