Có thể nói, sự phát triển của công nghệ đã tạo ra một cú hích lớn đối với thị trường kinh doanh trên toàn cầu. Điều này cũng có nghĩa là những mô hình kinh doanh truyền thống cũng dần được thay thế, đổi mới sao cho đáp ứng với nhu cầu của xã hội và thời đại. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì chỉ duy có ngành bán lẻ truyền thống tại thị trường Việt Nam là vẫn hoàn toàn “sống sót” giữa sự đổi mới ồ ạt từ những tác động xung quanh. Thế nhưng, dưới sức ép từ thị trường thì bản thân ngành bán lẻ nói chung và kinh doanh cửa hàng tạp hóa nói riêng cũng đang dần có sự thay đổi tích cực để có thể trụ vững lâu dài. Đó cũng là lý do vì sao mà trong bài viết này, đội ngũ marketing Phương Nam Vina sẽ gợi ý cho các bạn một số kinh nghiệm hữu ích để mở cửa hàng tạp hóa mang lại thành công như mong đợi.
- Tổng hợp các bước để mở cửa hàng tạp hóa
- Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa mang lại thành công
Tổng hợp các bước để mở cửa hàng tạp hóa
1. Xác định vốn mở cửa hàng tạp hoá
Ngay từ bước đầu, để kinh doanh thành công thì bạn cần phải xác định được rằng mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn. Theo đó, ngân sách để mở cửa hàng tạp hóa sẽ bao gồm chi phí nhập hàng, thuê mặt bằng, cơ sở vật chất, thuê nhân viên, chi phí vận hành,... cùng một số thiết bị hiện đại khác để hỗ trợ cho công việc kinh doanh như: máy in hóa đơn, camera giám sát, phần mềm thanh toán, phần mềm quản lý bán hàng,....
Để xác định chi phí cụ thể khi mở cửa hàng tạp hóa cho mình thì bạn cần phải dựa trên quy mô, diện tích kinh doanh và tài chính của mình. Ví dụ, nếu bạn mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ với những mặt hàng cơ bản như: đồ khô, bánh kẹo, gia vị, bột giặt, sữa tắm,... thì chi phí đầu tư có thể dao động từ 50 - 100 triệu đồng.
Tuy nhiên, nếu bạn xác định sẽ mở một cửa hàng với quy mô lớn, hiện đại hơn với lượng hàng dự trữ trong kho nhiều thì cần phải đầu tư nhiều máy móc, thiết bị hoặc nguồn nhân lực để hỗ trợ công việc của mình. Lúc này, mức vốn mà bạn cần bỏ ra sẽ tăng lên gấp nhiều lần so với quy mô thông thường và có thể dao động từ 300 triệu cho đến vài tỷ đồng.
2. Chọn mặt bằng phù hợp
Có một lợi thế khi lựa chọn mô hình kinh doanh bán lẻ truyền thống đó chính là khả năng đáp ứng nhu cầu thường nhật của tất cả mọi người. Vì vậy, nếu như mở cửa hàng tạp hóa, bạn hoàn toàn không phải quá lo lắng trong việc lựa chọn địa điểm, mặt bằng phù hợp.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn có thể lựa chọn địa điểm ở bất cứ nơi nào mình muốn. Khi xác định mở một cửa hàng tạp hóa lớn, bạn hãy chọn địa điểm có dân cư đông đúc và kinh tế phát triển. Những người dân sống tại đây sẽ có nhu cầu mua sắm các mặt hàng chất lượng cao hơn so với một số khu vực khác. Đồng thời, nếu bạn có thương hiệu riêng cho mình, chắc chắn bạn sẽ bán được nhiều đồ hơn. Đương nhiên, tương xứng với một cửa hàng tập trung vào chất lượng sản phẩm thì tiệm tạp hóa đó cần phải có quy mô rộng rãi, khang trang và hiện đại.
Trong trường hợp kinh doanh mô hình cửa hàng tạp hóa tại khu vực nông thôn thì các bạn không nên đầu tư quá nhiều vào quy mô. Thay vào đó, hãy nên mở một tiệm tạp hóa nhỏ bởi nhu cầu mua sắm, điều kiện tài chính ở những khu vực này không phải là quá lớn.
Một điểm lưu ý cho bạn khi lựa chọn mặt bằng là nên tìm một khu vực có nhiều chỗ để xe càng tốt. Bởi nếu không có chỗ để xe, khách hàng sẽ cảm thấy lo lắng, khó chịu khi mua sắm vì sợ xe của mình bị mất cắp. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý mua hàng của người tiêu dùng và thậm chí còn khiến bạn bỏ lỡ đi một cơ hội có thêm khách hàng.
3. Trang thiết bị khi mở cửa hàng tạp hoá
Sau khi đã có mặt bằng thì việc tiếp theo mà bạn cần làm đó chính là lên danh sách sắm sửa các trang thiết bị để hỗ trợ cho công việc kinh doanh của mình. Thông thường, các cửa hàng tạp hóa sẽ bán rất nhiều loại mặt hàng khác nhau nên để giúp cho việc trưng bày, tìm kiếm sản phẩm được dễ dàng hơn thì bạn nên mua thêm các giá treo, kệ đỡ, tủ để phân loại. Cách này còn giúp cửa hàng của bạn tận dụng thêm các không gian trên cao để tiết kiệm diện tích hiệu quả.
Không chỉ vậy, bạn cũng cần phải quan tâm đến cả hệ thống chiếu sáng, độ thông thoáng và cả hút ẩm để giúp cho quá trình bảo quản sản phẩm được tốt hơn. Bên cạnh đó còn giúp cho không gian tiệm luôn được sạch sẽ, vệ sinh và tạo được cái nhìn thiện cảm từ phía khách hàng.
Ngoài ra, để tránh tình trạng mất cắp, thất thoát hàng hóa không rõ lý do thì các chủ cửa tiệm tạp hóa nên trang bị thêm hệ thống an ninh như camera giám sát. Đây là một giải pháp cần thiết bởi tiệm tạp hóa thường có số lượng hàng rất lớn, đa dạng, vì vậy rất khó để bạn có thể quản lý cùng lúc được tất cả. Đó là chưa kể tình trạng cắp vặt, trộm cướp liên tục tăng vọt trong nhiều năm trở lại đây.
Đặc biệt, khi mô hình kinh doanh của bạn ngày càng phát triển thì đừng quên lắp đặt thêm cả máy in mã vạch, máy tính tiền, máy in hóa đơn,... để tối ưu hóa công việc kinh doanh của mình, đồng thời tiết kiệm thời gian một cách hiệu quả.
4. Lựa chọn một nguồn hàng uy tín, chất lượng
Trước khi kinh doanh cửa hàng tạp hoá, một trong những việc quan trọng mà bạn nên làm đó chính là tham khảo giá ngoài thị trường. Hãy chú ý tìm hiểu, khảo sát trên mạng hoặc thăm hỏi những người có kinh nghiệm để tìm nguồn hàng uy tín, giá rẻ, sản phẩm chất lượng. Hiện nay, đa số các cửa hàng tại Việt Nam khi lựa chọn kinh doanh bán lẻ sẽ đều nhập hàng tại các nguồn phổ biến dưới đây:
- Nhập hàng từ chợ đầu mối: đây là nguồn cung cấp hàng tạp phẩm phổ biến nhất trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ nên bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho cửa hàng của mình những sản phẩm khác nhau. Một điểm đặc biệt của nguồn hàng này là sản phẩm rất đa dạng, mức giá khá rẻ. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chú ý vì nguồn hàng ở đây rất dễ bị trà trộn với các sản phẩm kém chất lượng khác. Vậy nên, trước khi mua hàng thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ và thật cẩn trọng, tỉnh táo khi quyết định chọn mua bất cứ món đồ nào.
- Nhập hàng từ siêu thị bán buôn: mặt hàng đa dạng, số lượng nhiều và đảm bảo chất lượng chính là những ưu điểm nổi bật khi bạn nhập hàng về từ siêu thị bán buôn. Tuy nhiên, đi đôi với các ưu điểm này thì mức giá cho các sản phẩm tại đây cũng khá cao nên bạn cũng cần tính toán để khi nhập hàng về bán không bị lỗ vốn. Hiện nay, một số siêu thị mà bạn có thể lựa chọn để nhập hàng về thường thấy nhất là Mega, BigC,....
- Nhập hàng từ nước ngoài: không chỉ lấy hàng trong nước, một số cửa tiệm tạp hóa hiện nay còn thường nhập hàng từ Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ,... để đa dạng hóa sản phẩm của mình và thu hút người mua. Vì vậy, các bạn hoàn toàn có thể trực tiếp đi lấy hàng, mua của bên trung gian hay đặt qua các trang mạng trực tuyến,.... Nhưng lưu ý là cần phải tìm hiểu thật kỹ để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tránh tình trạng bị lừa đảo.
- Làm đại lý phân phối cho các nhãn hàng lớn: ngoài việc nhập đa dạng sản phẩm từ các nguồn hàng trên thị trường, bạn có thể trực tiếp làm đại lý phân phối cho các nhãn hàng lớn. Không chỉ được các nhãn hàng trực tiếp giao tận nơi mà sau khi nhập đủ số lượng yêu cầu thì tiệm tạp hóa của bạn còn được hỗ trợ chiết khấu.
5. Chuẩn bị giấy tờ, thủ tục đăng ký kinh doanh
Để một tiệm tạp hóa có thể bắt đầu hoạt động một cách hợp pháp thì chủ cửa hàng cần phải tiến hành đăng ký kinh doanh với các cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận / huyện tại khu vực mà bạn sẽ mở tiệm.
Đối với mô hình cửa hàng tạp hóa hiện đại có quy mô lớn thì bạn sẽ cần phải chuẩn bị thêm một số giấy tờ quan trọng như: giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy,.... Việc chuẩn bị các loại giấy tờ, thủ tục cần thiết này không chỉ giúp hoạt động kinh doanh của bạn được bảo hộ bởi Pháp luật mà còn là cơ sở tạo sự an tâm khi mua hàng của người tiêu dùng.
Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa mang lại thành công
Như đã nhấn mạnh ngay từ đầu, cửa hàng tạp hóa là một hình thức kinh doanh rất phổ biến tại Việt Nam, nhất là những khu vực đông dân cư. Tuy nhiên, chính điều này cũng đã khiến cho sự cạnh tranh giữa các cửa hàng ngày một tăng lên khi hiện nay, ước tính đã có hơn 1,4 triệu tiệm tạp hóa được mở ra trên toàn quốc. Vì vậy, để mang lại thành công khi kinh doanh cửa hàng tạp hóa thì việc trang bị những kinh nghiệm “xương máu” trong buôn bán chính là điều mà bạn cần phải ghi nhớ và áp dụng ngay từ bây giờ.
1. Quản lý cửa hàng tạp hóa thông minh
Điểm đặc trưng của cửa hàng tạp hóa là sẽ có rất nhiều mặt hàng và cần thanh toán với các mệnh giá khác nhau. Chính vì vậy, để có thể kinh doanh hiệu quả thì bạn cần phải có một trí nhớ tốt và nhanh nhẹn thì mới có thể quản lý được cửa hàng tạp hóa của mình, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu của khách.
Tuy nhiên, việc có quá nhiều mặt hàng và liên tục nhập - xuất trong ngày sẽ khiến cho bạn khó mà nhớ được hết toàn bộ. Do đó mà bạn cần phải biết bài trí cửa hàng sao cho thật khoa học và quản lý thông minh để có thể kiểm soát được tất cả. Đối với mô hình kinh doanh truyền thống, hầu hết mọi việc sẽ được diễn ra theo hình thức ghi chép thủ công thông thường. Thế nhưng, điều này lại dễ gây ra bất tiện và không tránh được trường hợp sai sót, thất thoát.
Một số cửa hàng khác thì lại chọn cách thuê thêm nhân viên để phụ giúp công việc bán hàng. Cách này khá hiệu quả vì sẽ giúp cho bạn san sẻ được bớt gánh nặng công việc và chỉ tập trung vào việc quản lý của mình. Tuy nhiên, khi tuyển nhân viên thì các bạn nên tìm những người có kỹ năng bán hàng, hiểu biết về nhiều loại sản phẩm để có thể tìm và tư vấn cho khách. Ngoài ra, nếu có nhiều vốn thì bạn nên trang bị thêm cho cửa hàng tạp phẩm của mình một phần mềm quản lý bán hàng để giúp cho công việc quản lý, bán hàng được diễn ra hiệu quả hơn.
2. Trưng bày hàng hoá
Trong quá trình bán hàng, bạn cần phải biết cách sắp xếp cửa hàng tạp hóa sao cho thật khoa học. Điều này sẽ giúp cho bạn và cả khách hàng của mình tiết kiệm được nhiều thời gian hơn trong việc tìm kiếm hay lấy bất cứ món đồ nào.
Không chỉ vậy, việc sắp xếp và trưng bày sản phẩm nhìn thì có vẻ không thật sự cần thiết nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn trong việc xây dựng hình ảnh cũng như doanh thu của cửa hàng. Bằng chứng phổ biến hiện nay mà các bạn có thể thấy, các cửa hàng, siêu thị đều rất chú trọng việc phân loại và sắp xếp hàng hóa đẹp mắt, ngăn nắp. Hoặc, giữa một cửa hàng với hàng hóa chất đống trông vô cùng lộn xộn và một cửa tiệm cực kỳ ngăn nắp, sạch sẽ thì bạn sẽ chọn mua bên nào? Chắc chắn, đây không phải là câu hỏi cần giải đáp vì chúng ta đều đã có sẵn câu trả lời rồi.
Vậy nên, để cửa hàng tạp hóa của mình luôn gọn gàng, ngăn nắp thì bạn cần phải chú ý đến cách bố trí cưa dưới đây:
- Sản phẩm cần phân loại theo từng quầy, gian hàng: những sản phẩm đồ khô, hàng đông lạnh, sản phẩm thiết yếu,... bán chạy nên được đặt tại vị trí ngang tầm mắt của khách hàng để họ dễ dàng quan sát và lựa chọn. Trong khi đó, những sản phẩm chứa nhiều diện tích hơn như bột giặt, dầu ăn, nước rửa chén, dầu xả,... thì trưng bày bên dưới kệ.
- Thức ăn nhanh: các sản phẩm đồ ăn nhanh như nước giải khát, bánh kẹo,... nên ưu tiên treo ở phía bên ngoài cửa hàng để người mua dễ lấy và thanh toán.
- Chú thích hàng hóa: mỗi một quầy hàng hay từng sản phẩm nên dán thêm biển tên và có chú thích về giá cả, kích thước, trọng lượng,....
- Chú ý hạn sử dụng của hàng hóa: đối với những mặt hàng nhập trước thì bạn cần phải ưu tiên bán trước. Tuyệt đối tránh tình trạng hàng tồn kho, mau hết hạn sử dụng bởi rất khó bán sau này.
3. Sử dụng chiến lược phương pháp marketing phù hợp
Không thể phủ nhận, với sự thịnh hành của hàng loạt cửa hàng tạp hóa như hiện nay, nếu bạn không biết cách marketing hiệu quả thì rất khó để cạnh tranh với đối thủ của mình. Việc áp dụng chiến lược marketing đúng cách sẽ giúp cửa hàng của bạn trở nên nổi bật hơn, dễ thu thu hút khách hàng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Đặt tên cho cửa hàng
Đặt tên cho cửa hàng tuy là một việc hết sức bình thường nhưng phần lớn các tiệm tạp hóa truyền thống hiện nay đều không chú ý đến vấn đề này. Việc không có tên cửa tiệm cũng đồng nghĩa với việc bạn không có thương hiệu cho riêng mình, từ đó khó có thể khẳng định được giá trị của mình trong tâm trí của khách hàng.
Khi đặt tên cho cửa hàng tạp hóa của mình, bạn nên chọn tên sao cho ngắn gọn, dễ gọi và dễ nhớ. Thông thường, đa số các cửa hàng tạp hóa hiện nay thường lấy tên của chủ tiệm, người thân trong gia đình hoặc một đặc điểm nào đó của quán, ví dụ: tạp hóa chính hãng, tạp hóa Gò Công Đông, tạp hóa Vân Anh,....
Chương trình ưu đãi
Bên cạnh đặt tên hay, trong quá trình kinh doanh thì bạn cũng cần phải xây dựng chương trình ưu đãi, khuyến mãi dành cho những khách mua hàng thân thiết của mình. Bạn có thể dành tặng cho họ những món quà nhỏ hoặc giảm giá khi mua số lượng hàng nhiều. Mặc dù những món quà này có giá trị không quá cao hay số tiền giảm không đủ lớn nhưng chắc chắn sẽ tạo được thiện cảm với khách hàng.
Bên cạnh đó, một số chủ tiệm hiện nay còn cố gắng giảm bớt lợi nhuận để hỗ trợ người mua hoặc bổ sung thêm dịch vụ giao hàng tận nơi, tích điểm cho khách có đơn hàng với giá trị lớn. Chắc chắn, đây sẽ là giải pháp hữu hiệu để công việc kinh doanh của bạn thu hút thêm nhiều khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ ở lại lâu dài hơn.
Chọn kênh bán hàng online phù hợp
Việc bắt kịp xu hướng dường như luôn là một điều phổ biến mà chúng ta thường thấy trong cuộc sống hiện nay. Tương tự, để hoạt động bán hàng mang lại hiệu quả cao thì bạn có thể kết hợp song song giữa kinh doanh online và offline. Tức là lựa chọn kênh bán hàng online phù hợp để quảng bá, giới thiệu những mặt hàng mà mình đang bán đến với tất cả mọi người. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin thì bạn có thể chọn bán hàng trên các kênh như: website, mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram,...), sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,...).
Khác với mạng xã hội và sàn thương mại điện tử, website là kênh bán hàng được đánh giá cao hơn vì đảm bảo tính ổn định và lâu dài. Khi bán hàng trên mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử, bạn phải thông qua trung gian hoặc chờ duyệt thì mới đăng bài lên được. Ngoài ra, bạn cũng cần phải tuân thủ theo những quy định khắt khe về hoạt động bán hàng, đăng tải sản phẩm, giá thành,... hoặc các tiêu chuẩn về cộng đồng nếu không muốn bị khóa tài khoản vĩnh viễn.
Trong khi đó, thiết kế website sẽ giúp bạn sở hữu cho mình một cửa hàng thật sự trên mạng Internet. Tại đây, bạn có thể dễ dàng cho đăng tải hàng loạt sản phẩm, thông tin,... mà không bị giới hạn về số lượng cũng như quy định nào. Không những vậy, website còn rất ít khi phải chịu những tác động từ bên ngoài trừ một số thuật toán của Google mà bạn cần tuân thủ để giúp cho trang web phát triển tốt hơn.
Vậy nên, với những ưu điểm mà website mang lại thì việc xây dựng một trang web để phục vụ cho công việc kinh doanh của mình là một điều cần thiết mà bạn nên làm ngay từ bây giờ. Tuy nhiên, nếu vẫn không biết cách xây dựng web như thế nào hoặc đang phân vân trong việc tìm một đơn vị uy tín để làm web thì bạn có thể tham khảo sử dụng dịch vụ thiết kế website cửa hàng tạp hóa tại Phương Nam Vina.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng hàng nghìn dự án đã hoàn thiện, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho các bạn những trang web chất lượng nhất để hỗ trợ công việc kinh doanh hiệu quả. Chưa dừng lại ở đó, nhằm đẩy mạnh sự cạnh tranh của cửa hàng trên thị trường thì Phương Nam Vina còn cung cấp thêm các giải pháp để bạn lựa chọn như: SEO web, Google Ads. Những cách này sẽ giúp trang web của bạn được hiển thị với thứ hạng cao trên Google, qua đó giúp tiếp cận khách hàng hiệu quả, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thành những đơn hàng giá trị và gia tăng lợi nhuận cho bạn một cách ấn tượng. Liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!
4. Lựa chọn mở hàng ở những thị trường dễ cạnh tranh
Với sự ra đời của hàng loạt các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini như: Bách Hóa Xanh, Ministop, Circle K, Family Mart, Vinmart,... mà các cửa hàng tạp hóa truyền thống đang dần đánh mất đi sự cạnh tranh của mình trên thị trường. Tuy nhiên, điều đáng mừng là hiện nay các cửa hàng tiện lợi này mới chỉ giới hạn khu vực tại các thành phố lớn của nước ta như: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,.... Do đó, nếu bạn vẫn muốn mở rộng cơ hội bán hàng tạp hóa cho mình thì có thể chọn đầu tư tại những khu vực nông thôn để tránh phải cạnh tranh với các thương hiệu lớn hiện nay.
5. Cẩn thận kẻ gian lừa đảo trong kinh doanh
Với những ai đang có ý tưởng mở cửa hàng tạp hóa để kinh doanh thì cần phải đặc biệt lưu ý với các chiêu trò lừa đảo của kẻ gian hiện nay. Trong số đó, phổ biến nhất chính là những trường hợp giả danh người tiếp thị để đến các cửa hàng tạp hóa giới thiệu hàng giả, hàng kém chất lượng. Vậy nên, khi gặp phải trường hợp này thì bạn nên yêu cầu họ để lại danh thiếp cùng sản phẩm mẫu. Sau khi đã kiểm tra thật kỹ và xác nhận chất lượng của sản phẩm thì các bạn hãy quyết định có nên liên lạc với họ để nhập hàng về bán hay không.
Không chỉ gặp tình trạng bị gian lận trong việc bán hàng, người mới mở cửa tiệm tạp hóa cũng cần phải chú ý và cẩn trọng trong việc kiểm soát tiền bạc để tránh nhầm lẫn. Khi trả tiền cho khách, cần kiểm tra thật kỹ và bảo quản tiền cẩn thận để tránh bị kẻ gian lấy cắp. Trong trường hợp này, các bạn nên mua một cái túi nhỏ gọn và có nhiều ngăn để phân loại các mệnh giá tiền hoặc có một quầy thu ngân riêng. Còn khi bán được nhiều hàng, bạn nên cất bớt những tờ tiền có giá thành lớn để tránh trường hợp bị trộm mất hay bị nhầm lẫn trong việc trả lại tiền thừa cho khách.
6. Sử dụng dịch vụ giao hàng cho cửa tiệm
Ngoài chú trọng vào chất lượng sản phẩm, phương pháp marketing hiệu quả thì bạn cũng có thể thu hút khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi. Phương pháp này vừa giúp tiết kiệm thời gian, vừa mang lại sự tiện lợi cho khách hàng và đồng thời cũng là cách để bạn quảng cáo thương hiệu của mình một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong trường hợp cửa hàng của bạn không gần với các hộ dân sinh sống thì có thể đăng ký dịch vụ giao hàng của các hãng shipper như: Grab, Gojek, Ahamove,....
7. Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng
Cửa hàng tạp hóa chính là một trong những mô hình kinh doanh truyền thống rất đặc trưng tại nước ta. Vì vậy, để không bị lãng quên dần trước những tên tuổi lớn trong ngành bán lẻ như: 7-Eleven, Vinmart, Co.op Food, Bách Hóa Xanh,... bạn cần phải thật sự chú ý trong quá trình giao tiếp với khách hàng.
Bởi với sự cạnh tranh của mô hình kinh doanh này, không khó để bạn có thể tìm được cho mình những cửa tiệm với chất lượng sản phẩm, giá cả tương đồng. Do đó, nếu bạn không có những bí quyết chăm sóc khách hàng tốt nhất thì việc bị thua lỗ là chuyện một sớm, một chiều. Vậy nên, hãy xây dựng một thái độ phục vụ thân thiện, niềm nở để tạo ấn tượng tốt với người mua, đây chính là yếu tố giúp cho khách hàng thường xuyên lui tới cửa tiệm của bạn.
Trên đây là toàn bộ các thông tin về cách kinh doanh cửa hàng tạp hóa mang lại thành công mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ cho các bạn. Hi vọng với những gợi ý này, các bạn có thể tham khảo và áp dụng vào trong kế hoạch mở cửa tiệm của mình một cách hiệu quả. Mặc dù công việc kinh doanh chắc chắn không phải là một điều dễ dàng nhưng chúng tôi tin rằng, với sự lựa chọn cùng lòng quyết tâm và nỗ lực, bạn sẽ nhanh chóng đạt được hiệu quả như mình luôn mong đợi. Chúc các bạn thành công!