Định vị sản phẩm là gì? Top 4 chiến lược định vị sản phẩm

Trước khi ra mắt sản phẩm, bất kỳ thương hiệu nào cũng mong muốn “đứa con” của mình được người tiêu dùng đón nhận và yêu thích. Bởi lẽ, giữa một thị trường có vô vàn những sản phẩm giống nhau cùng sự cạnh tranh khốc liệt về chất lượng, giá bán,... nếu doanh nghiệp không đủ sức để chinh phục khách hàng thì chắc chắn, bạn sẽ phải quay trở lại vạch xuất phát và thậm chí khó lòng khôi phục vị thế như trước. Đó chính là lý do vì sao mà việc áp dụng chiến lược định vị sản phẩm lại trở thành yếu tố cốt lõi được các doanh nghiệp chú trọng. Vậy định vị sản phẩm là gì? Làm thế nào để triển khai chiến lược này? Cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung sau để có được câu trả lời nhé.


Định vị sản phẩm là gì? Top 4 chiến lược định vị sản phẩm
 

Mục lục

Định vị sản phẩm là gì?

Định vị sản phẩm (product positioning) là quá trình mà doanh nghiệp xác định giá trị của một sản phẩm / dịch vụ nào đó vào trong tâm trí của khách hàng. Cụ thể, chiến lược này sẽ bao gồm các hoạt động phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng,... để từng bước xác định vị trí của mặt hàng mới.

Ngay sau đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành đưa ra một loạt giải pháp để giúp cho sản phẩm của mình trở nên hoàn thiện, độc đáo và có chỗ đứng riêng trên thị trường. Điều này sẽ giúp xây dựng cho sản phẩm một hình ảnh riêng biệt, ấn tượng trong mắt người tiêu dùng để có thể thu hút được một lượng khách hàng nhất định ngay khi vừa ra mắt.

6 lý do tại sao doanh nghiệp cần định vị sản phẩm

Trong kinh doanh, việc áp dụng các chiến lược định vị sản phẩm có vai trò rất lớn đối với hành trình phát triển của thương hiệu trên con đường chinh phục khách hàng và tạo dấu ấn riêng trên thị trường. Cụ thể, dưới đây là 6 lý do mà bất kỳ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng nên tiến hành định vị cho hàng hóa của mình:

1. Tạo dựng vị thế độc đáo cho sản phẩm

Việc định vị sẽ giúp sản phẩm tạo ra giá trị đặc biệt trong lòng người tiêu dùng thông qua các yếu tố như giá thành, chất lượng, dịch vụ khách hàng,.... Đây đều là những thành tố không chỉ giúp sản phẩm của bạn trở nên nổi bật mà còn dễ dàng thu hút và giữ chân nhiều khách hàng mục tiêu.

2. Giúp doanh nghiệp hiểu hơn về khách hàng mục tiêu

Trong kinh doanh, khách hàng chính là “mạch máu” nuôi sống cả doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và định vị sản phẩm sẽ cho phép bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng, từ đó điều chỉnh mặt hàng sao cho phù hợp để giải quyết hiệu quả vấn đề mà họ đang gặp phải. Nếu bạn làm tốt điều này, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng chắc chắn trở nên gắn kết hơn nữa trong tương lai.


Định vị sản phẩm là gì?
 

3. Cải thiện hiệu quả marketing

Khi định vị sản phẩm thành công, doanh nghiệp cũng theo đó mà xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, đồng thời dễ dàng tạo ra thông điệp quảng cáo mang tính cá nhân hóa hơn. Việc này sẽ giúp các bước tiếp theo của chiến dịch có hướng đi cụ thể, tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời tăng khả năng tiếp cận, thu hút khách hàng.

4. Xây dựng lòng trung thành khách hàng

Khi khách hàng được thỏa mãn đúng mong muốn và nhu cầu của mình, họ sẽ có xu hướng trung thành với sản phẩm, thương hiệu cụ thể. Vậy nên, việc định vị chính xác kết hợp cùng chiến lược quảng cáo hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể làm nổi bật lên giá trị thực sự của món hàng, qua đó mang lại sự hài lòng cho người tiêu dùng.

5. Nâng cao nhận diện thương hiệu

Khi sản phẩm được định vị chính xác, nó sẽ dễ dàng gắn kết với các giá trị cốt lõi và hình ảnh mà thương hiệu vẫn luôn hằng xây dựng. Sự nhất quán này chính là bàn đạp mạnh mẽ để doanh nghiệp nâng cao sự hiện diện trên thị trường, đồng thời trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho khách hàng khi họ muốn mua sắm hoặc sử dụng sản phẩm / dịch vụ trong lĩnh vực đó.

6. Cải thiện doanh thu, lợi nhuận

Khi sản phẩm đã được định vị thành công trên thị trường, doanh nghiệp có thể tiến hành xây dựng các chiến lược giá hợp lý cùng định hướng phát triển rõ ràng cho mặt hàng đó. Đồng thời, việc triển khai song song các chiến lược tiếp thị và quảng cáo hiệu quả cũng sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận và đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra.


Chiến lược định vị sản phẩm
 

Định vị sản phẩm dựa trên những yếu tố nào?

Hiện nay, quá trình định vị sản phẩm bao gồm nhiều loại hình khác nhau và tùy theo mục đích sử dụng mà doanh nghiệp có thể lựa chọn yếu tố phù hợp nhất. Cụ thể, dưới đây là 7 yếu tố giúp bạn định vị sản phẩm của mình trên thị trường:

1. Định vị theo thuộc tính sản phẩm

Đây là chiến lược mà doanh nghiệp tập trung vào các yếu tố đặc biệt cùng những tính năng nổi trội mà sản phẩm của mình có thể đọ lại với đối thủ cạnh tranh. Tùy thuộc vào từng mặt hàng mà những đặc tính của chúng sẽ có sự khác nhau nhưng chủ yếu vẫn sẽ xoay quanh các yếu tố như: Chất lượng, thẩm mỹ, tiện lợi, độ an toàn, hiệu suất làm việc, độ an toàn, tính sáng tạo (trong thiết kế và cả công năng) hay công nghệ sử dụng,....

Ví dụ, những người mua ô tô thường quan tâm đến các đặc tính như: Kiểu dáng thời trang, khả năng vận hành, khả năng tiết kiệm nhiên liệu, an toàn, hay độ hot của chính thương hiệu. Trong khi đó, người mua nước giặt quần áo lại chú trọng đến khả năng làm sạch, mức độ tạo bọt, sự an toàn với da tay hay khả năng giữ màu quần áo,....

Cụ thể, để tiến hành định vị theo thuộc tính mặt hàng thì doanh nghiệp có thể áp dụng một số chiến lược sau:

- Tập trung vào một đặc tính duy nhất: Chọn sản phẩm có chất lượng cao nhất hoặc tính năng đặc biệt nhất để làm nổi bật và hướng khách hàng lựa chọn.

- Dựa trên một đặc tính tương đối: Lựa chọn món hàng có giá thành rẻ nhất trong số các mặt hàng có cùng tính năng.

- Dựa trên nhóm đối tượng khách hàng: Tập trung vào sản phẩm dành cho nhóm đối tượng khách hàng đang tìm kiếm một đặc tính cụ thể.

- Dựa trên giá cả: Lựa chọn hàng hóa có giá thấp nhất hoặc giá cao nhất nhưng mang lại nhiều giá trị sử dụng cho người dùng.


Ví dụ định vị sản phẩm
 

2. Định vị sản phẩm dựa trên giá cả

Định vị dựa trên giá cả là chiến lược mà sản phẩm được phân loại dựa trên giá thành. Theo đó, nếu mặt hàng của bạn có mức giá thấp hơn so với các mặt hàng cùng loại thì sẽ được gọi là sản phẩm giá rẻ. Tuy nhiên, nếu nó có mức giá cao hơn thì sẽ được định vị là hàng hóa cao cấp.

Đây là chiến lược hỗ trợ khách hàng tìm kiếm sản phẩm phù hợp với ngân sách của mình, đồng thời giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định và quảng bá một cách rõ ràng hơn đến khách hàng.

Cụ thể, để tiến hành định vị hàng hóa dựa trên giá cả thì chúng ta hãy phân loại chúng như sau:

- Sản phẩm cao cấp: Định giá sản phẩm cao hơn so với giá trung bình trên thị trường nhưng lại có chất lượng tốt hơn, thiết kế độc đáo và đặc biệt dịch vụ khách hàng tuyệt vời.

- Sản phẩm giá trung bình: Có mức giá nằm ở mức trung bình so với các mặt hàng tương tự trên thị trường. Chúng có chất lượng tốt và có khả năng cạnh tranh được với các sản phẩm khác.

- Sản phẩm giá rẻ: Được bán với giá thành thấp hơn so với mặt bằng chung trên thị trường. Vì có giá thành rẻ nên chất lượng của hàng hóa cũng sẽ bị giảm đi đáng kể hoặc không đầy đủ các tính năng so với những mặt hàng khác.

3. Định vị dựa trên chất lượng sản phẩm

Định vị dựa trên chất lượng là quá trình doanh nghiệp xác định vị trí của sản phẩm trong thị trường thông qua các tiêu chí liên quan đến chất lượng. Cụ thể, doanh nghiệp cần tập trung vào việc nhận diện và đánh giá các đặc tính mà khách hàng mong đợi, đồng thời so sánh với những mặt hàng có đặc tính tương tự từ đối thủ cạnh tranh.

Để định vị sản phẩm dựa trên chất lượng, điều quan trọng mà doanh nghiệp cần làm đó là đảm bảo rằng hàng hóa của mình đã đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng mà người tiêu dùng yêu cầu. Điều này đòi hỏi họ phải thật sự tập trung vào các khía cạnh chất lượng của hàng hóa như tính độc đáo, độ tin cậy, hiệu suất, vật liệu sử dụng và hình thức thiết kế. Bằng cách này, sản phẩm của bạn mới có thể tạo ra giá trị đặc biệt và thu hút sự quan tâm từ phía khách hàng trên thị trường.

Cụ thể, các yếu tố chất lượng sản phẩm thường được doanh nghiệp sử dụng để định vị bao gồm có:

- Chất lượng vật liệu: Bao gồm đánh giá về độ bền, độ tin cậy và độ an toàn của các vật liệu được sử dụng để sản xuất.

- Thiết kế: Đánh giá về mặt thẩm mỹ và tính tiện dụng của thiết kế có ảnh hưởng đến trải nghiệm của người tiêu dùng.

- Hiệu suất: Đánh giá khả năng hoạt động hiệu quả của hàng hóa trong các điều kiện và môi trường sử dụng khác nhau.

- Dịch vụ hậu mãi: Đảm bảo rằng sản phẩm sẽ được hỗ trợ bảo trì, sửa chữa sau khi mua hàng, tạo lòng tin và sự hài lòng cho khách hàng.

- Thương hiệu: Hình ảnh thương hiệu trên thị trường là tốt hay xấu cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong mắt người tiêu dùng.


Định vị sản phẩm theo thuộc tính
 

4. Định vị sản phẩm dựa trên đối thủ cạnh tranh

Với kiểu định vị này, vị trí của sản phẩm trong thị trường sẽ được xác định dựa trên vị trí của các đối thủ cạnh tranh (có thể cao hơn hoặc thấp hơn). Tuy nhiên, có một lưu ý quan trọng là khi doanh nghiệp định vị ở vị trí cao hơn thì bạn cần có những ưu điểm vượt trội để có thể đối đầu trực tiếp với đối thủ.

Một ví dụ điển hình cho trường hợp này là thương hiệu Apple. Mặc dù sản phẩm của Apple có giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường nhưng trên thực tế, khách hàng vẫn sẵn lòng chi trả với mức giá cao hơn vì giá trị độc đáo mà Apple mang lại. Cụ thể, những giá trị này bao gồm thiết kế tinh tế, tính năng ưu việt, hệ sinh thái liên kết và bảo mật cao,....

5. Định vị sản phẩm theo hình ảnh khách hàng

Trên thực tế, hình ảnh khách hàng sẽ được xây dựng dựa trên các yếu tố như: Độ tuổi, giới tính, sở thích, vị trí địa lý, nhu cầu, thu nhập, mục tiêu và nguyện vọng của họ. Từ đây ta có thể hiểu, định vị sản phẩm dựa trên hình ảnh khách hàng chính là quá trình tìm hiểu và phân tích những yếu tố ở trên để xác định nhóm đối tượng tiềm năng của doanh nghiệp, từ đó tối ưu hóa chiến lược marketing một cách hiệu quả nhất.

Cụ thể, dưới đây là các yếu tố mà doanh nghiệp cần quan tâm khi muốn định vị sản phẩm của mình thông qua hình ảnh khách hàng:

- Định vị theo độ tuổi: Sản phẩm được thiết kế dành cho trẻ em, thanh thiếu niên, người trung niên hoặc người cao tuổi.

- Định vị theo giới tính: Xác định mặt hàng được phát triển dành riêng cho nam giới, nữ giới hoặc có thể sử dụng cho cả hai giới.

- Định vị theo vị trí địa lý: Hàng hóa được định vị cho việc sử dụng ở khu vực nông thôn, thành thị hoặc các khu vực cụ thể khác.

- Định vị theo thu nhập: Hàng hóa được phân khúc theo thu nhập của người tiêu dùng, từ sản phẩm cao cấp dành cho nhóm thu nhập cao đến các mặt hàng rẻ hơn với nhóm thu nhập thấp.

6. Định vị dựa vào ứng dụng hoặc sử dụng

Các doanh nghiệp cũng có thể xác định vị trí của sản phẩm thông qua việc kết nối với một mục đích sử dụng hoặc ứng dụng cụ thể trong đời sống hàng ngày. Ví dụ, những người theo đuổi lối sống lành mạnh thường có nhu cầu sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe, có lợi cho cơ thể. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã phát triển các mặt hàng bổ sung dinh dưỡng với lượng calo phù hợp, nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách hàng này.


Định vị theo thuộc tính sản phẩm
 

Top 4 chiến lược định vị sản phẩm hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay, tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của mình mà bạn có thể linh hoạt trong việc lựa chọn một chiến lược định vị phù hợp. Nổi bật trong số đó chính là top 4 chiến lược đang được các doanh nghiệp lớn áp dụng hiện nay.

1. Chiến lược More For More

Chiến lược định vị sản phẩm More For More thường được áp dụng khi các doanh nghiệp hướng đến việc cung cấp các mặt hàng thuộc dòng cao cấp và có chất lượng tốt nhất. Ngay từ đầu, mục tiêu của họ là tạo ra giá trị cao nhất cho người tiêu dùng và song song với đó thì mức giá cũng không hề rẻ một chút nào. Khi sử dụng chiến lược này, đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến thường là những người có mức thu nhập cao và chủ yếu là giới thượng lưu trong xã hội.

Các ví dụ điển hình cho chiến lược More For More là những thương hiệu thời trang xa xỉ như Dior, Chanel,.... Những thương hiệu này không chỉ tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng và có thiết kế tốt nhất, mà còn mang đến trải nghiệm mua sắm sang trọng và đẳng cấp cho khách hàng của mình. Điều này làm cho sản phẩm trở thành biểu tượng của sự xa hoa và đẳng cấp, đồng thời dễ dàng thu hút sự quan tâm từ tệp khách hàng có khả năng chi trả cao và yêu thích sự sang trọng.

2. Chiến lược More For The Same

Chiến lược More For The Same được áp dụng khi mức giá sản phẩm của bạn tương đương với các đối thủ cạnh tranh nhưng chất lượng lại cao hơn. Bởi lẽ, khi khách hàng đang phân vân giữa hai sản phẩm có tính năng giống nhau cùng mức giá cân bằng thì lúc này, chất lượng sẽ trở thành "điểm sáng" để họ đánh giá và lựa chọn.

Vậy nên, nếu sản phẩm của bạn có chất lượng tốt hơn so với các mặt hàng tương tự trên thị trường với cùng một mức giá thì dĩ nhiên, điều này sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh vô cùng rõ ràng. Đây cũng chính là cách mà Google giành được thị phần khổng lồ giữa hàng loạt các công cụ tìm kiếm khác đang có mặt trên thị trường.


Chiến lược định vị sản phẩm là gì?
 

3. Chiến lược More For Less

Không giống với More For The Same, chiến lược More For Less được các doanh nghiệp sử dụng cho trường hợp giá thành sản phẩm thấp hơn nhưng chất lượng lại cao hơn so với đối thủ của họ. Trên thực tế, đây là một chiến lược mà bất kỳ khách hàng nào cũng đều yêu thích nhưng lại khó có thể duy trì trong thời gian dài vì chi phí sản xuất cao, trong khi lợi nhuận thu về lại không đủ. Nhưng nếu vẫn muốn thực hiện thì doanh nghiệp buộc phải có một kế hoạch kinh doanh chặt chẽ, chẳng hạn như tối ưu hóa quá trình sản xuất bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến hiện nay.

4. Chiến lược Less For Much Less

Trong trường hợp doanh nghiệp muốn tiếp cận đối tượng khách hàng có thu nhập thấp thì chiến lược Less For Much Less thật sự rất hữu ích. Với chiến lược này, sản phẩm của bạn sẽ được thiết kế để có mức giá thấp nhất có thể và chất lượng cũng sẽ không cao bằng các đối thủ. Tuy nhiên thì điều đó vẫn đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng bởi khi chọn một sản phẩm có giá thành rẻ, họ cũng sẽ không đặt ra nhiều yêu cầu cao về chất lượng.


Các ví dụ định vị sản phẩm
 

Hướng dẫn định vị sản phẩm thành công qua 6 bước cơ bản

Sau khi đã hiểu rõ về các yếu tố định vị sản phẩm và chọn được cho mình một chiến lược phù hợp, việc tiếp theo mà bạn cần làm ngay lúc này đó chính là bắt tay vào triển khai. Tuy nhiên, để giúp cho quá trình định vị mang lại thành công như mong đợi thì các bạn cũng không nên bỏ qua 6 bước dưới đây:

Bước 1: Xác định chân dung khách hàng

Việc xác định rõ chân dung khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra phương án tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất. Bởi lẽ, chỉ khi bạn hiểu rõ đối tượng khách hàng của mình là ai thì bạn mới có thể biết được họ đang cần gì để đáp ứng hiệu quả.

Để xác định chân dung khách hàng tốt nhất, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

- Giới tính của khách hàng mục tiêu là gì?

- Độ tuổi của đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang nhắm đến là bao nhiêu?

- Các thói quen tiêu dùng của khách hàng là gì?

- Mức thu nhập của đối tượng khách hàng như thế nào?

- Họ sống ở khu vực nào? Họ thường mua hàng ở đâu?

- Khách hàng thường mua hàng vào những dịp nào và vì lý do gì?

Bước 2: Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh

Bước tiếp theo trong quá trình định vị sản phẩm là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để hiểu rõ ưu nhược điểm của họ. Dựa vào thông tin đã thu thập được, bạn có thể dễ dàng xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình bằng cách tận dụng những điểm mạnh và tìm cách khắc phục nhược điểm mà đối thủ chưa thể giải quyết. Ngoài ra, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh còn giúp bạn hiểu rõ hơn về sự phát triển và xu hướng thị trường, từ đó chủ động tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình.


Các chiến lược định vị sản phẩm
 

Bước 3: Xác định những điểm nổi bật của sản phẩm

Bất kỳ yếu tố nào cũng đều có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, từ các thuộc tính bên ngoài của sản phẩm như: Màu sắc, bao bì, logo, thiết kế, nhãn mác cho đến những thuộc tính bên trong như: Mùi hương, hương vị, tính năng,.... Hoặc các dịch vụ đi kèm như: Khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, bảo hành,....

Chính vì vậy mà khi tiến hành định vị cho sản phẩm của mình, tất cả mọi thứ đều cần được lên kế hoạch một cách cẩn thận, kỹ lưỡng. Hãy cố gắng tập trung và tìm ra những "khe hở" mà đối thủ chưa nhận ra. Có như vậy thì bạn mới tạo ra được những thuộc tính quan trọng nhất để tạo ra sự khác biệt độc đáo cho sản phẩm / dịch vụ của mình.

Bước 4: Lập sơ đồ định vị sản phẩm

Thiết lập bản đồ và đặt sản phẩm tại vị trí phù hợp nhất trên bản đồ chính là một bước quan trọng mà mọi doanh nghiệp đều cần thực hiện trong quá trình định vị. Theo đó, để vẽ bản đồ định vị thì bạn cần phải áp dụng theo các bước sau:

- Xác định vị trí lý tưởng cho sản phẩm trên bản đồ.

- Định vị sản phẩm mà bạn muốn đặt trên bản đồ.

- Xác định vị trí của đối thủ trên bản đồ.

- Đánh giá khả năng và nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.

- Xác định thời gian cần thiết để đạt được vị trí mong muốn.

- Phát triển các chiến lược để đạt được vị trí mong muốn trên bản đồ.

Bước 5: Lên kế hoạch định vị sản phẩm

Sau khi hoàn thành xong các bước trên, doanh nghiệp cần phải xây dựng một kế hoạch chi tiết để định vị sản phẩm cho từng giai đoạn. Những yếu tố cần chuẩn bị bao gồm nguồn lực tài chính, phân bổ nguồn nhân lực cho từng bước và quản lý việc thực hiện.

Ngoài ra, việc lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp cũng là một yếu tố cần thiết để doanh nghiệp có thể truyền tải những thông điệp đã xây dựng về hàng hóa. Điều này giúp cho hình ảnh sản phẩm được tiếp cận gần hơn với khách hàng, đồng thời thu hút sự chú ý và tạo ra ấn tượng sâu sắc trong lòng họ.

Bước 6: Theo dõi, đánh giá và cải thiện

Trong quá trình thực hiện chiến lược định vị sản phẩm, việc theo dõi, đo lường và giám sát là cực kỳ quan trọng. Bằng cách này, bạn có thể nhanh chóng phát hiện và giải quyết các vấn đề, sự cố, từ đó giảm thiểu tối đa những tổn thất không mong muốn.

Cụ thể, một số biện pháp theo dõi và đo lường mà bạn có thể áp dụng là thu thập dữ liệu về doanh số bán hàng, phản hồi từ khách hàng hay phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh.

Chiến dịch định vị sản phẩm

Một số ví dụ về định vị sản phẩm trong thực tiễn

Để hiểu rõ hơn về chiến lược định vị sản phẩm, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số ví dụ nổi bật về cách mà những thương hiệu hàng đầu hiện nay đang áp dụng để định vị sản phẩm của riêng mình.

1. Nike

Vào năm 2021, thương hiệu giày Nike đã tung ra phiên bản Air Max 2021 với chiến lược More for the same. Trên phiên bản này, Nike đã cải thiện đáng kể độ thoáng khí, mức độ êm chân và độ bền bỉ của sản phẩm.

Mặc dù có những cải tiến đáng kể nhưng giày Air Max 2021 vẫn giữ nguyên mức giá tương tự như phiên bản Nike Air Max 2020. Điều này đã mang lại cho khách hàng nhiều trải nghiệm tiện ích hơn mà không cần phải chi trả thêm khoản chi phí nào so với mức giá cũ.

2. Grab

Grab là một trong những ứng dụng đặt xe, giao hàng phổ biến tại Việt Nam và là ví dụ điển hình cho việc áp dụng chiến lược More for less thành công. Cụ thể, thay vì tăng giá cước để tăng cường dịch vụ thì Grab lại cung cấp dịch vụ vận chuyển và ship hàng với mức giá thấp hơn.

Nhờ vào sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và quy trình vận hành hiệu quả, Grab đã mang lại cho khách hàng nhiều tiện ích đa dạng mà vẫn duy trì mức giá hợp lý. Điều này không chỉ tạo ra trải nghiệm tích cực cho người dùng mà còn củng cố vị thế của Grab trong thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay.

3. Spirit Airlines

Spirit Airlines là một hãng hàng không giá rẻ nổi tiếng tại Hoa Kỳ khi áp dụng thành công chiến lược định vị sản phẩm Less for much less. Thông qua việc loại bỏ những tiện ích không cần thiết và tính phí riêng cho các dịch vụ bổ sung, Spirit Airlines đã tạo ra một mức giá vé thấp hơn đáng kể so với các hãng hàng không truyền thống.

Mặc dù sẽ có ít tiện nghi hơn, nhưng với những dịch vụ "tiết kiệm" này thì họ vẫn thành công thu hút được những khách hàng muốn nhu cầu đi lại tiết kiệm chi phí mà không cần quan tâm đến những tiện ích sang trọng.


Các chiến dịch định vị sản phẩm
 

Như vậy, với những thông tin vừa được chia sẻ thì Phương Nam Vina đã giúp bạn làm rõ được câu hỏi định vị sản phẩm là gì và vai trò của chiến lược này trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hi vọng rằng với những thông tin hữu ích này, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan hơn về chiến lược định vị sản phẩm để có thể áp dụng thành công cho doanh nghiệp của mình.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Chiến lược giá hớt váng (Price skimming strategy) là gì?

icon thiết kế website Hé lộ 9 cách giới thiệu sản phẩm mới thành công vang dội

icon thiết kế website Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Bài viết mới nhất

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright © All Rights Reserved là một cụm từ pháp lý thường xuất hiện ở footer website hay cuối tác phẩm nhằm khẳng định quyền tác giả.

 
Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, các giải pháp kinh doanh online chính là chìa khóa để doanh nghiệp vững bước trên cuộc đua chinh phục thị trường.

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

Khi đối mặt với ý tưởng, giải pháp hoặc công nghệ mới, POC là công cụ quan trọng giúp bạn xác thực tính khả thi và hiệu quả trước khi triển khai.

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment (hoạt động tự doanh) là một cơ hội tuyệt vời để bạn trở thành người làm chủ công việc và nhanh chóng đạt được tự do tài chính.

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Hiểu rõ chi phí cơ hội không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực mà còn mở ra những cơ hội phát triển bền vững và thành công.

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Ngân sách là một công cụ quản lý tài chính không thể thiếu đối với doanh nghiệp để kiểm soát chi tiêu và đảm bảo các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

zalo