USP là gì? Bí quyết xác định và phát triển USP sản phẩm

Trong lĩnh vực kinh doanh, USP là một yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác trên thị trường. Với đặc điểm làm nổi bật lên những giá trị độc đáo, đặc sắc nhất, USP marketing được xem là chìa khóa mở lối cho sự thành công của hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù mang ý nghĩa quan trọng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thật sự hiểu rõ USP là gì và cách thiết lập Unit Selling Point hiệu quả. Đó chính là lý do vì sao mà bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật những thông tin cụ thể, hữu ích liên quan đến USP để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.


USP là gì? Bí quyết xác định và phát triển USP sản phẩm
 

USP là gì?

USP là 3 chữ cái đầu được viết tắt của cụm từ Unique Selling Point, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là điểm bán hàng độc nhất, hiểu đơn giản là những điểm nổi bật và độc đáo của sản phẩm mà chỉ có thương hiệu của bạn sở hữu. Có thể nói, USP là một yếu tố quan trọng để phân biệt sản phẩm / dịch vụ của bạn với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường, chẳng hạn như: chất lượng tốt nhất, chi phí thấp nhất, an toàn nhất, sản phẩm xuất hiện đầu tiên trên thị trường hay một số điểm khác biệt khác giúp tạo nên lợi thế cho bạn.

Một USP được đánh giá là tốt phải có đảm bảo chất lượng độc đáo và giải thích được lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm chỉ qua một thông điệp ngắn gọn, đáng nhớ. Cũng chính vì đặc tính này mà hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã và đang sử dụng Unique Selling Point để làm khẩu hiệu truyền tải thông điệp đến nhiều khách hàng tiềm năng nhất có thể, từ đó thu hút sự chú ý của họ đối với sản phẩm / dịch vụ và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.


USP
 

Cha đẻ của thuật ngữ USP - Unique Selling Point

Từ những năm 1940, thuật ngữ USP sản phẩm đã được áp dụng trong rất nhiều chiến dịch quảng cáo thành công của các doanh nghiệp tại thời điểm đó. Thuật ngữ này được tạo ra bởi Rosser Reeves - một nhà tiên phong trong lĩnh vực quảng cáo truyền hình. Khi mới bắt đầu sử dụng, Unit Selling Point vốn được xem như một lời hứa bán hàng ("sales promise" trong tiếng Anh), tức là lời cam kết của sản phẩm khi được quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.

Trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1952, Đảng Cộng Hòa đã thuê Rosser Reeves đảm nhận vai trò truyền thông chính. Và không để phụ sự kỳ vọng đã được giao phó, Rosser Reeves đã ngay lập tức áp dụng phương pháp USP vào các mẫu quảng cáo cho ứng cử viên Dwight D. Eisenhower.

Với thiết kế đầy ấn tượng, chiến dịch này đã nhanh chóng mang lại thành công và là một trong những bước đệm để giúp Dwight D. Eisenhower trở thành tổng thống thứ 34 của nước Mỹ. Đây cũng là một minh chứng cho sự hiệu quả của phương pháp USP và đồng thời đưa thuật ngữ này phổ biến hơn nữa trên toàn cầu.

Ngoài ra, Rosser Reeves được xem là người tiên phong trong việc ứng dụng quảng cáo truyền hình cho lĩnh vực chính trị. Ông là người đầu tiên đề xuất thực hiện chiến dịch tranh cử tổng thống bằng cách phát sóng sê-ri hỏi đáp với ứng cử viên tổng thống trên truyền hình, thay vì chỉ dựa vào các phương thức truyền thống như phát biểu hay họp báo. Nhờ tầm nhìn chiến lược và sự sáng tạo của mình, Rosser Reeves đã giúp ứng cử viên tổng thống thu hút sự chú ý của công chúng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành marketing chính trị.

Hé lộ 3 đặc điểm mà Unique Selling Point cần có

Theo lời khẳng định của Rosser Reeves, USP cần phải làm rõ được sự khác biệt của sản phẩm so với các mặt hàng khác của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Điều này có nghĩa là bạn cần phải tập trung nhấn mạnh vào những điểm độc đáo mà chỉ có sản phẩm của mình mới sở hữu hoặc thể hiện một cách không rõ ràng nhưng ai cũng đều ngầm hiểu. Và để có thể tạo ra một Unique Selling Point chất lượng thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo 3 đặc điểm sau đây:

- Lợi ích bán hàng: USP trong quảng cáo cần phải làm rõ được những giá trị, lợi ích đến khách hàng mục tiêu bằng cách sử dụng cú pháp đơn giản như "Nếu bạn mua sản phẩm của chúng tôi, bạn sẽ được hưởng lợi từ điều này".

- Độc nhất vô nhị: USP sản phẩm của bạn phải là độc nhất và chưa từng có đối thủ nào sử dụng hoặc họ không trực tiếp khẳng định.
- Có tính thuyết phục: USP cần phải tạo được sự tin tưởng cho người xem bằng cách cung cấp những bằng chứng, kiểm chứng hoặc nghiên cứu đáng tin cậy để thuyết phục họ sẵn sàng mua sản phẩm.

USP là gì?

Vai trò của USP trong marketing và bán hàng

Với tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường, Unique Selling Point chính là yếu tố then chốt trong quá trình quảng bá sản phẩm của một doanh nghiệp. Dưới đây chính là những lý do cho thấy tại sao bạn cần phải tạo ra USP trước khi bắt đầu triển khai bất kỳ một dự án hay chiến dịch tiếp thị nào.

1. Gia tăng lợi thế cạnh tranh

Song song với sự phát triển đa dạng của các sản phẩm / dịch vụ trên thị trường hiện nay, khách hàng cũng vì thế mà có thêm nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết để đáp ứng nhu cầu của mình. Vậy làm cách nào để doanh nghiệp thu hút khách hàng chọn mua sản phẩm / dịch vụ của mình thay vì sản phẩm / dịch vụ của đối thủ? Đây quả thật là một bài toán khó nhưng hoàn toàn dễ giải quyết nếu bạn triển khai cho mình điểm bán hàng độc nhất (USP - Unique Selling Point).

Việc xác định USP (Unique Selling Proposition) một cách rõ ràng và cụ thể sẽ giúp khách hàng nhận biết được sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp một cách dễ dàng. Qua đó làm tăng khả năng tiếp cận, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và sau đó biến các khách hàng tiềm năng thành những khách hàng thực sự của doanh nghiệp.

2. Tiền đề xây dựng các chiến dịch marketing hiệu quả

Khi đã có một điểm bán hàng độc đáo (USP) cụ thể, bạn sẽ nhanh chóng nắm bắt được những yếu tố quan trọng cần tập trung để xây dựng các chiến dịch marketing cho sản phẩm và thương hiệu. Lúc này, USP sẽ đóng vai trò là một nhân tố giúp doanh nghiệp truyền tải những lợi ích của sản phẩm đến cho khách hàng, giúp họ ghi nhớ và kích thích nhu cầu mua sắm.

Bên cạnh đó, việc sở hữu Unit Selling Point cũng là một điều kiện thiết yếu khi bạn muốn xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp bởi sẽ giúp chiến dịch trở nên đáng nhớ và tạo ấn tượng tích cực với khách hàng. Bằng cách sử dụng USP, bạn có thể truyền đạt rõ ràng những thông điệp của mình đến khách hàng để giúp họ phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Đây chính là lý do tại sao mà việc xác định Unique Selling Point là một yếu tố thật sự cần thiết.

3. Tạo dựng lòng tin và chỗ đứng cho doanh nghiệp

Hãy luôn nhớ rằng, USP của doanh nghiệp không phải chỉ là lời nói đơn thuần để gây ấn tượng và khẳng định sự trung thành của khách hàng. Khi bạn giới thiệu USP sản phẩm như một cam kết và thực hiện được thì chắc chắn, uy tín của doanh nghiệp sẽ được củng cố. Với vị trí người tiêu dùng, bản thân họ cũng sẽ rất hài lòng khi thấy những mong đợi của mình được doanh nghiệp đáp ứng hoàn hảo.

Vì Unique Selling Point là đặc điểm nổi bật nhất của doanh nghiệp nên hiển nhiên nó cũng là thứ được người dùng quan tâm, soi xét nhiều nhất. Cụ thể, họ sẽ đánh giá xem liệu bạn có thực hiện USP của mình hay không trước khi đưa ra nhận xét bất kỳ về các khía cạnh khác.

Nếu doanh nghiệp có thể thực hiện tốt những gì mà USP cam kết thì bạn có thể sẽ đạt được sự hài lòng và niềm tin mạnh mẽ nơi khách hàng. Khi họ cảm thấy hài lòng thì chắc chắn, dù các khía cạnh khác mà bạn có thể làm không tốt thì cũng sẽ không gây ra ảnh hưởng tiêu cực lớn.


unique selling point
 

Hướng dẫn xác định và phát triển USP sản phẩm

Chỉ việc hiểu USP là gì thôi vẫn thật sự chưa đủ, điều quan trọng hơn mà bạn cần làm đó là biết cách thiết lập Unique Selling Point cho sản phẩm / dịch vụ một cách hiệu quả và mang lại giá trị cao. Để làm được điều này thì dưới đây chính là 5 bước thiết lập Unique Selling Point hiệu quả mà doanh nghiệp có thể áp dụng cho chiến dịch quảng bá của mình.

Bước 1: Bắt đầu với việc nghiên cứu thị trường mục tiêu

Việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm đó là phải hiểu rõ thị trường mục tiêu của mình bằng cách tìm hiểu về xu hướng, phân phúc khách hàng cùng một loạt các yếu tố liên quan khác. Bằng cách phân tích và hiểu rõ những yếu tố trên, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về môi trường kinh doanh và khách hàng của mình để từ đó đưa ra được hướng đi chính xác. Trong đó, có hai yếu tố quan trọng mà bạn cần lưu ý:

- Tầm nhìn toàn cảnh: Nghiên cứu thị trường mục tiêu sẽ giúp bạn hiểu rõ về ngữ cảnh mà sản phẩm / dịch vụ của bạn sẽ tồn tại và phát triển. Lúc này, nhiệm vụ của bạn đó là phải xác định kích thước thị trường, xu hướng phát triển và các yếu tố ảnh hưởng (bao gồm cả tích cực và tiêu cực).

- Đối tượng mục tiêu: Là việc xác định những khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng đến. Bằng cách đặt ra những câu hỏi: Họ là ai? Đặc điểm của họ như thế nào? Hành vi của họ ra sao?... bạn có thể phác họa ra chân dung khách hàng của mình và dựa vào đó để tạo ra USP chính xác.


usp marketing
 

Bước 2: Đặt mình vào vị trí khách hàng và thấu hiểu nhu cầu của họ

Sau khi xác định được nhóm đối tượng khách hàng mà mình hướng đến, bạn cần phải thấu hiểu một cách sâu sắc về nhu cầu, insight và cả pain point của họ. Để hiểu được những điều này thì điều quan trọng đó là bạn cần đặt mình vào vị trí của khách hàng và tìm hiểu những gì mà họ đang thực sự suy nghĩ và cảm nhận. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh quần áo nữ và muốn xác định USP sản phẩm của mình là gì thì hãy liệt kê một loạt các câu hỏi sau:

- Khách hàng thường có xu hướng mặc những bộ quần áo này vào những dịp nào?

- Phong cách ăn mặc của họ trông như thế nào?

- Đâu là chất liệu vải được họ yêu thích nhất?

- Khi mặc những bộ quần áo này, họ có cảm thấy thoải mái không?

- Khách hàng mong đợi điều gì từ sản phẩm này nhất?

Sau khi đã xác định được những thông tin trên, bạn cần phải tiếp tục xoáy sâu vào những câu hỏi mang tính cụ thể hơn, ví dụ như:

- Tại sao khách hàng lại thích mặc những bộ quần áo này vào những dịp đặc biệt?

- Màu sắc nào được ưa chuộng nhất trong những dịp này?

- Khách hàng sẵn sàng chi tiền bao nhiêu cho sản phẩm?

Sau khi đã có danh sách các câu hỏi, nhiệm vụ của bạn đó là cần tìm câu trả lời từ góc độ của khách hàng. Một Unique Selling Point được coi là hiệu quả khi nó đáp ứng đầy đủ hai yếu tố: độc đáo và phù hợp với giá cả. Vì vậy, việc đặt mình vào vị trí của khách hàng sẽ giúp bạn có được những câu trả lời khách quan và đáp ứng các câu hỏi này. Khi đã hiểu được suy nghĩ của khách hàng thì chắc chắn, bạn sẽ biết mình cần phải làm gì để cải thiện sản phẩm cho doanh nghiệp.

Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ là một bước vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và phát triển USP trong lĩnh vực tiếp thị. Với chiến lược “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng” doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai, thông tin tổng quan về đối thủ, khách hàng của họ là những ai và đặc điểm, tính năng, giá cả của sản phẩm / dịch vụ mà họ đang cung cấp,... mục đích chính là để tìm ra điểm bán hàng độc đáo cho mình và tạo được lợi thế so với đối thủ.

Để phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần nghiên cứu các thông tin chính như:

- Thông tin tổng quan về đối thủ: Quy mô công ty, thị phần doanh nghiệp, đội ngũ lãnh đạo, nhà đầu tư, nhà cung cấp, đối tác, số lượng khách hàng,....

- Sản phẩm / dịch vụ của đối thủ: Đặc điểm, tính năng, giá cả, điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm hoặc dịch vụ,...

- Các kênh truyền thông của đối thủ: Vị trí thương hiệu của đối thủ, chiến lược content marketing, thông điệp truyền thông trong các chiến dịch và các hoạt động tiếp thị,....

- Khách hàng của đối thủ: Phản hồi từ khách hàng về đối thủ, thị trường và phân khúc mà đối thủ đang tập trung vào, nơi mà khách hàng của đối thủ xuất hiện,....

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng mô hình SWOT để phân tích đối thủ và hiểu rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động tiếp thị, kinh doanh của họ.

Tuy nhiên, có một điều quan trọng bạn cần lưu ý đó là chúng ta có thể học hỏi từ đối thủ nhưng sao chép lại là điều tối kỵ. Doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ điểm mạnh của đối thủ, đồng thời khai thác những điểm yếu trong chiến lược sản phẩm của họ nhằm tìm kiếm khoảng trống thị trường mà bạn có thể len chân vào. Việc xác định điểm khác biệt giữa sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp so với đối thủ sẽ giúp bạn xây dựng USP hiệu quả và tạo ra lợi thế cạnh tranh vững chắc.


USP sản phẩm
 

Bước 4: Hiểu rõ giá trị của sản phẩm, thương hiệu

Để giúp cho doanh nghiệp có thể triển khai một USP độc đáo cho sản phẩm của mình, điều quan trọng mà bạn cần làm đó là hiểu rõ về sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Chỉ khi đã hiểu rõ về sản phẩm / dịch vụ của mình, doanh nghiệp mới có thể nhận ra mình cần phải làm gì để quảng bá sản phẩm, tiếp cận khách hàng và tập trung vào những tính năng đặc biệt nào của sản phẩm / dịch vụ so với đối thủ.

Để hiểu sâu hơn về giá trị của sản phẩm / dịch vụ trong quá trình xây dựng và phát triển USP, doanh nghiệp có thể tự đặt ra những câu hỏi như sau:

- Sản phẩm / dịch vụ của bạn sở hữu những đặc điểm gì mà không một đối thủ nào có thể bắt chước?

- Sản phẩm / dịch vụ của bạn có thể giải quyết vấn đề gì cho khách hàng?

- Sản phẩm / dịch vụ của bạn mang đến những giá trị, lợi ích thiết thực nào cho khách hàng?

- Khách hàng cảm thấy thích thú với những đặc điểm nào ở sản phẩm / dịch vụ bạn đang cung cấp?

- Tại sao khách hàng nên tin tưởng và lựa chọn sản phẩm / dịch vụ của bạn thay vì đối thủ?

Những câu hỏi này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sản phẩm / dịch vụ của mình và tạo ra USP độc đáo, hấp dẫn.

Bước 5: Xác định điểm bán hàng độc nhất

Sau khi đã phân tích và tổng hợp tất cả những thông tin, cùng với việc lên ý tưởng thì đã đến lúc, doanh nghiệp cần phải xác định được những giá trị độc đáo của sản phẩm mà bạn sẽ mang đến cho khách hàng và đảm bảo gây ấn tượng mạnh, thu hút họ. Hãy nhớ rằng Unique Selling Proposition sẽ luôn gắn liền với sản phẩm trong quá trình phát triển và hoạt động, vì vậy hãy đầu tư thật kỹ lưỡng vào nó.

Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ rằng USP chính là điểm đặc biệt duy nhất trên thị trường nên tuyệt đối nói không với việc sao chép các đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể khiến khách hàng nghĩ rằng sản phẩm của bạn chỉ là một bản sao và không có chất lượng cao, dẫn đến mất lòng tin của họ. 

Dưới đây là một số câu hỏi sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình thiết lập USP cho sản phẩm / dịch vụ của mình một cách hiệu quả: 

- USP sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp liệu có dễ dàng bị đối thủ sao chép?

- Unique Selling Point đó có ngắn gọn, dễ hiểu và dễ truyền tải tới khách hàng hay không?

- Liệu USP đó có thể gây ấn tượng mạnh mẽ và tạo sự liên kết với khách hàng?

Bước 6: Giữ gìn, phát huy và cải thiện USP theo thời gian

Khi thấy bạn bắt đầu chiến dịch quảng cáo USP của mình, đối thủ cạnh tranh chắc chắn sẽ không ngồi yên mà tiến hành tập trung vào việc phản pháo. Dù bạn xây dựng một trang web tuyệt vời, đối thủ cũng sẽ cố gắng tạo ra một trang web đẹp hơn. Nếu bạn phát triển thêm tính năng cho sản phẩm thì chỉ trong vài tuần sau, đối thủ cũng sẽ cố gắng làm điều tương tự.

Hiểu một cách đơn giản thì thành quả của bạn sẽ luôn nằm trong tầm ngắm của những đối thủ trên thị trường. Họ có thể sao chép và chiếm lấy công sức bạn đã bỏ ra trong một thời gian dài. Vì vậy, khi đã xác định được USP sản phẩm thì đừng dừng lại mà hãy tiếp tục phát triển và quảng bá nó đến nhiều khách hàng hơn.

Thậm chí, việc nghiên cứu và phát triển những Unique Selling Point mới là điều cần thiết để duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường. Điều này trở nên ngày càng quan trọng trong một thị trường ngày càng cạnh tranh và dễ dàng tìm thấy nhiều sản phẩm thay thế như hiện nay.

Nhìn chung, nếu đã tạo ra điểm khác biệt thì chúng ta cần phải bảo vệ nó. Chỉ khi làm như vậy thì đối thủ mới không thể theo kịp. Còn nếu họ theo kịp thì cũng là lúc bạn đã tiến lên một tầm cao mới.


unit selling point
 

Ví dụ về USP của các thương hiệu nổi tiếng

Có thể khẳng định, việc hiểu và khai thác USP là một phần quan trọng trong chiến lược marketing và bán hàng của mỗi doanh nghiệp để giúp họ đạt được sự thành công, ổn định trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Từ đặc điểm này mà hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp nổi tiếng đã áp dụng thành công chiến lược USP cho riêng mình và tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

1. USP của Tesla

Tesla là một công ty sản xuất ô tô điện nổi tiếng trên toàn cầu. Vào năm 2015, thương hiệu đã chính thức cho ra mắt các dòng xe hơi chạy bằng điện với sự hoạt động ổn định và đã nhanh chóng đạt mức doanh số 100.000 xe chỉ trong hai năm sau đó.

USP của Tesla được thể hiện qua tuyên bố của họ: "The only stylish car that can go from 0 to 100 in 3 seconds without a drop of oil", có nghĩa là "Chiếc xe hơi thời trang duy nhất có khả năng tăng tốc từ 0 đến 100 trong 3 giây mà không cần sử dụng dầu".

2. USP của Apple

Với Unique Selling Point “Thiết kế độc đáo và trải nghiệm người dùng”, Apple đã luôn tập trung vào việc tạo ra các thiết bị và sản phẩm có thiết kế đẹp, tối giản và mang tính khác biệt. Điều này giúp họ xây dựng một hình ảnh sang trọng, cũng như tạo ra sự tò mò và hấp dẫn từ phía người tiêu dùng. 

Đặc biệt, tính chất dễ dàng sử dụng và trải nghiệm người dùng cũng là hai yếu tố tạo nên USP của Apple. Trong đó, hệ điều hành thân thiện, tích hợp dễ dàng giữa các thiết bị và dịch vụ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp, thân thiện đã giúp Apple chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong lòng người tiêu dùng.


Ví dụ USP
 

3. USP của Domino’s Pizza

Không phải chỉ có những USP ngắn gọn và súc tích mới thật sự mang lại hiệu quả cao. Và cách mà thương hiệu Dominos Pizza xây dựng USP thành công cho họ chính là minh chứng điển hình cho trường hợp này. Cụ thể, Dominos Pizza đã khẳng định Unique Selling Point của mình qua lời cam kết: “You get fresh, hot pizza delivered to your door in 30 minutes or less or it’s free.” Tạm dịch, “Bạn sẽ nhận được chiếc bánh pizza tươi ngon, nóng hổi giao tận nơi trong 30 phút hoặc ít hơn, nếu không bạn sẽ được nhận nó miễn phí.

Mặc dù là một thông điệp nhưng USP của Dominos Pizza lại rất rõ ràng khi cam kết sẽ đáp ứng lợi ích của khách hàng. Theo đó, Dominos Pizza đã khẳng định sẽ giao hàng trong vòng 30 phút hoặc trễ hơn thì sẽ hoàn toàn miễn phí, đồng thời không quên khẳng định về chất lượng sản phẩm của mình luôn thơm ngon, nóng hổi. Điều này đã giúp thương hiệu xây dựng được lòng tin vững chắc và sự trung thành từ khách hàng, đặc biệt là những người đang tìm kiếm một giải pháp ăn nhanh và tiện lợi.

4. USP của Tiki

Tiki là một thương hiệu thương mại điện tử nổi tiếng tại Việt Nam. USP của Tiki là sự tập trung vào việc giao hàng nhanh nhất có thể, đồng thời vẫn giúp khách hàng tiết kiệm trong quá trình mua sắm của họ trên Tiki.

Với chương trình giao hàng “Siêu nhanh - Siêu tiết kiệm“, khách hàng có thể nhận được hàng trong vòng chỉ 2 tiếng đồng hồ. Đây là một thành tựu đáng kể và là bệ phóng giúp cho Tiki nổi bật hơn trên thị trường thương mại điện tử, cũng như tạo ra tiếng vang lớn về chất lượng dịch vụ của họ với khách hàng.

5. USP của Vinfast 

Vinfast là một thương hiệu xe mới nổi bật trong thời gian gần đây của tập đoàn VinGroup. Với khẩu hiệu đầy sức hút "Vinfast - Tinh hoa Việt Nam", Vinfast đã chạm đến lòng tin và cảm xúc của khách hàng.

Đây là thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam, hoàn toàn thuộc sở hữu của doanh nghiệp Việt và được sản xuất và lắp ráp bởi những bàn tay Việt Nam tài ba. Cũng chính nhờ điểm này mà Vinfast đã có lợi thế vượt trội về dây chuyền sản xuất và lắp ráp trong nước, từ đó giúp giảm chi phí sản xuất, vận chuyển so với những chiếc xe nhập khẩu từ nước ngoài.


Ví dụ về USP
 

Trên đây là những chia sẻ của Phương Nam Vina về khái niệm USP là gì và cách xác định, triển khai USP sản phẩm một cách hiệu quả cho doanh nghiệp. Có thể khẳng định, Unique Selling Point chính là điểm bán hàng độc nhất để doanh nghiệp của bạn có thể trở nên nổi bật hơn so với các đối thủ khác trên thị trường. Vì vậy mà chúng tôi mong rằng bạn có thể học hỏi và áp dụng để từ đó tạo được ưu thế vượt trội cho mình trên thị trường, cũng như xây dựng lòng tin hiệu quả nơi khách hàng.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Storytelling là gì? Cách thôi miên khách hàng với storytelling

icon thiết kế website Sales promotion là gì? Bứt phá doanh số với sales promotion

icon thiết kế website Sale marketing là gì? Bí quyết trở thành cao thủ sale marketing

Bài viết mới nhất

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling không phải là một kỹ thuật bán hàng mới nhưng là chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp yêu thích vì hiệu quả mang lại rất cao.

 
Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

zalo