Chiết khấu là gì? Những điều cần biết về chiết khấu

Chiết khấu là một trong những phương pháp được các doanh nghiệp hiện nay sử dụng nhiều với mục đích kích thích ham muốn mua sắm của người tiêu dùng. Đây cũng chính là hình thức ưu đãi được nhiều khách hàng yêu thích bởi họ cho rằng bản thân đã mua được một sản phẩm với mức giá hời hơn rất nhiều. Vậy chiết khấu là gì? Doanh nghiệp cần sử dụng chiết khấu trong kinh doanh như thế nào để mang lại hiệu quả cao? Tất cả sẽ được đội ngũ marketing Phương Nam Vina giải đáp chi tiết ngay trong nội dung dưới đây.


Chiết khấu là gì? Những điều cần biết về chiết khấu
 

Chiết khấu là gì?

Chiết khấu là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong kinh doanh và được hiểu là việc giảm giá niêm yết của sản phẩm / dịch vụ theo một tỷ lệ phần trăm nhất định. Nói theo cách đơn giản hơn thì chiết khấu chính là một sự nhượng bộ về giá hay giảm giá cho khách hàng để khuyến khích họ mua sắm và thanh toán.

Trong các giao dịch kinh doanh hiện nay, chiết khấu cũng được xem là một khoản khấu trừ trong giá cả. Theo đó, người bán sẽ tiến hành trừ một phần trong tổng giá và người mua sẽ phải trả số tiền ròng còn lại.

Để các bạn có thể hiểu hơn về giá chiết khấu là gì, chúng ta sẽ có một ví dụ thực tế như sau: Nếu doanh nghiệp có quy định hóa đơn thanh toán trên 1.000.000 VNĐ sẽ được chiết khấu 20% thì để đạt được mức chiết khấu đó, người tiêu dùng thay vì chỉ mua món đồ 700.000 VNĐ thì họ sẽ cố mua thêm các sản phẩm để đơn hàng có tổng giá trị trên 1.000.000 VNĐ để được hưởng chiết khấu.


Chiết khấu là gì?
 

Một số khái niệm liên quan đến chiết khấu

1. Mức chiết khấu là gì?

Đây là một khoản chiết khấu nhất định mà người bán sẽ trả lại cho người mua dựa trên tổng đơn hàng bán được để kích thích sự ham muốn mua sắm của người tiêu dùng, ví dụ như: 5%, 10%, 15%,....

Mặc dù mang đến ưu đãi lớn cho khách hàng và giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu hiệu quả nhưng mọi người cần phải tính toán để đưa ra mức chiết khấu phù hợp. Tránh tình trạng đặt mức chiết khấu mua hàng quá cao bởi có thể khiến cho doanh thu không bù được chi phí, lợi nhuận chưa đủ và dẫn đến thua lỗ. Còn nếu đặt chiết khấu quá thấp thì không tác động được đến tâm lý mua hàng của mọi người.


Chiết khấu
 

2. Hệ số chiết khấu là gì?

Hệ số chiết khấu chính là một số thập phân được nhân với giá trị của dòng tiền để chiết khấu giá trị hiện tại. Hệ số tăng theo thời gian (tức là các giá trị thập phân nhỏ hơn) khi hiệu ứng lãi kép tăng lên.

3. Tỷ lệ chiết khấu là gì?

Tỷ lệ chiết khấu chính là phần lãi được chiết khấu dựa trên dòng tiền ra vào trong kinh doanh, số tiền này sẽ được tính tương đương với mức chi phí vốn trong tài chính. Tuy nhiên, cần lưu ý là tỷ lệ chiết khấu cũng sẽ liên quan đến các vấn đề rủi ro, vòng quay tiền tệ và những vấn đề khác trong kinh tế nên đòi hỏi một sự tính toán kỹ lưỡng.

4. Suất chiết khấu là gì?

Suất chiết khấu chính là tỷ suất dùng để so sánh sự chênh lệch giá trị của một đồng sẽ nhận được trong tương lai so với một đồng ở thời điểm hiện tại. Thông thường, suất chiết khấu sẽ được dùng để tính toán, so sánh chính là chi phí cơ hội của vốn, hay còn gọi là chi phí sử dụng vốn.

Cách tính chiết khấu

5. Lãi chiết khấu là gì?

Không giống như nhiều khái niệm trên, lãi suất chiết khấu là một thuật ngữ thường được sử dụng nhiều trong hoạt động tài chính - ngân hàng, chỉ định mức lãi suất do ngân hàng Nhà nước áp dụng khi cho vay.

Trong một số trường hợp, các ngân hàng thương mại sẽ cần phải đi vay tiền từ ngân hàng trung ương để tránh tình trạng thiếu tiền nếu khách muốn rút. Lãi suất chiết khấu được xem như một công cụ chính sách tiền tệ và được xem là cơ sở quan trọng của các ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại.

6. Tái chiết khấu là gì?

Tái chiết khấu chính là một công cụ nợ ngắn hạn và có thể chuyển nhượng được chiết khấu lần thứ hai. Khi thanh khoản trên thị trường thấp, các ngân hàng có thể tăng tiền mặt bằng cách tái chiết khấu. Đây cũng là một phương thức mà ngân hàng trung ương sẽ cấp vốn cho các ngân hàng.

Các loại chiết khấu thường gặp trong kinh doanh

Sau khi đã tìm hiểu chiết khấu là gì cùng những khái niệm liên quan, việc tiếp theo mà bạn cần làm đó chính là phân loại các chiết khấu thường gặp trong kinh doanh để dễ dàng áp dụng khi cần, bao gồm:

- Chiết khấu số lượng: đây là khoản chiết khấu mà người mua sẽ có được khi mua sắm với số lượng hàng hóa nhất định mà người bán đã quy định từ đầu.

- Chiết khấu khuyến mại: là khoản trợ cấp mà người bán dành cho người mua để kích thích họ thanh toán hoặc đưa ra thời gian mua hàng nhanh chóng. Đây cũng được xem là một hình thức chiết khấu phổ biến hiện nay và là kỹ thuật bán hàng cực tốt được nhiều người sử dụng.

- Chiết khấu thương mại: là tỷ lệ giảm giá cho một sản phẩm nào đó nếu người mua hàng với số lượng lớn và không áp dụng đối với các nhà phân phối. Thông thường, khi kinh doanh cửa hàng tạp hóa hay siêu thị thì những nhà sản xuất sẽ đề nghị họ mua hàng với lượng lớn để có được mức giảm giá ưu đãi hơn.

Bên cạnh những hình thức chiết khấu được áp dụng phổ biến như trên thị trường cũng có một số loại chiết khấu khác như: chiết khấu tùy ngành nghề người mua, giá bán lẻ thấp hơn để quảng bá sản phẩm, chiết khấu theo từng mùa trong năm, chiết khấu cho nhân viên,....

Cách tính phần trăm chiết khấu
 

Công thức tính chiết khấu

1. Công thức tính chiết khấu tổng quát

Công thức tính chiết khấu tổng quát được nhiều người sử dụng nhất hiện nay vì tính chính xác cũng như sự khách quan mà nó mang lại. Công thức này sẽ phù hợp cho cách tính chiết khấu thương mại với quy mô lớn và gồm các bước thực hiện như sau:

- Xác định tỷ lệ chiết khấu.

- Xác định phần được giảm giá chiết khấu (nhân giá bán gốc trước chiết khấu với tỷ lệ chiết khấu).

- Xác định mức giá sau khi đã chiết khấu (lấy giá gốc trừ đi phần đã được giảm giá).

Ví dụ, giá gốc của một chiếc áo khoác có giá là 200.000 VNĐ, tỷ lệ chiết khấu sản phẩm là 20%. Số tiền này sẽ được khấu trừ tỷ lệ chiết khấu là: 20% của 200.000 = 40.000. Lúc này, ta sẽ có giá bán của sản phẩm sau khi chiết khấu là: 200.000 - 40.000 = 160.000.

2. Công thức tính nhẩm

Đây là cách tính đơn giản, nhanh chóng và không đòi hỏi bạn cần phải có máy tính hay bất cứ công thức nào. Theo đó, cách tính này sẽ phù hợp với cách tính phần trăm chiết khấu cho đại lý và cách tính chiết khấu bán hàng với số lượng không quá lớn. Công thức tính nhẩm sẽ bao gồm các bước sau:

- Làm tròn giá gốc về số tròn chục ở mức gần nhất, sau đó chia cho 10 (số A).

- Tiếp tục, chia tỷ lệ chiết khấu cho 10 là lấy phần nguyên (số B).

- Xác định mức giá giảm theo công thức như sau: (A x B) + A/2

- Lúc này, ta sẽ xác định được mức giá sau chiết khấu bằng cách lấy giá gốc trừ đi mức đã được giảm giá.

Ví dụ, giá gốc của một cái áo thun là 88.000 VNĐ, tỷ lệ chiết khấu là 25% và bạn có thể nhẩm tính ra kết quả một cách nhanh chóng bằng cách làm tròn giá lên 90.000 VNĐ và chia cho 10 (90.000/10 = 9000).

Sau đó, bạn chia tỷ lệ chiết khấu 25% cho 10 thì sẽ được công thức: 25/10 = 2,5 lấy phần nguyên là 2. Suy ra, mức giảm giá sẽ là: 9.000 x 2 + (9000/2) = 22.500. Vậy nên, giá bán sản phẩm sau khi chiết khấu sẽ là: 90.000 - 22.500 = 67.500.


Tính chiết khấu
 

Áp dụng chiết khấu trong kinh doanh mang đến những lợi ích gì?

1. Nâng cao doanh thu trong thời gian nhất định

Lợi ích đầu tiên khi bạn áp dụng chiết khấu trong bán hàng đó chính là doanh số sẽ được nâng cao một cách đáng kể, người bán cũng không cần phải tốn nhiều công sức để thuyết phục người tiêu dùng như thông thường.

2. Kích thích khách hàng mua sản phẩm mới

Với những sản phẩm mới ra mắt trên thị trường thì chiết khấu chính là phương pháp hiệu quả giúp kích cầu doanh số. Đặc biệt, với những người tiêu dùng thường quen việc sử dụng một sản phẩm thì rất khó để họ để mua thử mặt hàng mới. Chính vì thế, người bán sẽ cần có các chiến lược marketing phù hợp để thu hút sự chú ý của người dùng về sản phẩm mới của mình, từ đó mang lại thị trường cho sản phẩm.

3. Nhanh chóng thanh lý hàng tồn kho

Khi doanh nghiệp còn quá nhiều sản phẩm cũ trong kho thì người bán có thể dùng chiến lược chiết khấu hàng hóa để thanh lý hết đống hàng tồn kho này. Đây là phương pháp giúp bạn dọn kho trống để nhập thêm nhiều mẫu mới tiếp tục kinh doanh, đồng thời không bị mất trắng hoàn toàn.


Tính phần trăm chiết khấu
 

Mặt trái của việc sử dụng chiết khấu trong kinh doanh

Như các bạn cũng đã thấy, việc sử dụng các loại chiết khấu trong kinh doanh buôn bán đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó sẽ thu hút sự chú ý cũng như kích cầu khả năng mua sắm của người tiêu dùng, qua đó mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần biết rằng vấn đề nào rồi cũng sẽ có hai mặt của nó. Tương tự, nếu doanh nghiệp mãi lạm dụng việc chiết khấu sẽ làm xuất hiện một vài mặt trái trong kinh doanh, thậm chí còn gây ra rất nhiều ảnh hưởng nặng nề, cụ thể như:

- Khiến cho khách hàng bị nhàm chán: nếu như một thương hiệu thường xuyên có chiết khấu thì chắc chắn, người tiêu dùng sẽ có suy nghĩ chờ đợi chiết khấu để mua hàng cho rẻ. Điều này vô tình sẽ làm giảm đi sức hút của việc chiết khấu và khiến cho khách hàng không còn mong đợi chương trình của doanh nghiệp nữa.

- Mất đi niềm tin nơi khách hàng: khi chiết khấu quá nhiều, khách hàng sẽ cảm thấy nghi ngờ về chất lượng sản phẩm, khiến giá trị thật sự của chúng bị giảm đi trong nhận thức của họ.

- Lợi nhuận bị cắt giảm: lợi nhuận bị cắt giảm chính là một mặt tiêu cực tác động rất lớn đến với doanh nghiệp nếu như bạn cứ lạm dụng liên tục. Nếu chiết khấu giảm giá đến tận 50% thì điều này có nghĩa là để đạt được doanh thu như mong muốn, bạn sẽ cần phải bán gấp đôi. Tuy nhiên, liệu bạn có thời gian và nhân lực để làm được điều này hay không?


Công thức tính chiết khấu
 

Sử dụng chiết khấu trong kinh doanh như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Trước những mặt trái của việc lạm dụng chiết khấu, để doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức này một cách hiệu quả thì bạn cần phải học hỏi rất nhiều điều. Tất cả chúng đều là những kinh nghiệm quý giá và nếu thực hiện tốt sẽ mang lại rất nhiều lợi thế để giúp ích cho hoạt động kinh doanh của bạn.

1. Không lạm dụng chiết khấu

Như các bạn cũng đã biết, chiết khấu có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng và gia tăng doanh số, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý sử dụng những hình thức giảm giá một cách thông minh và phù hợp.

2. Tập trung vào giá trị sản phẩm

Ngoài việc không nên lạm dụng, doanh nghiệp cũng cần phải tập trung vào giá trị sản phẩm dù có đang thực hiện các chương trình chiết khấu đi chăng nữa. Mục đích để khi khách hàng được hưởng giá chiết khấu, họ vẫn cảm thấy sản phẩm này rất tuyệt vời và cảm thấy việc mua chúng là một sự may mắn. Điều này giúp xây dựng lòng tin và sự trung thành của họ đối với thương hiệu của bạn.

3. Tập trung vào nhu cầu của khách hàng mục tiêu

Một bí quyết giúp cho bạn có thể sử dụng chiết khấu hiệu quả đó chính là hiểu rõ nhu cầu của khách hàng. Sau đó, hãy tiến hành tập trung chiết khấu vào những sản phẩm mà người tiêu dùng đang dành sự quan tâm đến.

Ngoài ra, bạn cũng cần tập trung nhu cầu của các khách hàng tiềm năng và xem xét đâu là những món đồ mà họ cần. Chiết khấu chính là một phần quan trọng giúp cho doanh nghiệp thu hút được lượng khách hàng lớn, do đó bạn cần chọn thời gian áp dụng và mức chiết khấu phù hợp để kích thích người dùng hiệu quả.


Giá chiết khấu
 

Trên đây là những giải đáp của Phương Nam Vina về khái niệm chiết khấu là gì và cách tính phần trăm chiết khấu chính xác, hiệu quả. Có thể thấy, chiết khấu sẽ ảnh hưởng tác động trực tiếp đến phần lớn khách hàng và kích thích nhu cầu mua sắm của họ. Nhưng đồng thời, hình thức này cũng gây ra nhiều khó khăn đòi hỏi doanh nghiệp của bạn cần phải có sự kiểm soát thông minh, chặt chẽ để không gây mất niềm tin với khách hàng và khiến lợi nhuận kinh doanh bị giảm trong một thời gian dài.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Flash sale là gì? Bí quyết bùng nổ doanh số với Flash sale

icon thiết kế website Tri ân khách hàng là gì? 14 cách tri ân khách hàng độc đáo

icon thiết kế website Voucher là gì? Lợi ích và cách tìm kiếm voucher nhanh nhất

Bài viết mới nhất

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Hiểu rõ chu kỳ sống của sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn.

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là một công cụ quảng cáo trực tuyến hàng đầu được các doanh nghiệp hiện nay áp dụng phổ biến để cải thiện doanh thu hiệu quả.

Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 áp lực lượng cạnh tranh của Michael Porter giúp doanh nghiệp có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.

zalo