SBU là gì? Tầm quan trọng và cách áp dụng chiến lược SBU

SBU là một chiến lược được các chuyên gia kinh tế đánh giá rất cao trong việc tổ chức các hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nhưng liệu bạn có biết SBU là gì và tại sao các doanh nghiệp hiện nay nếu muốn tồn tại, phát triển đều sẽ phụ thuộc vào chiến lược SBU không? Chắc chắn, khi tìm được lời giải đáp cho câu hỏi này thì doanh nghiệp của bạn sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro, khó khăn khi hoạt động đấy.


Chuyển đổi số là gì? Giải mã xu hướng digital transformation
 

SBU là gì?

SBU được viết tắt của từ Strategic Business Unit - dịch sang tiếng Việt có nghĩa là đơn vị kinh doanh chiến lược. Trong các doanh nghiệp, hình thức SBU thường dùng để chỉ một công ty con hoặc một nhóm các đơn vị kinh doanh trong cùng một lĩnh vực, được đầu tư bằng nguồn vốn từ công ty mẹ. Không chỉ vậy, các đơn vị này còn có những phòng ban độc lập, có kế hoạch phát triển và nhiệm vụ riêng, cùng với đó là các chiến lược và báo cáo tài chính riêng biệt.

Hiện nay, trên cả thế giới và tại Việt Nam đang có nhiều tập đoàn đang áp dụng mô hình SBU thành công như sau:

- Apple: Tập đoàn này áp dụng tổ chức mô hình 4 trong 1 với các SBU chuyên biệt về phát triển phần cứng, phần mềm, bán lẻ và quản lý dịch vụ.

- TASCO: Một tên tuổi trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản, TASCO đã đầu tư vào TASCO Thành Công chuyên khai thác mỏ đá ở Quảng Bình.

- Vingroup: Đây là một ví dụ điển hình với một tập đoàn có hệ sinh thái đa ngành, bao gồm các SBU như Vinhomes (bất động sản), Vinmec (y tế), Vinschool (giáo dục), VinEco (nông nghiệp),...

Những đặc điểm cơ bản của SBU - Strategic Business Unit

Thông thường, một Strategic Business Unit (SBU) sẽ gồm có các đặc điểm sau:

- SBU có tầm nhìn và giá trị riêng: SBU không phải là một thực thể pháp lý độc lập, nhưng nó lại tự quản lý với kế hoạch và chính sách riêng. Vậy nên mà mỗi SBU sẽ có tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược và mục tiêu độc lập không giống với công ty mẹ.

- Đối thủ không giống nhau: Mỗi SBU hoạt động độc lập và tập trung vào từng thương hiệu, thị trường cụ thể. Điều này sẽ tạo ra các khách hàng mục tiêu và đối thủ không đồng nhất, từ đó giúp công ty mẹ quản lý và theo dõi dễ dàng hơn.

- Theo dõi doanh thu, chi phí độc lập: Mỗi SBU sẽ theo dõi doanh thu, chi phí và lợi nhuận độc lập. Điều này cho phép công ty mẹ hạch toán doanh thu từ các sản phẩm hoặc dịch vụ riêng biệt mà không cần tổng hợp chúng thành một nguồn thu tổng, giúp quản lý và theo dõi doanh thu một cách dễ dàng và hiệu quả.

- Tự quyết định chiến lược kinh doanh: SBU có thể tự quyết định về chiến lược và các hoạt động quan trọng khác như sản xuất, đầu tư, phân bổ ngân sách, tài chính, thử nghiệm phòng thí nghiệm, kế toán và tiếp thị.

- Có người quản lý riêng, báo cáo cho công ty mẹ đều đặn: Vì tính đặc thù của mình mà mỗi SBU thường có một người quản lý riêng. Những cá nhân này sẽ được lựa chọn từ các nhân sự xuất sắc và được công ty mẹ tin tưởng nhờ khả năng quản lý doanh nghiệp một cách vững chắc. Người quản lý này có trách nhiệm điều hành và báo cáo quá trình hoạt động của SBU cho công ty mẹ. Đồng thời, họ cũng sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ về kế hoạch chiến lược, lợi nhuận và hiệu suất của các đơn vị kinh doanh tương ứng, đảm bảo sự phát triển ổn định của sản phẩm / dịch vụ mục tiêu.


SBU
 

Tầm quan trọng của SBU trong doanh nghiệp

Có một sự thật là các công ty có quy mô lớn càng lớn thì việc triển khai chiến lược cấp đơn vị kinh doanh lại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết vì những ưu điểm sau:

1. Cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một nguyên tắc quản lý thời gian và công việc quan trọng nhất đó chính là tổ chức mọi thứ một cách có hệ thống. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì việc quản lý và vận hành sẽ càng trở nên phức tạp hơn. Để giải quyết vấn đề này, việc tạo ra các Strategic Business Unit (SBU) là một giải pháp thông minh để giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh, từ đó tối ưu hóa năng suất của tổ chức.

2. Tăng khả năng thích ứng với thị trường

Một trong những chìa khóa quan trọng dẫn tới sự thành công của doanh nghiệp đó là khả năng thích ứng với thị trường kinh doanh đầy biến động. Bởi lẽ, thị trường luôn không ngừng thay đổi và để tồn tại trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp cần phải linh hoạt và nhanh chóng thích ứng. Vậy nên mà với việc áp dụng chiến lược cấp SBU, doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh chiến lược và sản phẩm để đáp ứng nhu cầu mới của thị trường.


SBU là gì?
 

3. Giải pháp cho vấn đề quản lý đa sản phẩm

Hiện nay, các doanh nghiệp lớn thường sản xuất đa dạng sản phẩm thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Do đó, việc áp dụng mô hình SBU là giải pháp hiệu quả nhất để doanh nghiệp có thể tổ thức và dễ dàng quản lý mọi thứ.

Để hiểu rõ hơn cách SBU giúp doanh nghiệp quản lý mô hình đa sản phẩm, hãy xem cách mà các tập đoàn hàng đầu như Nestlé, Samsung hay VinGroup đang thực hiện. Những tập đoàn này đều sở hữu nhiều sản phẩm đa dạng trong các ngành khác nhau.

Ở mỗi thời điểm, các SBU trong đó sẽ yêu cầu các định hướng, chiến lược, nguồn nhân lực và chi phí cụ thể. Tất cả các hoạt động này đều phải được báo cáo cho cấp lãnh đạo cao nhất của công ty mẹ. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp gốc có thể quản lý một cách hiệu quả và đề xuất các phương án tốt nhất nhằm giảm thiểu rủi ro khi tham gia vào các thị trường khác nhau.

4. Nâng cao năng lực cạnh tranh

Bằng việc tập trung chuyên môn và đặt ra mục tiêu cụ thể, các SBU có thể phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực của mình. Khi một SBU đạt được hiệu suất cạnh tranh đáng kể trong một ngành công nghiệp nhất định, điều này sẽ mang lại lợi ích to lớn cho toàn bộ doanh nghiệp.

5. Thúc đẩy lợi nhuận và lợi tức đầu tư

Khi một SBU hoạt động hiệu quả và tập trung vào một lĩnh vực cụ thể, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu và giảm chi phí, từ đó tạo ra lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra, khi có nhiều SBU hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa nguồn lợi nhuận. Điều này giúp bảo đảm sự ổn định và bền vững cho doanh nghiệp trong dài hạn.


Chiến lược SBU
 

Hướng dẫn áp dụng SBU trong ma trận Boston

Sau khi đã tìm hiểu về chiến lược cấp SBU là gì, bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu cách áp dụng SBU trong ma trận Boston như sau.

1. Ma trận Boston có thể giúp gì cho doanh nghiệp?

Ma trận Boston, hay còn được biết đến với tên gọi Ma trận BCG - một công cụ được phát triển bởi Boston Consulting Group vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970. Đây là công cụ được đánh giá rất quan trọng trong việc lập kế hoạch chiến lược dài hạn và phân tích các danh mục kinh doanh đa dạng của một công ty.

Theo đó, ma trận Boston sẽ giúp các doanh nghiệp xem xét các cơ hội tăng trưởng bằng cách đánh giá danh mục sản phẩm của họ, từ đó quyết định về việc đầu tư, ngừng sản xuất hay tiến hành phát triển sản phẩm. Công cụ này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển cũng như vị thế cạnh tranh của các danh mục sản phẩm và loại sản phẩm khác nhau. Dựa trên những đánh giá này, doanh nghiệp có thể hình thành chiến lược kinh doanh nhằm tăng thị phần và đạt được khả năng cạnh tranh cao trên thị trường sản phẩm.

2. Bí quyết áp dụng SBU trong ma trận Boston

Dựa trên phân tích về tốc độ tăng trưởng của thị phần tương đối và tỷ lệ tăng trưởng của thị trường, chúng ta có thể so sánh các SBU với nhau bằng cách sử dụng bảng phân tích trong Ma trận Boston (BCG) cho mỗi SBU. Theo đó, ma trận BCG được phân chia thành 4 nhóm như sau:

Góc phần tư thứ nhất - Ngôi sao

Trong nhóm ngôi sao, nhiều doanh nghiệp thường coi đó là SBU tốt nhất. Ở đây, các sản phẩm "ngôi sao" thường có thị phần cao và hoạt động trong các ngành có tốc độ phát triển nhanh. Nhờ vào những ưu điểm này, các sản phẩm này thường mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Đồng thời, chúng cũng thường là sản phẩm mới, độc quyền hoặc được khách hàng đánh giá cao.

Có thể nói, các sản phẩm “ngôi sao” luôn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đặc biệt là trong các ngành công nghiệp luôn không ngừng thay đổi và cần phải đầu tư để cải thiện sản phẩm để trở thành "ngôi sao". Chỉ có thông qua việc sử dụng công nghệ tiên tiến mới, doanh nghiệp mới có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao cho mình.

Vì vậy, lời khuyên tốt nhất dành cho các doanh nghiệp lúc này đó là nên lựa chọn chiến lược khôn ngoan, bao gồm tích hợp dọc, tích hợp ngang, thâm nhập phát triển thị trường và tiến hành phát triển sản phẩm.

Góc phần tư thứ hai - Bò sữa

Bò sữa được coi là một SBU thuộc nhóm sản phẩm nắm giữ thị phần cao, có vị thế cạnh tranh mạnh nhưng lại hoạt động trong các ngành công nghiệp phát triển chậm. Các sản phẩm trong nhóm này thường đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp mà không đòi hỏi sự đầu tư lớn để duy trì thị phần.

Thường thì các doanh nghiệp không nên đầu tư quá nhiều vào góc phần tư này để tạo ra sự tăng trưởng, bởi vì khả năng phát triển thấp và tốc độ tăng trưởng ngành chậm. Thay vào đó, chiến lược này thường được sử dụng để giữ vững thị phần hiện tại và tối ưu hóa hiệu suất.

Các SBU thường cần đổi mới sản phẩm hoặc chiến lược để tiến bước trở thành "ngôi sao" và các doanh nghiệp lớn muốn có sự chuyển mình này thường chọn lựa góc phần tư thứ hai. Các trường hợp mà doanh nghiệp nên cân nhắc bao gồm: đa dạng hóa, phát triển sản phẩm, thoái vốn hoặc rút lui khỏi thị trường.

Góc phần tư thứ ba: Dấu hỏi

SBU dấu hỏi thường được coi là điểm xuất phát của hầu hết các công ty và doanh nghiệp mới. SBU này hoạt động ở mức độ tăng trưởng cao nhưng lại chiếm thị phần thấp trong thị trường. Trong góc này, các doanh nghiệp phải suy nghĩ thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư vào các SBU này. Bởi lẽ, các sản phẩm trong nhóm này thường yêu cầu vốn đầu tư lớn, thường lớn hơn lợi nhuận và doanh thu mà chúng mang lại.

Những sản phẩm trong SBU này có thể phát triển thành ngôi sao hoặc rơi vào "con chó" (điểm chết) tùy thuộc vào tốc độ tăng trưởng của thị trường và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Góc phần tư thứ tư: Con chó (Điểm chết)

Góc phần tư "con chó" thường ám chỉ những sản phẩm mà thị trường không phát triển và hoạt động trong những ngành công nghiệp có tốc độ phát triển chậm hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Đối với các sản phẩm thuộc nhóm này, việc đầu tư nguồn lực không cần thiết vì góc phần tư này không mang lại thị phần và lợi nhuận như dự kiến, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng trầm trọng như phá sản. Do đó, các SBU trong phạm vi này cần xem xét loại bỏ hoặc tái cấu trúc để tăng cường hiệu suất kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp.


Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
 

Sử dụng SBU trong ma trận ADL

Bên cạnh ma trận Boston, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng chiến lược SBU cho ma trận ADL như sau:

1. Ma trận điều kiện chiến lược ADL có thể giúp gì cho doanh nghiệp?

Ma trận ADL, được phát triển bởi công ty Arthur D. Little, thường được sử dụng để đánh giá vị trí cạnh tranh của các đơn vị kinh doanh (SBU) hoặc sản phẩm trong thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp. Ma trận này tập trung vào hai yếu tố quan trọng: vị thế cạnh tranh và giai đoạn phát triển của ngành.

ADL giúp doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra các quyết định chiến lược thông qua việc đánh giá mức độ cạnh tranh trong thị trường và giai đoạn phát triển của ngành. Ngoài ra, ma trận ADL cũng có thể áp dụng cho từng dòng sản phẩm. Nó sẽ tiến hành phân loại và xếp sản phẩm vào các vị trí khác nhau trên ma trận, từ đó giúp doanh nghiệp đề ra chiến lược cụ thể cho mỗi sản phẩm, bao gồm tập trung, duy trì, loại bỏ hoặc xử lý theo từng trường hợp cụ thể.

2. Hướng dẫn áp dụng SBU vào ma trận ADL

Để áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh vào trong ma trận ADL, bạn cần áp dụng theo từng bước dưới đây:

Bước 1: Định danh tất cả các Đơn vị Kinh doanh Chiến lược (SBU) của tổ chức.

Bước 2: Xác định giai đoạn hiện tại trong vòng đời của ngành cho từng SBU đã xác định trước đó. Có bốn giai đoạn vòng đời của ngành mà bạn cần chú ý:

- Phôi thai: Giai đoạn bắt đầu với thị trường tăng trưởng nhanh chóng và ít cạnh tranh.

- Tăng trưởng: Thị trường tiếp tục phát triển với doanh số tăng.

- Trưởng thành: Thị trường ổn định, có cơ sở khách hàng lâu dài và nhiều đối thủ cạnh tranh.

- Lão hóa: Nhu cầu thị trường giảm và các công ty bắt đầu rời khỏi thị trường.

Bước 3: Sau khi đánh giá giai đoạn trưởng thành của ngành, bước tiếp theo là xác định vị thế cạnh tranh của từng SBU.

Bước 4: Ma trận đại diện cho 5 loại vị trí cạnh tranh:

- Thống lĩnh: Đứng đầu thị trường mà ít gặp phải sự cạnh tranh từ đối thủ. Đây là một vị trí hiếm và thường chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn.

- Mạnh mẽ: Sở hữu một vị trí thị trường mạnh mẽ và ổn định, không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự cạnh tranh.

- Thuận lợi: Có lợi thế cạnh tranh trong một số phân khúc nhất định của thị trường.

- Có thể giữ được: Đối diện với thị trường nhỏ và đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ.

- Yếu: Liên tục mất thị phần trên thị trường do đối thủ cạnh tranh mạnh hơn.

Bước 5: Bước tiếp theo là vẽ ma trận ADL để đánh giá và định vị các đơn vị kinh doanh của bạn. Bạn có thể sử dụng một mẫu ma trận ADL để bắt đầu.

Bước 6: Trong ma trận ADL, mỗi đơn vị kinh doanh sẽ được đại diện bằng một vòng tròn. Kích thước của vòng tròn có thể thay đổi tùy theo quy mô của từng ngành. Thị phần của mỗi đơn vị cũng có thể được biểu diễn trên các vòng kết nối bằng cách điểm chấm.

Bước 7: Nếu bạn muốn nhận ý kiến đóng góp từ các thành viên khác trong nhóm hoặc từ các bên liên quan hoặc chuyên gia tư vấn, bạn có thể chia sẻ ma trận ADL để cùng nhau làm việc và cộng tác trong thời gian thực.


Chiến lược cấp SBU
 

Một số hạn chế của chiến lược cấp SBU

Tuy SBU mang lại nhiều lợi ích nhưng trên thực tế, chiến lược này cũng gặp phải một số nhược điểm như:

- Độ phức tạp: Thiết lập và quản lý các SBU độc lập để đạt được mục tiêu của tổ chức lớn đôi khi rất phức tạp. Việc này đòi hỏi sự quản lý kỹ lưỡng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận.

- Cạnh tranh nội bộ: Trong một số trường hợp, các SBU có thể cạnh tranh với nhau trong cùng một tổ chức. Điều này có thể dẫn đến sự lãng phí tài nguyên và giảm hiệu suất của tổ chức.

- Tăng chi phí hoạt động: Thiết lập và vận hành các SBU đòi hỏi nhiều khoản chi phí khác nhau, bao gồm chi phí quản lý, xây dựng thương hiệu, tuyển dụng và đào tạo nhân sự,.... Điều này có thể làm tăng tổng chi phí của tổ chức.

- Khoảng cách với trụ sở chính: Việc thêm một lớp giữa các SBU và trụ sở chính có thể tạo ra khoảng cách trong giao tiếp, tương tác với nhau. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và khả năng phản ứng của tổ chức đối với thị trường.

- Cạnh tranh không lành mạnh: Cấu trúc này có thể tạo ra sự cạnh tranh không mong muốn giữa các SBU, dẫn đến tranh giành tài nguyên và mất trật tự trong tổ chức. Điều này có thể làm suy yếu sự đồng nhất và hiệu quả của tổ chức.

Ví dụ về SBU trong thực tế

Để hiểu một cách tường tận về SBU (Strategic Business Unit) và vai trò của nó trong chiến lược kinh doanh, chúng ta sẽ cùng khám phá một số ví dụ thực tế tiêu biểu.

1. Chiến lược SBU của Vinamilk

Vinamilk là một trong những công ty sản xuất sữa lớn nhất tại Việt Nam và đã áp dụng thành công chiến lược SBU trong quản lý doanh nghiệp. Vinamilk chia các sản phẩm của mình thành các đơn vị kinh doanh riêng biệt, từ sữa bột, sữa đặc, sữa chua đến nước uống sữa.

Nhờ vào việc chia các sản phẩm của mình thành những business unit khác nhau đã giúp Vinamilk tập trung vào từng lĩnh vực cụ thể, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp và quản lý hiệu quả hơn. Cũng dựa vào chiến lược SBU này, Vinamilk đã đạt được vị thế dẫn đầu trên thị trường sữa Việt Nam và mở rộng thị trường ra nước ngoài.

2. Ví dụ về SBU của Apple

Apple cũng là một ví dụ điển hình về việc áp dụng SBU trong quản lý doanh nghiệp. Apple chia sản phẩm của mình thành các đơn vị kinh doanh như iPhone (iPhone 7, iPhone 8, iPhone X, iPhone 11, iPhone 13, iPhone 14,...), iPad (iPad, iPad Pro và iPad Mini), Macbook (MacBook, iMac và Mac Pro), Apple Watch,... Mỗi đơn vị này đều có chiến lược phát triển riêng để tập trung vào phân khúc thị trường cụ thể và đem lại lợi nhuận cao cho Apple.

Có thể nói, chiến lược SBU đã giúp Apple tối ưu hóa portfolio sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo ra giá trị cho khách hàng. Đồng thời, nhờ vào việc quản lý SBU hiệu quả mà Apple cũng đã trở thành một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới.

3. Ví dụ về SBU của Unilever

Unilever cũng là một trong những công ty hàng đầu thế giới áp dụng chiến lược SBU trong quản lý doanh nghiệp. Unilever chia sản phẩm của mình thành các đơn vị kinh doanh như sản phẩm chăm sóc cá nhân (Dove, Axe, và Pond's, SBU), sản phẩm chăm sóc gia đình (Omo, Surf, và Cif), thực phẩm và đồ uống (Knorr, Lipton, và Magnum),...

Việc chia nhỏ business unit này giúp Unilever tập trung vào từng lĩnh vực cụ thể và phát triển chiến lược phù hợp, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nhờ vào chiến lược SBU này, Unilever đã đạt được sự đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường cạnh tranh và mở rộng thị trường trên toàn cầu.


Ví dụ SBU
 

Trên đây là những thông tin mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến bạn về SBU là gì và tầm quan trọng cũng như cách ứng dụng Strategic Business Unit. Hi vọng nội dung trong bài viết này sẽ là nguồn tư liệu quý giá để mang lại cho bạn những kiến thức cần thiết, từ đó áp dụng chiến lược SBU hiệu quả hơn trong công việc kinh doanh của mình.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website USP là gì? Bí quyết xác định và phát triển USP sản phẩm

icon thiết kế website Market size là gì? Cách tính quy mô thị trường chuẩn nhất

icon thiết kế website Định vị sản phẩm là gì? Top 4 chiến lược định vị sản phẩm

 

Bài viết mới nhất

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, các giải pháp kinh doanh online chính là chìa khóa để doanh nghiệp vững bước trên cuộc đua chinh phục thị trường.

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

Khi đối mặt với ý tưởng, giải pháp hoặc công nghệ mới, POC là công cụ quan trọng giúp bạn xác thực tính khả thi và hiệu quả trước khi triển khai.

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment (hoạt động tự doanh) là một cơ hội tuyệt vời để bạn trở thành người làm chủ công việc và nhanh chóng đạt được tự do tài chính.

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Hiểu rõ chi phí cơ hội không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực mà còn mở ra những cơ hội phát triển bền vững và thành công.

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Ngân sách là một công cụ quản lý tài chính không thể thiếu đối với doanh nghiệp để kiểm soát chi tiêu và đảm bảo các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

Carousel là gì? Tuyệt chiêu tạo Carousel Ads chuyển đổi cao

Carousel là gì? Tuyệt chiêu tạo Carousel Ads chuyển đổi cao

Với khả năng hiển thị nhiều hình ảnh và video trong một quảng cáo duy nhất, Carousel Ads sẽ mang thương hiệu đến gần hơn với khách hàng mục tiêu.

zalo