Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Hầu hết các thương hiệu đình đám hiện nay đều khởi đầu từ một câu chuyện đặc biệt gắn liền với tên tuổi của họ. Câu chuyện này không đơn giản chỉ là hành trình sáng lập hay triết lý của các nhà lãnh đạo mà đó còn là một phần của lịch sử, văn hóa và bản sắc thương hiệu. Tuy nhiên, có một sự thật là thương hiệu không thể nào kỳ vọng được khách hàng sẽ mở điện thoại để suy ngẫm, chiêm nghiệm về câu chuyện của mình ở mọi nơi, mọi lúc. Đó chính là lý do vì sao mà những câu tagline ngắn gọn, giàu ý nghĩa và mang tính hiệu quả cao sẽ thể hiện vai trò mạnh mẽ của mình. Vậy tagline là gì? Làm thế nào để doanh nghiệp có thể tạo ra một tagline ấn tượng và đi sâu vào lòng người? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong nội dung dưới đây.


Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người
 

Mục lục

Tagline là gì?

Tagline còn được gọi là khẩu hiệu, là một cụm từ ngắn gọn, dễ nhớ và súc tích, được sử dụng để truyền tải thông điệp cốt lõi về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Mặc dù chỉ là một cụm từ hay câu nói ngắn gọn nhưng tagline lại có sức mạnh to lớn trong việc chạm đến cảm xúc của khách hàng. Vậy nên, việc tạo ra những câu tagline hay chính là chìa khóa để doanh nghiệp thể hiện quan điểm của mình đối với giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng dành cho thương hiệu.

Quay ngược trở lại quá khứ, tagline lần đầu tiên được sử dụng trong ngành truyền thông chính là của Tom Bodett. Vào thời điểm đó, Tom Bodett đang ghi âm cho một đoạn quảng cáo qua radio Motel 6 nhưng vẫn còn dư một chút thời gian. Chính vì vậy, để giúp cho quảng cáo thêm phần trọn vẹn thì ông đã thêm vào một câu nói “We’ll leave the light on for you”.

Bản thân của Bodett khi ấy cũng không thể ngờ rằng câu nói của mình đã trở thành một cú “hit” đối với khách hàng. Thậm chí là đến tận 30 năm sau, khi người nghe nhớ về đoạn quảng cáo của Motel 6 thì họ cũng không thể nào quên được tagline ngẫu hứng nhưng lại cực kỳ viral của ông.

Phân biệt tagline và slogan

Nếu làm việc trong ngành marketing, tagline và slogan có lẽ là hai thuật ngữ không còn xa lạ gì với bạn. Tuy nhiên, với những người mới lần đầu tìm hiểu thì việc bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này là điều rất dễ xảy ra. Vì thế, trước khi giúp bạn làm rõ được sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này thì chúng ta cần phải hiểu về khái niệm slogan là gì.

Slogan được biết đến là một đoạn văn ngắn và thường được sử dụng khi doanh nghiệp muốn truyền đạt một thông điệp, giá trị hoặc hướng phát triển cho sản phẩm. Thông qua slogan, doanh nghiệp muốn làm cho khách hàng tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của mình.

Chúng ta có ví dụ dẫn chứng là thương hiệu OMO với tagline: “Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn”, còn slogan là: “Đánh bay mọi vết bẩn”. Hay với Vinamilk, một thương hiệu có nhiều tagline thay đổi theo từng giai đoạn như: “Vươn cao Việt Nam”, “Vì thế hệ tương lai vượt trội”. Trong khi đó, slogan của thương hiệu sữa hàng đầu này lại là: “Sức khỏe và vẻ đẹp của bạn”.

Thông qua ví dụ trên, chúng ta có thể đặt tagline và slogan lên bàn cân cùng so sánh, từ đó rút ra một số điểm khác biệt giữa hai thuật ngữ này như sau:

- Tagline là một phần không thể thiếu của bộ nhận diện thương hiệu và có vai trò nhắc nhớ người xem nhớ đến doanh nghiệp. Thông thường, tagline sẽ luôn gắn bó với hình ảnh của doanh nghiệp trong suốt một chặng đường dài và chỉ khi thương hiệu muốn xác định lại bản sắc, triết lý kinh doanh,... thì chúng mới được thay đổi.

- Slogan được doanh nghiệp tạo ra để phục vụ cho những mục tiêu riêng biệt và có thời gian ngắn hạn, đồng thời gắn liền với một sản phẩm / dịch vụ hoặc trong các chiến dịch cụ thể. Vì thế mà so với tagline, slogan sẽ được doanh nghiệp thay đổi thường xuyên hơn.


Tagline là gì?
 

Vai trò của tagline đối với doanh nghiệp

Tagline được ví như một khẩu lệnh quan trọng để giúp cho doanh nghiệp có thể định hướng và quảng bá hình ảnh của mình. Đây cũng chính là lý do vì sao mà hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp thường rất chú trọng đến việc sáng tạo ra tagline để xây dựng bản sắc riêng cho mình.

Không chỉ vậy, với việc đầu tư nghiên cứu và sử dụng những câu tagline ấn tượng, sắc bén và tạo ra cảm xúc mạnh mẽ, doanh nghiệp còn dễ dàng nhận được sự quan tâm, tín nhiệm của khách hàng. Đây được xem như là một yếu tố chủ chốt để doanh nghiệp có thể cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, thúc đẩy doanh thu, nâng cao vị thế và cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ khác trên thị trường.

Các loại tagline phổ biến trên thị trường hiện nay

Hiện nay, tagline trên thị trường được chia thành nhiều loại khác nhau và doanh nghiệp có thể lựa chọn dựa trên đặc tính của sản phẩm / dịch vụ, tệp khách hàng mục tiêu hay thời điểm marketing phù hợp, cụ thể:

1. Tagline thể hiện giá trị của sản phẩm, dịch vụ

Một trong những loại tagline phổ biến nhất hiện nay đó chính là các thông điệp thể hiện giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu. Điều này cho thấy rằng tagline không chỉ là một câu quảng cáo đơn thuần mà đó còn là lời cam kết của brand đối với khách hàng của mình. Ví dụ:

- KFC: “Finger Lickin’ Good” (Vị ngon trên từng ngón tay).

- Disneyland: “The happiest place on Earth” (Nơi hạnh phúc nhất trên thế giới).

- M&M’s: “Melts in your mouth, not in your hand” (Không tan trong tay, chỉ tan trên đầu lưỡi).

2. Tagline kêu gọi hành động

Ngoài việc thể hiện giá trị của sản phẩm, tagline cũng còn được sử dụng để kích thích và kêu gọi hành động từ khách hàng. Thông qua những câu khẩu hiệu ngắn gọn và sâu sắc, tagline tựa như một lời động viên dành cho những người dám hành động, dám ước mơ và không ngần ngại đi ngược lại với các tiêu chuẩn cơ bản của xã hội để bước trên con đường của riêng mình.

Trong đó, có hai ví dụ tagline kêu gọi hành động được các doanh nghiệp hiện nay áp dụng hiệu quả, cụ thể:

- Nike: “Just do it” (Cứ làm thôi).

- Apple: “Think different” (Nghĩ khác đi).


Tagline
 

3. Tagline truyền tải thông điệp rõ ràng, không ẩn ý

Với sự phát triển của xã hội, thói quen con người cũng dần có những thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá một vấn đề. Ngày nay, khách hàng không còn trông chờ vào những quảng cáo dài dòng với thông điệp mang tính vĩ mô nữa mà thay vào đó, họ muốn biết liệu doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề của mình hay không thông qua tagline hay, đơn giản và rõ ràng nhất có thể.

Đừng tham lam nhồi nhét những kiến thức mà bản thân khách hàng không có nhu cầu tiếp nhận, cũng đừng cố gắng trau chuốt các từ ngữ chuyên môn khiến người xem không hiểu. Đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng những tagline có thông điệp rõ ràng và đừng ẩn ý bất kỳ điều gì trong ngôn ngữ, câu từ.

Ví dụ điển hình cho tagline truyền tải thông điệp rõ ràng hiện nay cần phải kể đến là:

- Mastercard: “Priceless” (Vô giá).

- Red Bull: “Gives you wings” (Trao cho bạn đôi cánh).

- Airbnb: “Belong anywhere” (Thuộc về bất cứ nơi đâu).

4. Tagline kể về một câu chuyện

Rõ ràng, một câu chuyện hay sẽ dễ dàng thu hút, thuyết phục người xem nhiều hơn so với những gạch đầu dòng chỉ mang tính chất liệt kê. Vì vậy, thay vì ngồi liệt kê xem doanh nghiệp của bạn đã và đang sở hữu những giá trị gì thì hãy kể cho khách hàng nghe câu chuyện thương hiệu của bạn.

Tất nhiên, vì không phải ai cũng có đủ thời gian, kiên nhẫn để lắng nghe, chiêm nghiệm câu chuyện của bạn nên lúc này, việc sử dụng tagline kể chuyện sẽ mang đến hiệu quả cao hơn. Cụ thể, một số ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn nhận ra rằng một tagline kể chuyện ngắn gọn sẽ thể hiện bản sắc của thương hiệu tốt như thế nào:

- Geico: Chỉ cần dành 15 phút hoặc ít hơn để ký hợp đồng với chúng tôi là bạn đã có thể tiết kiệm 15% hoặc nhiều hơn cho chi phí bảo hiểm xe trong tương lai.

- Maybelline: Cô ấy có thể đẹp tự nhiên, hoặc cũng có thể là nhờ vào Maybelline.

- State Farm: Giống như một người hàng xóm đáng tin cậy, State Farm luôn ở đây khi bạn cần.

5. Tagline khẳng định vị thế thương hiệu

Không ít thương hiệu lớn đã khéo léo sử dụng vị thế của mình trên thị trường như một chiến lược tâm lý marketing để thu hút và thuyết phục khách hàng tiềm năng một cách mạnh mẽ. Bằng cách sử dụng những câu khẩu hiệu đặc biệt thể hiện đẳng cấp của mình trong ngành, tagline của doanh nghiệp sẽ càng có thêm “trọng lượng” trong việc thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm, ví dụ:

- Budweiser: Ông Vua của các thương hiệu bia.

- Wheaties: Bữa sáng của những nhà vô địch.

- The Law Firm: Hỗ trợ những người tốt làm những điều tốt đẹp nhất.


Câu tagline
 

Những yếu tố cốt lõi tạo nên một tagline ấn tượng, hấp dẫn

Không thể phủ nhận, một tagline hay, ấn tượng sẽ có sức mạnh rất lớn trong việc giúp doanh nghiệp gia tăng độ phủ sóng trên thị trường, đồng thời kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, để có thể tạo ra được một câu tagline mang đến giá trị lớn cho doanh nghiệp thì bạn cần dựa vào những yếu tố cốt lõi sau:

- Sáng tạo: Để thu hút sự chú ý của khách hàng, tagline của bạn cần phải độc đáo để giúp thương hiệu trở nên nổi bật và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Hãy sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ, tạo ra ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng và tránh dùng các cụm từ phổ biến và không rõ ràng.

- Ngắn gọn, đơn giản: Một tagline quá dài chắc chắn sẽ làm cho khách hàng khó lòng có thể ghi nhớ được hết những gì mà doanh nghiệp muốn thể hiện. Thay vào đó, việc tập trung sử dụng các từ ngữ ngắn gọn, cô đọng sẽ giúp bạn tạo ra một câu tagline tuy đơn giản nhưng lại ấn tượng, dễ truyền tải thông điệp hơn.

 - Thân thiện và gần gũi: Bằng cách sử dụng những từ ngữ chân thành, gần gũi với khách hàng, tagline của bạn có thể nhanh chóng kích thích cảm xúc cũng như tạo nên mối liên kết vững chắc giữa khách hàng và doanh nghiệp.

- Thể hiện sự chân thành: Những lời nói, ngôn từ trung thực sẽ mang lại ấn tượng sâu sắc hơn đối với khách hàng. Bên cạnh đó, với việc thể hiện sự chân thành của mình qua các tagline, doanh nghiệp có thể xây dựng được sự tin tưởng và tạo ra mối quan hệ gắn bó lâu dài đối với người tiêu dùng.

- Tạo điểm nhấn: Việc có một điểm nhấn đặc biệt trong tagline chính là yếu tố quan trọng để giúp thương hiệu của bạn trở nên nổi bật và thu hút sự chú ý của khách hàng. Điểm nhấn này có thể là một tính năng độc đáo của sản phẩm / dịch vụ, hoặc cũng có thể phản ánh giá trị cốt lõi mà thương hiệu muốn mang lại.

- Tương thích với hình ảnh thương hiệu: Tagline là một phần quan trọng trong việc xây dựng, duy trì hình ảnh của thương hiệu nên dĩ nhiên, nó cần phải được thiết kế và lựa chọn sao cho thật cẩn thận để đảm bảo tính nhất quán, liên kết với thương hiệu.

- Kể một câu chuyện mạnh mẽ: Câu chuyện ở đây không phải là một đoạn văn bản dài hàng chục trang, nó đơn giản chỉ là những câu chữ mang cảm xúc mạnh mẽ hoặc một tình huống cụ thể để kích thích sự tò mò của người xem về sản phẩm / dịch vụ của khách hàng. Điển hình như tagline "Because You're Worth It" (Vì bạn xứng đáng) của L'Oreal đã kể cho khách hàng biết rằng tại sao họ lại xứng đáng được chăm sóc và sử dụng các sản phẩm chất lượng cao.

- Khơi gợi cảm xúc của người nghe: Để khách hàng của mình có thể sẵn sàng chi tiền cho một sản phẩm thì chắc chắn, tagline của thương hiệu cần phải chạm được đến trái tim của người tiêu dùng. Nếu bạn vẫn chưa hiểu, hãy nhìn vào tagline "The Best A Man Can Get" (Sản phẩm tốt nhất dành cho phái mạnh) của Gillette để thấy được cách mà thương hiệu này kích thích sự tò mò của khách hàng tốt như thế nào.

- Thực tế và đáng tin cậy: Sáng tạo tagline là một điều nên làm, nhưng hãy đảm bảo rằng thông điệp của nó phải phù hợp với thực tế và hoàn toàn đáng tin cậy. Không nên tạo ra một tagline với thông điệp quá phóng đại hoặc quá viễn tưởng vì điều này có thể khiến hình ảnh, uy tín của thương hiệu bị hoen ố.


Tagline hay
 

Các bước xây dựng tagline độc đáo, đi vào lòng người

Việc tạo ra một tagline ấn tượng và hiệu quả không dựa trên bất kỳ công thức hay khuôn mẫu nào. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn hoàn toàn thoải mái với việc sáng tạo, “chế biến” tagline thành nhiều câu khẩu hiệu khác nhau. Thay vì vậy, để có thể tạo ra một câu tagline hay, chất lượng và mang đến giá trị cho doanh nghiệp thì bạn hãy áp dụng theo các bước mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:

1. Định hình giá trị thương hiệu

Trước khi bắt tay vào việc tạo ra một câu tagline ấn tượng, bạn hãy tự đặt cho mình câu hỏi: "Tôi là ai và tôi đang ở đâu?" Bằng cách trả lời câu hỏi này, bạn và doanh nghiệp của mình sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định được những giá trị cốt lõi của thương hiệu. Bởi lẽ, sản phẩm / dịch vụ có được đón nhận trên thị trường hay không một phần rất lớn là dựa vào hình ảnh của thương hiệu trên thị trường.

Đây cũng là lời giải đáp hiệu quả cho câu hỏi vì sao các sản phẩm đến từ những thương hiệu lớn (chẳng hạn như iPhone của Apple) mặc dù luôn có giá thành cao nhưng vẫn luôn được khách hàng yêu thích, đón nhận. Vì thế, nếu một thương hiệu thậm chí còn không nhận ra đâu là điểm mạnh và sự khác biệt của mình so với đối thủ thì việc thu hút khách hàng sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.


Tagline ấn tượng
 

2. Cô đọng thông tin thành các từ khóa

Sau khi đã xác định được giá trị cốt lõi và thông điệp cần truyền tải, bạn hãy bắt đầu cô đọng những dữ kiện này thành các từ khóa để tagline trở nên ngắn gọn và dễ nhớ hơn. Hãy tập trung vào việc chọn ra những keyword chính và loại bỏ những từ ngữ dư thừa, không cần thiết. Lấy ví dụ cụ thể với trường hợp tagline "Think Different" của Apple, từ khóa chính ở đây đó chính là "Think" và "Different". Hai từ đơn cực kỳ ngắn gọn nhưng đủ để truyền tải rằng Apple chính một công ty sáng tạo và luôn khuyến khích mọi người suy nghĩ theo hướng khác biệt.

3. Định hướng ý tưởng tagline

Sau khi hoàn thành 2 bước trên thì đã đến lúc, bạn cần bắt đầu hình thành nên ý tưởng cho tagline của mình. Trong quá trình này, bạn không nhất thiết phải tạo ra một ý tưởng hoàn hảo mà chỉ cần phản ánh sao cho đúng với mục đích ban đầu đã được đã đặt ra.

Tất nhiên, mỗi ý tưởng “vụt sáng” lúc này đều rất quan trọng nên bạn hãy tranh thủ ghi chú lại trên giấy hoặc điện thoại để xem lại khi cần. Hãy luôn nhớ rằng, một ý tưởng chỉ được xem là tốt nếu nó thật sự phù hợp với sản phẩm / dịch vụ, thương hiệu và khách hàng.


Tagline chất lượng
 

4. Kết nối từ khóa thành câu chữ

Tất cả những “nguyên liệu” dùng để tạo tagline đã có, việc mà bạn cần làm lúc này đó chính là kết hợp chúng với nhau để tạo thành một thông điệp hoàn chỉnh. Từ những từ khóa rời rạc cho đến ý tưởng vừa được nhen nhóm, bạn hãy liên kết chúng lại với nhau để tạo ra một câu khẩu hiệu hay, tràn đầy cảm xúc. Đừng quên cũng trong bước này, bạn hãy đặt mình vào vị trí của người nghe để có thể đánh giá tagline một cách khách quan nhất.

5. Gọt giũa thông điệp cho phù hợp, thu hút

Sau khi đã hoàn thiện tagline, bạn đừng vội sử dụng chúng ngay mà hãy tiến hành gọt dũa để tagline có thể đạt đến độ hoàn hảo cao nhất về nghệ thuật ngôn từ, đồng thời đảm bảo thông điệp được truyền đi một cách chính xác nhất. Trong quá trình này, việc tiếp thu ý kiến từ các đồng nghiệp là điều cần thiết nhưng bạn cũng cần phải lọc bớt và chọn lựa một cách thông minh để tránh tình trạng “đẽo cày giữa đường”.

6. Kiểm tra, đánh giá và chỉnh sửa

Tagline đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp của doanh nghiệp tới khách hàng nên quyết định cuối cùng về tagline thường sẽ được đưa ra bởi cấp trên và các quản lý cấp cao. Do đó mà khi trình bày tagline để xét duyệt, bạn cần thể hiện rằng sản phẩm của mình đã được kiểm tra, đánh giá và chỉnh sửa một cách cẩn thận với mục tiêu được trình bày rõ ràng cùng thông điệp sâu sắc,... điều này sẽ làm tăng khả năng thuyết phục họ về tính hiệu quả và độ ấn tượng của tagline do mình sáng tạo.


Câu tagline hay
 

Một số lưu ý quan trọng khi xây dựng tagline cho doanh nghiệp

Trong thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc tạo ra một tagline ấn tượng là một nhiệm vụ rất quan trọng để thu hút được sự chú ý của khách hàng và tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu. Vậy nên, bên cạnh thực hiện theo các bước vừa chia sẻ thì dưới đây còn có một số lưu ý mà bạn không nên bỏ qua.

1. Ai là người xây dựng tagline?

Tagline chính là câu khẩu hiệu ngắn gọn được sử dụng nhằm góp phần xây dựng giá trị cho sản phẩm / dịch vụ, đồng thời nâng cao hình ảnh thương hiệu trên thị trường. Vì lẽ đó mà việc xây dựng tagline không chỉ là nhiệm vụ của một người mà đòi hỏi sự tham gia và đóng góp của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên thì hiện nay, các bộ phận như marketing, quảng cáo hay PR sẽ có vai trò quyết định chính trong việc xây dựng tagline cho doanh nghiệp. Thỉnh thoảng, một số doanh nghiệp có thể thuê các công ty chuyên về thiết kế tagline hoặc tìm kiếm ý kiến từ khách hàng, nhân viên để xác định câu châm ngôn phù hợp nhất.

2. Brainstorm thật nhiều ý tưởng trước khi lựa chọn

Khi bắt đầu xây dựng tagline cho doanh nghiệp, đừng lo lắng về việc bị giới hạn bởi ít hay nhiều ý tưởng mà hãy cho phép suy nghĩ của mình được bay cao và sáng tạo nhất có thể. Nếu được thì bạn hãy mời các thành viên trong doanh nghiệp hoặc những người thân thiết để cùng tham gia brainstorm. Đây được xem là một cơ hội tốt để bạn có thể dễ dàng chia sẻ và thu thập ý kiến từ những người có quan điểm khác nhau, từ đó lựa chọn được cho mình các ý tưởng tiềm năng nhất.


Tagline và slogan
 

3. Sử dụng các cụm từ có ảnh hưởng

Thành công của một tagline dựa vào phần lớn sự kết hợp của những ngôn từ mang sức ảnh hưởng lớn, từ đó thu hút được sự quan tâm của khách hàng và làm cho họ dễ nhớ hơn. Thậm chí, khi bạn gặp nhiều khó khăn trong việc truyền tải thông điệp thì sử dụng các cụm từ có sức ảnh hưởng sẽ giúp cho bạn có thể dễ dàng tiếp cận và chạm đến trái tim của nhiều người hơn.

4. Tagline vừa mắt, thuận tai nhưng vẫn khác biệt

Một lưu ý quan trọng khi xây dựng tagline là sự đơn giản nhưng điều đó không có nghĩa là tagline của bạn trông rất bình thường và giống như hàng nghìn doanh nghiệp khác. Nếu muốn để lại được sự ấn tượng sâu sắc cho khách hàng, tagline của bạn cũng cần phải tạo nên khác biệt bằng cách sử dụng các từ ngữ, cụm từ hay thậm chí là âm thanh riêng biệt,... để không bị nhầm lẫn với bất kỳ thương hiệu nào trên thị trường hiện nay.

5. Không phải cố gắng trở nên hoàn hảo

Bất kể doanh nghiệp nào cũng muốn tagline mà mình tạo ra phải thật sự hoàn hảo, chỉn chu đến từng chi tiết. Tuy nhiên, điều này có thể khiến cho việc sáng tạo và triển khai tagline trở nên tốn nhiều thời gian hơn và đôi khi còn không mang lại kết quả như mong đợi.

Do đó, thay vì tìm kiếm một câu slogan hoàn hảo thì bạn hãy tập trung vào việc tạo ra một tagline đủ ấn tượng và hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn. Đôi khi, việc tinh chỉnh và cải thiện tagline sau khi đã sử dụng trong thực tế cũng là cách để tagline trở nên hoàn hảo hơn. 

6. Khách hàng luôn quan tâm đến giá trị hơn là tính năng

Trong quá trình tạo ra tagline, nhiều doanh nghiệp thường có xu hướng tập trung vào việc quảng cáo tính năng của sản phẩm / dịch vụ của mình mà quên đi rằng, cái mà khách hàng thật sự quan tâm đến chính là giá trị thật sự mà chúng mang lại cho họ. Nếu tagline của bạn chỉ tập trung vào các tính năng kỹ thuật hoặc chỉ là một câu nói vô nghĩa thì chắc chắn, khách hàng sẽ không cảm thấy hứng thú và nhanh chóng quên ngay sau khi đọc.

7. Thay đổi, làm mới tagline là chuyện bình thường

Cuộc sống luôn không ngừng thay đổi, thị trường kinh doanh cũng gặp ít nhiều biến động và chắc chắn, các doanh nghiệp cũng không nằm ngoài luồng thay đổi đó. Các sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian nên tagline cũng cần phải thích ứng để phù hợp với tình hình hiện tại. Hoặc trong trường hợp nếu tagline không mang lại hiệu quả tốt, bạn hoàn toàn có thể thay đổi mà không cần phải tuân thủ theo bất kỳ quy chuẩn nào.


Câu tagline ấn tượng
 

Ví dụ về những câu tagline "để đời" của thương hiệu nổi tiếng

Như đã đề cập ở trên, việc xây dựng tagline đòi hỏi sự sáng tạo và chiến lược kinh doanh chặt chẽ. Do đó, để giúp bạn có được cái nhìn rõ ràng hơn về câu khẩu hiệu này thì chúng ta hãy cùng điểm qua một số ví dụ về những tagline "để đời" của các thương hiệu nổi tiếng nhé.

1. Tagline của các thương hiệu hàng đầu thế giới

Trên toàn cầu, có vô số thương hiệu đã gặt hái thành công lớn nhờ vào tagline đặc trưng của mình. Những câu châm ngôn này không chỉ trở thành một phần không thể thiếu trong sự phát triển của các thương hiệu, mà còn có ảnh hưởng sâu sắc đến cảm xúc và quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Dưới đây là một số ví dụ điển hình:

- Nike: "Just Do It" - Khuyến khích người tiêu dùng hành động và sẵn sàng vượt qua mọi thách thức để đạt được mục tiêu của mình.

- Apple: "Think Different" - Thể hiện tinh thần sáng tạo và tư duy đột phá, đồng thời thúc đẩy người dùng không ngừng khám phá và đổi mới.

- Coca-Cola: "Taste the Feeling" - Tập trung vào trải nghiệm độc đáo của người dùng khi uống Coca-Cola, cũng như tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ với khách hàng.

- McDonald's: "I'm Lovin' It" - Tagline này tạo ra một cảm giác vui vẻ và hạnh phúc của người dùng khi sử dụng sản phẩm của McDonald's, cũng như nhấn mạnh vào sự hài lòng của họ.

- BMW: "The Ultimate Driving Machine" - Không chỉ là một lời miêu tả về chất lượng sản phẩm, tagline này còn là một lời cam kết về trải nghiệm lái xe tốt nhất mà khách hàng có thể có được.

- KFC: "It’s finger-lickin’ good” - Gợi lên cảm giác thèm ăn và hình ảnh miếng gà rán thơm ngon hấp dẫn, tagline này thực sự khiến người ta không thể cưỡng lại được.

2. Tagline của thương hiệu nổi tiếng Việt Nam

Cũng giống như nhiều doanh nghiệp quốc tế, các thương hiệu ở Việt Nam không chỉ xuất sắc về mặt kinh doanh mà còn ghi điểm với khách hàng thông qua tagline đầy ý nghĩa của mình, cụ thể:

- Bitis: “Nâng niu bàn chân Việt” - Tagline này tôn vinh bản sắc và bảo vệ bàn chân người Việt, đồng thời cam kết mang đến sản phẩm chất lượng và phù hợp với nhu cầu của thị trường.

- Vinamilk: "Vinamilk là sữa của Việt Nam" - Khẳng định vị thế hàng đầu của Vinamilk trong ngành sữa của Việt Nam với sứ mệnh cung cấp sản phẩm chất lượng và uy tín.

- Cafe Trung Nguyên: "Tinh hoa cà phê Việt” - Tạo ra ấn tượng về sự độc đáo và chất lượng cao của cà phê Trung Nguyên, khẳng định địa vị hàng đầu của thương hiệu trong ngành cà phê tại Việt Nam.

- Xì dầu Angon: “Người bạn đồng hành của hải sản” - Tập trung vào giá trị của sản phẩm, khẳng định sự tin tưởng và lựa chọn của khách hàng trong việc sử dụng Xì dầu Angon.

- Chinsu: "Chinsu, vị gia vị đích thực" - Thể hiện hình ảnh sản phẩm gia vị chính hiệu, mang lại hương vị ngon miệng và độc đáo cho các món ăn.

- Liên Thành: “Vị ngon đích thực” - Nhấn mạnh vào hương vị đặc trưng của nước mắm Liên Thành, tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và được đánh giá cao từ phía khách hàng.

- Kangaroo: “Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam” - Đề cao chất lượng và uy tín của sản phẩm, cũng như khẳng định vị thế hàng đầu của Kangaroo trong ngành lọc nước tại Việt Nam.

- Vietjet: “Bay là thích ngay” - Thể hiện mong muốn của Vietjet trong việc tạo ra một trải nghiệm bay vui vẻ và hạnh phúc cho khách hàng, khuyến khích họ tận hưởng hành trình bay một cách thoải mái và thú vị.

- VietinBank: "Tài khoản toàn diện - Đối tác đáng tin cậy" - Tôn vinh dịch vụ tài chính toàn diện và cam kết là một đối tác đáng tin cậy của VietinBank đối với khách hàng.

- Mobifone: "Sự kết nối mọi lúc, mọi nơi” - Thể hiện cam kết của Mobifone trong việc hỗ trợ khách hàng kết nối mạng mọi lúc, mọi nơi, cũng như mang lại sự thuận tiện và tiện lợi cho người dùng.


Tagline nghĩa là gì?
 

Như vậy, Phương Nam Vina vừa giúp bạn tìm hiểu về khái niệm tagline là gì và cách tạo ra câu tagline hay, ấn tượng để chạm đến trái tim của người dùng. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể dựa vào những gợi ý của chúng tôi để tạo ra một tagline hấp dẫn nhất cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Brand equity là gì? Chiến lược xây dựng tài sản thương hiệu

icon thiết kế website Branding marketing là gì? Làm brand marketing có khó không?

icon thiết kế website Pain point là gì? Cách giải mã và khai thác customer pain point

Bài viết mới nhất

Big idea là gì? Bí thuật tạo nên một big idea bùng nổ

Big idea là gì? Bí thuật tạo nên một big idea bùng nổ

Big idea là ý tưởng truyền thông chủ đạo trong chiến dịch marketing và có khả năng tạo ra kết nối mạnh mẽ với đối tượng mục tiêu.

Truyền thông nội bộ là gì? Từ A - Z về truyền thông nội bộ

Truyền thông nội bộ là gì? Từ A - Z về truyền thông nội bộ

Truyền thông nội bộ là một hoạt động quan trọng mà các doanh nghiệp thường đầu tư tập trung để củng cố mối quan hệ với các thành viên trong nội bộ.

Webinar là gì? Đặc điểm và cách tổ chức webinar thành công

Webinar là gì? Đặc điểm và cách tổ chức webinar thành công

Webinar là một hình thức kết nối trực tuyến hiệu quả được nhiều doanh nghiệp áp dụng để giao tiếp với khách hàng tiềm năng của mình.

Email doanh nghiệp là gì? 5 loại email doanh nghiệp phổ biến

Email doanh nghiệp là gì? 5 loại email doanh nghiệp phổ biến

Email doanh nghiệp là một trong những phương tiện giao tiếp chính thống trong kinh doanh và giúp các công ty nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp.

Brochure là gì? Bí quyết thiết kế brochure chuyển đổi cao

Brochure là gì? Bí quyết thiết kế brochure chuyển đổi cao

Brochure là một ấn phẩm không thể thiếu trong lĩnh vực marketing với vai trò cung cấp thông tin và quảng bá sản phẩm / dịch vụ đến khách hàng.

Workshop là gì? Hướng dẫn tổ chức workshop thành công

Workshop là gì? Hướng dẫn tổ chức workshop thành công

Workshop là sự kiện hoặc chuỗi các hoạt động được tổ chức để giúp cho những người tham gia có thể học hỏi và mở rộng thêm kiến thức của mình.

zalo