Storytelling là gì? Cách thôi miên khách hàng với storytelling

Trong thế giới của marketing, storytelling chính là chiến lược tiếp thị mang tính nghệ thuật nhất và được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng vào trong các chiến dịch truyền thông của mình. Bằng cách tạo ra những thông điệp tràn đầy cảm xúc, storytelling marketing đã giúp cho các thương hiệu lớn như Coca Cola, Pepsi hay Biti’s Hunter,... có thể chạm đến trái tim khách hàng trong các đợt “ra quân” của mình. Vậy storytelling là gì? Làm thế nào để tạo ra một công thức kể chuyện hấp dẫn nhất? Bài viết này sẽ là lời giải đáp chi tiết nhất mà bạn có thể tham khảo.

Storytelling là gì? Cách thôi miên khách hàng với storytelling

Storytelling là gì?

Storytelling trong lĩnh vực marketing và truyền thông chính là một phương pháp tuyệt vời để doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp, đồng thời tạo nên sự liên kết sâu sắc với đối tượng mục tiêu. Thay vì cung cấp thông tin như bình thường, storytelling đã biến những nội dung tưởng chừng như rất khô khan, tẻ nhạt thành câu chuyện đầy hấp dẫn, có cấu trúc và xuất hiện đầy đủ các yếu tố từ cốt truyện, nhân vật và tình huống để kích thích sự tò mò, tương tác từ phía người xem.

Thông qua mỗi câu chuyện được kể, thương hiệu không chỉ truyền tải được những giá trị cốt lõi mà còn tạo ra một cảm xúc đặc biệt nơi khách hàng. Điều này góp phần không nhỏ trong việc xây dựng thiện cảm, niềm tin và lòng trung thành bền vững của khách hàng dành cho doanh nghiệp.
 

Storytelling là gì?
 

Lịch sử hình thành và phát triển của storytelling

Storytelling không xuất phát từ những giá trị đao to búa lớn mà trên thực tế, nó bắt nguồn từ chính nhu cầu thích được nghe kể chuyện của con người. Bởi lẽ, não người thường có xu hướng tò mò và thích ghi nhớ các thông tin qua những câu chuyện, hình ảnh và trải nghiệm đáng nhớ. Dựa trên nhận thức này, nhiều doanh nghiệp đã nhận ra rằng việc kích thích sự hiếu kỳ và ham học hỏi của con người chính là giải pháp tuyệt vời để tạo ra sợi dây liên kết chặt chẽ hơn với khách hàng.

Cũng giống như nhiều phương pháp tiếp thị khác thì trong lịch sử con người, storytelling cũng đã có một hành trình phát triển khi trải qua ba giai đoạn quan trọng gắn liền với sự tiến bộ của nhân loại, cụ thể:

- Giai đoạn 1: Trong những buổi đầu của lịch sử, con người thường giao tiếp chủ yếu bằng lời nói và truyền đạt thông điệp qua hình thức truyền miệng. Vậy nên tại thời kỳ này, những câu chuyện được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác thường bị “tam sao thất bản”, không có yếu tố cam kết về tính chân thực.

- Giai đoạn 2: Trong giai đoạn tiếp theo của sự phát triển, loài người đã phát minh ra chữ tượng hình, chữ viết và ghi chép thông tin trên các vật liệu như đất sét, đá, da và giấy. Cũng kể từ giây phút này, văn hóa đọc đã bắt đầu hình thành và được biết đến là một phần không thể thiếu trong xã hội. Điển hình là vào khoảng những năm 770 đến 750 TCN, người La mã đã khắc lại toàn bộ câu chuyện lịch sử của mình trên hai chất liệu đá và da - từ đó đánh dấu bước đầu tiên trong việc ghi chép và lưu trữ kiến thức của nhân loại.

- Giai đoạn 3: Từ những năm 1800 trở đi thì xã hội đang dần bước vào giai đoạn phát triển công nghệ thông tin. Lúc này, các thiết bị và nền tảng công nghệ như TV, radio, điện thoại và đặc biệt là mạng xã hội đã bắt đầu xuất hiện và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật của con người. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của việc truyền tải thông tin qua các nền tảng số và cho đến thời điểm hiện tại, bất kỳ ai cũng có thể chia sẻ thông tin của mình trên mạng xã hội, cũng như được quyền đưa ra bình phẩm, ý kiến của mình trong mọi vấn đề.


Storytelling
 

Phân biệt storytelling và content marketing

Trong lĩnh vực tiếp thị, storytelling và content marketing là hai chiến lược có cùng cách sử dụng ngôn từ kết hợp với nghệ thuật kể chuyện để tạo nên cảm xúc cho người đọc. Chính vì thế mà đôi khi, hai thuật ngữ này gây ra nhiều sự nhầm lẫn cho mọi người. Tuy nhiên thì về cơ bản, cả storytelling và content marketing đều là hai khái niệm hoàn toàn riêng biệt. Do đó, để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa chúng thì bạn hãy cùng nhìn vào những điểm tương đồng và khác biệt dưới đây:

Điểm giống nhau

- Cả storytelling và content marketing đều nhắm vào việc sử dụng nội dung và ngôn ngữ để tạo ra sự kết nối và tương tác với khách hàng.

- Mục tiêu chung của cả hai là thúc đẩy hành động tiếp theo (lan truyền thông điệp của thương hiệu, đăng ký nhận thông tin, quyết định đặt hàng hay cải thiện tỷ lệ chuyển đổi,...) của khách hàng trong quá trình mua sắm và tăng cường sự tương tác với thương hiệu.

Điểm khác nhau

- Storytelling tập trung vào việc kể câu chuyện một cách chân thực và đa dạng về hình thức truyền đạt cũng như nội dung. Trong khi đó, content marketing là một phạm trù rộng lớn hơn khi chú trọng vào việc cung cấp thông tin và giao tiếp với khách hàng.

- Storytelling thường nhấn mạnh vào việc tạo ra một trải nghiệm tương tác độc đáo và gây ấn tượng sâu sắc với khách hàng. Ngược lại, content marketing sẽ bao gồm nhiều loại nội dung khác nhau như bài blog, hình ảnh, video cùng nhiều hình thức khác.

Những lợi ích khi áp dụng storytelling marketing cho doanh nghiệp

Con người thường hay dễ dàng kết nối với những câu chuyện mà họ cảm thấy gần gũi và gắn liền với cuộc sống hàng ngày của mình. Bên cạnh đó, họ cũng thường có xu hướng dễ đồng cảm với các nhân vật và tình huống trong câu chuyện nếu chúng được triển khai một cách khéo léo. Vì vậy, nghệ thuật storytelling khi được áp dụng vào các chiến dịch truyền thông hay branding sẽ được xem là một cách tiếp cận thông minh khi mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích không hề nhỏ.

- Quảng bá thương hiệu: Chắc chắn, một câu chuyện chứa đựng hành trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp sẽ là một nguồn thông tin quý giá để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của thương hiệu.

- Xây dựng trải nghiệm thực tế cho khách hàng: Bằng cách áp dụng nghệ thuật storytelling, bạn có thể tạo ra một trải nghiệm vô cùng chân thực về sản phẩm cho khách hàng của mình. Bởi lẽ, mọi người thường có xu hướng muốn biết về trải nghiệm của người khác trước khi tự trải nghiệm một sản phẩm hay dịch vụ. Chính vì vậy, khi bạn sử dụng storytelling một cách sáng tạo thì sản phẩm của bạn cũng sẽ trở nên gần gũi và thú vị hơn trong mắt khách hàng.

- Làm tăng lượt tương tác: Khi người tiêu dùng được truyền cảm hứng qua một câu chuyện mà trong đó, bản thân họ cảm thấy mình như là nhân vật chính. Lúc này, họ sẽ hiểu rõ hơn về lí do mà sản phẩm của bạn lại thực sự cần thiết đối với cuộc sống của họ. Điều này không chỉ kích thích quá trình mua hàng mà còn tạo ra sự nhận diện mạnh mẽ về thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.

- Tạo sự khác biệt so với đối thủ: Việc kể một câu chuyện độc đáo theo phong cách riêng của mình chính là cách để bạn trở nên nổi bật và khác biệt so với đối thủ. Bằng cách thể hiện sự độc đáo và xuất sắc của mình thông qua storytelling, thương hiệu của bạn có thể ghi dấu sâu đậm hơn trong tâm trí của khách hàng.

- Tối đa năng suất làm việc và tạo sự gắn kết cho nhân viên: Được ví như một công cụ truyền thông nội bộ, storytelling sẽ được dùng để tái hiện lại lịch sử hình thành và bản sắc văn hoá của doanh nghiệp. Trong những câu chuyện này, nhân viên sẽ đóng vai trò chính yếu để hiểu sâu hơn về những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Điều này thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên, từ đó tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ và cam kết tận tâm hết mình với công việc.


Storytelling nghĩa là gì?
 

5 nguyên tắc cơ bản trong xây dựng storytelling

Nếu bạn nghĩ rằng storytelling trong marketing chỉ được xây dựng dựa trên những cảm xúc nhất thời của người kể thì rõ ràng, đó thực sự là một quan điểm sai lầm. Bởi trên thực tế, để thực hiện storytelling marketing một cách hiệu quả thì cần bạn phải tuân thủ các điều kiện cơ bản dựa trên 5 nguyên tắc G-R-E-A-T như sau:

1. Kết nối (Glue)

Trong quá trình triển khai storytelling, thông điệp mà bạn tạo ra cần phải có một mối liên kết sâu sắc và thể hiện đúng giá trị cốt lõi của thương hiệu. Ngoài ra thì xuyên suốt câu chuyện, bạn cũng đừng quên làm nổi bật lên những lợi ích và giá trị mà sản phẩm / dịch vụ mang lại cho khách hàng. Hãy luôn ghi nhớ rằng, câu chuyện của bạn không chỉ là một trải nghiệm giải trí mà còn là giải pháp để giúp cho người nghe hiểu rõ hơn về thương hiệu.

2. Phần thưởng (Reward)

Khi bắt đầu nghe một câu chuyện hoặc xem bộ phim nào đó, điều mà ai trong chúng ta cũng kỳ vọng có lẽ chính là một kết thúc đầy hạnh phúc và ý nghĩa. Trong thế giới của storytelling, nguyện vọng này cũng không phải là ngoại lệ. Khách hàng luôn muốn được biết liệu họ sẽ nhận về những giá trị tích cực nào từ việc sử dụng sản phẩm / dịch vụ giống như cái kết của nhân vật trong câu chuyện không. Những kết quả này không chỉ mang lại động lực lớn mà còn ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của họ về việc sử dụng sản phẩm / dịch vụ từ doanh nghiệp.

3. Cảm xúc (Emotion)

Những câu chuyện thu hút sự chú ý thường là những câu chuyện đánh mạnh về cảm xúc và mang lại cho người xem những trải nghiệm sâu sắc, đầy tính nhân văn. Giống như việc xây dựng mối kết nối (Glue), để tạo ra những câu chuyện lay động trái tim người xem thì bạn cần hiểu rõ về tâm trạng, cảm xúc và những điều làm cho khách hàng cảm động. Có như vậy, câu chuyện mà bạn kể mới đủ lực để chạm đến những cảm xúc sâu thẳm trong lòng mỗi người và để lại ấn tượng mạnh mẽ.

4. Chân thật (Authentic)

Mỗi câu chuyện dù tuyệt vời đến đâu, nhưng nếu không có tính chân thực thì sẽ khó có thể thu hút lòng tin từ khách hàng. Do đó, việc xây dựng câu chuyện cần phải dựa trên những sự kiện thực tế hoặc các yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm / dịch vụ, đồng thời phản ánh đúng với hiện thực. Chỉ khi đó, khách hàng mới sẵn lòng lựa chọn doanh nghiệp và thương hiệu của bạn.

5. Mục tiêu (Target)

Sự thành công của storytelling phụ thuộc vào việc câu chuyện mà bạn kể có thể kết nối được với đúng đối tượng khách hàng mục tiêu hay không. Bởi lẽ, dù câu chuyện có hấp dẫn và đầy cảm xúc đến đâu nhưng nếu người xem không hiểu thì thông điệp mà bạn muốn truyền tải cũng chẳng thể đi vào tâm trí của họ.

Hãy tưởng tượng, nếu khách hàng của bạn là phụ nữ thì có lẽ họ sẽ có xu hướng yêu thích thời trang và mỹ phẩm, trong khi đàn ông lại có niềm đam mê hơn với thể thao. Vậy nên, điều quan trọng mà bạn cần làm đó là phải thật sự hiểu rõ khách hàng, từ đó chọn lựa nội dung câu chuyện phù hợp nhằm trực tiếp đi thẳng vào trái tim và tâm trí của họ.


Brand storytelling
 

Các dạng storytelling phổ biến hiện nay

Như đã trình bày ở trên, lịch sử phát triển của storytelling marketing được trải qua 3 giai đoạn chính. Tuy nhiên, để có thể phân loại một cách chính xác thì storytelling thực chất sẽ được chia thành 4 dạng, mỗi dạng đều có những đặc điểm riêng biệt sau:

1. Brand storytelling

Brand storytelling là cách mà doanh nghiệp sử dụng nghệ thuật chuyện để giới thiệu về thương hiệu của mình. Và với một thị trường vô cùng rộng lớn như hiện nay, hầu hết doanh nghiệp nào khi mới thành lập cũng thường bắt đầu với việc xây dựng câu chuyện riêng cho thương hiệu của mình.

Những câu chuyện này đa phần thường nói về nguồn cảm hứng ban đầu, quá trình sáng tạo sản phẩm và tất nhiên là không thể thiếu những thử thách vượt qua trong hành trình phát triển để gia tăng cảm xúc cho người xem,.... Nhìn chung, brand storytelling không chỉ dừng ở việc kể chuyện về thương hiệu mà nó còn có vai trò trong việc tạo ra một trải nghiệm đầy cảm xúc, giúp khách hàng đồng cảm và hiểu rõ hơn về những giá trị mà thương hiệu mang lại.

2. Digital storytelling

Giống như tên gọi của mình, digital storytelling là một phương thức triển khai câu chuyện mà doanh nghiệp sẽ sử dụng nền tảng kỹ thuật số, kết hợp cùng với một hoặc nhiều phương tiện truyền thông khác như website, podcast, phim tài liệu kỹ thuật số hay thậm chí là trò chơi tương tác nhằm thúc đẩy cho việc phát triển digital branding.

So với các hình thức kể chuyện khác thì digital storytelling mang lại nhiều lợi ích hơn trong việc thu hút khách hàng bởi khả năng tiếp cận trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm hình ảnh đồ họa, video, âm thanh và các nền tảng xuất bản trực tuyến.

3. Data storytelling

Data storytelling là nghệ thuật kể chuyện thông qua các dữ liệu và số liệu được thống kê một cách thực tế, nó thường là những con số phản ánh thành tựu mà một doanh nghiệp đã đạt được. Khi sử dụng data storytelling, doanh nghiệp không chỉ truyền đạt thông tin một cách chân thực mà còn có thể xây dựng lòng tin từ khách hàng, đồng thời biến những con số trở nên bớt khô khan và mang lại giá trị cao hơn.

4. Visual storytelling

Visual storytelling là cách doanh nghiệp truyền tải câu chuyện của mình bằng hình ảnh, điển hình là video, phim, motion graphic, album nhiếp ảnh,.... Bằng cách này, storytelling có thể tác động trực tiếp đến con người thông qua giác quan thị giác. Đây cũng là phương thức kể chuyện được đánh giá rất cao khi giúp tạo ra trải nghiệm gần gũi, chân thực và hiệu quả cao trong lĩnh vực tiếp thị bởi hình ảnh có thể gợi lên cảm xúc mạnh mẽ hơn cho người xem.


Digital storytelling
 

Cách thức xây dựng chiến lược storytelling lôi cuốn

Trong hành trình xây dựng thương hiệu, hầu hết mọi doanh nghiệp đều có những câu chuyện riêng của mình dù cho quy mô của họ là lớn hay nhỏ. Đôi khi, các thương hiệu sẽ tự tin biên soạn những câu chuyện sáng tạo để làm nổi bật mình trong mắt khách hàng. Tuy nhiên, cũng có những lúc thì câu chuyện cứ tự nhiên mà đến với họ nhờ nguồn tư liệu từ chính những thăng trầm, biến cố trong quá trình phát triển của mình. Nhưng dù cho doanh nghiệp đang sử dụng cách tiếp cận nào, việc xây dựng một chiến lược thương hiệu toàn diện vẫn cần phải dựa trên các yếu tố sau đây.

1. Chọn dạng cốt truyện phù hợp

Cốt truyện chính là sự liên kết giữa các sự kiện, biến cố và hành động thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật trong một bối cảnh nhất định, qua đó làm rõ chủ đề chính của câu chuyện. Vậy làm cách nào để triển khai một cốt truyện phù hợp với sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu của mình? Nếu chưa rõ về vấn đề này, bạn có thể tham khảo một số cốt truyện nổi bật dưới đây.

- Cốt truyện ”Từ tồi tệ cho đến thành công”: Đây là cốt truyện với diễn biến “before - after”, tức là so sánh trạng thái trước và sau khi có sự thay đổi đột ngột hoặc một sự kiện quan trọng nào đó. Cốt truyện này nhằm chứng minh cho người xem thấy được sự thay đổi tích cực từ chính nỗ lực cá nhân hay thông qua sự giúp đỡ từ một ai khác, hoặc sử dụng một sản phẩm / dịch vụ nhằm mang lại kết quả tích cực và tạo ra sự khác biệt đáng kể so với trước đó.

- Cốt truyện "Hành trình của người hùng": Đây là một dạng nâng cấp của storytelling khi tập trung tái hiện lại hành trình vượt qua những khó khăn, thử thách. Từ bước khởi đầu cho đến những cảnh đấu tranh đầy cam go và cuối cùng là thành công dành lấy chiến thắng. Loại cốt truyện này không chỉ mang lại niềm tin mạnh mẽ mà còn truyền động lực vượt khó cho người xem.

- Cốt truyện “Vượt qua quái vật”: Cốt truyện này là hành trình dũng cảm vượt qua những nỗi sợ và ám ảnh mà nhân vật đã phải đối mặt trong một thời gian dài. Sau những nỗ lực đấu tranh trong tư tưởng, họ quyết định bước qua ranh giới để khám phá những điều tốt đẹp và nhìn nhận cuộc sống với tinh thần tích cực hơn. Cốt truyện này thường chạm đến trái tim của nhiều người bởi ai trong chúng ta đều có những nỗi sợ riêng và việc vượt qua chúng thường là một thách thức lớn.

- Cốt truyện “Chinh phục”: Trong loại cốt truyện này, nhân vật chính thường là một người có nhiều hoài bão, đam mê và kiên trì trong việc theo đuổi ước mơ của mình. Nội dung của câu chuyện thường xoáy sâu vào quá trình vạch ra kế hoạch, thiết lập mục tiêu và cố gắng hết mình để đạt được những điều đó. Cốt truyện này rất phù hợp với những ai đang nuôi dưỡng những ước mơ mãnh liệt cho tương lai khi có tác dụng truyền động lực rất lớn.

- Cốt truyện “Hoài niệm - chân lý”: Đây là thể loại cốt truyện theo dạng tự sự, mô tả và tái hiện những kỷ niệm cá nhân hoặc một trải nghiệm đáng nhớ nào đó. Các câu chuyện về tình bạn, tình yêu hay cao cả hơn là tình cảm gia đình thường nằm trong dạng cốt truyện này. Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý là khi chọn viết storytelling theo hình thức này, bạn nên tránh việc khoe khoang về thành tích trong quá khứ mà thay vào đó, hãy tập trung vào việc chia sẻ và tạo ra sự đồng cảm từ người xem.


Visual storytelling
 

2. Xác định góc nhìn và cách kể chuyện nhất quán

Trước khi tiến hành viết storytelling marketing, điều quan trọng mà bạn cần làm đó là xác định góc nhìn của mình về câu chuyện. Trong câu chuyện đó, ai là nhân vật chính? Có những sự vật, sự việc nào xảy ra xung quanh nhân vật? Ngay sau đó, hãy nhanh chóng tạo ra một bản phác thảo thật chi tiết cho tất cả các ý tưởng đang hiện hữu trong đầu bạn.

Đừng quên đặt mình vào vị trí của khách hàng để thấu hiểu suy nghĩ của họ. Chỉ khi đó, câu chuyện của bạn mới có thể đáp ứng đúng những gì mà khách hàng đang mong đợi. Khi họ cảm thấy rằng họ đang là một phần của câu chuyện thì chắc chắn, sự đồng cảm sẽ trở nên dễ dàng và tự nhiên hơn rất nhiều.

3. Phác thảo cốt truyện

Để giúp cho câu chuyện của bạn có sự kết nối một cách logic, mượt mà giữa các phần thì trước tiên, bạn cần phải phác thảo cốt truyện để có được bức tranh toàn cảnh về câu chuyện của mình. Một cốt truyện được xây dựng cẩn thận, hoàn hảo từng phần không chỉ giúp bạn dễ dàng phát hiện và sửa chữa những lỗ hổng mà còn giúp người xem hiểu rõ toàn bộ câu chuyện một cách mạch lạc.

Tuy nhiên, điều kiện là bạn cần hiểu rõ nội dung chính và thông điệp muốn truyền tải để cốt truyện diễn ra theo đúng hướng triển khai, đồng thời đảm bảo rằng người xem sẽ nhận ra được giá trị ẩn sau câu chuyện đó.

4. Khai thác điều sâu thẳm và tăng yếu tố cảm xúc

Một câu chuyện chỉ thật sự thu hút được người xem khi nó có chiều sâu và khai thác được những điểm độc đáo không giống với các nội dung thường thấy trên mạng Internet. Điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ insight của đối tượng mục tiêu để có thể tìm ra được những khía cạnh có thể khám phá sâu hơn, từ đó tạo ra sự đồng cảm sâu sắc với khán giả. Khi bạn phát hiện những điểm sâu thẳm trong tâm trí của họ thì chắc chắn, câu chuyện của bạn sẽ trở nên cảm xúc và thành công hơn rất nhiều.


Story telling là gì?
 

5. Thêm những chi tiết thực tế và trực quan vào câu chuyện

Việc bổ sung những dẫn chứng cụ thể chính là phương án hiệu quả để làm cho storytelling trở nên thuyết phục và đáng tin cậy hơn. Bạn có thể chia sẻ các sự kiện thực tế, những thành công hay chính thất bại của thương hiệu. Đồng thời, đừng quên kể về những trải nghiệm đặc biệt từ các khách hàng, nhân viên hoặc người sáng lập thương hiệu vì những câu chuyện mang tính cá nhân chắc chắn sẽ tạo ra một sợi dây liên kết sâu sắc và đáng tin cậy hơn cho người nghe.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng số liệu và thống kê để minh chứng cho những luận điểm mà bạn đang trình bày. Chẳng hạn như cung cấp các con số cụ thể trong việc gia tăng doanh số bán hàng, bình luận đánh giá tích cực từ phía người mua hay bất kỳ một thành tựu nào có thể đo lường được. Để tăng thêm tính xác thực, bạn hãy sử dụng thêm hình ảnh, video để minh họa và làm rõ câu chuyện của bạn. Hình ảnh thực tế và video thường tạo ra ấn tượng mạnh mẽ hơn so với lời nói, cũng như giảm bớt sự khô khan của những con số thông thường.

6. Tạo ra “người hùng” của câu chuyện

Trong bối cảnh câu chuyện, nhân vật "anh hùng" không phải là danh từ chỉ một siêu nhân hay siêu anh hùng nào đó. Anh hùng ở đây đơn giản chỉ là những người vượt qua khó khăn, dám đối mặt với thách thức và thậm chí là vượt qua bản thân mình để đạt được thành công. Hoặc trong nhiều trường hợp, họ có thể là những người mang lại niềm vui, tiếng cười và sự giúp đỡ dành cho người khác. Những nhân vật như vậy sẽ dễ dàng thu hút sự quan tâm và tình cảm từ phía người xem, cũng như tạo ra một liên kết mạnh mẽ không chỉ với nhân vật mà còn với thương hiệu của bạn.

Hơn nữa, một câu chuyện nhẹ nhàng, không có bất kỳ biến cố nào từ đầu đến cuối sẽ không đủ sức mạnh để tạo nên một “anh hùng” đích thực. Vì vậy, bạn nên thêm vào cốt truyện của mình những yếu tố rào cản, thách thức mà nhân vật chính sẽ phải đối mặt, vượt qua để tăng cường sự kịch tính và truyền cảm hứng đến mọi người.


Story telling nghĩa là gì?
 

Ví dụ về storytelling từ các thương hiệu nổi tiếng

Không thể phủ nhận, một câu chuyện hay luôn là thỏi nam châm hiệu quả để thu hút sự quan tâm của người nghe và chạm đến trái tim họ. Chính vì vậy mà xu hướng storytelling marketing cũng ngày càng được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong các chiến lược marketing của mình. Đình đám và hiệu quả nhất tính đến thời điểm hiện tại có lẽ cần phải kể đến hai cái tên sau:

1. Ví dụ về storytelling của Bitis

Vào năm 2001, chỉ với 30 giây ngắn ngủi của đoạn quảng cáo mà Biti's đã thành công thu hút hàng loạt khách hàng thuộc thế hệ 9x và 8x bởi sự hùng hồn đến từ bài thơ:

“Bước chân Âu Cơ lên non

Bước chân Lạc Long Quân xuống biển

Bước chân Tây Sơn thần tốc

Bước chân vượt dãy Trường Sơn

Bước chân tiến vào thiên niên kỷ mới

Bitis - Nâng niu bàn chân Việt.”

Chỉ với vài dòng thơ cô đọng nhưng Biti’s đã rất thành công trong việc thổi lên cảm xúc và khí thế hào hùng của dân tộc, đồng thời chiếm trọn trái tim của người dùng tại thời điểm đó. Thông qua bài thơ này, Biti’s muốn truyền tải về việc thương hiệu sẽ luôn đồng hành cùng "đôi bàn chân Việt" trên mọi chặng đường của đất nước, chứng kiến những năm tháng thăng trầm và sự trưởng thành của con người theo thời gian. Đây cũng chính là niềm tự hào trong câu chuyện của Biti’s với thông điệp: Cùng với bước chân của người con Việt Nam trên mọi nẻo đường dù lên non, xuống biển, hay trèo đèo vượt suối,....

Tưởng chừng như “mất hút” trong bản đồ thời trang thì đến năm 2016, Biti’s lại một lần nữa lấy lại vị thế của mình bằng cách sử dụng nghệ thuật storytelling sáng tạo trong truyền thông, và lần này là hướng tới đối tượng khách hàng thuộc thế hệ GenZ. Cụ thể, nghệ thuật kể chuyện của thương hiệu được thể hiện rất rõ qua các chiến dịch PR âm nhạc và ra mắt dòng sản phẩm mới, điển hình như: Sự xuất hiện của sản phẩm gắn liền với hình ảnh nam ca sĩ Sơn Tùng trong MV "Lạc Trôi". Hình ảnh đôi giày trong MV "Đi Để Trở Về" của Soobin Hoàng Sơn hay việc cho ra mắt các dòng sản phẩm mới như BST Midnight Black Collection và Marvel Spider-man,....


Ví dụ storytelling
 

2. Ví dụ về storytelling của Di tích Nhà tù Hỏa Lò

Trang fanpage "Di tích nhà tù Hỏa Lò" đã trở thành một hiện tượng được cộng đồng mạng yêu thích bởi nội dung thể hiện vô cùng duyên dáng, sáng tạo, không hề bị gò ép nhưng vẫn truyền đạt kiến thức lịch sử một cách sâu sắc.

Mới đây, trang fanpage này lại tiếp tục chứng minh khả năng sáng tạo của mình thông qua bài viết về sự kiện Pháp rút quân khỏi Hà Nội. Thay vì sử dụng tranh minh họa hoạt hình hay các hình thức trực quan khác, đội ngũ quản trị viên đã áp dụng một số thao tác cơ bản để Photoshop trên giao diện tìm kiếm của Shopee.

Cụ thể, khi tra cứu từ khóa "Lính Pháp ở Hà Nội sau ngày 10/10/1954", kết quả mà Shopee trả về sẽ là "Không tìm thấy kết quả nào". Nội dung này vừa không chỉ mang yếu tố gây cười mà còn truyền tải một cột mốc lịch sử quan trọng của thủ đô Hà Nội. Bài đăng đã ngay lập tức nhận được “cơn mưa” lời khen và thậm chí, nhiều người bình luận còn muốn "đi tù" để học cách tạo nội dung ấn tượng từ di tích này.


Ví dụ về storytelling
 

Như vậy, với những nội dung vừa được Phương Nam Vina chia sẻ, hi vọng bạn đã nắm rõ khái niệm storytelling là gì và cách kể chuyện hấp dẫn, thu hút khách hàng. Mặc dù chỉ là một phần nhỏ trong thế giới rộng lớn của marketing nhưng nếu biết cách triển khai khéo léo, storytelling chắc chắn sẽ là một “con cờ” truyền thông cực tốt để mang về nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Buzz marketing là gì? Cách tạo buzz gây sốt truyền thông

icon thiết kế website Blog marketing là gì? Bí quyết làm blog marketing hiệu quả

icon thiết kế website Video marketing là gì? Khám phá sức mạnh của video marketing

Bài viết mới nhất

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp sử dụng để nhấn mạnh vào các giá trị, điểm mạnh của sản phẩm / dịch vụ do mình cung cấp.

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là một yếu tố quan trọng không thể thiếu và góp phần tạo nên sự thành công cho bất kỳ một sự kiện hay chương trình nào.

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được ví cá tính của một công ty, tổ chức và có tác động đến kết quả kinh doanh, sự bền vững của doanh nghiệp.

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Việc hiểu rõ chân dung khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các chiến lược kinh doanh, tiếp thị của tất cả doanh nghiệp trên thị trường.

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

zalo