Bắt kịp xu hướng kinh doanh đồ ăn healthy trong 8 bước cực hay

Kinh doanh đồ ăn healthy đang là một xu hướng kinh doanh mới không chỉ được nhiều chị em ủng hộ mà ngay đến cả nam giới cũng tìm đến, nhất là những người thường xuyên chăm luyện tập thể thao. Đặc biệt, kể từ khi xuất hiện đại dịch Covid - 19, chế độ ăn uống healthy ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người quan tâm để cải thiện sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình.

Chính điều này đã tạo ra một cơ hội lớn cho nhiều nhà đầu tư quan tâm và quyết định mở quán kinh doanh đồ ăn healthy. Vậy thị trường healthy food có dễ kinh doanh không? Trong nội dung dưới đây, hãy cùng đội ngũ marketing Phương Nam Vina tìm hiểu chi tiết hơn về mô hình kinh doanh này và cách để quán ăn kiêng của bạn được hoạt động thành công, hiệu quả nhé.


Kinh doanh đồ ăn healthy bắt kịp lối sống lành mạnh hiện nay
 

Tiềm năng bất ngờ của mô hình kinh doanh đồ ăn healthy

Trong bối cảnh thế giới không ngừng phát triển như hiện nay, môi trường đang dần bị phá hủy một cách nghiêm trọng. Sự biến đổi về khí hậu, thiên tai và dịch bệnh giống như một hồi chuông cảnh báo cho con người về sự “nổi giận” của mẹ thiên nhiên. Nếu môi trường sống xung quanh càng bị ô nhiễm thì chắc chắn sức khỏe của con người cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Bên cạnh những biến đổi xấu của môi trường, dịch bệnh kéo dài đã làm cho nhiều người quan tâm hơn đến vấn đề ăn uống lành mạnh. Họ dần thay đổi thói quen ăn đồ ngọt, đồ đóng hộp, đồ chiên rán,... và thay thế bằng các loại trái cây, rau củ quả cùng cách thức luộc, hấp. Không chỉ vậy, với tỉ lệ người mắc bệnh béo phì ngày càng cao, nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm, sản phẩm healthy cũng đặc biệt tăng lên nhanh chóng.


Bán đồ ăn sạch
 

Mặc dù bữa ăn healthy đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người nhưng nó chỉ thật sự phát huy khi có một thực đơn khoa học. Điều này quả thật trở thành một thách thức không nhỏ đối với những người trẻ trong cuộc sống bận rộn hiện nay khi không đủ thời gian để chế biến món ăn mỗi ngày. Tất cả những vấn đề trên đã thôi thúc mọi người tìm đến những đơn vị, cửa hàng chuyên kinh doanh đồ ăn healthy để sở hữu một thực đơn ngon miệng, nhanh chóng và quan trọng là đầy đủ dưỡng chất.

Còn đối với chủ đầu tư, tiềm năng kinh doanh bữa ăn sạch trên thị trường healthy food cũng vô cùng rộng mở. Vì là một loại hình còn khá mới tại Việt Nam nên mô hình này sẽ không vấp phải nhiều sự cạnh tranh giống như cách mà các quán cơm thông thường đang đối mặt.

Ngoài ra, với số vốn không quá nhiều nhưng giá thành lại bán ra khá cao cũng hứa hẹn sẽ tạo nên một khoản lợi nhuận lý tưởng cho các chủ quán. Song song với đó, một vài chi phí khác như: thiết kế, mặt bằng hay nhân viên của quán ăn sạch cũng sẽ không nhiều như cửa hàng thông thường nên bạn hoàn toàn có thể thu hồi vốn được nhanh chóng.


Kinh doanh đồ ăn healthy
 

Những khó khăn khi mở quán ăn healthy

Như đã nhấn mạnh ở trên, kinh doanh đồ ăn healthy vẫn còn là một mô hình mới nên mặc dù sức cạnh tranh thấp, nhà đầu tư cũng không thể tránh khỏi một vài khó khăn trong quá trình hoạt động.

Nếu bạn chỉ muốn mở quán ăn healthy vì đam mê nhưng lại chưa có nhiều kiến thức về chế độ ăn này thì rất khó để kinh doanh hiệu quả. Theo đó, chủ cửa hàng cần phải có một lượng kiến thức nhất định về việc ăn kiêng, bao gồm cả những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và cách chế biến sao cho ngon miệng nhất.

Cùng với đó, bạn cũng cần phải tìm được cho cửa hàng của mình nguồn nhập hàng uy tín với các loại thực phẩm tươi, sạch và đảm bảo chất lượng. Điều này sẽ tạo ra niềm tin mãnh liệt đối với khách hàng bởi khi chọn quán ăn kiêng, họ thường có xu hướng đánh giá khắt khe và kỹ tính hơn rất nhiều. Một phần vì đây là món ăn giúp cải thiện sức khỏe, đồng thời lại có giá thành khá cao nên việc cân nhắc kỹ càng hơn trong quá trình lựa chọn là điều dễ hiểu.


Lập kế hoạch kinh doanh đồ ăn healthy
 

Các loại đồ ăn healthy đang dẫn đầu xu hướng hiện nay

Trước khi bắt tay vào quá trình mở quán kinh doanh đồ ăn healthy, bạn cần phải tìm hiểu nhu cầu của thị trường về sản phẩm. Mục đích của việc này sẽ giúp cho bạn tìm ra được một món ăn phù hợp và đáp ứng được với nhu cầu của khách hàng. Hiện tại, thị trường healthy food đang rất đa dạng với nhiều loại món ăn khác nhau, nhưng phổ biến và xoay quanh chủ yếu nhất vẫn là những xu hướng nổi bật sau:

1. Đồ ăn chay

Ngày nay, ăn chay không chỉ còn giới hạn trong phạm vi tôn giáo mà đang dần trở thành một xu hướng mới của thời đại. Thậm chí hình thức ăn uống lành mạnh này cũng đang dần trở thành một ẩm thực thời thượng để giữ gìn vóc dáng, chống lại bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và cải thiện tâm tính.

Hình thức này cũng không phân biệt tuổi tác, giới tính hay nghề nghiệp,... và tất cả mọi người đều có thể ăn chay mỗi ngày hoặc vào mùng 1 và 15 âm hàng tháng. Điều này đã tạo điều kiện cho thị trường ẩm thực chay phát triển và giúp cho bạn mang lại nguồn lợi nhuận cao.


Đồ ăn healthy
 

2. Đồ ăn eat clean

Eat clean đang là phương pháp ăn uống để giữ gìn vóc dáng rất hot trong thời gian gần đây và được rất nhiều người lựa chọn, bao gồm cả trong giới thể thao và fitness,.... Lợi thế của chế độ ăn eat clean đó chính là tạo ra sự cân bằng về dinh dưỡng, công thức chế biến đơn giản và hiệu quả giảm cân mang lại khá rõ rệt.

Cách thức chế biến đồ ăn eat clean chủ yếu xoay quanh các món luộc, hấp, áp chảo, nướng,... và nói không với việc sử dụng dầu mỡ, chiên xào. Ngoài ra, hình thức ăn uống này cũng rất hạn chế việc thêm gia vị vào trong món ăn để giữ nguyên vẹn được hương vị nguyên bản và chất dinh dưỡng của thực phẩm.

 
Kế hoạch kinh doanh đồ ăn healthy
 

3. Đồ ăn theo chế độ low carb và keto

Chế độ ăn low carb hay keto dạo gần đây đang vô cùng nổi tiếng và được nhiều người gọi là phương pháp ăn kiêng giúp giảm cân “thần thánh”. Khi thực hiện theo chế độ này, suất ăn sẽ được cắt giảm tối đa lượng tinh bột và đường như: bánh kẹo, cơm, bánh mì, ngô khoai,.... Thay vào đó, người ăn chỉ được phép bổ sung chất đạm và chất béo từ thịt, cá, trứng, sữa,....

Nắm bắt được xu hướng ăn kiêng độc đáo này, nhiều quán ăn healthy ngoài việc cung cấp các thực đơn low carb và keto đã sáng tạo thêm nhiều loại bánh ngọt, bánh quy ít tinh bột từ yến mạch, hạt,....


Thị trường healthy food
 

Lập kế hoạch kinh doanh đồ ăn healthy với 8 bước siêu đơn giản

Mỗi một ngành nghề khi kinh doanh trên thị trường đều sẽ có những khó khăn riêng. Tương tự, mở quán ăn kiêng tuy mở ra nhiều cơ hội với nguồn lợi nhuận lớn thì hiển nhiên cũng sẽ tồn tại nhiều rủi ro thường trực. Đặc biệt là với những “tay ngang” mới bước chân vào nghề, việc tìm được khách hàng tiềm năng và xây dựng thương hiệu là điều rất khó khăn.

Vậy phải làm thế nào để kinh doanh đồ ăn healthy thành công và đạt doanh thu khủng? Theo đó, để có thể triển khai các ý tưởng bán bữa ăn sạch một cách hiệu quả, bạn cần phải xây dựng một kế hoạch kinh doanh đồ ăn healthy với những chiến lược bài bản ngay từ đầu theo 8 bước siêu đơn giản dưới đây:

Bước 1. Tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng và chế độ ăn healthy

Để giúp cho con đường kinh doanh bữa ăn sạch mang lại hiệu quả, bạn cần trang bị cho bản thân mình những kiến thức từ cơ bản cho đến chuyên sâu về phong cách ăn uống healthy. Bởi nếu không, dù có bỏ ra nguồn vốn lớn để đầu tư nhưng nếu không hiểu về sản phẩm thì lợi nhuận mà bạn tạo ra sẽ không đủ để duy trì cửa hàng về lâu về dài.

Khi đã có một nền tảng kiến thức vững chắc về đồ ăn healthy, bạn sẽ dễ dàng xây dựng mô hình kinh doanh của mình theo một xu hướng bài bản và dễ dàng thuyết phục được khách hàng. Ngoài ra, bạn cũng cần phải có sự am hiểu về các loại thực phẩm, cách kết hợp, chế biến, xây dựng menu và cách bày trí sao cho thật phù hợp, đẹp mắt để tạo hứng thú muốn thưởng thức của khách hàng.


Kinh doanh bữa ăn sạch
 

Bước 2. Lựa chọn sản phẩm, xây dựng menu đủ giá trị dinh dưỡng

Khách hàng chủ yếu của đồ ăn healthy thường là các bạn trẻ thuộc độ tuổi từ 20 - 35. Trong đó, nữ giới chiếm phần trăm nhiều hơn vì đây là đối tượng có nhu cầu cao trong việc ăn uống lành mạnh để giảm cân, cải thiện vóc dáng và sở hữu làn da đẹp.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mở rộng tệp khách hàng của mình bằng cách nghiên cứu thị trường để xác định khách hàng tiềm năng, đồng thời khai thác thị trường ngách nếu cảm thấy đó là một “mảnh đất” tiềm năng cho bạn. Sau khi đã có được chân dung khách hàng, bạn hãy dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng để biết sở thích, thói quen ăn uống của họ để lựa chọn menu phù hợp.

Tất nhiên, một menu bữa ăn healthy không chỉ đảm bảo về sự bắt mắt, chất lượng mà còn phải thường xuyên làm mới định kỳ. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng mà bạn có thể xây dựng menu riêng cho từng người, từ khách muốn giảm cân, cải thiện sức khỏe cho đến các bà mẹ bỉm sữa, gymer,... để tạo nên sự đặc biệt cho mô hình kinh doanh của mình.


Quán ăn kiêng
 

Bước 3. Cung cấp thông tin đầy đủ

Bên cạnh việc cung cấp những món ăn healthy và đầy đủ dinh dưỡng, bạn cũng cần phải giải quyết được những thắc mắc của mọi người về thực đơn của mình. Theo đó, vì khách hàng thường là những người quan tâm đến vóc dáng và sức khỏe nên bạn hãy cung cấp các thông tin dinh dưỡng cụ thể đối với mỗi phần ăn được bán ra, thường là lượng calo của từng món.

Chẳng hạn, một suất cơm gạo lứt ăn kèm với thịt bò và rau củ sẽ chứa 450 calo hay bánh mì sandwich ức gà sẽ có 230 calo. Cách này sẽ giúp cho khách hàng có thể tự ước lượng được mình đã hấp thụ bao nhiêu calo để có sự thay đổi, cân chỉnh sao cho phù hợp với những bữa ăn khác trong ngày.


Đồ ăn sạch
 

Bước 4. Tìm kiếm nguồn nguyên liệu đồ ăn healthy sạch, uy tín

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của hoạt động kinh doanh bữa ăn sạch đó chính là tìm nguồn cung cấp nguyên liệu phù hợp. Có thể nói, bên cạnh chất lượng món ăn thì thực phẩm sạch chính là điều kiện tiên quyết giúp bạn xây dựng niềm tin với khách hàng. Từ đó đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm liên tục, nhất là khi số lượng người tiêu dùng đang ngày một tăng lên. Quan trọng hơn hết, việc tìm được nguồn hàng chất lượng, uy tín và bền vững sẽ giúp bạn giữ chân khách hàng của mình một cách lâu dài.


Bữa ăn healthy
 

Bước 5. Lựa chọn mặt bằng và thiết kế không gian quán ăn healthy

Khi kinh doanh bất cứ một lĩnh vực nào, việc tìm kiếm một mặt bằng phù hợp luôn là yếu tố quyết định đến lượng khách hàng đến với cửa hàng và doanh thu mà bạn thu về mỗi ngày. Đối với việc kinh doanh đồ ăn healthy, bạn nên chọn đầu tư tại các địa điểm gần khu chung cư, văn phòng, các phòng tập gym, thể thao,.... Những khu vực này đều là nơi tập trung nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng mà quán ăn kiêng của bạn đang hướng đến nhất.

Khi đã chọn được địa điểm thuận lợi để kinh doanh, bạn cũng nên lên ý tưởng thiết kế không gian quán sao cho thật đẹp và quan trọng là đúng với tinh thần ăn uống lành mạnh. Đặc biệt, với đối tượng khách hàng chiếm đến 80% là nữ giới thì một không gian nhà hàng với thiết kế xinh xắn, cỗ chỗ để chụp ảnh check-in sẽ thu hút được nhiều người ghé đến.

Đương nhiên, một không gian ấn tượng kết hợp với đồ ăn dinh dưỡng như thế chắc chắn cũng sẽ để lại ấn tượng cực tốt cho khách hàng. Không chỉ vậy, đây cũng là cơ hội để giúp cho quán của bạn được khách hàng quảng bá, truyền miệng đến với bạn bè, người thân của mình.


Kinh doanh quán ăn kiêng
 

Bước 6. Xây dựng các kênh bán hàng online

Hiện nay, tần suất xuất hiện của các cửa hàng healthy tại Việt Nam vẫn chưa phổ biến mạnh như các quán cơm thông thường. Vì vậy mà nhiều người muốn ăn uống theo chế độ này thường tốn khá nhiều công sức để tìm kiếm các cửa hàng cung cấp bữa ăn sạch trong ngày.

Vì vậy, để hỗ trợ hoạt động kinh doanh đồ ăn healthy thêm hiệu quả thì cửa hàng có thể cung cấp đa dạng các kênh bán hàng online để kết nối với những khách hàng có nhu cầu. Ngoài việc sử dụng các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram,... hay các ứng dụng giao hàng như: GrabFood, Gojek, Bae Min, Shopee Food,... thì bạn cũng đừng quên xây dựng một website chuyên nghiệp để giúp hoạt động kinh doanh lâu dài, bền vững hơn.


Bán đồ ăn healthy online
 

Ngoài việc giúp bạn có được một cửa hàng cho riêng mình trên thị trường trực tiếp để kinh doanh hiệu quả, website còn cung cấp cho người dùng những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt. Thông qua trang web, bạn có thể cho đăng tải những thông tin về sản phẩm mà mình đang kinh doanh như: giá thành, thành phần, nguồn gốc, lượng calories, giấy chứng nhận chất lượng, đánh giá - cảm nhận của khách hàng trước đó,....

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sản xuất những bài blog tư vấn về chế độ ăn, bí quyết giảm cân hữu ích, cách thay đổi lối sống sao cho lành mạnh hơn,.... Có thể nói, nội dung trên web đóng vai trò như một nhân viên bán hàng thứ hai của bạn, qua đó giúp khách hàng ghi nhận được những thông tin quan trọng về lợi ích của sản phẩm, từ đó thuyết phục họ mua hàng, giúp gia tăng doanh số, lợi nhuận ấn tượng.

Tuy nhiên, quá trình làm website thường rất phức tạp và nếu bạn thiếu kiến thức chuyên môn, kỹ năng cùng kinh nghiệm về lập trình, thiết kế thì trang web sẽ không phát huy được hết giá trị của mình. Vì vậy, lời khuyên tốt nhất mà chúng tôi dành cho bạn khi kinh doanh bữa ăn sạch đó là tìm đến các công ty thiết kế website chuyên nghiệp để có được sản phẩm web chất lượng. Trong đó, Phương Nam Vina với hơn 10 năm kinh nghiệm chính là cái tên mà bạn có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ thiết kế website bán đồ ăn.


Kinh doanh đồ ăn healthy online
 

Sở hữu bề dày kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên lập trình, thiết kế tài năng, chúng tôi cam kết sẽ giúp bạn có được một website chất lượng, chuẩn SEO, kết hợp cùng các giải pháp SEO, chạy quảng cáo,... để hỗ trợ công việc kinh doanh đồ ăn healthy mang lại hiệu quả cao. Vậy nên, nếu các bạn đang có nhu cầu cần thiết kế web ngay bây giờ để gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng thì hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!

Bước 7. Vận hành và quản lý quán ăn

Cách thức vận hành và quản lý hiệu quả chắc chắn sẽ góp phần vào sự thành công khi kinh doanh đồ ăn healthy. Hãy vạch ra một quy trình phục vụ, chăm sóc khách hàng, quản lý nhân sự, kho hàng, doanh thu để giúp cho hoạt động hàng quán thêm thuận lợi, tránh gặp những sai sót không đáng có khiến công việc bị gián đoạn, cản trở.


Kinh doanh bữa ăn healthy
 

Bước 8. Lên kế hoạch marketing hút khách cho quán

Để xây dựng thương hiệu được nhiều người biết đến thì ngoài việc gia tăng độ phủ sóng trên các kênh online, bạn cũng cần phải có một chiến lược marketing hiệu quả. Đối với các quán ăn bán đồ healthy, bạn cần phải tập trung vào việc quảng cáo, tiếp thị đến những đối tượng khách hàng nhất định thông qua: tờ rơi, poster, banner, chương trình khuyến mãi, giảm giá, chạy quảng cáo Facebook, Google,....

Một trong những chiến lược marketing hiệu quả được nhiều quán ăn kiêng áp dụng đó chính là khuyến khích khách hàng đặt gói thực đơn để đạt kết quả giảm cân, tăng cơ hiệu quả nhất. Quan trọng, giá sản phẩm theo combo này sẽ rẻ hơn đôi chút so với việc đặt suất lẻ. Một phương pháp khác để dụ dỗ khách hàng đặt theo combo đó chính là tặng thêm những món quà đi kèm như: danh sách bài tập, dây đo, bánh quy ăn kiêng,....

Ngoài ra, vì đồ ăn healthy cũng thường có giá thành khá cao so với mặt bằng chung nên bạn cũng cần phải chăm chút vào bao bì sản phẩm. Hãy sắp xếp món ăn đẹp mắt, ngon miệng trong hộp giấy sạch sẽ cùng một hộp nước sốt trộn riêng bên ngoài. Những chi tiết này tuy nhỏ nhưng chắc chắn sẽ là điểm cộng giúp cửa hàng của bạn ghi điểm trong mắt khách hàng.


Mở quán ăn sạch
 

Với những chia sẻ ở trên, Phương Nam Vina hi vọng đã cung cấp cho các bạn cái nhìn chân thực về lĩnh vực bán đồ ăn sạch cùng các phương án triển khai ấn tượng. Có thể thấy, kinh doanh đồ ăn healthy đã và đang mở ra một cánh cửa mới đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư đam mê làm giàu. Vì vậy, để giúp cho hoạt động buôn bán bữa ăn healthy của bạn luôn hiệu quả, hãy chú ý đến những nhu cầu ăn uống của khách hàng hiện tại, đồng thời xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp để đạt được thành công như mong muốn.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Ý tưởng marketing cho nhà hàng

icon thiết kế website Cách thu hút thực khách đến nhà hàng

icon thiết kế website 10 bí quyết kinh doanh quán ăn nhỏ cho người mới bắt đầu

Bài viết mới nhất

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Hiểu rõ chu kỳ sống của sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn.

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là một công cụ quảng cáo trực tuyến hàng đầu được các doanh nghiệp hiện nay áp dụng phổ biến để cải thiện doanh thu hiệu quả.

Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 áp lực lượng cạnh tranh của Michael Porter giúp doanh nghiệp có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.

zalo