Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Trong thời đại công nghệ số không ngừng bùng nổ, bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào cũng cần phải có sự chuyển đổi để thích nghi nhanh chóng với sự phát triển này. Marketing cũng không phải là một lĩnh vực ngoại lệ khi gần đây, sự xuất hiện của marketing 5.0 để thay thế cho marketing 4.0 đang dần nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Vậy marketing 5.0 là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về xu hướng tiếp thị này trong nội dung bên dưới nhé.


Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0
 

Marketing 5.0 là gì?

Marketing 5.0 là một khái niệm mới trong lĩnh vực tiếp thị, nó đánh dấu bước “chuyển mình” đầy mạnh mẽ của các hình thức tiếp thị truyền thống sang xu hướng tiếp thị mới đa chiều, đồng thời tập trung nhiều hơn vào sự tương tác và tạo ra trải nghiệm giá trị đến cho khách hàng.

Vậy nên, trước khi tìm hiểu khái niệm marketing 5.0 là gì thì bạn hãy cùng chúng tôi điểm lại tiến trình phát triển của lĩnh vực tiếp thị thông qua từng thời kỳ sau:

- Marketing 1.0: Marketing lấy sản phẩm làm trung tâm cho mọi quyết định.

- Marketing 2.0: Xu hướng tiếp thị tập trung vào người tiêu dùng, đưa nhu cầu của họ lên hàng đầu.

- Marketing 3.0: Trọng tâm của marketing chính là con người, các công ty sẽ tiến hành tối ưu hóa các phương tiện để tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

- Marketing 4.0: Đánh dấu sự chuyển dịch từ hình thức tiếp thị truyền thống sang xu hướng marketing online, đồng thời kết hợp trong việc đáp ứng nhu cầu, trải nghiệm của khách hàng.

Sự xuất hiện marketing 5.0 được đánh giá một bước tiến mạnh mẽ khi ngoài được kế thừa các kỹ thuật từ marketing 4.0, xu hướng tiếp thị này còn ứng dụng thêm nhiều công nghệ bắt chước con người, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo (AI) hay kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing - NLP). Bên cạnh đó, các chiến lược digital marketing 5.0 hiện nay còn được tích hợp các công nghệ cảm biến cùng Internet kết nối vạn vật (Internet of Things – IoT) nhằm gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng hiệu quả.

Từ những đặc điểm này, bản thân Philip Kotler - cha đẻ ngành marketing hiện đại đã định nghĩa về khái niệm marketing 5.0 như sau: “Marketing 5.0 là quá trình tiếp thị mà các doanh nghiệp sẽ ứng dụng hàng loạt công nghệ hiện đại nhằm mục đích định hình lại phương thức tiếp cận, giao tiếp và tương tác với khách hàng trong hành trình trải nghiệm mua sắm của họ. Bên cạnh đó, việc áp dụng xu hướng tiếp thị 5.0 còn giúp doanh nghiệp nhận ra được những khó khăn, thách thức mà họ đang phải đối mặt để kịp thời áp dụng các giải pháp về mặt công nghệ nhằm tối ưu hóa hiệu quả chiến lược.


Marketing 5.0
 

Sự xuất hiện của marketing 5.0

Marketing 4.0 là sự kết hợp độc đáo giữa hai mô hình tiếp thị trực tuyến và ngoại tuyến với mục tiêu đặt con người vào trung tâm của thế giới công nghệ số. Nhờ có sự xuất hiện của marketing 4.0, con người đã dần chấp nhận và thích ứng với việc sử dụng công nghệ, kỹ thuật trong các hoạt động tiếp thị. Đây cũng chính là tiền đề quan trọng để mở ra cơ hội cho sự phát triển của marketing 5.0 sau này.

Không chỉ dừng lại ở đó, sự bùng nổ của công nghệ cùng với các thay đổi trong hành vi mua sắm của khách hàng đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải tích cực chuyển mình để nhanh chóng hòa nhập vào một môi trường mới. Đỉnh điểm chính là lúc đại dịch Covid-19 hoành hành và “giáng” một đòn mạnh mẽ vào nền kinh tế toàn cầu, các biện pháp giãn cách xã hội liên tục được áp dụng để kiềm chế hoạt động mua sắm và tương tác trực tiếp giữa con người. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng “nương” theo thời cuộc dẫn đến sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của xu hướng tiếp thị 5.0.

Theo thời gian, cả người bán và người mua hiện nay đều dần có thói quen làm mọi thứ trên Internet dưới sự trợ giúp của các nền tảng công nghệ. Lúc này, nếu doanh nghiệp nào đang còn dậm chân trong việc bắt kịp các công nghệ mới thì chắc chắn, doanh nghiệp đó sẽ rất khó để cạnh tranh với hàng loạt đối thủ đang “xưng vương” trên thị trường trực tuyến. Và trọng tâm mà xu hướng marketing 5.0 đang muốn hướng đến chính là việc thiết lập nên một mối quan hệ hợp tác lý tưởng giữa con người và công nghệ, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh được phát triển thuận lợi, hiệu quả hơn.

Đặc trưng của marketing 5.0

Với việc áp dụng hàng loạt công nghệ hiện đại, xu hướng marketing 5.0 đang dần có sự hoàn thiện hơn về nhiều mặt, đặc biệt là trong quá trình tiếp cận và tương tác với khách hàng để mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:

1. Xây dựng kết nối cảm xúc với đối tượng mục tiêu

Trong thời đại marketing 5.0, việc tạo ra kết nối cảm xúc với đối tượng mục tiêu đã trở thành một yếu tố quyết định để doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ sâu sắc và lâu dài với khách hàng. Phương pháp tiếp cận này không chỉ tập trung vào nhu cầu cơ bản của con người mà còn phải khai thác được cảm xúc, kỳ vọng thật sự từ họ để đưa ra các giải pháp thật sự phù hợp.

Bằng cách tạo ra những trải nghiệm cảm xúc đầy ý nghĩa, các doanh nghiệp hoàn toàn có cơ hội để nâng cao danh tiếng trên thị trường, đồng thời xây dựng nên các mối quan hệ sâu sắc với khách hàng. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thật sự khéo léo trong việc truyền tải thông điệp, đồng thời xây dựng nên những câu chuyện độc đáo và sử dụng các yếu tố ấn tượng để thúc đẩy cảm xúc của khán giả.

2. Cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng

Trong xu hướng marketing 5.0, việc tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng luôn là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu của các thương hiệu. Quá trình này không chỉ đơn thuần là các giao dịch thương mại thông thường mà nó còn là việc mang đến những trải nghiệm tuyệt vời, qua đó góp phần xây dựng nên hình ảnh tích cực về thương hiệu trong cộng đồng.

Những trải nghiệm đáng nhớ này sẽ được tạo ra thông qua các tương tác trên mọi điểm tiếp xúc với khách hàng, từ lúc mà họ bắt đầu khám phá thương hiệu cho đến sau quá trình mua sắm. Nếu thành công, những trải nghiệm tốt đẹp này sẽ tạo ra lòng trung thành nơi khách hàng, đồng thời trở thành công cụ marketing truyền miệng vô cùng đắc lực để quảng bá cho doanh nghiệp.


Marketing 5.0 là gì?
 

3. Ra quyết định và dự báo kết quả dựa trên dữ liệu

Sự xuất hiện của big data được ví như một loại "nguyên liệu" quý giá đóng góp vào sự thành công to lớn của ngành tiếp thị. Nhờ vào big data, tất cả thông tin liên quan đến khách hàng đều có thể được thu thập nhanh chóng và chính xác, chẳng hạn như hành vi trên mạng xã hội, các giao dịch và thậm chí là sở thích cá nhân của từng người. Với nguồn dữ liệu dồi dào, marketer có thể dễ dàng phác họa ra chân dung của khách hàng mục tiêu và đó cũng chính là cơ sở để doanh nghiệp triển khai các chiến lược tiếp thị phù hợp.

Với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), doanh nghiệp cũng có thể dự đoán được mức độ thành công của các chiến dịch marketing của mình thông qua những phân tích cụ thể từ các hoạt động trước đó. Không chỉ vậy, AI còn hỗ trợ đưa ra các giải pháp để marketer có thể điều chỉnh chiến lược một cách linh hoạt, tránh gặp phải các sai lầm đã từng xảy ra trong quá khứ.

4. Ảo hóa các điểm chạm với khách hàng

Thay vì chỉ tương tác trực tiếp với khách hàng ngay tại điểm bán, digital marketing 5.0 đã cho phép doanh nghiệp có thể tự mình ảo hóa các điểm chạm với khách hàng. Ví dụ, công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) có khả năng đưa khách hàng vào một không gian khác để họ có thể "trải nghiệm" sản phẩm trước khi mua.

Hay như khi truy cập vào website, trí tuệ nhân tạo (AI) được tích hợp sẽ tự động phân tích hành vi và sở thích của khách hàng để tạo ra các tương tác, gợi ý sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người dùng.

Có thể nói, với việc ảo hóa các điểm tiếp xúc thì marketing 5.0 sẽ tạo ra cho khách hàng của mình những trải nghiệm liền mạch và nhất quán trên mọi kênh. Người dùng khi đó cũng có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các kênh trực tuyến và ngoại tuyến, từ đó giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu quả tiếp thị, cũng như thiết lập nên mối quan hệ lâu bền với khách hàng.


Xu hướng marketing 5.0
 

Những xu hướng marketing 5.0 trong thời đại số

Marketing 5.0 được phát triển và vận hành bởi ba yếu tố chính, bao gồm: Tình huống cụ thể, hiệu quả hoạt động và công nghệ thực tế ảo. Bên cạnh đó, nó còn đi kèm với hai nguyên tắc không thể thiếu đó chính là dữ liệu và sự linh hoạt. Tất cả những yếu tố này khi được kết hợp sẽ tạo thành 5 xu hướng tiếp thị 5.0 vô cùng nổi bật trong thời đại công nghệ số hiện nay.

1. Agile marketing (Tiếp thị linh hoạt)

Tiếp thị linh hoạt (agile marketing) là một phương pháp tiếp cận khách hàng của marketing 5.0 và được lấy cảm hứng từ chính triết lý Agile trong việc phát triển phần mềm. Cụ thể, xu hướng này sẽ tập trung vào khả năng thích ứng nhanh chóng với sự biến đổi của thị trường và nhu cầu của khách hàng thay vì chỉ tuân theo những kế hoạch truyền thống mang tính khuôn khổ, lỗi thời.

Quá trình vận hành của phương pháp này sẽ được dựa trên các vòng lặp ngắn, tức là doanh nghiệp sẽ không ngần ngại thử nghiệm và liên tục cải tiến chiến lược từ những dữ liệu đã được thu thập. Với đặc điểm này mà xu hướng tiếp thị linh hoạt sẽ cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa đội ngũ phát triển sản phẩm, nhân viên bán hàng và các nhóm marketing để mang đến một trải nghiệm khách hàng hoàn hảo.

Zara chính là một ví dụ điển hình cho hình thức tiếp thị linh hoạt trong xu hướng marketing 5.0 hiện nay. Khác với những thương hiệu thời trang khác thường thay đổi mẫu mã theo mùa, Zara lại thiết lập vòng thời trang này nhanh hơn với việc tung ra hơn 10.000 mẫu thiết kế mỗi năm bằng cách mang đến những xu hướng mới nhất từ sàn catwalk đến cửa hàng của mình chỉ trong vòng vài tuần.


Tiếp thị 5.0
 

2. Data-driven marketing (Tiếp thị dựa trên dữ liệu)

Đây là hình thức tiếp thị mà doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích và thu thập một lượng dữ liệu khổng lồ đến từ người dùng, đồng thời tiến hành xây dựng một hệ sinh thái dữ liệu riêng để hỗ trợ cho các hoạt động tiếp thị mang lại hiệu quả tốt nhất. Thông qua những dữ liệu đã được phân tích, doanh nghiệp có thể hiểu rõ khách hàng mà mình nhắm đến là ai để áp dụng chiến lược marketing phù hợp, qua đó cải thiện tỷ lệ bán hàng được tốt hơn.

Để có thể hình dung rõ hơn về xu hướng này thì chúng ta cần phải đề cập đến Google với một hệ sinh thái dữ liệu khổng lồ. Thông qua việc thu thập những hành vi, lịch sử tìm kiếm của người dùng trên nền tảng của mình, Google hoàn toàn có thể biết được chính xác liệu đối tượng đó đang có nhu cầu gì để tiến hành phân phối các quảng cáo về sản phẩm phù hợp cho họ.

3. Predictive marketing (Tiếp thị dựa trên dự đoán)

Trong lĩnh vực tiếp thị 5.0, predictive marketing (Tiếp thị dựa trên dự đoán) là một giải pháp được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao khi kết hợp sử dụng giữa trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu khách hàng để dự đoán được các hành vi, nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Với khả năng này mà predictive marketing đã giúp cho các nhà tiếp thị có thể dễ dàng đưa ra được những kế hoạch cùng quyết định sáng suốt hơn trong việc thu hút, giữ chân khách hàng.

Cụ thể, predictive marketing sẽ áp dụng các thuật toán học máy để tiến hành phân tích dữ liệu khách hàng thông qua nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như hành vi mua sắm, tương tác trên mạng xã hội, website và nhiều nguồn dữ liệu khác. Dựa vào việc phân tích này, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ dự đoán những sản phẩm / dịch vụ mà khách hàng có khả năng quan tâm, cũng như thời điểm và kênh tiếp thị phù hợp nhất để tiếp cận họ. Điều này giúp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị, tăng khả năng tương tác và nâng cao cơ hội chuyển đổi khách hàng thành người mua thực sự.

Netflix chính là một minh chứng tiêu biểu cho việc áp dụng predictive marketing vô cùng thành công. Theo đó, họ đã sử dụng các dữ liệu từ lịch sử xem phim, thói quen tìm kiếm và xếp hạng của người dùng để đề xuất các bộ phim, chương trình truyền hình phù hợp với sở thích của từng người dùng. Thông qua việc tạo ra các gợi ý cá nhân hóa, nền tảng xem phim này đã mang đến một trải nghiệm xem phim tuyệt vời cho người dùng và tăng cơ hội để họ tiếp tục sử dụng dịch vụ của mình.


Tiếp thị 5.0 là gì?
 

4. Contextual Marketing (Tiếp thị theo ngữ cảnh)

Trong marketing hiện đại, việc áp dụng công nghệ vào tiếp thị ngữ cảnh được ví như “xương sống” của hàng loạt chiến lược tiếp thị. Theo đó, các công nghệ sẽ được sử dụng để phân tích môi trường vật chất và các thông tin liên quan đến người tiêu dùng thông qua các giao diện có sẵn của tiện ích.

Những hoạt động này được triển khai sẽ giúp doanh nghiệp có thể nghiên cứu để mang đến khả năng tương tác cá nhân cho người dùng thông qua các cảm biến hoặc giao diện công nghệ số trong một không gian vật lý. Tuy nhiên thì cũng giống như con người, máy móc cũng cần phải được trang bị nhiều cảm biến khác nhau để có thể thu thập được dữ liệu và truyền cho AI phân tích. Vì vậy, để có thể triển khai được phương pháp này một cách hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải xây dựng một cơ sở hạ tầng cảm biến tiên tiến.

Ví dụ, Disney đã tiên phong trong việc sử dụng công nghệ camera để phát hiện cảm xúc của những khán giả trong các rạp chiếu phim của họ. Nhờ đó mà thương hiệu này có thể theo dõi được biểu cảm của khán giả trong suốt bộ phim và đánh giá được mức độ thích thú của họ đối với từng phân cảnh. Điều này giúp cho nhà sản xuất có thể cải thiện chất lượng sản phẩm của mình trong các dự án sắp tới.

5. Augmented marketing (Tiếp thị tăng cường)

Trong marketing 5.0, augmented marketing (Tiếp thị tăng cường) đóng vai trò quan trọng khi mang đến những trải nghiệm thú vị cho khách hàng nhờ vào sự góp mặt của các công nghệ kỹ thuật số có khả năng tương tác gần như con người. Mặc dù không thể thay thế hoàn toàn vai trò của con người, nhưng các công nghệ như chatbot và trợ lý ảo vẫn đảm nhận được một số nhiệm vụ cụ thể nhằm giảm bớt gánh nặng cho nhân sự trong việc bán hàng hay chăm sóc khách hàng.

Để tận dụng tối đa tiềm năng của hình thức tiếp thị tăng cường, các doanh nghiệp cần phát triển chiến lược ứng dụng công nghệ sao cho phù hợp và hiệu quả. Trong đó, giải pháp hiệu quả nhất chính là việc tạo ra giao diện tương tác theo từng cấp độ, mục đích chính là cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hiệu quả tiếp thị.

Ví dụ, các thương hiệu như IKEA và Sephora đã sử dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR) để tạo ra các trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Cụ thể thì trên các ứng dụng di động của mình, người dùng có thể tự mình trải nghiệm các sản phẩm như nội thất hoặc mỹ phẩm trong môi trường thực tế ảo để có cái nhìn chân thực hơn trước khi quyết định mua hàng. Điều này không chỉ giúp tạo ra sự hấp dẫn, tăng cường khả năng tương tác với khách hàng mà còn đóng góp vào việc nâng cao doanh số bán hàng của các doanh nghiệp.


Xu hướng tiếp thị 5.0
 

Marketing 5.0 và những thách thức phải đối mặt

Bên cạnh những lợi thế đầy tiềm năng thì chúng ta cũng không thể phủ nhận một điều, digital marketing 5.0 hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau. Nổi cộm trong số đó cần phải kể đến những tình huống sau:

1. Khoảng cách thế hệ

Trong thời đại kỷ nguyên số, vấn đề về khoảng cách giữa các thế hệ đang trở thành một thách thức quan trọng đối với các nhà tiếp thị. Sự khác biệt về văn hóa, cách sống, hành vi và sở thích giữa các thế hệ như Baby Boomer, Gen X, Gen Y, Gen Z và Alpha đã tạo ra một rào cản lớn đối với các nhà tiếp thị trong việc tiếp cận, tương tác với khách hàng.

Thế hệ Baby Boomer và Gen X là nhóm đối tượng được tiếp xúc với các phương thức tiếp thị truyền thống như marketing 1.0 và 2.0 (truyền hình, báo chí). Trong khi đó, Gen Y chủ yếu tương tác với phương thức tiếp thị 3.0, tập trung vào trải nghiệm và tương tác trực tuyến (mạng xã hội). Ngược lại, Gen Z và Alpha là hai thế hệ được tiếp xúc với công nghệ kỹ thuật số từ sớm nên dĩ nhiên, họ có xu hướng tiếp cận với các chiến lược tiếp thị tiên tiến như marketing 4.0 và 5.0 (tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm đa kênh và tương tác cá nhân hóa thông qua nền tảng kỹ thuật số).

2. Sự phân hóa thị trường

Một trong những thách thức không nhỏ mà những nhà tiếp thị đang phải đối mặt hiện nay đó là sự phân hóa đa chiều của thị trường, mà cụ thể ở đây đó chính là cuộc sống con người với các yếu tố nhận thức, hành vi, thói quen, lối sống, quan điểm và nhu cầu mua sắm,.... Nguyên nhân chính của vấn đề này đó là do khoảng cách giàu nghèo, địa vị giữa các tầng lớp xã hội và kinh tế.

Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định rõ vị thế thương hiệu của mình và chọn lựa thị trường mục tiêu của mình một cách cẩn thận. Sự phân hóa này đôi khi sẽ làm hạn chế phạm vi các thị trường mà doanh nghiệp có thể hoạt động, từ đó khiến tốc độ tăng trưởng bị chững lại, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều biến động cùng sự cạnh tranh gay gắt đến từ nhiều đối thủ.


Digital marketing 5.0
 

3. Khoảng cách công nghệ

Với sự phát triển của xã hội, các công nghệ mới như AI, robot cũng dần được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực hơn, điều này không khỏi khiến chúng ta phải đặt ra một câu hỏi: “Tương lai của nhân loại sẽ như thế nào nếu AI thống trị hoàn toàn?”. Bên cạnh đó, mối lo ngại về một tương lai mà công nghệ và máy móc sẽ chi phối mọi khía cạnh của cuộc sống cũng đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Chưa kể, trong khi một số quốc gia hiện nay đã đến đỉnh cao của phát triển công nghệ thì ở nhiều nơi trên thế giới thậm chí còn chưa được tiếp cận với Internet.

Những thách thức về công nghệ này đòi hỏi các nhà tiếp thị phải tìm ra các giải pháp phù hợp để phát triển và áp dụng công nghệ một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, họ cũng cần đảm bảo rằng việc áp dụng công nghệ sẽ không làm gia tăng khoảng cách xã hội hay kinh tế mà thay vào đó, nó sẽ mang lại lợi ích cho toàn thể cộng đồng.

4. Thay đổi tư duy

Để có thể áp dụng thành công chiến lược marketing 5.0 thì doanh nghiệp cần phải thay đổi từ việc tập trung vào sản phẩm sang việc đặt khách hàng vào trung tâm của mọi quyết định và hoạt động. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, những nhà tiếp thị sẽ cần có một sự chuyển đổi về cách nhìn nhận, tiếp cận, đánh giá và thấu hiểu khách hàng.

Không chỉ vậy, trọng tâm của tiếp thị 5.0 còn tạo ra trải nghiệm liền mạch, cá nhân hóa cho khách hàng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cũng cần phải có sự thay đổi trong việc áp dụng công nghệ phù hợp để tự động hóa quy trình marketing, xây dựng đội ngũ nhân viên nhạy bén và có khả năng thích ứng với những thay đổi bất chợt của thị trường.

5. Bảo mật và an toàn dữ liệu

Việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân là yếu tố then chốt để doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng. Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với nguy cơ rò rỉ thông tin nhạy cảm và ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của doanh nghiệp. Hậu quả của việc rò rỉ dữ liệu có thể rất nghiêm trọng, nhẹ thì chỉ tổn thất tài chính, nặng hơn thì ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu hay thậm chí là vi phạm pháp luật.


Thách thức marketing
 

Ví dụ thực tiễn về marketing 5.0 từ các thương hiệu nổi tiếng

Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về cách mà các doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng chiến lược tiếp thị 5.0 thì ngay dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu về hai ví dụ điển hình áp nhất.

1. Nike: Chiến dịch Dream Crazy

Chiến dịch Dream Crazy của Nike là một minh chứng điển hình cho sự thành công của việc áp dụng marketing 5.0. Với chiến lược này, Nike không chỉ đơn thuần là đang quảng bá sản phẩm mà còn tạo ra một sợi dây liên kết cảm xúc với cộng đồng. Chính thức triển khai vào năm 2018 cùng với sự góp mặt của Colin Kaepernick - một cựu cầu thủ bóng đá nổi tiếng người Mỹ, chiến dịch Dream Crazy đã mạnh mẽ đề cập đến các vấn đề xã hội, điển hình như cuộc chiến chống lại nạn phân biệt chủng tộc và mưu cầu quyền bình đẳng.

Bằng cách lựa chọn Kaepernick làm người phát ngôn chính cho chiến dịch, Nike đã thể hiện một lập trường táo bạo và chân thành, họ sẵn sàng chấp nhận rằng quan điểm của mình sẽ gây tranh cãi nhưng đồng thời cũng nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ nhiều người.

Quảng cáo với thông điệp “Believe in something, even if it means sacrificing everything” (Hãy tin vào điều gì đó, ngay cả khi điều đó có nghĩa là hy sinh tất cả) đã thật sự chạm đến trái tim của nhiều người và nhanh chóng khơi dậy những cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội.

Chiến dịch này là một ví dụ tiêu biểu cho việc marketing 5.0 đã không còn thật sự đặt trọng tâm sản phẩm như các phiên bản trước đó mà đang dần hướng đến các giá trị có ý nghĩa, cũng như kết nối cảm xúc của mọi người để tạo ra những tác động tích cực đến xã hội.


Ví dụ marketing 5.0
 

2. Coca-Cola: Share a Coke

Chiến dịch "Share a Coke" của Coca-Cola là một ví dụ xuất sắc về marketing 5.0 khi thương hiệu này đã tập trung vào việc tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng. Chiến dịch này đã mang đến một ý tưởng đột phá bằng việc thay thế logo truyền thống của Coca-Cola trên bao bì bằng những cái tên khác hoặc một số thuật ngữ về tình bạn, tình yêu nhằm khuyến khích mọi người chia sẻ chúng cho một ai đó.

Không thể phủ nhận, chiến lược cá nhân hóa này của Coca-Cola đã tạo ra một tác động mạnh mẽ về cảm xúc khi khuyến khích mọi người tìm kiếm tên của mình hoặc của bạn bè trên lon coca của thương hiệu. Ngoài ra, chiến dịch cũng thúc đẩy sự tương tác mạnh mẽ trên mạng xã hội khi mọi người thường có xu hướng chia sẻ những chai coca với tên của mình được in trên đó.

Rõ ràng, việc áp dụng marketing 5.0 trong chiến lược Share a Coke đã giúp Coca-Cola thành công trong việc tạo ra kết nối cảm xúc với người tiêu dùng khi biến một hành động đơn thuần như uống coca lại trở thành một trải nghiệm cá nhân và ý nghĩa.


Ví dụ về marketing 5.0
 

Trên đây là những thông tin mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến bạn về xu hướng marketing 5.0 trong thời đại số phát triển. Có thể thấy, với sự bùng nổ của lĩnh vực tiếp thị cùng những công nghệ mới được áp dụng vào, doanh nghiệp của bạn cũng cần phải nhanh chóng đổi mới để không bị bỏ lại phía sau đối thủ của mình nhé. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Wifi marketing là gì? Lợi ích và cách triển khai hiệu quả

icon thiết kế website AI marketing là gì? Lợi ích khi ứng dụng AI trong marketing

icon thiết kế website Website marketing là gì? Các chiến lược marketing website hiệu quả

Bài viết mới nhất

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp sử dụng để nhấn mạnh vào các giá trị, điểm mạnh của sản phẩm / dịch vụ do mình cung cấp.

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là một yếu tố quan trọng không thể thiếu và góp phần tạo nên sự thành công cho bất kỳ một sự kiện hay chương trình nào.

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được ví cá tính của một công ty, tổ chức và có tác động đến kết quả kinh doanh, sự bền vững của doanh nghiệp.

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Việc hiểu rõ chân dung khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các chiến lược kinh doanh, tiếp thị của tất cả doanh nghiệp trên thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling không phải là một kỹ thuật bán hàng mới nhưng là chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp yêu thích vì hiệu quả mang lại rất cao.

 
zalo