Định giá sản phẩm là gì? 5 bước định giá sản phẩm hiệu quả

Trong nền kinh tế thị trường mà các doanh nghiệp đều có quyền tự do cạnh tranh và phát triển như nhau, để có thể đảm bảo cho thương hiệu của mình được tồn tại lâu dài, những nhà quản trị cần phải đề ra hàng loạt quyết định tối ưu, chính xác nhất. Trong đó, vấn đề về định giá sản phẩm là một quyết định mang đầy tính khó khăn đối với các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. Bởi lẽ, nếu quyết định về giá bán không phù hợp thì điều này sẽ tác động không nhỏ đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ, lợi nhuận, uy tín thương hiệu và cả chiến lược phát triển dài hạn. Vậy định giá sản phẩm là gì? Làm sao để định giá sản phẩm phù hợp? Theo dõi nội dung dưới đây để cùng chúng tôi tìm ra lời giải và áp dụng điều đó vào trong công việc kinh doanh của mình nhé.


Định giá sản phẩm là gì? 5 bước định giá sản phẩm hiệu quả
 

Định giá sản phẩm là gì?

Khái niệm định giá sản phẩm thực chất là một thuật ngữ dùng để miêu tả định lượng giá của một sản phẩm, dịch vụ mà người mua sẽ cần phải chi trả để có thể sở hữu tại một thời điểm nào đó. Việc quyết định giá bán sản phẩm không chỉ đơn thuần là cho mặt hàng đó một mức giá phù hợp mà còn phải chú ý đến yếu tố giá trị mà sản phẩm mang lại.

Hiểu một cách đơn giản thì định giá sản phẩm chính là việc doanh nghiệp sẽ đặt ra một số tiền để khách hàng chi trả nếu họ muốn sở hữu sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Khi quyết định mức giá cho một sản phẩm bất kỳ, doanh nghiệp sẽ cần phải xem xét, chú ý đến nhiều khía cạnh khác nhau. Đó không bao gồm chỉ dừng lại ở chi phí của doanh nghiệp mà còn cần phải tạo ra lợi nhuận, đồng thời toát lên được những giá trị thật sự mà sản phẩm, dịch vụ mang lại.

Theo như mô hình marketing 4P kinh điển, định giá sản phẩm (pricing) chính là một trong những chữ P nổi bật bên cạnh sản phẩm (product), khuyến mãi (promotion) và địa điểm (place). Trong đó, giá sản phẩm chính là yếu tố duy nhất để tạo nên doanh thu bán hàng, các yếu tố còn lại sẽ có xu hướng thiên về một phần các chi phí mà doanh nghiệp cần phải đầu tư vào.


Định giá sản phẩm
 

Tầm quan trọng của chiến lược định giá sản phẩm

Dựa trên góc độ của nhiều người thì có lẽ, chiến lược định giá sản phẩm là một việc rất đơn giản. Tuy nhiên, chỉ có những ai làm kinh doanh thì mới hiểu được công việc này khó khăn như thế nào. Bởi lẽ, quy trình này sẽ có một vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đến rất nhiều khâu trong việc vận hành kinh doanh, điển hình như doanh thu, lợi nhuận, marketing, chiến lược kinh doanh, dòng tiền,....

Vì vậy, nếu chỉ giữ quan điểm rằng việc định giá sản phẩm chỉ là đưa ra một mức giá cụ thể cho mặt hàng thì chắc chắn, bạn sẽ rất dễ mắc phải nhiều sai lầm. Đây là một quá trình khá phức tạp và không phải ngay lập tức mà bạn có thể đưa ra được một con số cụ thể, chính xác. Nếu không có kiến thức đầy đủ và sự tính toán kỹ lưỡng, doanh nghiệp sẽ rất dễ rơi vào một trong hai trường hợp định giá đáng bị báo động như sau:

- Định giá sản phẩm quá thấp: nhiều người thường lo rằng sản phẩm sau khi đưa ra thị trường sẽ không bán được, bị thua thiệt trước giá bán của đối thủ hay không tính toán hết các khoản chi phí,.... Những điều này đã khiến doanh nghiệp lựa chọn việc định giá quá thấp cho sản phẩm và là một trong những lý do làm cho doanh thu suy giảm.

- Định giá sản phẩm quá cao: trái ngược với tình huống ở trên, việc định giá sản phẩm quá cao đang là vấn đề mà rất nhiều chủ cửa hàng, doanh nghiệp hiện nay đang mắc phải. Với mong muốn mang về nhiều lợi nhuận nhất có thể, việc nâng giá sản phẩm sẽ khiến cho lượng khách hàng bị giảm xuống do khả năng chi trả của họ có giới hạn.

Từ hai trường hợp trên thì chúng ta có thể thấy rằng, cách định giá sản phẩm / dịch vụ sẽ tác động rất nhiều đến khía cạnh trong kinh doanh của bất kỳ ai. Dù đó chỉ là quy mô cửa hàng bán lẻ, kinh doanh online hay mở rộng hơn với vị thế doanh nghiệp lớn thì định giá bán vẫn luôn là quy trình có vai trò đặc biệt. Thậm chí, nếu bạn định giá sản phẩm tốt, phù hợp thì điều này sẽ tạo nên một ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường mà không cần phải chạy theo các chiến lược khuyến mãi, giảm giá hay tiếp thị sau đó,....


Cách định giá sản phẩm
 

Thời điểm thích hợp để tiến hành định giá sản phẩm

Định giá sản phẩm là một quy trình được triển khai và thực hiện thông qua nhiều bước, nhiều công đoạn với sự chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng. Chiến lược này không chỉ được thực hiện sau một, hai ngày mà cần phải có quá trình tính toán cẩn thận để đưa ra một con số cụ thể để bán cho khách hàng của mình. Tuy nhiên, cũng chính vì tốn rất nhiều thời gian nên một số doanh nghiệp thường có tâm lý định giá một lần xong rồi thôi.

Đây thực ra là một quan điểm vô cùng sai lầm, bởi chỉ có tốn nhiều thời gian để đưa ra mức giá phù hợp thì sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mới tiếp cận được khách hàng dễ dàng. Thông thường, vào các thời điểm dưới đây thì doanh nghiệp sẽ cần tiến hành định giá cho sản phẩm của mình, cụ thể:

- Ra mắt một sản phẩm hay nâng cấp phiên bản mới.

- Thâm nhập vào thị trường mới.

- Chi phí vào việc đầu tư, sản xuất có nhiều sự thay đổi.

- Chiến lược kinh doanh đã có nhiều biến chuyển.

- Đối thủ cạnh tranh đã có nhiều sự thay đổi về chiến lược giá để cạnh tranh trực tiếp.

- Nền kinh tế thị trường đang rơi vào tình trạng khó khăn, lạm phát.

- Khách hàng kiếm được nhiều tiền hơn từ chính khối lượng sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

Nếu doanh nghiệp chỉ định giá duy nhất một lần nhưng lại không có sự thay đổi theo các thời điểm như trên thì điều này sẽ vô tình tạo ra một rủi ro nhất định trong công việc kinh doanh. Chính vì vậy, tùy thuộc vào thời điểm hay các tính huống khác nhau mà bạn sẽ cần phải cân nhắc đến việc định giá lại sản phẩm cho phù hợp.

Top 6 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến nhất hiện nay

Để nắm được cách định giá sản phẩm trong marketing sao cho chính xác nhất thì bạn sẽ cần phải sử dụng đến những phương pháp cụ thể. Nếu không dựa vào các phương pháp này mà chỉ tính toán một cách đơn thuần thì điều đó sẽ khiến cho bạn vừa mất thời gian, vừa dễ mắc phải sai lầm. Dưới đây chính là các cách định giá sản phẩm dịch vụ phổ biến trong lĩnh vực marketing mà bạn cần biết.

1. Chiến lược giá hớt váng (Skimming pricing strategy)

Chiến lược giá hớt váng được áp dụng tại thời điểm mà sản phẩm, dịch vụ mới được tung ra thị trường. Lúc này, doanh nghiệp sẽ đưa ra một mức giá cao nhất có thể để mang về nguồn lợi nhuận tối đa từ phân khúc khách hàng phù hợp.

Mặc dù về cơ bản, chiến lược này sẽ hướng đến một nhóm đối tượng khách hàng nhỏ và số lượng sản phẩm bán ra ít, nhưng khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về sẽ vô cùng lớn trong mỗi đợt thực hiện chiến dịch. So với các phương pháp định giá khác, chiến lược giá hớt váng sẽ được áp dụng chủ yếu cho những nhóm sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ hoặc có chu kỳ sống ngắn, điển hình như dòng điện thoại iPhone của Apple.


Định giá sản phẩm là gì?
 

2. Chiến lược giá thâm nhập thị trường (Penetration pricing strategy)

Với phương pháp này, doanh nghiệp sẽ đưa ra một mức giá sản phẩm hoặc dịch vụ thấp nhất có thể. Bởi lẽ, mục tiêu của họ lúc này đó chính là thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường để giành được càng nhiều thị phần càng tốt. Vào thời gian đầu, doanh nghiệp có thể sẽ chấp nhận chịu lỗ để đạt được mục tiêu thị phần của mình. Thế nhưng sau đó, bạn sẽ cần đưa giá về đúng mức được tính toán để có thể thu về lợi nhuận.

Trong các chiến lược định giá, việc đưa ra mức giá sản phẩm thâm nhập thị trường được đánh giá là phù hợp với nhóm tiêu dùng phổ thông. Điển hình cần phải kể đến các nhóm sản phẩm như: thực phẩm, sữa tắm, dầu gội, dầu xả, bột giặt,... vì chúng có nhu cầu thị trường liên tục và gần như chẳng bao giờ bị gián đoạn.

3. Chiến lược định giá cao cấp (Premium pricing strategy)

Chiến lược định giá sản phẩm cao cấp thường được các doanh nghiệp áp dụng cho các mẫu sản phẩm, phiên bản cao cấp và có giá trị lớn khi tung ra thị trường. Trên thực tế, việc định giá premium (cao cấp) thường dựa vào cảm nhận, hành vi khách hàng nhiều hơn là tập trung vào giá trị sản xuất thực của sản phẩm. Đây cũng là điều mà bạn sẽ rất dễ bắt gặp ở những thương hiệu nổi tiếng và chuyên dòng sản phẩm dành cho giới đại gia, thượng lưu, người có tiền, chẳng hạn như: Chanel, Dior, Rolls-Royce, Lamborghini,....


Giá sản phẩm
 

4. Định giá dựa vào mức độ cạnh tranh (Competition - based pricing strategy)

Competition - based pricing strategy không chỉ đơn giản là một phương pháp mà đây còn là chiến lược định giá sản phẩm siêu tối ưu được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Theo đó, chiến lược này sẽ tập trung vào thị trường hơn là nghiên cứu đến các yếu tố thuộc về bản chất của doanh nghiệp.

Ngoài ra, chiến lược này cũng được xem như là một sự giả định tính toán khi cho rằng các đối thủ của mình cũng sẽ đưa ra những sản phẩm, dịch vụ tương tự. Đây cũng là điều được diễn ra một cách thường xuyên trong thị trường nên việc tìm ra những điểm khác biệt khi định giá là vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm.

5. Định giá theo gói (Bundle pricing)

Với chiến lược định giá theo gói, doanh nghiệp sẽ đưa ra giá bán của sản phẩm thấp hơn cho người tiêu dùng khi họ mua nhiều sản phẩm cùng lúc. Việc định giá hàng theo gói không chỉ giúp doanh nghiệp có thể xả được đống hàng tồn kho của mình mà còn góp phần làm cho người tiêu dùng cảm thấy hài lòng vì nhận được những giá trị lớn từ bạn.

Thông thường, việc định giá theo gói được nhận xét là mang lại hiệu quả cho những công ty có hàng hóa đi kèm. Chẳng hạn, những sản phẩm như kem dưỡng ẩm, kem chống nắng hay serum,... nếu mua riêng lẻ thì sẽ có giá thành khá đắt. Tuy nhiên, nếu định giá theo gói thì khách hàng sẽ nhận thấy rằng việc mua combo lúc nào cũng rẻ hơn là mua từng sản phẩm tách biệt. Do đó mà thay vì chọn mua lẻ tẻ, họ sẽ chọn cả gói cùng lúc để tiết kiệm chi phí.

Một điều đặc biệt là việc định giá theo gói sẽ tồn tại ở mọi mặt hàng và không chỉ giới hạn ở trong cùng một công ty, ngành hàng nhất định, ví dụ như khi mua vé máy bay thì nhận được ưu đãi đặt phòng khách sạn,.... Cũng cần lưu ý một điểm, khi lựa chọn cách thức định giá sản phẩm theo gói thì doanh nghiệp cần phải hiểu rằng mình đang chi trả bao nhiêu cho chiến lược này và so với doanh thu, mình đang trong tình trạng lãi hay lỗ.

6. Chiến lược định giá sản phẩm động (Dynamic pricing strategy)

Dynamic pricing hay định giá động là một chiến lược mà doanh nghiệp sẽ đặt các mức giá linh hoạt cho các sản phẩm, dịch vụ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: nhu cầu, mức độ cạnh tranh, chuỗi cung ứng, khung thời gian, vị trí và các điều kiện thị trường khác,....

Hiện nay, các ngành thường xuyên áp dụng chiến lược định giá sản phẩm linh động thường chủ yếu đến từ nhóm lĩnh vực khách sạn, thương mại điện tử, bán lẻ và hàng không. Các doanh nghiệp này thường sử dụng cách định giá sản phẩm dịch vụ linh động bằng việc áp dụng những thuật toán xem xét giá của đối thủ cạnh tranh, nhu cầu người dùng và một số yếu tố khác. Những thuật toán này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể chỉnh sửa được mức giá phù hợp với các thời điểm khác nhau và số tiền mà người dùng sẵn sàng chi trả vào thời điểm chính xác khi mà họ mua hàng.


Chiến lược định giá sản phẩm
 

5 bước định giá sản phẩm đỉnh cao, giúp thúc đẩy doanh số

Làm sao để định giá sản phẩm phù hợp có vẻ như là một công việc đơn giản nhưng thực tế lại không hề dễ dàng một chút nào. Bởi lẽ, một mức giá phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp có thể mở rộng thị phần và thu về lợi nhuận nhuận nhanh chóng, nhưng một mức giá không tốt có thể đẩy bạn đến bờ vực của sự thua lỗ, thậm chí là phá sản.

Chính vì lẽ đó, bạn cần phải thật sự dành nhiều thời gian nghiên cứu để xác định mức giá phù hợp cho sản phẩm, dịch vụ của mình bởi điều này chính là một trong những “bước ngoặt” để bạn gặt hái được nhiều thành công như mong đợi. Dưới đây chính là một quy trình 5 bước quan trọng định giá sản phẩm đỉnh cao mà bạn nên áp dụng để thúc đẩy doanh số hiệu quả, cụ thể:

Bước 1: Xác định tổng chi phí

Bước đầu tiên nhưng không kém phần quan trọng trong việc định giá sản phẩm đó là doanh nghiệp cần phải biết được tổng chi phí mà mình sẽ đầu tư cho việc sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ, bao gồm:

1. Chi phí nguyên vật liệu

Chi phí nguyên vật liệu chính là số tiền mà doanh nghiệp sẽ cần phải chi trả để có được các nguyên vật liệu cấu tạo nên các bộ phận thô trong quá trình sản xuất. Ví dụ, nếu như bạn may quần áo thì vật liệu ở đây đó chính là vải, nút, kim, chỉ và máy may. Còn nếu bạn cung cấp một dịch vụ vệ sinh thì các vật dụng ở đây sẽ là giẻ lau, dung dịch lau sàn, xô cùng các vật dụng khác.

2. Chi phí nhân sự

Chi phí nhân sự chính là số tiền mà doanh nghiệp cần phải chi trả để có thể duy trì nguồn nhân lực cần thiết nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Cho dù nguồn nhân sự này chỉ là các công nhân sản xuất, bảo vệ hay nhân viên lễ tân,... miễn là họ làm tăng giá trị cho doanh nghiệp thì đều sẽ trở thành một phần trong chi phí nhân sự.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tiền lương không phải là chi phí duy nhất liên quan đến nhân sự. Ngoài vấn đề tiền lương mỗi tháng, doanh nghiệp cũng phải thanh toán cho các quyền lợi khác nhau như: thưởng, kế hoạch hưu trí, bảo hiểm, y tế, an sinh xã hội,....

3. Chi phí chung

Chi phí chung là khái niệm dùng để chỉ các chi phí không được bao hàm bởi nguyên vật liệu và nhân sự. Theo đó, chi phí chung sẽ được chia thành định phí và biến phí với những đặc điểm riêng biệt, bao gồm:

- Định phí (chi phí cố định): đây là số tiền mà doanh nghiệp cần phải chi trả hàng tháng và gần như không hề thay đổi. Định phí sẽ bao gồm tiền thuê mặt bằng, tiền lương, bảo hiểm, phí hao trừ tài sản cố định hay một số loại thuế cùng những tiện ích khác,....

- Biến phí (chi phí biến đổi): là những khoản chi phí sẽ thay đổi hàng tháng và phụ thuộc vào các yếu tố mùa vụ hay như biến động của lợi nhuận. Thông thường, các loại chi phí biến đổi sẽ bao gồm vận chuyển, tiếp thị, đồ dùng trong văn phòng và chi phí đi lại,... Ngoài ra, biến phí cũng sẽ bao gồm những khoản chi tiêu một lần như tiền đặt cọc mua thiết bị hay là chi phí để cấp giấy phép tại địa phương,....

Sau khi đã xác định được chi phí của nguyên vật liệu, chi phí nhân sự và chi phí chung, các bạn có thể cộng lại những con số này với nhau để biết được tổng chi phí đầu ra của mình. Đừng bao giờ chủ quan với con số này bởi chúng sẽ đảm bảo rằng, giá bán từ sản phẩm sẽ cho phép bạn tạo ra doanh thu, lợi nhuận mà không lo bị thua lỗ.


Làm sao để định giá sản phẩm?
 

Bước 2: Nghiên cứu thị trường mục tiêu

Để có thể quyết định giá bán sản phẩm phù hợp, việc quan trọng tiếp theo mà bạn cần làm đó là phải hiểu được phân khúc thị trường mà doanh nghiệp đang hướng đến. Tại đây, hãy xác định chân dung của khách hàng để hiểu xem mong muốn của họ là gì? Cách họ đang suy nghĩ và hành động như thế nào?,... để từ đó, bạn có thể lên kế hoạch đặt giá bán hàng phù hợp.

Ví dụ, doanh nghiệp của bạn chuyên sản xuất xe máy hướng đến nhóm đối tượng khách hàng bình dân. Lúc này, bạn cần hiểu được thu nhập của người tiêu dùng ở trong phân khúc này như thế nào? Mong muốn của họ đối với sản phẩm như thế nào và khả năng chi trả là bao nhiêu? Từ đó, bạn có thể điều chỉnh lại các đặc tính của sản phẩm và đưa ra một mức giá phù hợp có thể đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng.

Bước 3: Xác định mức lợi nhuận mong muốn

Có một mẹo nhỏ và đơn giản mà nhiều người thường hay áp dụng vào công thức định giá sản phẩm đó chính là lấy giá gốc rồi nhân gấp đôi lên để ra giá bán ngoài thị trường. Đây được xem là cách làm an toàn và phổ biến nhất để đảm bảo rằng, mức lợi nhuận bán hàng mà bạn thu về sẽ luôn đạt mức 100%.

Tuy nhiên, trong phân khúc bán lẻ thì bạn sẽ còn dựa vào từng ngành hàng cùng mô hình kinh doanh cụ thể để tùy chỉnh giá bán, sao cho mang về nguồn lợi nhuận phù hợp. Thông thường, đối với các nhà sản xuất trực tiếp hay là các thương hiệu lớn, họ sẽ nhắm đến mức lợi nhuận trong khoảng từ 30 - 50%. Nói chung, họ sẵn sàng chấp nhận để mức lợi nhuận của mình được giảm thấp nhằm đạt được những mục tiêu khác.

Còn đối với các nhà bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng, họ sẽ thường có xu hướng nhắm đến mức lợi nhuận cao nhất có thể, chủ yếu rơi vào khoảng từ 55 - 100%. Vậy nên, có được giá bán sau cùng thì dù là kinh doanh bán lẻ hay bán sỉ, bạn cũng cần phải xác định mức lợi nhuận mà bản thân mong muốn sẽ thu về được.


Công thức định giá sản phẩm
 

Bước 4: Tiến hành đặt giá bán

Sau khi đã tính toán xong mức lợi nhuận mà bạn mong muốn thì lúc này, doanh nghiệp sẽ tiến hành đặt giá bán cho sản phẩm theo hai loại, đó là: giá bán lẻ và giá bán sỉ.

1. Đặt giá bán lẻ

Để tính được giá bán lẻ cho sản phẩm của mình, doanh nghiệp cần dựa theo công thức:

Giá bán lẻ = Giá gốc + (Giá gốc x % Lợi nhuận)

Ví dụ, bạn muốn bán một sản phẩm có giá gốc là 50.000 VNĐ với lãi suất là 100%. Lúc này, ta sẽ có được giá bán lẻ cho mặt hàng này như sau:

Giá bán lẻ = [50.000 + (50.000 X 100%)] = 100.000 VND.

Ở bước này, chúng ta vừa áp dụng công thức định giá sản phẩm để có được giá bán sau cùng theo như mức lợi nhuận đã được kỳ vọng. Nếu như đơn thuần chỉ là bán lẻ, mua đi bán lại và giá bán sau cùng mà bạn đưa ra đã hợp lý, đủ sức để cạnh tranh trên thị trường thì tức là bạn đã có thể bắt đầu kinh doanh rồi đấy.

Tuy nhiên, để chắc chắn với mức giá này thì bạn cũng cần nghiên cứu xem đối thủ, các nhà bán lẻ khác đang đưa ra giá bán như thế nào. Từ đó, bạn có thể so sánh và xem lại giá sản phẩm của mình liệu có khả thi hay không. Nếu mức giá đưa ra quá cao so với mặt bằng chung trên thị trường hoặc vượt quá khả năng chi trả của phân khúc khách hàng đang hướng tới thì bạn cần xem xét, điều chỉnh lại để chấp nhận một mức lợi nhuận thấp hơn nhưng bù lại thì bán được hàng.

2. Đặt giá bán sỉ

Cái khó nhất khi tiến hành đặt giá sỉ đó là làm sao để không bị ảnh hưởng lợi nhuận giữa hai hình thức bán lẻ và bán sỉ. Bởi nếu không, điều này sẽ gây ra tình trạng xung đột đến lợi ích với các đối tác đang nhập hàng của chính bạn. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này thì cách tốt nhất đó là nên chia khung số lượng và đặt nhiều mức chiết khấu khác nhau, tức là càng lấy nhiều thì mức giá sỉ sẽ càng rẻ. Điều này giúp doanh nghiệp có thể đưa ra được những con số thống nhất, cụ thể và đảm bảo công bằng cho các bạn liên quan.

Công thức định giá sản phẩm cho loại hình kinh doanh bán sỉ cũng được áp dụng như bán lẻ. Tuy nhiên, lúc này thì bạn sẽ cần phải hạ mức lợi nhuận như kỳ vọng dựa trên số lượng hàng hóa. Ví dụ, khi kinh doanh một sản phẩm có giá gốc là 100.000 VNĐ, bạn có thể sử dụng các tính giá sỉ cho mặt hàng này như sau:

- Mua một sản phẩm sẽ tính lãi suất là 100% với công thức định giá: 100 + 100 x 100% = 200.000 VNĐ.

- Mua 10 sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ nhận lãi 75% với công thức định giá: 100 + 100 x 75% = 175.000 VNĐ. 

- Mua 100 sản phẩm thì lợi nhuận mà doanh nghiệp nhận về sẽ chỉ lấy 50% với công thức định giá: 100 + 1000 x 50% = 150.000 VNĐ.

Cứ như vậy, việc giảm giá sản phẩm được diễn ra cho đến một mức nhất định mà bạn sẽ không thể nào hạ giá thêm nữa. Chẳng hạn, dù cho bạn có mua 1.000 hay là 10.000 sản phẩm đi chăng nữa thì mức giá cao nhất cũng chỉ có thể giảm là 25 - 50%. Con số này sẽ còn thay đổi tùy theo mức lãi mà bạn mong muốn nên cần phải thống nhất một con số chung với các bên mua hàng.

Bước 5: Theo dõi và điều chỉnh

Khi đã đến được bước này thì có lẽ, các bạn cũng đã nắm được những thông tin cần thiết về việc định giá sản phẩm và có thể bắt đầu bán hàng ngay lập tức. Như đã nhấn mạnh ngay từ đầu, doanh nghiệp có thể chọn một chiến lược giá nhất định hay kết hợp nhiều cái với nhau cho sản phẩm, dịch vụ của mình miễn sao cảm thấy phù hợp.

Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng sau khi đã định giá một sản phẩm thì điều đó không có nghĩa là quá trình định giá đã dừng lại. Bởi trên thực tế, định giá là cả một quá trình lâu dài chứ không phải là việc nhất thời, diễn ra một lần. Vì vậy, bạn sẽ phải liên tục theo dõi giá cả, doanh số bán hàng và lợi nhuận có được để điều chỉnh khi cần thiết.

Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi những biến chuyển đang diễn ra trên thị trường, đồng thời nghiên cứu các đối thủ của mình một cách thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tối ưu quy trình sản xuất để giảm chi phí cho doanh nghiệp bởi với ngân sách thấp, bạn sẽ có nhiều chiến lược phát triển hơn để lựa chọn.

Đặc biệt, hãy khảo sát khách hàng của mình theo thời gian định kỳ để xem thử nhận thức của người dùng về sản phẩm, dịch vụ của bạn đang thay đổi theo hướng tích cực hay tiêu cực. Bởi lẽ, bất kỳ vấn đề nào trong số này cũng đều sẽ báo hiệu cho bạn biết rằng doanh nghiệp cần phải nghiên cứu lại giá thành của mình.


Quyết định giá bán sản phẩm
 

Những sai lầm thường gặp khi lên chiến lược định giá sản phẩm

Việc định giá sản phẩm hợp lý chính là chìa khóa giúp cho doanh nghiệp gia tăng doanh số, cải thiện tệp khách hàng và tiếp cận nhiều hơn đến các đối tượng khách hàng mục tiêu. Trên thực tế, người tiêu dùng hiện nay rất thông minh và họ thực sự biết bản thân mình mong muốn điều gì. Vì vậy, việc hiểu biết hơn về giá cả và phòng tránh những sai lầm dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh của mình:

- Cạnh tranh bằng giá cả: đây là một chiến lược kinh điển nhưng về lâu dài, điều này sẽ gây hại nhiều hơn lợi bởi nó sẽ cắn trực tiếp vào miếng bánh doanh thu. Chưa kể đến việc, khách hàng cũng sẽ dễ dàng rời bỏ bạn nếu họ phát hiện có những sản phẩm tương tự được bán với mức giá rẻ hơn.

- Không có chiến lược giá rõ ràng: điều này chắc chắn sẽ gây nên một sự bức xúc không hề nhỏ cho khách hàng bởi giá thành không ổn định, qua đó khiến họ không thể nào xác định được đúng giá trị của sản phẩm.

- Quá để ý đến giá thành của đối thủ cạnh tranh: việc quá bị phụ thuộc vào giá thành của đối thủ để định giá cho sản phẩm của mình có thể khiến cho hàng hóa của bạn bị mất đi định vị riêng.

- Chờ đợi quá lâu để tăng giá: lượng cầu hàng hóa hay chi phí cho các vật phẩm phụ trợ tăng đã buộc doanh nghiệp phải quyết định có nên tăng giá sản phẩm hay không. Một số chủ doanh nghiệp chọn không tăng giá vì sợ khách hàng phản ứng tiêu cực, nhưng điều này lại ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của họ. Trong nhiều trường hợp khác, việc tăng giá một cách nhanh chóng với khoảng cách xa hơn so với mức giá cũ cũng khiến cho người dùng cảm thấy không hài lòng.

Một số ví dụ về định giá sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng

1. Netflix - Chiến lược định giá thâm nhập

Đối với những người yêu thích phim ảnh thì Netflix chắc chắn không còn là một cái tên xa lạ. Theo đó khi mới gia nhập vào thị trường, để có thể cạnh tranh lại với các ông lớn trong ngành thì Netflix đã đưa ra các gói dịch vụ cực kỳ hấp dẫn với mức giá ưu đãi. Sau đó theo thời gian, nền tảng giải trí này đã tăng giá tiền khi đã có được một lượng khách hàng trung thành nhất định. Với việc áp dụng chiến lược này một cách hiệu quả, Netflix đã nhanh chóng trở thành một thế lực “khổng lồ” trong thị trường xem phim trực tuyến.


Cách định giá sản phẩm trong marketing
 

2. Các hãng hàng không - Chiến lược định giá động

Các hãng hàng không hiện nay thường quyết định giá bán sản phẩm của mình dựa trên thị trường và nhu cầu của khách hàng. Theo đó, vào những dịp cuối tuần, lễ lớn,... thì giá vé của các hãng máy bay sẽ đắt hơn vì số lượng khách hàng tăng cao. Bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được điều này vào thời điểm dịp Tết Nguyên Đán, mọi người ở khắp nơi đổ xô về quê thì việc giá vé tăng cao đột biến, thậm chí đắt hơn gấp nhiều lần so với ngày thường xảy ra rất thường xuyên.

3. Louis Vuitton - Chiến lược giá sản phẩm cao cấp

Louis Vuitton là một nhãn hiệu thời trang xa xỉ đến từ nước Pháp và có trụ sở được đặt tại Paris. Những sản phẩm mà họ sản xuất đều có giá thành đắt đỏ và hướng tới tầng lớp giới thượng lưu là chủ yếu. Để có thể xây dựng được hình ảnh như hiện tại thì các sản phẩm mà họ cung cấp đều phải đạt được những tiêu chí như: sang trọng, độc quyền và số lượng giới hạn,.... Chưa kể, thương hiệu Louis Vuitton cũng luôn là cái tên đi đầu trong việc nắm bắt xu hướng khi hiểu rõ khách hàng muốn gì từ họ, qua đó đưa ra những món đồ ưng ý nhất.


Cách định giá sản phẩm dịch vụ
 

Trên đây là những thông tin cụ thể về chiến lược định giá sản phẩm trong marketing mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến bạn. Có thể thấy, việc định giá bán cho sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng nên bản thân mỗi cá nhân, tổ chức cần phải luôn trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm cụ thể về vấn đề này. Bởi lẽ, giá thành sản phẩm không chỉ mang lại nguồn doanh thu, lợi nhuận trước mắt cho doanh nghiệp mà bên cạnh đó, nó còn thể hiện được khả năng kinh doanh, nắm bắt thị trường của những nhà quản trị tài năng.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Market size là gì? Cách tính quy mô thị trường chuẩn nhất

icon thiết kế website Lợi thế cạnh tranh là gì? Các cách xác định lợi thế cạnh tranh

icon thiết kế website Thị trường ngách là gì? Làm thế nào để xác định thị trường ngách

Bài viết mới nhất

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling không phải là một kỹ thuật bán hàng mới nhưng là chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp yêu thích vì hiệu quả mang lại rất cao.

 
Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

zalo