Đồng hành với sự phát triển của mạng Internet, thuật ngữ website cũng vì thế mà đã trở nên cực kỳ phổ biến và quen thuộc với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, một thuật ngữ khác cũng có mối liên quan mật thiết đến nền tảng trực tuyến này mà ít người biết đến đó chính là webpage. Vậy webpage là gì? Webpage khác gì với website? Cùng theo dõi nội dung dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhé.
Webpage là gì?
Trong thời đại công nghệ 4.0, website không còn là một khái niệm xa lạ khi đây vừa là kênh giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu, vừa là nền tảng bán hàng online hiệu quả. Mỗi một website thường được cấu thành từ nhiều trang thông tin khác nhau và những trang này chính là các webpage. Webpage có thể là một chuyên mục, một bài viết hoặc chỉ đơn giản là một trang thông tin bất kỳ.
Khi truy cập vào một website nào đó, bạn sẽ thấy trên từng webpage có chứa đa dạng nội dung khác nhau, bao gồm: trang chủ, trang giới thiệu, trang liên hệ, trang tin tức hay các trang danh mục sản phẩm, dịch vụ,.... Nếu như mỗi website đều có tên miền riêng thì với website page, từng trang sẽ có một đường link riêng biệt để giúp người dùng dễ dàng di chuyển và tìm kiếm thông tin.
Phân loại webpage
Hiện nay, mỗi một website khi thiết kế đều sẽ được cấu thành dựa trên 3 loại page website quen thuộc, bao gồm:
- Trang chủ (Home page): Đây là trang web đầu tiên mà người dùng nhìn thấy khi truy cập vào website bằng tên miền. Chức năng của webpage này đó chính là giới thiệu tổng quan về website và điều hướng người dùng đến các phần khác của trang web.
- Trang trung gian (Intermediate page): Webpage này thường thuộc các cấp độ khác nhau đằng sau trang chủ. Trên Intermediate page thường được sử dụng để chứa danh mục, sản phẩm hoặc các nội dung liên quan. Điều đặc biệt là trên mỗi trang trung gian thường có liên kết dẫn về trang chủ để thuận tiện cho việc điều hướng người dùng.
- Trang nội dung (Content page): Là các trang cung cấp thông tin chi tiết và nội dung chính về các chủ đề, sản phẩm hoặc dịch vụ. Người xem có thể dễ dàng truy cập đến trang nội dung từ các trang trung gian hoặc ngay tại vị trí này để quay trở lại trang chủ.
Chức năng chính của webpage
Mặc dù là một phần nhỏ hơn của website nhưng webpage vẫn được trang bị chức năng tương tự như một website thông thường. Tuy nhiên, mỗi webpage lại có phạm vi hoạt động hẹp hơn và thường chứa các thông tin, nội dung cụ thể về một chủ đề hoặc mục đích nhất định.
Các webpage đóng vai trò quan trọng trong việc hiển thị và truyền đạt thông tin đến người dùng. Trong một website có nhiều loại webpage khác nhau và mỗi trang sẽ sở hữu một chức năng riêng. Dưới đây là chức năng của một số webpage bạn thường gặp:
- Trang giới thiệu: Chứa thông tin chi tiết về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ, có chức năng giúp người dùng hiểu rõ hơn về nội dung và mục đích của trang web.
- Trang thông tin liên hệ: Cung cấp các thông tin liên lạc như địa chỉ, số điện thoại, email,... để giúp người dùng dễ dàng liên hệ và tương tác với doanh nghiệp.
- Bài viết blog: Cung cấp các bài viết chi tiết và thông tin đa dạng về các chủ đề cụ thể,... Việc này giúp trang web tăng tính hấp dẫn và giá trị hơn cho người dùng.
- Trang đích (Landing page): Được thiết kế với mục đích chuyển đổi người dùng thành khách hàng hoặc thúc đẩy họ thực hiện một hành động cụ thể.
- Trang giỏ hàng (Cart page): Là trang quản lý giỏ hàng cho các trang mua sắm trực tuyến, mục đích là cho phép người dùng xem và chỉnh sửa các mặt hàng đã chọn trước khi thanh toán.
Thành phần cấu tạo của webpage
Webpage được tạo ra bằng cách sử dụng code HTML - một ngôn ngữ được dùng để xây dựng và cấu trúc nội dung trên các trang web. Khi bạn truy cập vào một website bất kỳ, trình duyệt sẽ đọc và hiểu đoạn code HTML này và sắp xếp nó thành các phần tử như văn bản, hình ảnh, đường link hay bảng để hiển thị trên giao diện.
Thông thường, code HTML sẽ bao gồm một loạt các thẻ và thuộc tính khác nhau. Trong đó, mỗi thẻ sẽ đại diện cho một phần của trang web. Ví dụ, thẻ < p > đại diện cho một đoạn văn bản, thẻ < img > đại diện cho một hình ảnh và thẻ < a > đại diện cho một đường link.
Khi bạn muốn xem mã HTML của một webpage nào đó, bạn có thể nhấp chuột phải và chọn "View Source" trong trình duyệt của mình. Màn hình sẽ nhanh chóng mở ra một cửa sổ mới và hiển thị toàn bộ mã HTML của trang web, từ đó giúp bạn hiểu cách webpage được xây dựng và cấu trúc như thế nào.
Cách thức hoạt động của một webpage
Thông thường, webpage vốn được lưu trữ trên máy chủ web. Vậy nên, khi bạn muốn truy cập vào trang web này thì trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ đó. Sau khi nhận được yêu cầu từ trình duyệt, máy chủ sẽ phản hồi lại bằng cách gửi cho trình duyệt dữ liệu trang web. Trình duyệt của bạn sẽ lấy dữ liệu này và diễn giải các thẻ đánh dấu HTML được gửi từ máy chủ, sau đó hiển thị chúng trên màn hình theo đúng định dạng.
Để gửi yêu cầu đến máy chủ, trình duyệt sẽ sử dụng giao thức HTTP (Hypertext Transfer Protocol) - một giao thức mạng cho phép truyền tải các tài liệu trên Internet giữa trình duyệt và máy chủ. Khi máy chủ nhận được yêu cầu từ trình duyệt, nó sẽ tìm trang web hoặc tệp tin được yêu cầu và gửi lại cho trình duyệt thông qua phản hồi HTTP. Nếu máy chủ không thể tìm thấy trang hoặc tệp tin được yêu cầu, nó sẽ trả về phản hồi lỗi 404.
Webpage khác gì với website?
Dù sở hữu cái tên gần giống nhau nhưng webpage và website lại là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Điều này được thể hiện thông qua những yếu tố dưới đây:
1. Tên gọi
Tên gọi của website là tên miền mà bạn đăng ký để định danh cho trang web của mình trên Internet, chẳng hạn như phuongnamvina.com. Trong khi đó, tên gọi của webpage thường là tiêu đề hoặc URL (Uniform Resource Locator) của chính trang web, chẳng hạn như: Trang giới thiệu, trang tin tức hay URL: phuongnamvina.com/tin-tuc.html; phuongnamvina.com/dich-vu.html.
2. Quy mô
Khi bạn đề cập về một website, tức là bạn đang nhắc đến một không gian lớn chứa hàng loạt thông tin đa dạng. Website thường bao gồm nhiều phần khác nhau như: trang chủ (homepage), trang giới thiệu, trang sản phẩm, trang liên hệ,.... Tuy nhiên, khi bạn đề cập đến một trang bất kỳ của website (chẳng hạn như trang sản phẩm) thì tức là bạn đang nhắc về khái niệm webpage.
3. Kích thước
Website sở hữu một kích thước cực lớn, có thể lên đến hàng trăm hoặc hàng triệu trang con khác nhau và tất cả chúng đều được liên kết với nhau bằng các link. Mỗi trang trên website sẽ chứa đựng một lượng lớn thông tin, từ bài viết, hình ảnh cho đến các thông tin nhân, profile khác nhau. Hiện nay, website có kích thước lớn điển hình đó chính là Facebook với hàng tỷ profile cá nhân cực kỳ đa dạng, phong phú.
Trái ngược lại với website, kích thước của một webpage thường bị thu hẹp lại khá nhiều và nó thường chỉ là một trong hàng trăm trang của website mà thôi. Mỗi webpage thường chứa một phần nhỏ của thông tin tổng thể được hiển thị trên website, thường là về một chủ đề hoặc mục tiêu cụ thể.
4. Nội dung
Website thường là một tập hợp của nhiều trang web và hàng loạt thông tin khác nhau với các mục đích cùng nội dung đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực. Qua đó có thể đáp ứng hiệu quả cho các nhu cầu và mục đích sử dụng đa dạng của người dùng.
Còn webpage chỉ là một trang web cụ thể trong một website và chứa thông tin về một chủ đề cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu nhất định của người dùng. Mỗi webpage có thể chứa thông tin về một chủ đề hoặc mục tiêu cụ thể, như một bài viết blog, một sản phẩm trong cửa hàng trực tuyến, hoặc một trang giới thiệu sản phẩm (landing page).
Với hai hướng tiếp cận nội dung trên mà doanh nghiệp có thể lựa chọn làm website hoặc landing page để phục vụ cho nhu cầu của mình. Tại Phương Nam Vina, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế web cùng đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn dịch vụ thiết kế website và webpage chất lượng để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và marketing một cách tối ưu nhất.
Đồng thời, chúng tôi cũng đang áp dụng triển khai hai dịch vụ là SEO web và Google Ads để hỗ trợ thúc đẩy website, landing page của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Qua đó giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả. Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ, vui lòng liên hệ cho đội ngũ nhân viên tư vấn của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Một số câu hỏi thường gặp về webpage
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về webpage là gì, dưới đây là lời giải đáp cho một số câu hỏi mà người dùng thường đặt ra xoay quanh về khái niệm này:
1. Tại sao cần phân biệt giữa website và webpage?
Phân biệt giữa webpage và website là một yếu tố quan trọng đối với những người làm marketing online hoặc SEO. Bằng cách hiểu rõ các đặc điểm của hai khái niệm này, chúng ta có thể xây dựng những chiến lược SEO phù hợp.
Ví dụ, khi thực hiện SEO cho một dự án, chúng ta có thể sử dụng hai cách tiếp cận khác nhau:
- SEO webpage: Để SEO webpage, các SEOer sẽ cần tập trung vào việc tối ưu hóa từ khóa và nội dung cho từng bài viết cụ thể trên website. Việc SEO trên mỗi trang (webpage) sẽ giúp nâng cao vị trí của các bài viết trên công cụ tìm kiếm, từ đó gia tăng khả năng thu hút lượt truy cập từ người dùng quan tâm.
- SEO website: Trong trường hợp này, đội ngũ SEO sẽ chú trọng tối ưu hóa toàn bộ website, bao gồm cả trang chủ và các trang con. Việc tối ưu hóa website sẽ cải thiện hiệu suất toàn diện của trang web trên các công cụ tìm kiếm, tạo ra sự liên kết giữa các trang và tăng cơ hội thu hút nhiều lượt truy cập.
Bên cạnh đó, việc phân biệt webpage và website giúp bạn quản lý hiệu quả hơn. Ví dụ, khi nhắc đến việc cập nhật nội dung cho trang web thì với webpage, đó chỉ là nội dung của một trang duy nhất, chẳng hạn như trang giới thiệu, trang chủ, trang liên hệ,.... Nhưng cập nhật website lại là cả một vấn đề lớn khi bạn phải chỉnh sửa một loạt các trang khác nhau trên web, dẫn đến thời gian cập nhật diễn ra lâu hơn.
Ngoài ra, phân biệt website và webpage cũng có lợi ích to lớn đối với việc đo lường và cải thiện hiệu suất kinh doanh. Cụ thể, bạn có thể đo lường các chỉ số của các webpage như số lượt truy cập, tỷ lệ chuyển đổi, thời gian ở lại trung bình trên mỗi trang và hành động của người dùng trên từng trang là gì. Sau khi đo lường, bạn sẽ dễ dàng so sánh và tìm ra trang nào mang lại chuyển đổi tốt nhất cho doanh nghiệp để tiếp tục đẩy mạnh, đồng thời cải thiện những page hoạt động chưa hiệu quả.
2. Webpage có gì khác web server?
Web server còn gọi là máy chủ web, là một máy tính được sử dụng để lưu trữ và phục vụ các trang web cho người dùng trên internet. Nhiệm vụ chính của web server là nhận các yêu cầu từ trình duyệt của người dùng và gửi một số webpage tương ứng từ những website đang lưu trữ trên máy chủ đó.
Một điều quan trọng mà bạn cần lưu ý đó là một máy chủ web có thể sẽ lưu trữ được nhiều website khác nhau. Do đó, thuật ngữ web server sẽ không bao giờ được sử dụng để chỉ định cho bất kỳ một webpage cụ thể.
3. Làm thế nào để mở trực tiếp một webpage?
Để truy cập trực tiếp vào một webpage cụ thể, bạn chỉ cần nhập đúng địa chỉ URL của trang đó vào thanh địa chỉ của trình duyệt web. Ví dụ, nếu bạn muốn xem những nội dung giới thiệu về Phương Nam Vina trên website, bạn chỉ cần nhập địa chỉ URL chính xác là: https://phuongnamvina.com/gioi-thieu-cong-ty-phuong-nam-vina.html. Tuy nhiên, đôi khi việc nhớ chính xác địa chỉ này không phải là một điều dễ dàng. Do đó, bạn có thể tìm kiếm trên Google bằng từ khóa phù hợp như "Giới thiệu Phương Nam Vina" để dễ dàng tìm thấy webpage mà bạn quan tâm.
Với những thông tin vừa được Phương Nam Vina chia sẻ, chúng tôi hi vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về khái niệm của webpage là gì và những điểm khác biệt cơ bản giữa webpage và website. Trên thực tế, webpage thực chất là một phần nhỏ của website và website được hình thành từ rất nhiều webpage khác nhau. Do đó, việc phân biệt hai khái niệm này không chỉ để phục vụ cho mục đích gọi tên thông thường mà còn thật sự cần thiết cho những người làm trong lĩnh vực marketing online hoặc SEO web.
Tham khảo thêm:
Website brief là gì? Quy trình tạo brief website chuẩn chỉnh
Website development là gì? Tổng quan về web development
Top 15 công cụ đánh giá website miễn phí và tốt nhất hiện nay