Mô hình SMART là gì? Chi tiết cách áp dụng mô hình SMART

Kinh doanh trong thời kỳ hội nhập kinh tế đã mở ra cho các doanh nghiệp rất nhiều cơ hội phát triển, nhưng đồng thời cũng mang lại một rào cản lớn bởi sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trong và ngoài nước. Chính vì vậy, để doanh nghiệp có thể tồn tại và từng bước khẳng định vị thế trên thị trường thì việc phát triển các chiến lược kinh doanh là một điều cần thiết. Trong đó, việc áp dụng mô hình SMART - Thiết lập mục tiêu thông minh chính là phương pháp hữu hiệu để doanh nghiệp có thể đạt được năng suất và hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của mình. Vậy mô hình SMART là gì? Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những lợi ích của mô hình SMART và cách áp dụng cụ thể để giúp bạn nhanh chóng tìm ra giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình.


Mô hình SMART là gì? Chi tiết cách áp dụng mô hình SMART
 

Mô hình SMART là gì?

Sơ đồ SMART là một mô hình được xây dựng dựa trên các nguyên tắc đã được thiết lập sẵn. Với việc triển khai mô hình này, các nhà lãnh đạo hay chuyên gia marketing có thể dễ dàng thiết lập được mục tiêu phát triển cho doanh nghiệp dựa trên 5 tiêu chí quan trọng, bao gồm:

- S - Specific (Cụ thể) 

- M - Measurable (Có thể đo lường được) 

- A - Achievable (Tính khả thi) 

- R - Relevant (Sự liên quan) 

- T - Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)

Bằng cách áp dụng các tiêu chí này trong chiến lược kinh doanh của mình, các nhà lãnh đạo có thể xây dựng được hướng đi đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp trong từng thời điểm khác nhau. Từ đây, doanh nghiệp có thể phân tích được mức độ thành công của mục tiêu dựa trên những yếu tố đã liệt kê cụ thể.


Mô hình Smart là gì?
 

Đánh giá lợi ích và hạn chế của mô hình SMART

Ngày nay, mô hình SMART đang được các doanh nghiệp áp dụng rất phổ biến bởi những lợi ích ấn tượng mà nó mang lại. Thế nhưng, cũng giống như nhiều mô hình khác, việc phân tích SMART vẫn tồn tại hạn chế nhất định mà người dùng cần tìm hiểu kỹ càng trước khi thực hiện. Dưới đây chính là những lợi ích và hạn chế của sơ đồ SMART mà bạn có thể tham khảo.

1. Lợi ích của việc áp dụng mô hình SMART đối với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, mô hình SMART sẽ giúp các nhà lãnh đạo dễ dàng xác định được trọng tâm cùng hướng đi cụ thể trong tương lai. Đồng thời, phân tích SMART cũng giúp loại bỏ những mục tiêu không phù hợp nhằm tối ưu thời gian, chi phí và tập trung đầu tư vào các thế mạnh của mình. Cụ thể:

- Thiết lập mục tiêu rõ ràng: cách một khoảng thời gian định kỳ, các doanh nghiệp sẽ tiến hành họp lại và thiết lập mục tiêu theo từng tháng / quý / năm dựa trên những kết quả mà họ vừa đạt được. Lúc này, sơ đồ SMART chính là công cụ để giúp doanh nghiệp cụ thể hóa mục tiêu và những kết quả sẽ đạt dựa trên các con số được đo lường chính xác.

- Xác định mục tiêu phù hợp: việc đặt ra hàng loạt mục tiêu khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ được những mục tiêu không phù hợp với định hướng phát triển của mình. Sau khi đã xác định đâu là mục tiêu cụ thể mà mình cần thực hiện, doanh nghiệp có thể tập trung tối đa nguồn lực để phát triển và hoàn thành nó trong thời gian sớm nhất.

- Cải thiện khả năng đo lường của mục tiêu: để xác định được khả năng hoàn thành công việc, các bạn cần phải lập ra một tiêu chí rõ ràng để đo lường kết quả. Lúc này, việc thiết lập các mục tiêu theo sơ đồ SMART sẽ giúp bạn có thể cải thiện đáng kể khả năng đo lường.

- Liên kết các mục tiêu riêng lẻ: trong các doanh nghiệp, mỗi một phòng ban sẽ có những mục tiêu cụ thể dựa trên nhiệm vụ của từng người được triển khai theo sơ đồ SMART. Khi đó, việc liên kết những mục tiêu riêng lẻ của từng bộ phận chính là chìa khóa để doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu chung sau cùng. 

- Cải thiện hiệu quả làm việc của nhân viên: nhờ có mục tiêu SMART mà nhân viên sẽ có định hướng rõ ràng hơn về những công việc mà họ sẽ thực hiện, thời hạn hoàn thành và cả các chỉ số đo lường kết quả. Từ đây, mỗi một nhân viên sẽ tự cố gắng phấn đấu nhằm nâng cao hiệu suất làm việc để đạt được mục tiêu công việc đã đề ra.

2. Một số hạn chế của mô hình SMART

Bên cạnh những lợi ích thì việc áp dụng mô hình SMART vào trong chiến lược kinh doanh hay marketing cũng sẽ tồn tại một số điểm hạn chế mà bạn cần chú ý, bao gồm:

- Thiếu sự linh hoạt: những mục tiêu mang tính dài hạn thường yêu cầu sự linh hoạt để điều chỉnh theo thời gian. Chính vì thế mà việc áp dụng những yếu tố trong mô hình SMART sẽ gây hạn chế cho khả năng thích ứng với mọi tình huống của mục tiêu dài hạn.

- Hạn chế sự sáng tạo: việc đặt ra quá nhiều thông số cụ thể cùng khả năng đo lường đã khiến cho những người thực hiện chỉ tập trung vào việc đặt ra mục tiêu, từ đó bỏ qua những ý tưởng mang tính sáng tạo.

- Bị hiểu sai: trong nhiều trường hợp, các tiêu chí SMART có thể bị hiểu sai hoặc không được áp dụng đúng cách. Cụ thể, việc tạo ra mục tiêu nếu chỉ dựa trên các tiêu chí SMART mà không cân nhắc đến những yếu tố khác có thể sẽ mang lại kết quả không được như kỳ vọng.

- Thiếu yếu tố động lực: các tiêu chí SMART thường chỉ tập trung vào việc đặt ra mục tiêu cùng khả năng đo lường hiệu quả mà không có yếu tố động lực để đạt được những gì đã đặt ra. Chính điều đó đã làm cho sự hứng khởi muốn đạt được mục tiêu bị suy giảm nhanh chóng, khiến chất lượng công việc của nhân viên không còn đảm bảo tiến độ.


Mô hình Smart
 

Hướng dẫn chi tiết cách áp dụng mô hình SMART

Trong các chiến lược kinh doanh hay tiếp thị, việc xác định mục tiêu chính là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Thế nhưng, có khá nhiều trường hợp các doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến mức độ hiệu quả hay khả năng thực hiện của những mục tiêu đã đặt ra từ đầu. Do đó, mô hình SMART đã được triển khai để doanh nghiệp dễ dàng đặt ra từng mục tiêu cụ thể cho mình. Cụ thể, một mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra sẽ cần phải thỏa mãn được 5 yếu tố dưới đây:

1. Specific (S) - Cụ thể

Khi tiến hành phân tích SMART, bạn cần phải xác định mục tiêu một cách cụ thể và rõ ràng nhất. Việc nắm rõ mục tiêu SMART sẽ giúp bạn có thêm sự tập trung để hoàn thành những công việc đã đề ra. Khi đặt ra mục tiêu cụ thể cho SMART, bạn cần phải tập trung vào những con số chính xác, ví dụ như: “Tăng số lượng follower của fanpage lên 10% so với tháng trước”, đồng thời hạn chế sử dụng những mục tiêu chung như “Tăng số lượng người theo dõi fanpage”.

Để xác định mục tiêu SMART một cách cụ thể và chính xác nhất, bạn cần trả lời được những câu hỏi dưới đây:

- Mục tiêu mà bạn muốn đạt được là gì?

- Tại sao bạn cảm thấy mục tiêu này quan trọng và cần đạt được?

- Những người nào có nhiệm vụ thực hiện mục tiêu này?

- Mục tiêu sẽ được thực hiện ở đâu?

- Khi nào mục tiêu dự tính sẽ hoàn thành?


SMART model
 

2. Measurable (M) - Có thể đo lường được

Có thể đo lường được là một tiêu chí tiếp theo mà bạn cần phải đạt được khi phân tích SMART model. Để dễ hiểu hơn thì tính đo lường sẽ gắn liền với các con số cụ thể và điều này đồng nghĩa với việc bạn cần xác định mình sẽ phải làm gì, làm như thế nào để nhanh chóng đạt được chỉ tiêu theo từng giai đoạn, có thể là hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

Ví dụ, nếu bạn đặt ra mục tiêu là doanh thu 1 tỷ cho bộ phận Sales trong vòng 3 tháng thì lúc này, bạn cần phải tính toán xem liệu trong trong quý đó thì phòng Sales sẽ phải hoàn thành những để đạt được con số này. Chẳng hạn, mục tiêu bán cho các đối tác B2B sẽ là 700 triệu, còn khách hàng B2C sẽ là 300 triệu. Hay trong một ví dụ khác, bạn đặt ra mục tiêu phải chốt được 12 đơn hàng trong 1 tháng, vậy nên để không bị chậm tiến độ thì bạn cần cố gắng chốt thành công 3 đơn hàng mỗi tuần. 


Model smart
 

3. Actionable (A) - Tính khả thi

Trong SMART model, việc đặt ra mục tiêu có tính khả thi sẽ tạo động lực và sự hứng thú cho các nhân viên không ngừng cố gắng làm việc. Tuy nhiên, nếu mục tiêu đó quá nặng và vượt quá khả năng thì nó sẽ trở thành một áp lực lớn với những người thực hiện. Chính vì vậy mà mục tiêu đặt ra phải phù hợp với năng lực thực tế của bạn và các thành viên để đảm bảo mọi nhiệm vụ được hoàn thành đúng tiến độ.

Không chỉ vậy, tính khả thi cũng sẽ giúp cho nhà lãnh đạo có thể xem xét một cách nghiêm túc về nội lực của doanh nghiệp, cũng như khả năng hoàn thành công việc của nhân viên và cả tiềm lực để tạo ra sự bứt phá. Ví dụ, nếu số lượng sản phẩm mà cửa hàng bán ra trong tháng rồi tăng hơn 5% thì trong tháng này, bạn chỉ nên tăng con số đó lên khoảng 8 - 10% để đảm bảo tính khả thi thay vì đặt mục tiêu là 30%.


Sơ đồ SMART
 

4. Relevant (R) - Sự liên quan

Chữ R trong mô hình SMART có thể được sử dụng cho hai ý nghĩa khác nhau, đó là Realistic (Thực tế) và Relevant (Liên quan). Tuy nhiên, dù mang hai khái niệm khác biệt nhưng cả hai đều hướng đến việc bạn cần đặt mục tiêu phù hợp với mục đích chung của tổ chức. Tức là nó cần phải giải quyết được những vấn đề mà các phòng ban khác trong công ty đang gặp phải. Bên cạnh đó, mục tiêu của từng nhân viên khi thực hiện cũng phải có mối liên hệ mật thiết với định hướng phát triển công việc, chức vụ đang đảm nhận và mục tiêu phát triển của công ty.

Ví dụ, với mục tiêu tăng 10% lượt follow cho fanpage, doanh nghiệp không chỉ đạt được mục tiêu tăng cường độ nhận diện thương hiệu mà còn hỗ trợ cho bộ phận Sales có thể tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng, đồng thời cải thiện tỷ lệ chốt đơn hiệu quả.


Phân tích SMART
 

5. Time bound (T) - Thiết lập thời gian

Khi phân tích SMART và thiết lập mục tiêu, bạn cần phải xác định được rõ thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc. Bởi lẽ, nếu một mục tiêu không bị giới hạn thời gian cụ thể thì người thực hiện sẽ không có động lực để vượt qua thử thách. Lúc này, bạn hãy xác định xem mục tiêu mà mình đề ra đó là dài hạn hay ngắn hạn, từ đó căn chỉnh mốc thời gian hoàn thành và điều chỉnh những công việc thực hiện để đạt được.

Ví dụ, thời hạn đạt được mục tiêu tăng 10% doanh số cho bộ phận Sales sẽ bắt đầu được thực hiện từ ngày 01/01/2024 và kết thúc vào ngày 01/03/2024. Tức là sau thời gian ba tháng, bộ phận Sales cần phải đạt được kết quả doanh thu như đã đặt ra từ đầu.


Mục tiêu SMART
 

Ví dụ về mục tiêu SMART trong một số trường hợp cụ thể

Có lẽ khi mới chỉ tìm hiểu về mặt lý thuyết, nhiều người sẽ còn khá mơ hồ với việc áp dụng mô hình SMART sao cho đúng cách nhất. Chính vì hiểu được điều này nên trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày cho bạn về mục tiêu SMART tương ứng với một vài lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn:

1. Ví dụ về mục tiêu SMART khi mở cửa hàng kinh doanh

Khi mở một cửa hàng kinh doanh mới, các nhà đầu tư sẽ áp dụng SMART model với các mục tiêu sau:

- S - Specific (Tính cụ thể): mở một nhà hàng hải sản của riêng mình.

- M - Measurable (Tính đo lường): nhà hàng này sẽ có quy mô khoảng 20 bàn với sức chứa khoảng 70 người cùng một thời điểm.

- A - Attainable (Tính khả thi): với số vốn khoảng 1.5 tỷ đồng cùng địa điểm kinh doanh thuận lợi, kinh nghiệm có sẵn, bạn sẽ tiến hành mở nhà hàng cho riêng mình.

- R - Relevant (Tính liên quan): việc mở nhà hàng với quy mô khoảng 20 bàn vừa để phục vụ cho mục đích kinh doanh, vừa giúp chủ đầu tư có thể phát triển những kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh của bản thân.

- T - Timely (Tính thời điểm): với nguồn vốn, địa điểm kinh doanh và nguồn nhân lực đã có, nhà hàng hải sản với quy mô 20 bàn sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2024.

2. Ví dụ về mục tiêu SMART trong bán hàng

Trong lĩnh vực bán hàng, mục tiêu hàng đầu mà các seller thường quan tâm đến đó chính là doanh số. Vì vậy, để có thể đạt được mục tiêu chung này thì các nhân viên sẽ cần đạt được những mục tiêu nhỏ sau:

- S - Specific (Tính cụ thể): mục tiêu cụ thể đó là gia tăng tỷ lệ chốt đơn hàng thành công từ khách hàng mới và khách hàng hiện tại.

- M - Measurable (Tính đo lường): trong tổng số các cuộc gọi, tin nhắn yêu cầu tư vấn sản phẩm thì bộ phận sales phải chốt được ít nhất 70 đơn hàng.

- A - Attainable (Tính khả thi): với chất lượng sản phẩm tuyệt vời cùng khả năng chăm sóc khách hàng tốt của nhân viên, việc đạt được mức ít nhất 70 đơn hàng là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.

- R - Relevant (Tính liên quan): việc gia tăng tỷ lệ chốt sale sẽ giúp bộ phận kinh doanh đạt được KPI, đồng thời giúp cửa hàng đạt doanh thu vượt trội.

- T - Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu bắt đầu từ ngày 10/09/2024 và cần hoàn thành xong trước ngày 10/12/2024.
 

Phân tích mô hình SMART
 

3. Ví dụ về mục tiêu SMART trong marketing

Trong lĩnh vực marketing, mục tiêu SMART được đặt ra lúc này đó chính là tăng lượt truy cập website so với tháng vừa rồi. Khi đó, các mục tiêu nhỏ trong mô hình SMART sẽ được xác định như sau:

- S - Specific (Tính cụ thể): tăng traffic từ các nguồn organic search.

- M - Measurable (Tính đo lường): tăng 10% traffic so với tháng trước và trong tổng số các lượt truy cập vào website không phân biệt trả phí hay tốn phí, bạn cần phải đạt được ít nhất 80% lượt truy cập tự nhiên.

- A - Attainable (Tính khả thi): với lượng traffic gia tăng đồng đều cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, kế hoạch tăng traffic cho website có thể nhanh chóng hoàn thành bằng cách đăng 30 bài viết chuẩn SEO với nội dung thu hút, cung cấp đúng giá trị cho nhóm đối tượng người đọc.

- R - Relevant (Tính liên quan): với số lượng người truy cập, website của doanh nghiệp không chỉ tăng traffic mà còn giúp cho thương hiệu được nhiều người biết đến, đồng thời mang đến cơ hội kinh doanh tốt hơn.

- T - Timely (Tính thời điểm): mục tiêu được triển khai từ ngày 1/4/2024 và hoàn thành vào ngày 1/5/2024.

4. Ví dụ về mục tiêu SMART trong việc gia tăng sự hài lòng khách hàng

Để làm gia tăng sự hài lòng của khách hàng khi trải nghiệm các sản phẩm / dịch vụ của, doanh nghiệp cũng cần phải đặt ra những mục tiêu cụ thể cho bộ phận chăm sóc khách hàng, cụ thể:

- S - Specific (Tính cụ thể): bộ phận chăm sóc khách hàng cần phải nhận được sự hài lòng tuyệt đối của khách hàng.

- M - Measurable (Tính đo lường): trong tổng số 100 khách hàng để lại feedback thì phải có ít nhất 90% là đánh giá 5 sao sau khi nhận hỗ trợ tư vấn qua tổng đài, chat box.

- A - Attainable (Tính khả thi): với năng lực làm việc và kinh nghiệm của những nhân viên trong bộ phận chăm sóc khách hàng, tỷ lệ hơn 90% khách hàng đánh giá 5 sao sau khi được tư vấn là điều dễ hiểu.

- R - Relevant (Tính liên quan): việc đảm bảo sự hài lòng của khách hàng chính là chìa khóa để họ thường xuyên quay trở lại mua sắm.

- T - Timely (Tính thời điểm): mục tiêu cần được thực hiện ngay trong tháng 11/2024 và thời điểm hoàn thành là vào cuối tháng 12 cùng năm.


Mục tiêu mô hình SMART
 

Ví dụ về mô hình SMART của các thương hiệu nổi tiếng

Với những ví dụ về sơ đồ SMART được áp dụng cho các lĩnh vực ở trên, có lẽ bạn cũng đã hiểu được về cách áp dụng mô hình này như thế nào rồi đúng không? Với những lợi ích của việc phân tích SMART, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay cũng đã áp dụng phương pháp này vào trong kế hoạch kinh doanh của mình, nổi bật cần phải kể đến hai thương hiệu nổi tiếng dưới đây:

1. Mô hình SMART của Vinamilk

Vinamilk là một trong những thương hiệu sữa nổi tiếng nhất tại thị trường Việt Nam đã áp dụng mô hình SMART vào trong kế hoạch phát triển của mình. Cụ thể, với mục tiêu chung là chiếm lĩnh thị trường sữa của Châu Á, thương hiệu này đã thực hiện phân tích SMART với những tiêu chí sau:

- S - Specific (Mục tiêu cụ thể): Vinamilk đã xác định mục tiêu của họ đó chính là chiếm lĩnh thị trường Châu Á với các sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe. Điều này buộc họ cần phải tập trung đẩy mạnh vào việc phát triển các sản phẩm phù hợp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người Châu Á.

- M - Measurable (Tính đo lường): thương hiệu sữa này đã đặt ra mục tiêu chiếm lĩnh khoảng 30% thị phần tại Châu Á. Việc thường xuyên đo lường tiến độ sẽ giúp cho Vinamilk có thể theo dõi và tiến hành điều chỉnh chiến lược kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

- A - Attainable (Tính khả thi): với quy mô sản xuất lớn cùng chất lượng sản phẩm được đánh giá cao, không ngừng cải tiến, Vinamilk hoàn toàn tin rằng mình sẽ có khả năng đạt được 30% thị phần Châu Á như đã đề ra ban đầu.

- R - Relevant (Tính liên quan): mục tiêu của Vinamilk ban đầu vốn có mối liên quan chặt chẽ đến ngành công nghiệp sữa và sức khỏe. Từ nền tảng này, họ đã bắt đầu triển khai thêm các sản phẩm dinh dưỡng khác để phục vụ cho các nhu cầu chăm sóc cá nhân khác của người tiêu dùng.

- T - Timely (Tính thời điểm): Vinamilk đã đặt ra mục tiêu chiếm lĩnh toàn bộ thị trường Châu Á vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, họ đã tiến hành lập kế hoạch với từng mốc thời gian cụ thể, chẳng hạn như xây dựng 30 chi nhánh tại các thị trường lớn của Châu Á vào năm 2020, hay xây dựng 15 nhà máy sản xuất ở các quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia vào năm 2025.


Ví dụ về mô hình SMART
 

2. Mô hình SMART của thương hiệu cà phê Trung Nguyên

Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi bật của Việt Nam với lịch sử phát triển gần 30 năm. Với mục tiêu đưa sản phẩm cà phê của mình chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn tầm ra thế giới, thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã thực hiện phân tích SMART model với những tiêu chí sau:

- S - Specific (Mục tiêu cụ thể): dựa trên bản sắc văn hóa Việt Nam, Trung Nguyên mong muốn sẽ mang đến cho khách hàng của mình những cảm nhận khác biệt về hương vị cà phê nồng nàn mà bấy lâu nay họ chưa từng thưởng thức.

- M - Measurable (Tính đo lường): để thực hiện kế hoạch vươn ra thị trường, Trung Nguyên đã cho nghiên cứu và phát triển 30 loại cà phê pha chế với 9 hương vị có các mức độ khác nhau. Ngoài ra, thương hiệu còn đẩy mạnh các chiến dịch thúc đẩy khả năng tiêu thụ cà phê trong nước với bình quân đầu người là 5kg/năm, thay thế cho mức 1kg trước đó.

- A - Attainable (Tính khả thi): Trung Nguyên hiện đang có 4 nhà máy chuyên chế biến cà phê với công suất lên đến 120.000 tấn mỗi ngày. Cùng với đó là nguồn nguyên liệu dồi dào được trồng tự nhiên trên các mảnh đồi của thủ phủ Buôn Ma Thuột, Việt Nam. Chưa kể, Trung Nguyên còn đang triển khai kế hoạch mô hình trồng trọt mới ở khu vực Eatul và xây nhà máy chế biến cà phê với công suất 300 tấn mỗi ngày trong vòng 3 năm tới để đẩy mạnh khả năng cung ứng nguyên liệu cho thị trường.

- R - Relevant (Tính liên quan): Hiện nay, Trung Nguyên đang sở hữu hơn 3.500 cửa hàng cùng 10.000 chi nhánh phân phối trên toàn quốc. Nhờ sự phân phối rộng khắp mà danh tiếng của thương hiệu đang ngày càng vang xa và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ra thế giới với địa điểm dừng chân là hơn 60 quốc gia khác nhau.

- T - Timely (Tính thời điểm): với mục tiêu trở thành hãng chế biến cà phê lớn nhất thế giới năm 2022, Trung Nguyên đã lên kế hoạch đầu tư 80 triệu USD để không ngừng mở rộng hoạt động tại Tây Nguyên, nâng cấp cơ sở hạ tầng và xây dựng một loạt nhà máy chế biến mới.


Ví dụ về SMART
 

Như vậy, với những thông tin vừa được Phương Nam Vina chia sẻ, bạn sẽ không còn cảm thấy xa lạ với khái niệm mô hình SMART là gì. Có thể thấy, trong thời điểm mà thị trường đang cạnh tranh vô cùng gay gắt và buộc doanh nghiệp cần phải tập trung cao độ, việc lãng phí vào những mục tiêu không mang lại kết quả tốt chính là điều không cần thiết. Vì vậy, bằng cách xác định mục tiêu theo mô hình SMART, doanh nghiệp của bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc triển khai các nhiệm vụ cần làm để hướng đến kết quả thành công sau cùng.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website 10 mô hình kinh doanh online phổ biến nhất hiện nay

icon thiết kế website Mô hình AISAS là gì? Cách áp dụng AISAS trong marketing

icon thiết kế website Mô hình 7S là gì? Cách ứng dụng mô hình 7S của McKinsey

Bài viết mới nhất

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp sử dụng để nhấn mạnh vào các giá trị, điểm mạnh của sản phẩm / dịch vụ do mình cung cấp.

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là một yếu tố quan trọng không thể thiếu và góp phần tạo nên sự thành công cho bất kỳ một sự kiện hay chương trình nào.

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được ví cá tính của một công ty, tổ chức và có tác động đến kết quả kinh doanh, sự bền vững của doanh nghiệp.

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Việc hiểu rõ chân dung khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các chiến lược kinh doanh, tiếp thị của tất cả doanh nghiệp trên thị trường.

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

zalo