Khi nhìn vào những quán ăn, quán uống có đông nghẹt khách hàng, nhiều người thường nghĩ rằng việc kinh doanh FnB là một món hời. Tuy nhiên, chỉ khi thật sự bước vào lĩnh vực này thì mọi người mới chợt vỡ mộng bởi ngành FnB hiện nay mang tính cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi bạn cần phải có sự kiên nhẫn, đam mê. Quan trọng hơn hết, muốn kinh doanh ngành FnB thành công thì việc chuẩn bị một chiến lược kinh doanh hiệu quả là điều cần thiết. Điều này sẽ giúp cho bạn có thể tránh khỏi sự đào thải hoặc tiếp cận không đúng thị trường khi bắt tay vào xây dựng sự nghiệp. Vậy kinh doanh FnB là gì? Hãy cùng đội ngũ marketing Phương Nam Vina tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.
- Kinh doanh FnB là gì?
- Top 9 mô hình kinh doanh FnB tiềm năng tiềm năng nhất hiện nay
- 1. Mô hình nhượng quyền
- 2. Mô hình Kiot bán hàng
- 3. Mô hình hai chiều giữa phân phối thực phẩm và dịch vụ FnB
- 4. Mô hình Take Away
- 5. Mô hình All-in-shop / 1-stop-solution
- 6. Mô hình One-stop Dining
- 7. Mô hình Self Service - Tự phục vụ
- 8. Mô hình Farm to Table - Từ nông trại đến bàn ăn
- 9. Mô hình đầu tư về các tỉnh nhỏ
- Một số kinh nghiệm xương máu khi kinh doanh FnB
- Một số xu hướng ngành FnB trong tương lai gần
Kinh doanh FnB là gì?
FnB (hay F&B) là từ viết tắt của Food and Beverage, dịch sang tiếng Việt nghĩa là thức ăn và đồ uống. Đây là một ngành nghề kinh doanh bạc tỷ không chỉ tại Việt Nam mà còn vươn rộng khắp toàn cầu. Dù đã tung hoành trong suốt 10 năm qua, ngành F&B hiện nay vẫn là thị trường đầy tiềm năng và chiêu mộ hàng loạt các thương hiệu đình đám đầu tư vào.
Một điểm đặc biệt là đối tượng khách hàng của lĩnh vực FnB là rất lớn, bởi dù khẩu vị mỗi người mỗi khác nhưng ai cũng đều cần phải ăn. Nổi bật nhất cần phải kể đến đối tượng khách hàng là các bạn trẻ gen Z với sức tiêu thụ khổng lồ và luôn dẫn đầu xu hướng.
Thế nhưng, ngành F&B hiện nay lại không chỉ giới hạn trong một không gian nhỏ bé của nhà hàng và khách sạn. Thay vào đó, nó đã phát triển đa dạng với nhiều mô hình, đối tượng khách hàng hơn, bao gồm các dịch vụ ăn uống như: nhà hàng, quán ăn, quán trà sữa, quán cafe, karaoke,... từ bình dân cho đến cao cấp.
Tuy nhiên, song hành cùng với những tiềm năng mạnh mẽ đó chính là sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Bằng chứng là hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh FnB chỉ trụ được nửa năm rồi ngưng hoạt động hoàn toàn. Vậy nên, một khi kinh doanh ngành FnB thì bạn cần phải chuẩn bị một nguồn vốn dồi dào, chiến lược hợp lý và quan trọng là sự nhạy bén để nắm bắt cơ hội đến với mình.
Top 9 mô hình kinh doanh FnB tiềm năng tiềm năng nhất hiện nay
Mọi hoạt động kinh doanh thực phẩm hiện nay đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Vì thế, không có mô hình kinh doanh FnB nào là tốt nhất, chỉ có ý tưởng phù hợp với từng đối tượng. Vì vậy, trước khi muốn tham gia vào ngành công nghiệp thực phẩm thì bạn nên tìm hiểu top 9 mô hình được đánh giá là tiềm năng nhất hiện nay và áp dụng vào trong công việc của mình.
1. Mô hình nhượng quyền
Kinh doanh theo mô hình nhượng quyền chính là một xu hướng được rất nhiều người quan tâm trong những năm trở lại đây. Với mô hình kinh doanh ngành FnB này, những vấn đề về chi phí và vận hành đã được giải quyết triệt để. Chính lợi thế này đã tạo điều kiện cho rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp muốn đứng ra khởi nghiệp.
Đối với mô hình kinh doanh nhượng quyền, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc khảo sát mức độ khả thi của dự án nên hạn chế được rất nhiều thách thức đến từ mặt tài chính. Trong khi đó, chi phí đầu tư của bên nhượng quyền sẽ được tiết kiệm tối đa, từ đó giúp thời gian nhận được doanh thu và lợi nhuận được rút ngắn hơn rất nhiều. Một số cái tên nổi bật và thịnh hành trong mô hình nhượng quyền có thể kể đến những cái tên như: Highland Coffee, Trung Nguyên Legend, McDonald, KFC,....
2. Mô hình Kiot bán hàng
Ngành F&B hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến tại các thành phố lớn nên nhiều doanh nghiệp đã dần triển khai mô hình này một cách hiệu quả. Một số cái tên có tiếng trong kinh doanh dạng Kiot bán hàng có thể kể đến như: Highland, Passio, Ông Bầu Coffee,....
Một trong những lý do hàng đầu giúp mô hình này được ưa chuộng đó chính là sự nhanh gọn và tối ưu thời gian cho khách hàng. Còn về phía doanh nghiệp, các Kiot bán hàng sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí mặt bằng cũng như nhân sự. Không chỉ vậy, các Kiot này còn mang lại một lợi ích quan trọng hơn đó chính là gia tăng độ nhận diện thương hiệu trên thương trường.
3. Mô hình hai chiều giữa phân phối thực phẩm và dịch vụ FnB
Với mô hình này, ở chiều thứ nhất, các cửa hàng sẽ tích hợp thêm quá trình sản xuất và phân phối thực phẩm như một giải pháp an toàn, đồng thời định hướng kinh doanh lâu dài.
Còn ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp và nhà sản xuất thực phẩm sẽ chủ động kết hợp mô hình FnB để tạo đầu ra cho mình. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp này còn tập trung vào việc phát triển các chuỗi điểm bán sở hữu hoặc nhượng quyền. Ví dụ như thương hiệu Pizza 4P’s, bên cạnh việc kinh doanh các loại bánh pizza chủ đạo, thương hiệu này còn cung cấp thêm phô mai cho kênh Horeca và các chuỗi siêu thị mini.
4. Mô hình Take Away
Take Away là một mặt bằng có diện tích nhỏ và chỉ bán đồ ăn, đồ uống mang đi. Với đại dịch Covid vừa kết thúc, nhiều người đã dần tạo thói quen mua đồ ăn, đồ uống mang đi để vừa an toàn, chủ động và tiết kiệm thời gian.
Cái tên nổi bật trong mô hình Take Away cần phải kể đến là thương hiệu Phúc Long với các Phúc Long Kiosk trong các siêu thị WinMart+. Bên cạnh đó, các cửa hàng startup, kinh doanh online có thể bắt đầu với mô hình này bằng cách chú trọng vào chất lượng sản phẩm, thời gian nhanh chóng và bao bì đẹp mắt để buôn bán hiệu quả.
5. Mô hình All-in-shop / 1-stop-solution
All-in-shop được hiểu là nhiều mô hình kinh doanh ngành FnB khác nhau cùng quy tụ tại một điểm. Đây là một mô hình không mới và đã được nhiều cửa hàng điện máy, điện thoại trong trung tâm thương mại lớn hay FPT Retail đã mở rộng chuỗi nhà thuốc Long Châu bên cạnh FPT Shop.
Tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả thì những mô hình này chưa mang lại hiệu quả vì người tiêu dùng thường có thói quen dự tính sẵn các sản phẩm cần mua và không có thói quen tìm đến những mặt hàng có giá trị cao, đồng thời họ cần nhiều thời gian để cân nhắc.
6. Mô hình One-stop Dining
One-stop Dining là mô hình nhà hàng kết hợp với quán cafe để khách hàng có thể được thưởng thức cả món mặn lẫn món ngọt. Không gian của mô hình này đề cao sự thoải mái, nơi mà tất cả nhu cầu của người tiêu dùng được đáp ứng đủ mà không cần phải di chuyển quá nhiều. Việc kết hợp cả hai loại hình này vừa giúp nhà hàng gia tăng doanh số, vừa giúp khách hàng có thể dành thời gian cả ngày để vừa tiêu tiền đồ ăn, vừa mua đồ uống.
7. Mô hình Self Service - Tự phục vụ
Thay vì phải tuyển nhiều nhân viên phục vụ để làm các công việc khác nhau như mô hình truyền thống, một số doanh nghiệp đã sử dụng công nghệ và phát triển mô hình kinh doanh tự phục vụ thay vì phục vụ tại bàn.
Nhờ sự xuất hiện của mô hình ngành F&B tự phục vụ, nhiều cửa hàng đã mang lại những trải nghiệm khách hàng với phương thức gọi món mới lạ, tiết kiệm chi phí thuê nhân viên, cũng như tăng năng suất phục vụ cửa hàng.
Để áp dụng mô hình Self Service một cách hiệu quả, các chủ quán thường dùng menu điện tử để cho phép khách hàng quét mã QR và gọi món ngay tại bàn. Các bảng điện tử này sẽ hướng dẫn người xem các bước từ chọn món, lấy đồ và thanh toán. Trong đó, thẻ rung sẽ giúp cho khách hàng có thể nhận thông báo và tự lấy đồ ngay tại quầy. Hiện nay, đã rất nhiều cửa hàng đã áp dụng mô hình tự phục vụ này để tối ưu thời gian và nhân sự, điển hình gồm có: Phúc Long, Highland Coffee, The Coffee House,....
8. Mô hình Farm to Table - Từ nông trại đến bàn ăn
Farm to Table là một mô hình được rất nhiều doanh nghiệp FnB theo đuổi vì mang đến những giá trị phát triển bền vững, tích cực cho cộng đồng. Với mô hình này, thực khách sẽ cảm thấy yên tâm về nguồn gốc của những loại đồ ăn, đồ uống mà họ sử dụng. Không chỉ vậy, nhiều nhà hàng còn tự thiết kế không gian bếp để khách hàng quan sát quá trình chế biến, hoàn thành món ăn,....
Để nói về sự thành công của mô hình Farm to Table hiện nay có thể kể đến những ông lớn như: Pizza 4P’s với nông trại hữu cơ khép kín, Trung Nguyên Coffee, Phúc Long hay The Coffee House gây ấn tượng với câu chuyện về hạt cà phê, lá trà cũng như quy trình sản xuất sạch sẽ.
9. Mô hình đầu tư về các tỉnh nhỏ
Với sự cạnh tranh khốc liệt tại các thành phố lớn, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đã và đang dần mở rộng quy mô của mình sang các tỉnh nhỏ lẻ. Đó chính là lý do vì sao mà chi nhánh của các thương hiệu lớn đang mọc lên hàng loạt tại các tỉnh thành, từ đó tạo nên xu hướng phát triển mới.
Lợi thế của mô hình này đó chính là chi phí thuê mặt bằng, nhân lực rẻ nên lợi nhuận thu về nhanh hơn. Không chỉ vậy, những thương hiệu có tên tuổi lớn ở các thành phố lớn như: The Coffee House, Highland Coffee, Phúc Long,... sẽ có lợi thế cạnh tranh và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Một số kinh nghiệm xương máu khi kinh doanh FnB
FnB hiện được xem là một ngành kinh doanh khá hot ở thời điểm hiện tại, nhưng cái gì càng “nóng” thì mức độ cạnh tranh càng nhiều. Do đó, để có thể kinh doanh FnB hiệu quả và mang lại thành công thì việc có cho mình những kinh nghiệm xương máu là điều vô cùng cần thiết.
1. Nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu
Hiện nay, có rất nhiều cách để bạn có thể bắt đầu tham gia vào mô hình kinh doanh FnB nhưng điều quan trọng đầu tiên đó chính là tìm hiểu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu. Trước khi quyết định đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc vào một mô hình nào đó, bạn cần phải phân tích liệu đó có là một sản phẩm tiềm năng hay không.
Vậy nên, hãy thử tìm hiểu thị trường hiện nay đang chuộng những sản phẩm, cách thức mua hàng nào. Bên cạnh đó, bạn cũng hãy thực hiện các bài khảo sát để kiểm tra khẩu vị, xu hướng và đánh giá những điều khách hàng đang cần để cung cấp sản phẩm theo mong muốn của họ.
2. Hoàn thiện chu đáo các sản phẩm, dịch vụ sẽ cung cấp
Như đã trình bày ở trên, bạn có rất nhiều sự lựa chọn trong ngành FnB nhưng sẽ là một khó khăn nếu không xác định được rằng ý tưởng đó có khả thi và thực hiện một cách hoàn hảo hay không. Ví dụ, khi ra mắt một quán lẩu, bạn nên tìm hiểu xu hướng khách hàng hiện nay yêu thích loại lẩu gì (lẩu Thái, Tomyum, Tứ Xuyên). Không những thế, bạn cũng cần phải đảm bảo hương vị phù hợp với khẩu vị người Việt và đảm bảo món ăn kèm tươi sống, ngon miệng,... và cung cấp những dịch vụ độc đáo, chu đáo cho quán để giữ chân được khách hàng.
3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết, phù hợp
Khi đã xác định ý tưởng cho mình, việc tiếp theo bạn cần làm đó chính là xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình một cách chỉn chu, chính xác. Kế hoạch kinh doanh này chính là một văn bản phác thảo các khía cạnh của doanh nghiệp, từ việc kiếm tiền, nhân sự, hậu cần cho đến các chi tiết quan trọng hơn. Mặc dù nghe có vẻ khó khăn nhưng kinh doanh ngành FnB phải có kế hoạch tốt để khởi đầu thuận lợi.
4. Không bỏ qua các kênh bán hàng online
Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, đặc biệt là thời kỳ đại dịch Covid kéo dài suốt 3 năm, kinh doanh online đang thật sự bùng nổ khi có đến hơn nửa dân số sử dụng Internet để mua hàng trực tuyến. Chính vì vậy, việc bán hàng trực tuyến đang trở nên phổ biến và thành công rực rỡ.
Bên cạnh việc kinh doanh trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, website cũng là một kênh bán hàng online được nhiều người sử dụng bởi sự tin cậy, chuyên nghiệp mà nó mang lại. Khi có website, bạn sẽ có cơ hội tìm kiếm nhiều khách hàng hơn và gia tăng doanh số, lợi nhuận cho cửa hàng của mình.
Đặc biệt, một trong những lý do mà bạn nên có website cho doanh nghiệp của mình đó chính là để tăng uy tín cửa hàng. Website chính là bộ mặt đại diện cho doanh nghiệp nên nếu không có, khách hàng có thể đặt ra câu hỏi về sự uy tín, chính chủ của bạn. Tất nhiên, thiết kế website chính là cơ hội để tạo ấn tượng ban đầu và làm cho khách hàng tin tưởng vào doanh nghiệp. Vậy nên, nếu doanh nghiệp của bạn kinh doanh mà vẫn chưa có website để xây dựng thương hiệu, kết nối khách hàng thì nên tham khảo dịch vụ thiết kế web nhà hàng của Phương Nam Vina.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, kết hợp cùng đội ngũ nhân viên thiết kế, lập trình tài năng, chúng tôi cam kết sẽ giúp các bạn sở hữu một trang web chất lượng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh FnB hiệu quả hơn. Đặc biệt, công ty Phương Nam Vina còn mang đến giải pháp Google Ads, SEO... để giúp website có được thứ hạng tốt trên Google, điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng và tăng doanh thu hiệu quả. Vậy nên, nếu các bạn đang có nhu cầu làm web F&B để kinh doanh hiệu quả ngay từ bây giờ thì hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!
5. Thực hiện các chiến lược marketing cho mô hình kinh doanh FnB
Trong môi trường đầy tính cạnh tranh như hiện nay, marketing chính là một giải pháp để giúp các doanh nghiệp có thể tạo thế nổi bật trên thị trường. Nổi bật nhất là chiến lược marketing truyền miệng thông qua chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ của nhân sự để lại ấn tượng tốt cho lòng khách hàng. Khi đó, họ sẽ giới thiệu cho người quen, bạn bè của mình đang có nhu cầu tới các cửa hàng mà bạn đang kinh doanh.
Ngoài ra, trong bối cảnh thị trường F&B ngày càng đối chọi gay gắt, doanh nghiệp cần phải tạo cho thương hiệu của mình một điểm ấn tượng và cá tính riêng. Vậy nên, cách tốt nhất đó chính là bạn nên áp dụng việc triển khai một số chiến lược marketing như sau:
- Triển khai Marketing đa kênh: khai thác đa dạng các kênh từ truyền thống cho đến hiện đại như website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, email marketing, mobile,.... Cách này sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng gia tăng độ nhận diện thương hiệu và dễ dàng phủ sóng tới khách hàng mục tiêu.
- Liên kết với nhiều ứng dụng đặt đồ ăn online: cửa hàng của bạn có thể bán được nhiều sản phẩm hơn bằng cách đăng ký bán hàng trên các ứng dụng đặt đồ ăn online như Gojek, GrabFood, Beamin, Shopee Food,....
- Thiết kế cho bao bì sản phẩm đẹp mắt: khi khách hàng chưa dùng thử đồ ăn thì việc sở hữu một bao bì bắt mắt chính là cách để sản phẩm của bạn thu hút sự chú ý của khách hàng, thậm chí còn kích thích nhu cầu mua sắm của họ.
Một số xu hướng ngành FnB trong tương lai gần
Kể từ sau đại dịch Covid-19, thị trường FnB ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện nhiều biến động. Điều này vô tình khiến cho xu hướng ngành FnB trong tương lai sẽ có nhiều thay đổi với các tiềm năng vượt trội. Vậy, đâu là những xu hướng sẽ tiếp tục nở rộ trong những năm sắp tới?
1. Kinh doanh hướng đến đối tượng trẻ
Đặc điểm của dân số Việt Nam là trẻ, thông minh, năng động và thích ứng nhanh. Trong đó, khách hàng có độ tuổi từ 16 - 30 chiếm khoảng 25% dân số cả nước. Đây cũng là nhóm khách hàng mục tiêu của ngành FnB vì thường xuyên sử dụng dịch vụ và chi mạnh tay cho vấn đề ăn uống. Do đó, kinh doanh hướng đến đối tượng trẻ được xem là một xu hướng và là chiến lược mà các doanh nghiệp nên đẩy mạnh trong tương lai.
2. Ưu tiên sử dụng thực phẩm, đồ uống tốt cho sức khỏe
Người tiêu dùng hiện nay thường rất chú trọng đến những sản phẩm tốt cho sức khỏe với nguồn gốc đảm bảo an toàn. Vì vậy mà các cửa hàng nên nhanh chóng nắm bắt xu hướng này để bán những sản phẩm giàu dinh dưỡng, có công dụng tốt cho sức khỏe, làn da hay vóc dáng,.... Ví dụ, với xu hướng này, The Coffee House đã cho ra mắt dòng trà Hi-Tea Healthy vào để quý khách hàng vừa có thể trò chuyện với bạn bè, vừa thưởng thức loại nước uống tốt cho cơ thể mình.
3. Thanh toán không tiền mặt
Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, hình thức mua sắm không tiền mặt cũng vì thế mà trở nên phổ biến. Theo đó, người tiêu dùng đã quen thuộc với các phương thức thanh toán thay cho tiền mặt như: quẹt thẻ, chuyển khoản, quét mã QR code với sự nhanh chóng, hiện đại và chính xác tuyệt đối. Với cách này, các nhà hàng trong ngành F&B sẽ được gia tăng tốc độ thanh toán và giúp cho việc bán hàng thêm hiệu quả hơn.
4. Bảo vệ môi trường được chú trọng
Các thương hiệu, nhãn hàng ngày nay cũng dần quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Mặc dù không phải là một xu hướng mới, nhưng đây lại luôn là một vấn đề “nóng” được nhiều nhãn hàng “theo đuổi”. Bằng cách sử dụng ống hút giấy, bao bì “xanh”, không sử dụng nilon,... các nhãn hàng đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ và quan tâm của người tiêu dùng trong việc sử dụng dịch vụ ăn uống.
5. Giao đồ ăn vẫn rất được ưa chuộng
Từ năm 2015, dịch vụ giao đồ ăn đã dần trở nên phổ biến với sự xuất hiện của các ứng dụng trực tuyến. Đặc biệt, vào thời điểm dịch Covid bùng nổ, xu hướng này lại càng trở nên phát triển hơn nữa do hàng loạt các chính sách đóng cửa hàng quán, giãn cách xã hội,... Sau khi thế giới dần hồi phục lại sau đại dịch, xu hướng này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt bởi những ưu điểm nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian.
Trên đây là những thông tin về ngành FnB mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến bạn. Hi vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có câu trả lời đầy đủ cho mình về kinh doanh FnB là gì và đâu là các mô hình tiềm năng nhất hiện nay. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia thì thị trường FnB tại Việt Nam vẫn còn khá nhỏ so với các quốc gia khác trên thế giới và chưa có đủ tiềm năng để nhiều thương hiệu ăn uống nổi tiếng đặt chân vào. Nhưng không thể phủ nhận, ngành F&B hiện nay vẫn mang lại rất nhiều cơ hội đáng để bạn thử sức kinh doanh và đầu tư. Chúc các bạn thành công!
Tham khảo thêm:
Xu hướng kinh doanh nhà hàng hiệu quả nhất hiện nay