Ma trận BCG là gì? Phân tích BCG matrix và 5 bước ứng dụng

Ma trận BCG là mô hình được thiết kế nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể nhanh chóng nhận ra cơ hội tăng trưởng của các sản phẩm trên thị trường cạnh tranh, đồng thời dựa vào đó để đưa ra những chiến lược phù hợp nhất. Vậy ma trận BCG là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung sau nhé.


Tìm hiểu ma trận BCG
 

Ma trận BCG là gì?

Được phát triển bởi Boston Consulting Group, ma trận BCG (hay ma trận Boston) chính là một công cụ phân tích chiến lược giúp doanh nghiệp đánh giá về tỷ lệ tăng trưởng cùng thị phần của các sản phẩm mà mình đang cung cấp. Dựa trên những đánh giá này, doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa ra quyết định nên đầu tư phát triển, bán đi hay dừng sản xuất. Hiện nay, mô hình BCG matrix sẽ phân loại sản phẩm thành bốn hiện trạng SBU như sau: Star (Ngôi Sao) - Cash Cow (Con Bò Sữa) - Question Mark (Dấu Chấm Hỏi) - Dog (Con Chó).

Nguồn gốc của BCG matrix

Ma trận BCG được phát triển vào những năm 1970 bởi Bruce Henderson - nhà sáng lập của Tập đoàn Tư vấn Boston (Boston Consulting Group). Kể từ năm 1968, ma trận BCG bắt đầu được sử dụng rộng rãi tại Mỹ và phát triển cùng thời với ma trận SWOT - một công cụ phân tích khác tập trung vào việc đánh giá nội tại của sản phẩm để từ đó xác định cơ hội và thách thức.


Ma trận BCG
 

Giải mã 4 nhóm chính của ma trận BCG

Như đã chia sẻ, ma trận BCG (Boston Consulting Group) là một công cụ giúp doanh nghiệp có thể lên kế hoạch đầu tư, phát triển hiệu quả bằng cách phân loại các hạng mục sản xuất vào trong 4 nhóm chính, bao gồm:

1. Stars – Ngôi sao (Tăng trưởng cao, thị phần thấp)

Trong ma trận BCG, phần Stars (Ngôi Sao) đại diện cho nhóm sản phẩm có thị phần lớn và nằm trong thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh. Đây thường là các sản phẩm nổi bật, độc quyền và có tiềm năng lớn để giúp công ty kiếm được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, để duy trì sự tăng trưởng này thì doanh nghiệp cần liên tục đầu tư và cải tiến sản phẩm.

Khi thị trường bão hòa và sản phẩm đạt đỉnh phát triển, các Stars sẽ trở thành Cash Cows (Con Bò Sữa). Lúc này, chúng trở thành nguồn tài chính ổn định và cung cấp vốn để phát triển các sản phẩm mới, từ đó dễ dàng tạo ra các Stars mới cho công ty.

Chiến lược phù hợp cho các sản phẩm Stars bao gồm:

- Mở rộng và thâm nhập thị trường mới.

- Phát triển sản phẩm mới.

- Tích hợp các hoạt động kinh doanh theo chiều dọc và chiều ngang để tăng cường vị thế cạnh tranh.

2. Cash cow – Bò sữa (Tăng trưởng thấp, thị phần cao)

Cash cows (Bò sữa) là nhóm sản phẩm được đánh giá cao vì có tỷ suất lợi nhuận ấn tượng nhưng lại hoạt động trong một thị trường đã trưởng thành, thiếu sự tăng trưởng và đột phá. Vậy nên về cơ bản, những sản phẩm bò sữa trong nhóm này sẽ chỉ có vai trò hỗ trợ duy trì dòng tiền để doanh nghiệp đầu tư phát triển thêm nhiều sản phẩm khác. Đồng thời, các doanh nghiệp có thể tận dụng dòng tiền từ các Cash Cows để tái đầu tư vào các sản phẩm mới có tiềm năng hoặc để mở rộng thị trường cho các Question Marks.

Chiến lược phù hợp cho Cash Cows bao gồm:

- Thâm nhập vào các thị trường mới.

- Phát triển thị trường hiện tại.

- Phát triển các sản phẩm liên quan.

- Xem xét việc thoái vốn nếu cần thiết.

3. Dogs – Con chó (Tăng trưởng thấp, thị phần thấp)

Dogs (Con chó) là nhóm đại diện cho những sản phẩm chỉ đang chiếm thị phần thấp và mức độ tăng trưởng cũng không cao. Về cơ bản, đây là nhóm sản phẩm khó có thể tạo ra được giá trị lớn về lợi nhuận và đồng thời, nó cũng đòi hỏi phải có nhiều nguồn lực để duy trì nên sẽ khiến doanh nghiệp phải bù lỗ.

Để xử lý các sản phẩm ít triển vọng này, doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược sau:

- Cải thiện sản phẩm để tăng cơ hội cạnh tranh.

- Mở rộng thị trường hoặc phát triển các sản phẩm mới để tạo ra nguồn doanh thu mới.

- Xem xét việc thu hẹp hoặc loại bỏ các sản phẩm không mang lại lợi nhuận đủ lớn để tập trung vào các lĩnh vực có tiềm năng phát triển cao hơn.

4. Question marks – Dấu hỏi (Tăng trưởng cao, thị phần thấp)

Question Marks (Dấu chấm hỏi) đại diện cho những sản phẩm có tiềm năng tăng trưởng cao nhưng thị phần hiện tại thấp. Vì vậy, chúng là những sản phẩm mà doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm và đầu tư đúng đắn. Nếu được quản lý và phát triển một cách hiệu quả, các sản phẩm này có thể trở thành Cash Cows hoặc Stars trong tương lai. Tuy nhiên, do thị phần vẫn còn thấp nên nếu không được đầu tư đúng cách, chúng có thể nhanh chóng trở thành Dogs ngay khi tốc độ tăng trưởng giảm.

Cũng giống như tên gọi của mình, Dấu chấm hỏi thể hiện sự không chắc chắn về tiềm năng phát triển của các sản phẩm này. Thay vào đó, chúng chỉ sẽ được xác định là Cash Cows, Stars hoặc Dogs sau khi thấy được hiệu quả thực sự của việc đầu tư và phát triển.


BCG
 

Lợi ích thiết thực ma trận BCG mang lại cho doanh nghiệp

Ma trận BCG là một công cụ quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch và chiến lược marketing của các doanh nghiệp. Dưới đây là những lợi ích quan trọng mà ma trận này mang lại:

- Phân bổ nguồn đầu tư: Ma trận BCG giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn đầu tư một cách hợp lý về cả nhân sự và tài chính. Bằng cách phân loại các sản phẩm hoặc dịch vụ vào các phân khúc khác nhau, doanh nghiệp có thể quyết định đầu tư mạnh mẽ vào các sản phẩm có tiềm năng phát triển cao hơn.

- Tổng quan về hiệu quả kinh doanh: Mô hình BCG được ví là một "lát cắt" của doanh nghiệp khi thể hiện được tình hình tổng quan và những vấn đề ngay ở thời điểm hiện tại. Từ những lát cắt này, doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh và nhận biết những thách thức mà họ đang phải đối mặt.

- Đánh giá tiềm năng: Ma trận BCG sẽ cung cấp một "thước đo" để đánh giá tiềm năng về doanh thu, lợi nhuận khi doanh nghiệp ra mắt các sản phẩm mới. Từ đó, nhà lãnh đạo có thể đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp để đạt được giá trị cao nhất từ các sản phẩm này.

- Đánh giá tình hình hiện tại: Mặc dù không dự báo cho tương lai và không quan tâm đến các yếu tố bên ngoài nhưng BCG matrix vẫn có giá trị trong việc đánh giá tình hình hiện tại của doanh nghiệp một cách chính xác và có hệ thống.

Một số hạn chế của ma trận BCG

Mặc dù ma trận BCG mang lại nhiều ưu điểm cho doanh nghiệp nhưng đồng thời, nó cũng tồn tại một số hạn chế sau:

- Ma trận BCG chỉ chia SBU thành hai nhóm cao và thấp nhưng trong thực tế, nhiều SBU có thể sẽ nằm ở mức trung bình. Do đó, quá trình phân loại của ma trận BCG có thể sẽ không phản ánh chính xác sự đa dạng và phức tạp của hoạt động kinh doanh.

- Mô hình BCG không mang lại cái nhìn chi tiết về thị trường của từng ngành. Bởi lẽ, vẫn có những trường hợp một sản phẩm có thị phần cao không nhất thiết phải mang lại lợi nhuận lớn nếu chi phí đầu tư quá lớn. Vì vậy, quyết định dựa trên thị phần có thể sẽ dẫn đến những quyết định không chính xác.

- Việc tập trung quá nhiều vào tốc độ tăng trưởng và thị phần mà không tính đến các chỉ số khác có thể khiến cho lợi nhuận doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

- Trong một số trường hợp, các SBU con chó có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh hoặc lợi nhuận cao hơn so với các SBU Con Bò Sữa. Tuy nhiên, thật đáng tiếc khi ma trận BCG không nhìn thấy được điều này và dẫn đến rủi ro bỏ lỡ cơ hội.


Mô hình BCG
 

Quy trình ứng dụng ma trận BCG trong 5 bước cụ thể

Để tạo ra một ma trận BCG, bạn sẽ thực hiện theo quy trình gồm 5 bước dưới đây:

Bước 1: Chọn đơn vị kinh doanh chiến lược SBU

Trong ma trận BCG, đơn vị kinh doanh chiến lược SBU có thể được gọi là một công ty, một bộ phận trong doanh nghiệp hay một sản phẩm cụ thể. Vì vậy, việc xác định đơn vị kinh doanh chiến lược SBU rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến cách phân tích toàn bộ ma trận.

Bước 2: Xác định và tính toán thị phần tương đối

Để phân tích Ma trận BCG, việc xác định thị trường là một bước quan trọng không thể bỏ qua. Thị trường có thể là quốc tế, quốc gia, khu vực hoặc một ngành công nghiệp cụ thể. Việc định rõ phạm vi thị trường mà đơn vị hoạt động là cực kỳ quan trọng vì nếu nhầm lẫn có thể dẫn đến phân loại không chính xác.

Ví dụ, khi phân tích thương hiệu xe hơi Mercedes-Benz, nếu xem xét trong thị trường xe chở khách, nó có thể được coi là một sản phẩm Dogs. Tuy nhiên, nếu đặt trong thị trường ô tô hạng sang, sản phẩm đó có thể trở thành Cash Cows.

Bước tiếp theo là xác định thị phần tương đối của đơn vị trong thị trường đã chọn ở bước trước. Để tính toán thị phần tương đối, doanh nghiệp có thể sử dụng doanh thu hoặc thị phần tuyệt đối của đơn vị. Lúc này, thị phần tương đối sẽ được tính bằng cách chia doanh số (hoặc thị phần) của đơn vị cho doanh số (hoặc thị phần) của đối thủ cạnh tranh có vị thế lớn nhất trong cùng ngành.

Lúc này, thị phần tương đối sẽ được biểu diễn trên trục X và tính theo công thức sau:

Thị phần tương đối = Doanh số sản phẩm của doanh nghiệp trong năm / Doanh số sản phẩm của đối thủ hàng đầu trong cùng năm.


Phân tích mô hình BCG
 

Bước 3: Xác định tốc độ tăng trưởng của thị trường

Tốc độ tăng trưởng của thị trường là mức độ thay đổi về quy mô của thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Để đo lường tốc độ này, doanh nghiệp cần thu thập thông tin về doanh thu từ bán hàng, lượng sản phẩm mới tiêu thụ và các yếu tố tương tự.

Công thức tính tốc độ tăng trưởng của thị trường như sau:

Tốc độ tăng trưởng thị trường = (Doanh thu trong năm nay - Doanh số trong năm trước) / Doanh số trong năm trước.

Bước 4: Vẽ các vòng tròn trên ma trận BCG

Sau khi hoàn tất các bước trước, bạn sẽ vẽ biểu đồ trên ma trận BCG dựa trên dữ liệu thu thập được. Trên biểu đồ này, trục X sẽ thể hiện thị phần tương đối và trục Y sẽ biểu diễn tốc độ tăng trưởng của ngành.

Bạn có thể sử dụng các vòng tròn để biểu diễn mỗi đơn vị, thương hiệu hoặc sản phẩm. Kích thước của từng vòng tròn sẽ phản ánh tỷ lệ doanh thu mà nó tạo ra. Điều này giúp bạn dễ dàng nhận biết vị trí của từng đơn vị trong ma trận BCG.

Thường, các sản phẩm Star sẽ có vòng tròn lớn nhất và nằm ở phía trên bên trái của biểu đồ, Cash Cows sẽ nằm ở phía trên bên phải với kích thước tương đối lớn, Question Marks sẽ ở phía dưới bên trái với kích thước nhỏ, và Dogs sẽ ở phía dưới bên phải với kích thước nhỏ nhất.


BCG matrix
 

Bước 5: Phân tích và đưa ra quyết định chiến lược

Sau khi đã phân loại các đơn vị SBU vào ma trận BCG, bạn có thể xem xét và đưa ra quyết định về chiến lược cho từng danh mục như sau:

- Ngôi Sao và Dấu Hỏi: Các sản phẩm / dịch vụ trong nhóm này có tiềm năng tăng trưởng cao, vì vậy cần đầu tư để duy trì và tăng cường sự thành công.

- Bò Sữa: Đây là nhóm sản phẩm / dịch vụ ổn định trong thị trường đã trưởng thành nên cần tập trung vào việc duy trì và nâng cao hiệu suất.

- Chó: Xem xét loại bỏ để tập trung nguồn lực vào các sản phẩm / dịch vụ có tiềm năng phát triển cao hơn. Bởi lẽ, các sản phẩm / dịch vụ trong nhóm này không đem lại lợi nhuận đủ lớn và có thể làm mất tài nguyên của doanh nghiệp.

Nhìn chung, quyết định cuối cùng sẽ phụ thuộc vào mục tiêu, tình hình cụ thể của doanh nghiệp của bạn, cũng như điều kiện thị trường và khả năng cạnh tranh hiện tại.

Những vấn đề cần lưu ý khi phân tích ma trận BCG

Để có thể phân tích ma trận BCG một cách chính xác và hiệu quả thì bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:

- Sử dụng dữ liệu chính xác và đầy đủ: Đảm bảo rằng thông tin về tốc độ tăng trưởng thị trường và thị phần tương đối được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy. Việc sử dụng dữ liệu chính xác sẽ giúp bạn tránh khỏi những sai sót trong việc tính toán và đưa ra quyết định.

- Kết hợp định tính và định lượng: Sử dụng cả yếu tố định tính (vị trí trong thị trường, đối thủ cạnh tranh) và định lượng (doanh số bán hàng, lợi nhuận) để đánh giá toàn diện hiện trạng của từng đơn vị kinh doanh. Việc kết hợp cả hai yếu tố này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tiềm năng phát triển thị trường và hiệu suất của doanh nghiệp.

- Tái đánh giá định kỳ: Thị trường và tình hình doanh nghiệp là hai yếu tố có thể thay đổi theo thời gian nên bạn cần tái đánh giá ma trận BCG định kỳ để đảm bảo việc phân loại, định vị vẫn phản ánh đúng thực tế hiện tại.

- Kết hợp với các công cụ phân tích khác: Ma trận BCG chỉ là một phần trong quá trình phân tích chiến lược. Do đó, bạn cần kết hợp nó với các công cụ phân tích khác như mô hình SWOT, mô hình PESTEL và phân tích ngành để có cái nhìn toàn diện về môi trường kinh doanh và đưa ra quyết định chiến lược phù hợp.

Ví dụ về ma trận BCG của các doanh nghiệp nổi tiếng

Để có thể hiểu rõ hơn về việc áp dụng ma trận BCG vào trong thực tế thì tiếp theo đây, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những ví dụ sau nhé:

1. Ma trận BCG của Vinamilk

Vinamilk là một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam và cũng được công nhận trên thị trường quốc tế. Trong suốt nhiều năm hoạt động, Vinamilk chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa và thực phẩm từ sữa trên toàn quốc, đồng thời xây dựng thương hiệu uy tín vững vàng trong suốt nhiều năm qua.

Dưới đây là ma trận BCG của Vinamilk:

Ngôi sao (Stars)

- Sữa tươi Vinamilk: Sản phẩm này có thị phần lớn và nằm trong thị trường sữa tươi đang tăng trưởng tại Việt Nam. Thậm chí, khi nhắc đến thương hiệu sữa tươi nổi tiếng cho trẻ em, mẹ bầu và người cao tuổi tại Việt Nam thì Vinamilk luôn là cái tên được đề cập nhiều nhất.

- Sữa chua ăn và sữa chua uống Vinamilk: Đây cũng là danh mục sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm tốt cho tiêu hóa và sức khỏe của khách hàng ngày càng tăng.

Dấu chấm hỏi (Question Marks)

- Sữa bột cho trẻ em: Dù thị trường có phần bão hòa, Vinamilk vẫn duy trì thị phần lớn và đây là một nguồn thu nhập quan trọng. Tuy nhiên, xu hướng thích sữa ngoại của nhiều bà mẹ trẻ vẫn là vấn đề khiến sữa bột Vinamilk gặp nhiều thử thách.

- Sữa vinamilk tổ yến: Dòng sản phẩm này có chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng nguồn kinh phí sản xuất cao, tệp khách hàng là những người có điều kiện nên tốc độ bán hàng vẫn còn chậm, thành công hay không vẫn là một ẩn số.

Bò sữa (Cash Cows)

- Sữa đặc Vinamilk: Sữa đặc là một trong những sản phẩm truyền thống của Vinamilk và có thị phần lớn. Mặc dù thị trường này không còn tăng trưởng mạnh mẽ nhưng nó vẫn mang lại lợi nhuận ổn định.

Chó (Dogs)

Những sản phẩm mà Vinamilk đã tung ra nhưng không đạt được thành công về doanh số hoặc thị phần có thể được xếp vào ô này, điển hình là Cafe Moment, Nhóc Kem.


Ví dụ ma trận BCG
 

2. Ma trận BCG của Coca-Cola

Coca-Cola là một trong những thương hiệu nổi tiếng và mạnh mẽ nhất trên toàn cầu trong ngành công nghiệp nước giải khát. Không chỉ nổi tiếng với sản phẩm nước ngọt Coca-Cola Classic, thương hiệu này còn có một loạt các sản phẩm khác trong danh mục của mình, bao gồm nước ngọt Diet Coke, Coca-Cola Zero Sugar, nước ngọt Fanta, Sprite,.... Và tất nhiên, chúng cũng sẽ được phân loại trong ma trận BCG như sau:

Ngôi sao (Stars)

- Coca-Cola Classic: Đây là sản phẩm chủ lực của công ty với thị phần lớn và sức tăng trưởng cao trong ngành đồ uống không cồn.

- Coca-Cola Zero Sugar: Với xu hướng tiêu dùng các sản phẩm không đường tăng lên, Coca-Cola Zero Sugar có thể được xếp vào ô này nhờ vào thị phần đang tăng và thị trường tiềm năng lớn.

Dấu chấm hỏi (Question Marks)

- Coca-Cola Energy: Sản phẩm này mới được giới thiệu trong vài năm gần đây và nằm trong thị trường đồ uống năng lượng đang tăng trưởng mạnh, nhưng thị phần của nó chưa thực sự lớn.

- Nước Dasani: Nước suối tinh khiết với chai nhựa có thể tái chế 100% rất thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, thương hiệu này đang phải cạnh tranh khốc liệt với những tên tuổi lớn hơn như La Vie, Aquafina,.... Đồng thời, người ta vẫn nhớ đến Coca Cola là thương hiệu nước ngọt có gas hơn là nước tinh khiết.

Bò sữa (Cash Cows)

- Diet Coke: Dù thị trường nước giải khát có ga không còn tăng trưởng mạnh như trước nhưng Diet Coke vẫn duy trì thị phần lớn và mang lại lợi nhuận đáng kể.

- Coca-Cola Classic tại các thị trường trưởng thành: Ở các thị trường đã bão hòa như Bắc Mỹ hoặc châu Âu, Coca-Cola Classic vẫn giữ vững vị thế và mang lại lợi nhuận lớn, mặc dù tốc độ tăng trưởng của thị trường này không còn cao.

Chó (Dogs)

- New Coke: Sản phẩm này là một thất bại trong quá khứ khi được gọi là “Thảm họa của một thương hiệu” nên đã bị Coca Cola cho ngừng sản xuất. Vậy nên, nó có thể được xem là một ví dụ điển hình cho ô này.

3. Ma trận BCG của Viettel

Viettel là một trong những công ty viễn thông hàng đầu tại Việt Nam và cũng là một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất tại Đông Nam Á. Được thành lập vào năm 1989, Viettel đã phát triển mạnh mẽ và đa dạng hóa hoạt động của mình từ dịch vụ di động đến dịch vụ internet và truyền hình.

Các sản phẩm / dịch vụ cho Viettel cung cấp cũng sẽ được phân loại trong mô hình BCG như sau:

Ngôi sao (Stars)

- Dịch vụ di động 4G và 5G: Viettel hiện là nhà mạng lớn nhất tại Việt Nam và đang dẫn đầu trong triển khai mạng 5G. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 5G, đây là một lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao và Viettel đang chiếm thị phần lớn.

- Dịch vụ Internet băng thông rộng (FTTH): Nhu cầu về Internet băng thông rộng đang ngày càng tăng mạnh và điều này làm cho dịch vụ trở thành một sản phẩm quan trọng với tốc độ tăng trưởng cao và thị phần lớn.

Dấu chấm hỏi (Question Marks)

- Dịch vụ thanh toán di động (ViettelPay): Mặc dù thị trường thanh toán di động đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam nhưng ViettelPay chưa đạt được thị phần lớn như các đối thủ cạnh tranh như Momo, nhưng nó vẫn có tiềm năng phát triển mạnh mẽ.

- Các dịch vụ công nghệ mới (AI, IoT, Cloud): Viettel đã bắt đầu đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT) và điện toán đám mây. Đây là những thị trường có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng thị phần hiện tại của Viettel trong các lĩnh vực này vẫn còn nhỏ.

Bò sữa (Cash Cows)

- Dịch vụ di động 2G/3G: Các dịch vụ di động truyền thống của Viettel vẫn giữ được thị phần lớn nhưng thị trường này không còn tăng trưởng mạnh như trước do sự chuyển đổi sang 4G và 5G.

- Dịch vụ thoại và SMS: Dù doanh thu từ dịch vụ thoại và SMS đã giảm do sự thay thế của các ứng dụng OTT (Over-the-Top) như Zalo, Facebook Messenger,... nhưng Viettel vẫn duy trì thị phần lớn trong lĩnh vực này.

Chó (Dogs)

- Dịch vụ điện thoại cố định (điện thoại bàn): Với sự phát triển của công nghệ di động và Internet, dịch vụ điện thoại cố định trên thị trường đang dần mất đi vị thế cùng thị phần nên nó không còn đóng góp nhiều vào doanh thu của Viettel.


Ví dụ BCG
 

Trên đây là những thông tin về ma trận BCG mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến bạn. Không khó để thấy rằng, mô hình BCG chính là một công cụ quan trọng đối với bất kỳ mọi doanh nghiệp trong việc xác định những nguồn lực mà mình nên đầu tư phát triển, đồng thời loại bỏ các yếu tố không còn mang tính cạnh tranh, sinh lời cao. Vậy nên, chúng tôi hi vọng bạn cũng sẽ áp dụng phân tích mô hình BCG hiệu quả để đưa doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển hơn nữa trong tương lai.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

icon thiết kế website PEST là gì? Giải mã mô hình PEST và các ví dụ thực tiễn

icon thiết kế website Mô hình SMART là gì? Chi tiết cách áp dụng mô hình SMART

Bài viết mới nhất

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, các giải pháp kinh doanh online chính là chìa khóa để doanh nghiệp vững bước trên cuộc đua chinh phục thị trường.

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

Khi đối mặt với ý tưởng, giải pháp hoặc công nghệ mới, POC là công cụ quan trọng giúp bạn xác thực tính khả thi và hiệu quả trước khi triển khai.

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment (hoạt động tự doanh) là một cơ hội tuyệt vời để bạn trở thành người làm chủ công việc và nhanh chóng đạt được tự do tài chính.

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Hiểu rõ chi phí cơ hội không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực mà còn mở ra những cơ hội phát triển bền vững và thành công.

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Ngân sách là một công cụ quản lý tài chính không thể thiếu đối với doanh nghiệp để kiểm soát chi tiêu và đảm bảo các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

Carousel là gì? Tuyệt chiêu tạo Carousel Ads chuyển đổi cao

Carousel là gì? Tuyệt chiêu tạo Carousel Ads chuyển đổi cao

Với khả năng hiển thị nhiều hình ảnh và video trong một quảng cáo duy nhất, Carousel Ads sẽ mang thương hiệu đến gần hơn với khách hàng mục tiêu.

zalo