Song song với sự phát triển của công nghệ, khái niệm website cũng dần trở nên phổ biến khi là nơi mà doanh nghiệp có thể giới thiệu thông tin về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình cung cấp. Có lẽ đối với người dùng Internet, tất cả những gì được truy cập vào bằng trình duyệt web sẽ đều gọi là website, chẳng hạn như: website bán hàng, website quản lý siêu thị,.... Tuy nhiên, thực chất một số thứ trong đó không gọi là website mà được định nghĩa với một cái tên khác là web app. Vậy web app là gì? Web app khác với website như thế nào? Theo dõi bài viết này để có câu trả lời nhé.
Web app là gì?
Web app là từ viết tắt của cụm từ web application trong tiếng Anh, đây là các chương trình hoặc ứng dụng phần mềm được thiết kế để hoạt động trực tuyến trên trình duyệt web. Nhờ đó mà người dùng có thể truy cập và sử dụng các tính năng của những ứng dụng mà không cần phải cài đặt hay tải nó về thiết bị của mình.
Thông thường, web app sẽ được lưu trữ trên một máy chủ từ xa và được truy cập thông qua mạng Internet. Người dùng có thể tương tác với các tính năng của web app thông qua giao diện trực quan trên trình duyệt web của họ. Để có thể nhận biết web application thì khi truy cập vào một trang web bất kỳ, nếu bạn thấy bất kỳ thành phần nào của website có thể thực hiện được các chức năng thì đó chính là ứng dụng web. Cũng chính vì đặc điểm này mà đa số các trang web hiện nay đều là web app.
Lợi ích khi sử dụng web app
Ứng dụng web được đánh giá cao và phổ biến nhờ những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại cho người dùng. Cụ thể, dưới đây chính là một số lợi ích của web app mà bạn có thể tham khảo:
- Các web application có thể hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau và hoàn toàn không phụ thuộc vào hệ điều hành hoặc thiết bị cụ thể, miễn là trình duyệt có thể tương thích với nó.
- Tất cả người dùng đều có thể truy cập vào cùng một phiên bản của ứng dụng, điều này giúp loại bỏ mọi vấn đề về khả năng tương thích.
- Các ứng dụng web không cần phải được cài đặt trên ổ đĩa nên sẽ loại bỏ hạn chế về không gian lưu trữ.
- Hạn chế vấn đề vi phạm bản quyền trong đăng ký ứng dụng web (SaaS).
- Sử dụng ứng dụng web giúp giảm chi phí cho cả doanh nghiệp và người dùng. Doanh nghiệp cần ít sự hỗ trợ và bảo trì hơn, trong khi người dùng không cần phải sở hữu máy tính có cấu hình cao để sử dụng.
- Web based application không đòi hỏi nhiều thời gian hoặc nhân lực để xây dựng, cũng như không cần phải thử nghiệm trên mỗi hệ điều hành khác nhau, điều này giúp giảm chi phí đầu tư so với các loại ứng dụng khác.
- Web app sử dụng các ngôn ngữ mã hóa phổ biến trên nhiều nền tảng, vì vậy việc xây dựng và bảo trì tương đối dễ dàng và tiết kiệm chi phí
- Web app được lưu trữ trên máy chủ từ xa, do đó các cập nhật được thực hiện tự động, giúp người dùng luôn sử dụng phiên bản mới nhất khi truy cập ứng dụng web.
Phân biệt website và web app
Có một sự thực là ranh giới giữa website và web app rất mỏng manh. Chính vì vậy, dù đã hiểu rõ ứng dụng web là gì thì nhiều người vẫn băn khoăn liệu có sự khác biệt giữa web app và website hay không. Và câu trả lời là có!
1. Khả năng tương tác
Trong khi website sẽ chỉ cung cấp nội dung văn bản, hình ảnh để người dùng có thể xem và đọc thì web application còn cho phép họ thực hiện các tác vụ tương tác với dữ liệu. Theo đó, người dùng ngoài việc theo dõi nội dung thì họ còn được quyền thực hiện một số hành động khác như: điền thông tin vào biểu mẫu hoặc cung cấp dữ liệu cần thiết để tương tác trực tiếp với ứng dụng.
2. Khả năng tích hợp
Mặc dù website có khả năng tích hợp với các phần mềm như kế toán hay quản lý nhưng nó vẫn sẽ chú trọng hơn vào việc cung cấp các chức năng cốt lõi cho người dùng. Trái lại, web app sẽ có khả năng tích hợp với các phần mềm cao hơn nhiều so với website do nó sở hữu nhiều chức năng phức tạp và thường tương tác nhiều với các hệ thống bổ sung. Đồng thời, phần mềm quản lý CRM cũng thường được tích hợp trong web app nên sẽ giúp cho việc quản lý bán hàng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
3. Khả năng xác thực thông tin
Với web app, việc xác thực là một yếu tố quan trọng và cần thiết khi người dùng đăng nhập. Nó sẽ giúp bảo vệ tài khoản của họ, ngăn chặn tình trạng truy cập trái phép và phòng tránh rò rỉ thông tin riêng tư.
Trong khi đó thì đối với các website, thông tin xác thực thường không bắt buộc đối với người dùng. Chỉ khi website có chứa thông tin nhạy cảm hoặc dành riêng cho một đối tượng cụ thể thì việc xác thực mới trở nên cần thiết. Trong một số trường hợp, người dùng có thể được đề nghị đăng ký tài khoản để truy cập vào các tính năng không phải lúc nào cũng có sẵn.
4. Khả năng deployment
Đối với website, lập trình viên không cần thực hiện biên dịch với các thay đổi nhỏ. Thay vào đó, họ chỉ cần nhập mã HTML và mọi thứ sẽ được cập nhật. Tuy nhiên, web app lại yêu cầu lập trình viên thực hiện biên dịch lại và triển khai mỗi khi có thay đổi.
5. Ngôn ngữ sử dụng khi thiết kế
Website thường được xây dựng từ các trang HTML tĩnh và một số tài nguyên bổ sung như hình ảnh, video và âm thanh. Về cơ bản, thiết kế của một trang web thường khá đơn giản và tập trung chủ yếu vào việc hiển thị nội dung cùng một số hình ảnh minh họa.
Trái lại, web app với nhiều tính năng sẽ có thiết kế phức tạp hơn. Bên cạnh việc sử dụng các ngôn ngữ phổ biến như HTML và CSS, các web app còn sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình như PHP, .NET, Python cùng các công nghệ khác để xây dựng các tính năng phức tạp.
Cơ chế hoạt động của web application
Các web application hiện nay thường được mã hóa bằng ngôn ngữ được trình duyệt hỗ trợ, chẳng hạn như JavaScript và HTML vì các ngôn ngữ này phụ thuộc vào trình duyệt để hiển thị nội dung. Một số ứng dụng động có thể yêu cầu xử lý từ máy chủ, trong khi các phần khác có thể được xử lý trực tiếp trên trình duyệt của người dùng. Cụ thể, dưới đây là quy trình xử lý một yêu cầu của một ứng dụng web:
- Người dùng tạo yêu cầu (request) tới web server qua Internet thông qua trình duyệt web hoặc giao diện người dùng của ứng dụng.
- Máy chủ web sẽ chuyển tiếp yêu cầu này đến cho web application server.
- Web application server sẽ thực hiện các yêu cầu như truy vấn cơ sở dữ liệu hoặc xử lý dữ liệu, sau đó tạo ra kết quả của yêu cầu.
- Web application server sẽ gửi kết quả đến cho máy chủ với các thông tin yêu cầu hoặc dữ liệu đã được xử lý.
- Web server phản hồi lại cho máy khách thông tin được yêu cầu, sau đó hiển thị trên màn hình của người dùng.
Một số ví dụ về web application
Để bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về web app là gì thì hãy tham khảo ngay các ví dụ sau:
- Google Docs: Đây là một ứng dụng web miễn phí của Google và cho phép người dùng tạo, chỉnh sửa và chia sẻ tài liệu văn bản, bảng tính hay bài thuyết trình trực tuyến.
- Trello: Là một công cụ quản lý dự án trực tuyến, nó được thiết kế để giúp người dùng tổ chức công việc và quản lý các nhiệm vụ.
- Twitter: Mạng xã hội trực tuyến này chính là nơi người dùng có thể chia sẻ thông tin, tin tức và ý tưởng với nhau.
- Facebook: Cũng giống như Twitter, Facebook là một trang mạng xã hội trực tuyến để giúp người dùng chia sẻ hình ảnh, tin tức, thông tin, đồng thời kết nối với bạn bè và người thân.
- Spotify Web Player: Là ứng dụng web cho phép người dùng truy cập và phát nhạc trực tuyến trên trình duyệt của họ.
- Canva: Đây là một công cụ thiết kế đồ họa trực tuyến nhằm giúp người dùng tạo và chỉnh sửa hình ảnh, biểu đồ, poster, thiệp mời cùng nhiều loại tài liệu khác.
- Evernote: Đây là một ứng dụng ghi chú trực tuyến cho phép người dùng lưu trữ, tổ chức và truy cập các thông tin hoặc tài liệu online.
Hạn chế khi sử dụng web app
Mặc dù sở hữu nhiều lợi ích và ưu điểm khi sử dụng, nhưng web app vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Web application chỉ có thể truy cập thông qua trình duyệt web. Vì vậy, nếu thiếu kết nối Internet thì người dùng sẽ không thể truy cập vào bất kỳ ứng dụng web nào.
- Các ứng dụng web thường có ít chức năng hơn so với các loại ứng dụng khác và không có quyền truy cập vào tính năng hay phần cứng của thiết bị.
- UX của các web app thường không được tối ưu và điều này khiến cho việc cung cấp trải nghiệm mượt mà cho người dùng thêm phần khó khăn hơn.
- Các ứng dụng web sẽ liên kết trực tiếp với trình duyệt web, điều này có nghĩa là nếu trang web gặp lỗi thì chúng có thể khiến các web app xảy ra vấn đề tương tự.
- Web App thường thiếu tính năng của hệ thống kiểm soát chất lượng, vì vậy mà khả năng an toàn và bảo mật không được đánh giá cao.
Các ngôn ngữ thông dụng trong ứng dụng web
Hầu hết các công ty phát triển web app hiện đang hướng đến giải pháp tiếp cận đa ngôn ngữ để ứng dụng có thể đạt được hiệu suất cao, tính linh hoạt và khả năng tương tác tốt hơn. Cụ thể, dưới đây là 5 ngôn ngữ lập trình phổ biến thường được họ ứng dụng trong web application:
1. JavaScript
JavaScript đứng đầu trong danh sách các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất cho web application. Được xem là một ngôn ngữ full-stack và thuộc top ba ngôn ngữ lập trình web chính, JavaScript không khó để học nhờ vào sự hỗ trợ từ cộng đồng người dùng lớn cùng nhiều tài liệu chi tiết. Với tính linh hoạt đặc biệt, JavaScript cũng đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho việc phát triển các ứng dụng web hiện nay.
2. Python
Python là một trong những ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ và linh hoạt nhất để phát triển các webapplication. Được ưa chuộng vì cú pháp ngắn gọn, Python cho phép các lập trình viên tạo ra nhiều chức năng với ít dòng code hơn. Bên cạnh đó, Python cũng là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, điều này có nghĩa là các chương trình sử dụng Python có thể tích hợp với các công nghệ phổ biến khác, từ đó tạo nên một sự kết hợp vô cùng mạnh mẽ.
3.Java
Java là một trong những nền tảng ấn tượng để phát triển các ứng dụng web và được ưa chuộng bởi các công ty hàng đầu như Google, Netflix, Instagram và Amazon. Được đánh giá cao về tính đơn giản, linh hoạt và khả năng hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau, Java xứng đáng nằm trong top những ngôn ngữ lập trình tốt nhất để xây dựng các ứng dụng doanh nghiệp.
4. PHP
Mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngôn ngữ khác như JavaScript và Python, nhưng ngôn ngữ lập trình PHP vẫn được nhiều nhà phát triển sử dụng. Đây là một ngôn ngữ lập trình động và thường được sử dụng để xây dựng các ứng dụng phía máy chủ (server-side). Ngoài ra, nó cũng được hỗ trợ bởi một nền tảng mã nguồn mở để có thể chạy trên các hệ điều hành như Mac, UNIX và Windows.
5. C#
Kể từ khi ra mắt, C# luôn nằm ở vị trí thứ 4 trong danh sách các ngôn ngữ lập trình được tìm kiếm nhiều nhất trên Google. Đây là một ngôn ngữ hướng đối tượng được tối ưu hóa cho việc sử dụng với giao diện dòng lệnh (CLI). Khi những nhà phát triển mới bắt đầu học ngôn ngữ lập trình để phát triển ứng dụng web, họ cũng thường có xu hướng chọn C# bởi tính dễ học và khả năng ứng dụng linh hoạt của nó. Tuy nhiên thì theo đánh giá của các chuyên gia, C# sẽ chỉ được sử dụng tốt nhất cho các ứng dụng nội bộ của doanh nghiệp.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng web app
Ngoài những chia sẻ ở trên thì khi sử dụng web app, bạn cũng đừng bỏ qua một số lưu ý quan trọng dưới đây:
1. Bảo vệ thông tin khách hàng
Bảo vệ thông tin khách hàng là một yếu tố cực kỳ quan trọng mà mọi web app cần phải đảm bảo. Bởi vì mỗi khi người dùng đăng nhập thông tin cá nhân hoặc thực hiện thanh toán, họ đều sẽ cung cấp các thông tin cá nhân quan trọng nên cần phải được bảo mật đúng cách bảo vệ sự riêng tư tuyệt đối cho khách hàng.
2. Trách nhiệm pháp lý
Luật pháp hiện nay cũng đã quy định về việc bảo vệ thông tin của khách hàng. Vì thế mà trong vai trò chủ sở hữu của web app, bạn phải chịu trách nhiệm đối với việc bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng ở mọi tình huống.
3. Lựa chọn công ty phát triển web chuyên nghiệp
Phát triển một website có thể được xem là một quy trình tương đối đơn giản. Tuy nhiên, việc tạo ra một web app đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm phong phú và yêu cầu kế hoạch chi tiết hơn. Do đó, nếu không đảm bảo được những yêu cầu trên thì tốt nhất bạn nên lựa chọn một công ty thiết kế web chuyên nghiệp để sở hữu một web app chất lượng. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Phương Nam Vina tự hào là công ty cung cấp dịch vụ thiết kế web hàng đầu mà bạn có thể yên tâm sử dụng dịch vụ.
Sở hữu một đội ngũ lập trình viên, thiết kế chuyên nghiệp, Phương Nam Vina cam kết sẽ giúp bạn tạo ra một trang web chuyên nghiệp cho mọi lĩnh vực đang hoạt động. Tùy theo loại web và yêu cầu của quý khách, chúng tôi sẽ tích hợp các tính năng riêng biệt để website có thể hoạt động một cách mượt mà, đồng thời mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Đặc biệt, chúng tôi còn cung cấp thêm dịch vụ SEO web, Google Ads,... để website có được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả. Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ, bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ nhân viên tư vấn của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Như vậy, Phương Nam Vina đã chia sẻ đến bạn những thông tin quan trọng về web app là gì cùng cách thức hoạt động và cả sự khác biệt với website. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn có thể tận dụng được hết những lợi ích mà web application mang lại để ứng dụng chúng một cách hiệu quả nhất.
Tham khảo thêm:
Web 3.0 là gì? Tổng hợp những điều cần biết về web 3.0