Tính cách thương hiệu là gì? Cách xây dựng brand personality

Tính cách con người chính là yếu tố quan trọng quyết định liệu mỗi chúng ta là người dễ mến hay khó chịu, hướng nội hay dễ hòa nhập với đám đông,.... Tương tự trong kinh doanh, khi bạn xây dựng tính cách thương hiệu thì cũng tức là bạn đang nhân cách hóa doanh nghiệp của mình thành một con người thật sự với đủ mọi loại hình tượng, cảm xúc hỉ nộ ái ố đơn thuần. Và dĩ nhiên, nếu tính cách này được phát triển thành công và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp thì doanh nghiệp của bạn sẽ trở nên nổi bật, dễ dàng cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường. Vậy tính cách thương hiệu là gì? Theo dõi bài viết này để cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết nhé.


Tính cách thương hiệu là gì? Cách xây dựng brand personality
 

Tính cách thương hiệu là gì?

Tính cách thương hiệu (brand personality) là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực marketing với ngụ ý đề cập đến những điểm nổi bật mà thương hiệu muốn giới thiệu đến khách hàng. Hiểu theo một góc nhìn khác, cá tính thương hiệu chính là những điều mà người tiêu dùng sẽ liên tưởng tới khi nhắc về doanh nghiệp của bạn, đó có thể là sự chuyên nghiệp, uy tín hay thân thiện, trách nhiệm,.... Hoặc ngược lại, nó cũng có thể là hình tượng của sự thất tín, kém cỏi hay lừa đảo,....

Về cơ bản, tính cách thương hiệu sẽ cần phải gắn liền với hình ảnh, văn hóa cùng bản sắc doanh nghiệp. Đồng thời, tất cả sản phẩm / dịch vụ hay những chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp cũng đều phải song hành với cá tính mà thương hiệu luôn thể hiện. Nhờ đó mà đây được xem là một trong những yếu tố giúp nhận diện doanh nghiệp thông qua cảm xúc của khách hàng.

Tầm quan trọng của việc xây dựng tính cách thương hiệu

Không thể phủ nhận, doanh nghiệp nào xây dựng thành công cá tính thương hiệu và thể hiện một cách hiệu quả thì chắc chắn sẽ có nhiều ưu thế hơn trên hành trình chinh phục khách hàng bởi những lợi ích sau:

1. Tạo sự khác biệt cho thương hiệu

Mỗi ngày, những khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp thường sẽ phải đối mặt với vô vàn sự lựa chọn về sản phẩm cùng hàng trăm thông điệp đến từ các thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, cuộc sống tất bật của hiện đại buộc họ phải không ngừng chạy đua với thời gian nên sẽ không thể chú ý đến mọi chi tiết.

Vậy nên khi đứng trước sự đa dạng này, nếu không thể nhận biết điểm khác biệt thì khách hàng thường sẽ có xu hướng lựa chọn sản phẩm của thương hiệu có giá thành thấp hơn. Do đó, việc xây dựng cá tính riêng sẽ giúp doanh nghiệp bạn trở nên nổi bật hơn khi sở hữu những đặc điểm riêng biệt, đồng thời dễ dàng thu hút sự chú ý khách hàng.

2. Định hình các chiến dịch marketing

Trong quá trình thực hiện các chiến dịch marketing cho doanh nghiệp, việc tuân thủ và thể hiện giá trị cũng như mục tiêu thương hiệu là vô cùng quan trọng. Để đảm bảo điều này, brand personality của bạn cần phải được xác định rõ ràng và duy trì tính nhất quán.

Không chỉ đóng vai trò như một "la bàn hướng dẫn" cho các hoạt động marketing của thương hiệu, brand personality còn là cơ sở để doanh nghiệp phát triển thêm các chiến dịch truyền thông đại chúng, quảng cáo, PR hay digital marketing,... trên diện rộng.

Thông qua cá tính được truyền tải trên các chiến dịch tiếp thị, khách hàng có thể biết được thêm nhiều thông tin khác về doanh nghiệp, cụ thể:

- Thương hiệu của bạn đại diện cho giá trị gì? Tính cách thương hiệu sẽ phản ánh những đặc điểm và giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn gửi đến khách hàng.

- Thương hiệu của bạn có đóng góp gì cho xã hội? Brand personality có thể thay cho lời cam kết của doanh nghiệp đối với các vấn đề xã hội và môi trường.

- Thương hiệu của bạn có tầm nhìn và sứ mệnh ra sao? Cá tính thương hiệu sẽ giúp truyền đạt một cách rõ ràng, nhất quán về tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp đến cho khách hàng.


Tính cách thương hiệu là gì?

3. Truyền tải câu chuyện thương hiệu

Trong kinh doanh, không thiếu các trường hợp nhiều sản phẩm có sự tương đồng với nhau và điều quan trọng để làm nên sự khác biệt này đó chính là bản sắc thương hiệu. Nike là một minh chứng rõ ràng cho điều này bởi họ không chỉ đơn giản là nhà sản xuất giày thể thao mà còn là người kể chuyện, người tạo ra các trải nghiệm và nguồn cảm hứng cho "dân chơi giày". Tính cách này cũng được thể hiện rất rõ thông qua slogan “Just do it” của Nike trong xuyên suốt hành trình phát triển.

Những chiếc giày do Nike sản xuất không chỉ là hàng hóa thông thường mà phía sau đó còn là một câu chuyện về sự nỗ lực và thành công. Vì vậy, khi khách hàng mua sản phẩm thì họ cũng sẽ mua luôn cả câu chuyện tạo cảm hứng để thiết kế ra mẫu giày này hay những giá trị mà Nike đang đại diện.

4. Nhất quán phong cách giao tiếp của doanh nghiệp

Bên cạnh việc xây dựng chiến dịch marketing, brand personality còn chịu trách nhiệm thống nhất giọng điệu, cách thể hiện, sử dụng từ ngữ và tương tác với khách hàng trên mạng xã hội, email, website hay một số sự kiện.

Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn mang tính cách sôi nổi và năng động thì trang fanpage cần thường xuyên cập nhật các nội dung mang tính giải trí, sáng tạo và giao lưu với khách hàng thông qua các bình luận hóm hỉnh, những câu chuyện thú vị,....

Trái lại, nếu brand personality của bạn là điềm tĩnh, chuyên nghiệp thì mọi hoạt động truyền thông cần được thực hiện một cách chỉn chu và nghiêm túc. Website, email hoặc các bài đăng trên mạng xã hội cũng cần phải sử dụng ngôn từ chính xác, lịch sự để thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín của thương hiệu.

5. Kết nối cảm xúc và xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Để giữ chân khách hàng trung thành, doanh nghiệp không chỉ đầu tư vào chất lượng sản phẩm / dịch vụ mà còn phải tạo ra một sợi dây cảm xúc để liên kết doanh nghiệp và khách hàng.

Khi tính cách thương hiệu trở nên rõ ràng, nó sẽ tạo ra một cảm giác gần gũi và chân thực hơn với khách hàng. Lúc này, khách hàng sẽ cảm thấy như họ đang kết nối với một cá nhân, một người bạn thật sự chứ không đơn thuần là một doanh nghiệp vô tri, vô giác.

Hơn nữa, khi thương hiệu được xây dựng dựa trên các giá trị đạo đức, cam kết và đáng tin cậy, khách hàng cũng sẽ tin tưởng và đặt niềm tin vào bạn. Điều này giúp cho doanh nghiệp không chỉ xây dựng được một tệp khách hàng trung thành, gắn bó mà còn dễ dàng vượt qua được những tin đồn, khủng hoảng truyền thông bất ngờ xảy ra.

6. Gia tăng nhận thức thương hiệu

Khi doanh nghiệp của bạn có một cá tính độc đáo thì nó sẽ tự khắc trở nên nổi bật, dễ nhận biết và khó quên. Đây cũng chính là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng để gia tăng sự nhận biết thương hiệu (brand awareness) trong tâm trí khách hàng.

Brand awareness không chỉ đơn giản là làm cho khách hàng biết đến thương hiệu của bạn mà còn thúc đẩy sự quan tâm và hiểu biết từ phía họ. Mục tiêu cuối cùng là biến thương hiệu của bạn trở thành cái tên "Top of mind" - đứng đầu trong tâm trí của người tiêu dùng khi họ nghĩ đến một sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan.


Tính cách thương hiệu
 

Giải mã 2 mô hình tính cách thương hiệu phổ biến hiện nay

Việc nắm rõ tính cách của thương hiệu là một bước vô cùng quan trọng vì nó sẽ là điểm chỉ dẫn cho mọi hoạt động truyền thông của doanh nghiệp. Không chỉ tạo ra sự khác biệt quyết định giữa doanh nghiệp của bạn và các đối thủ cạnh tranh, brand personality còn giúp cho doanh nghiệp thu hút và kết nối với khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, để xác định tính cách thương hiệu của mình như thế nào thì bạn hãy dựa vào hai mô hình đang được đánh giá cao hiện nay.

1. Mô hình 12 tính cách thương hiệu của Carl Jung 

Đây là mô hình tính cách được Carl Jung - nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sĩ chia sẻ trong lý thuyết của ông về 12 tính cách của con người. Theo đó, mô hình 12 archetype sẽ là sự tổng hợp của 12 đặc điểm tính cách khác nhau về hành vi, thái độ và giá trị mang lại. Cụ thể:

- The Regular Guy (Người bình thường): Là hình mẫu được miêu tả thân thiện, dễ gần, biết lắng nghe và tốt bụng. Các doanh nghiệp như IKEA, Levi’s, eBay,... khi theo đuổi hình tượng này sẽ dễ dàng tạo cảm giác thân quen với khách hàng.

- The Lover (Tình nhân): Chanel, Dior hay Victoria’s Secret,… chính là những thương hiệu nổi tiếng với tính cách The Lover. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp này đó là sự lãng mạn và ấm áp, mong muốn được chia sẻ cảm xúc, niềm đam mê với mọi người.

- The Jester (Chú hề): M&M’s, Fanta là những thương hiệu lựa chọn xây dựng hình ảnh với tính cách hài hước, vui tươi và tinh nghịch để mang lại niềm vui và tiếng cười cho khách hàng.

- The Creator (Người khởi tạo): Các tên tuổi lớn trên toàn cầu như Adobe, Lego, Apple đều được biết đến với tinh thần sáng tạo khi cho ra mắt các sản phẩm / dịch vụ độc đáo và mang tính đột phá cao nhằm xây dựng giá trị bền vững trong mắt người tiêu dùng.

- The Ruler (Người kiểm soát): Để tạo ra cảm giác an toàn và ổn định cho khách hàng, các thương hiệu hàng đầu như Microsoft, Rolex và Mercedes-Benz đều rất chú trọng vào việc phát triển hình ảnh cá nhân uy tín, đáng tin cậy, mang đậm tinh thần trách nhiệm.

- The Caregiver (Người chăm sóc): UNICEF, Johnson & Johnson, Heinz,... là những cái tên mà tính cách của họ sẽ được mô tả với các tính từ dịu dàng, chu đáo và vị tha,... để tạo cảm giác an toàn và được thấu hiểu cho khách hàng.

- The Magician (Ảo thuật gia): Với mong muốn sẽ biến ước mơ của người dùng thành hiện thực, các thương hiệu như Disney, TED, MAC Cosmetics,... đều cố gắng đưa sự mộng mơ, lãng mạn vào trong cá tính của mình.

- The Hero (Người hùng): Làm thế nào để giúp khách hàng vượt qua các thách thức của họ? Hãy xem cách mà Nike hay BMW đang thể hiện cá tính tự tin, mạnh mẽ của mình cho khách hàng.

- The Rebel (Kẻ nổi loạn): Phóng khoáng, nổi loạn, không bị ràng buộc bởi bất kỳ quy tắc nào... Virgin, Vans, MTV đã khơi dậy ngọn lửa khao khát tự do trong lòng khách hàng, khuyến khích họ phá vỡ những giới hạn truyền thống.

- The Innocent (Kẻ ngây thơ): Coca-Cola, Dove, Volkswagen là những cái tên điển hình với cá tính này khi họ luôn cố gắng tạo ra cảm giác hạnh phúc cho khách hàng bằng cách mang lại sự trẻ trung, tích cực.

- The Explorer (Người khai phá): Khi nói về sở thích ưa mạo hiểm và khao khát được trải nghiệm, chúng ta không thể không nhắc đến tính cách của các thương hiệu Red Bull, The North Face hay NASA,....

- The Sage (Người khôn ngoan): Google, Quora, The Economist,... là những thương hiệu đại diện cho sự khôn ngoan khi cung cấp sự nguồn kiến thức vô hạn đến cho khách hàng của mình.

12 tính cách thương hiệu

2. Mô hình định hướng tính cách thương hiệu của Jennifer Aaker

Với mô hình định hướng tính cách của Jennifer Aaker, doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định brand personality cho mình thông qua 5 yếu tố sau:

- Sự chân thành (Sincerity): Bao gồm sự trung thực, thực tế, đáng tin cậy, lành mạnh và tích cực. Đây là tính cách mà bạn sẽ thường thấy ở các công ty bảo hiểm và cung cấp dịch vụ, điển hình như: MetLife, Amazon và Disney,....

- Sự phấn khích (Excitement): Các thương hiệu như TikTok, Nike,... đã áp dụng thành công tính cách táo bạo, sáng tạo, giàu năng lượng của mình và hiện đang rất thành công với những điều đó.

- Sự tinh tế (Sophistication): Là tổ hợp của những nét tính cách như quyến rũ, thượng lưu, sang trọng. Đây cũng là các cá tính được ưa chuộng bởi những thương hiệu cao cấp như Mercedes-Benz, Gucci, Rolex,... để mang lại lối sống thượng lưu, sang chảnh cho người dùng.

- Năng lực (Competence): Thể hiện tính cách trách nhiệm, thông thái và đáng tin cậy. Hiện nay, các tập đoàn như Apple, Volvo và Microsoft,... đang là những cái tên thể hiện rất tốt năng lực của mình trên thị trường.

- Sự mạnh mẽ (Ruggedness): Đại diện cho sự nam tính, chất thể thao cùng sức mạnh,.... Nổi bật hiện nay gồm có những cái tên như Land Rover, Timberland hay Levi’s,... đang thể hiện rất tốt nét tính cách này.


Brand personality
 

Những yếu tố quan trọng giúp bạn truyền tải tính cách thương hiệu

Sau khi đã xác định được hình mẫu tính cách mà mình muốn theo đuổi, doanh nghiệp cần phải biết cách truyền tải những điều này đến cho khách hàng của mình thông qua 3 yếu tố sau:

1. Nhận diện thương hiệu (Visual identity)

Bộ nhận diện chính là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất để thể hiện tính cách của thương hiệu. Bộ nhận diện này sẽ bao gồm thiết kế logo, phông chữ, bảng phối màu cùng với những hình ảnh chính thức được sử dụng đồng nhất trong các ấn phẩm marketing của doanh nghiệp.

Ví dụ, phong cách tối giản (minimalism) của Apple trong bộ nhận diện đã cho chúng ta thấy rõ sự hiện đại, trẻ trung và đẳng cấp của thương hiệu công nghệ này. Thậm chí, chỉ cần nhìn vào logo của Apple thôi là bạn cũng có thể thấy được tinh thần dám nghĩ, dám làm và sẵn sàng tạo ra sự khác biệt trên thị trường.

Vậy nên, nếu bạn cũng đang muốn xây dựng một bộ nhận diện chuyên nghiệp để truyền tải thông điệp, tính cách đến với khách hàng thì hãy tham khảo dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu của Phương Nam Vina.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách bộ nhận diện chất lượng, đồng thời thể hiện tốt những giá trị cốt lõi, mục tiêu và tính cách mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Vậy nên, nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ thì hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!


Brand personality là gì?
 

2. Tiếng nói của thương hiệu (Brand voice)

Brand voice chính là cách mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn ngôn ngữ phù hợp để đại diện thương hiệu truyền tải thông điệp đến cho khách hàng. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải cân nhắc đến các thuật ngữ, từ ngữ và tông giọng sao cho chúng phải đồng nhất trên tất cả các phương tiện truyền thông. Hơn nữa, tông giọng mà thương hiệu lựa chọn cũng cần phải tạo ra sự độc đáo và có mối liên kết chặt chẽ với sứ mệnh của mình.

Ví dụ, để có thể truyền tải thông điệp về sự tự tin, mạnh mẽ và sẵn sàng bứt phá, Nike đã tạo ra slogan “Just do it” nổi tiếng. Xuyên suốt trong các ấn phẩm, clip quảng cáo của mình, Nike cũng luôn nhấn mạnh đến điều này để truyền tải cảm hứng đến cho khách hàng dám đứng lên để vượt qua bản thân.

3. Hành động (Actions)

Ngoài việc quan tâm đến ngoại hình và cách diễn đạt, hành động của thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp thể hiện bản sắc của mình. Trên thực tế, người tiêu dùng cũng luôn đánh giá cao việc thương hiệu biến lời hứa của mình thành hành động chứ không phải chỉ đơn thuần "làm màu" trên các chiến dịch quảng cáo.

Chẳng hạn, chiến dịch "Chuyến xe chở yêu thương" của Coca Cola vào dịp Tết năm 2018 là một minh chứng rõ ràng về yếu tố này. Theo đó, chiếc xe của Coca Cola đã di chuyển qua các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh,... để ghi lại những khoảnh khắc đoàn tụ của gia đình trong các dịp lễ Tết, cũng như phát nước giải khát miễn phí cho mọi người.


Tích cách thương hiệu nghĩa là gì?
 

Quy trình xây dựng tính cách thương hiệu thu hút, thành công

Sau khi đã nhận thức được tầm quan trọng và các yếu tố cần thiết khi chọn lựa tính cách cho thương hiệu, bạn có thể bắt đầu vào quá trình xây dựng brand personality. Tuy nhiên thì khi thực hiện, bạn hãy xem thương hiệu giống như là một con người và dựa vào đó để vẽ ra những đặc điểm tính cách, xác định giọng điệu, cách ứng xử và phương thức giao tiếp với công chúng. Khi đã ghi nhớ tốt lưu ý này, bạn hãy bắt đầu việc xây dựng tính cách cho doanh nghiệp của mình thông qua những bước sau:

Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Trước khi bắt đầu bất kỳ chiến dịch xây dựng thương hiệu nào, việc hiểu rõ thị trường và khách hàng là điều không thể thiếu. Ở bước này, doanh nghiệp cần phải đặc biệt chú trọng vào việc xác định một brand personality phù hợp với sở thích và tính cách chung của nhóm đối tượng mục tiêu. Cụ thể, các yếu tố cần nghiên cứu ở bước này đó chính là việc hiểu rõ về khách hàng mục tiêu là ai? Họ có thói quen gì và họ ưa thích các đặc điểm gì ở một thương hiệu?

Ví dụ: Nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ và cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp thì khách hàng mục tiêu lúc này sẽ là những nhà lãnh đạo, người có địa vị trong xã hội. Với những đối tượng này thì họ thường đánh giá cao sự chính xác và nghiêm túc trong mọi tương tác với thương hiệu.

Vì vậy, để khắc họa hình ảnh thương hiệu sao cho thật ấn tượng thì bạn cần phải lựa chọn một tính cách đáng tin cậy, chính xác và nghiêm túc, đồng thời phản ánh chính xác những giá trị mà khách hàng mục tiêu đề cao.


Cá tính thương hiệu
 

Bước 2: Định vị thương hiệu

Để thành công trong việc xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp không chỉ cần hiểu rõ môi trường bên ngoài mà còn cần phải tự thấu hiểu chính bản thân của mình. Khi đó, định vị thương hiệu sẽ là một bước quan trọng để doanh nghiệp của bạn xác định được tầm nhìn, sứ mệnh, logo, slogan hay tuyên ngôn định vị,... khi cạnh tranh trên thị trường. Một khi đã xác định được những yếu tố cốt lõi này, bạn có thể phân tích và xác định những đặc điểm lý tưởng của brand để thể hiện chính xác tính cách này.

Bước 3: Liệt kế các tính từ mô tả brand personality 

Thông qua những nghiên cứu đã được thực hiện, bộ phận truyền thông của công ty sẽ tổ chức một cuộc họp để cùng nhau đề xuất và liệt kê những từ ngữ phản ánh tính cách phù hợp nhất cho thương hiệu.

Giả sử, công ty đang chuẩn bị tung ra thị trường một dòng sản phẩm giày thể thao dành cho nam giới – tệp khách hàng mục tiêu đầy năng lượng, mạnh mẽ và cá tính. Trong cuộc họp này, các từ ngữ như năng động, sức trẻ, sức khỏe, tích cực và động lực sẽ được ưu tiên đề xuất nhiều nhất bởi nó sẽ phù hợp với hình ảnh của những thanh thiếu niên hiện nay.

Bước 4: Tiêu chuẩn hóa tính cách thương hiệu

Ở bước này, doanh nghiệp cần loại bỏ những cá tính không phù hợp với tiêu chuẩn và chỉ chọn các tính cách phù hợp nhất. Có một lưu ý quan trọng là bạn đừng để cảm xúc cá nhân can thiệp vào quá trình lựa chọn tính cách cho brand của mình. Cụ thể, tính cách thương hiệu cần phù hợp với các tiêu chuẩn sau:

- Phù hợp với đặc điểm lý tưởng của thương hiệu: Brand personality phải phản ánh những giá trị cốt lõi mà thương hiệu muốn truyền tải.

- Khác biệt: Tính cách thương hiệu phải độc đáo và không giống với đối thủ. Việc lựa chọn một tính cách giống với đối thủ có thể làm bạn mất đi sự độc tôn và khả năng cạnh tranh của thương hiệu.

- Có khả năng biểu đạt: Dù lựa chọn tính cách nào thì chúng cũng cần phải có khả năng thể hiện một cách rõ ràng, trọn vẹn. Ví dụ, một số tính cách phức tạp hoặc trừu tượng như "may mắn", "hào phóng" sẽ khó để biểu đạt một cách hiệu quả. Do đó, việc đơn giản hóa tính cách là điều cần thiết để giữ cho thông điệp của thương hiệu luôn được truyền đạt một cách tốt nhất.


Cá tính của thương hiệu
 

Bước 5: Phối hợp tính cách thương hiệu

Brand personality thường được hình thành từ hai hoặc ba nét cá tính khác nhau và chúng sẽ cần phải bổ trợ cho nhau một cách hài hòa. Chính vì vậy mà sự kết hợp này cần được doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng để tạo ra một bức tranh tổng thể tuyệt vời. Sự phối hợp giữa các nét cá tính này không chỉ giúp hình ảnh thương hiệu trở nên đặc biệt và khó quên hơn mà còn góp phần thúc đẩy khách hàng sẵn sàng hành động vì thương hiệu.

Bước 6: Triển khai xây dựng tính cách thương hiệu

Khi bạn đã chọn được tính cách phù hợp, việc truyền tải "đây là thương hiệu của chúng tôi" cho mọi người qua các hoạt động truyền thông trở nên vô cùng quan trọng. Với môi trường ngoại tuyến, việc truyền đạt brand personality có thể được thực hiện thông qua các phương tiện như quảng cáo ngoài trời hay sự tương tác của nhân viên tiếp thị tại điểm bán hàng.

Trên mạng Internet, tính cách thương hiệu sẽ được thể hiện chủ yếu qua hình ảnh, video, âm thanh và ngôn từ. Do đó, cách mà bạn áp dụng content marketing trên website, email, thông điệp quảng cáo và các tài liệu truyền thông,... cũng cần phải phản ánh rõ brand personality một cách nhất quán, linh hoạt.


Xây dựng tính cách thương hiệu
 

Ví dụ về tính cách thương hiệu của các thương hiệu nổi tiếng

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về brand personality là gì thì tiếp theo đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 3 ví dụ nổi bật mà cách các thương hiệu nổi tiếng đang xây dựng cá tính của mình.

1. Tính cách thương hiệu Coca-Cola

Trong quá trình phát triển, Coca-Cola luôn thể hiện rõ tính cách vui vẻ và nhiệt huyết, tạo ra ấn tượng về sự hạnh phúc và niềm vui cho khách hàng. Các chiến dịch của Coca-Cola luôn được thiết kế với màu sắc năng động, đồng thời truyền tải các thông điệp nhân văn một cách khéo léo sau mỗi chiến dịch.

Cụ thể, chiến dịch "Share a Coke" là một ví dụ điển hình cho cách mà thương hiệu này thể hiện tính cách vui vẻ và lan tỏa niềm hạnh phúc đến mọi người. Ý tưởng này được bắt nguồn từ việc in tên người tiêu dùng lên trên bao bì của chai Coca-Cola nhằm nhấn mạnh vào ý nghĩa kết nối và chia sẻ.

Theo đó, Coca-Cola sản xuất hàng loạt chai nước với dòng chữ "Share a coke with + tên của người tiêu dùng” để tạo ra cảm giác cá nhân hóa cho sản phẩm. Ở Úc, 150 cái tên phổ biến nhất của quốc gia đã được in trên hàng triệu chai. Còn tại Trung Quốc, thay vì in tên thật thì hãng đã in biệt danh của mỗi người để làm sản phẩm trở nên gần gũi hơn. Chiến dịch này đã thành công khi mang lại sự thích thú cho người tiêu dùng khi nhận được chai Coca-Cola có tên của mình và là cú hích để gia tăng doanh số, lợi nhuận khủng cho thương hiệu.

2. Tính cách thương hiệu của Apple

Với tư cách là một thương hiệu "vượt qua mọi giới hạn", Apple luôn thể hiện phong cách hiện đại, tinh tế qua mỗi chiến dịch truyền thông và sản phẩm mới của mình. Sự tinh tế của Apple đã được thể hiện rõ nhất qua các phiên bản điện thoại khi càng về sau, những sản phẩm này liên tục cải thiện và "đơn giản hóa" các tính năng để tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.

Không chỉ vậy, Apple cũng rất chú trọng vào việc kiểm soát các chi tiết trong quảng cáo của mình để tránh sự phô trương và khuếch đại các tính năng. Các video quảng cáo của họ thường ngắn gọn khi có thời lượng chỉ dưới 1 phút, mục đích chính là để tập trung vào sản phẩm một cách rõ ràng. Hơn nữa, các quảng cáo luôn giữ vững các yếu tố như sự sang trọng, đẳng cấp và đổi mới với phần nền tối màu tạo cảm giác huyền bí nhưng vẫn làm nổi bật sự sang trọng của sản phẩm.

3. Tính cách thương hiệu của Vinamilk

Luôn nằm trong top 3 thương hiệu sữa dẫn đầu thị trường tại Việt Nam, Vinamilk không chỉ hướng đến tệp khách hàng là hội bà mẹ mới sinh mà còn tập trung vào những người quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe. Vì vậy, thương hiệu này đã xây dựng cho mình một hình ảnh đầy yêu thương và thấu hiểu, đồng thời phát triển các sản phẩm tốt nhất để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đa dạng của người tiêu dùng.

Trong các chiến dịch quảng cáo truyền hình, hình ảnh những chú bò thân thiện của Vinamilk luôn cố gắng mang đến những giọt sữa thơm ngon nhất cũng đã trở thành hình ảnh quen thuộc đối với mọi người. Bên cạnh đó, các thông điệp về sức khỏe như "Mắt sáng dáng cao” cũng luôn được nhấn mạnh để chứng tỏ sự quan tâm của thương hiệu đối với sức khỏe và phát triển của trẻ em. Ngoài ra, Vinamilk cũng thường thực hiện các dự án hỗ trợ cộng đồng hay trao học bổng cho trẻ em nghèo để khẳng định "sự yêu thương" của mình đối với xã hội.


Ví dụ cá tính thương hiệu
 

Trên đây là những thông tin về brand personality mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng từ bài viết này, bạn có thể nắm được tính cách thương hiệu là gì để áp dụng hiệu quả cho doanh nghiệp của mình. Bởi lẽ, chỉ khi thành công trong việc xây dựng thương hiệu thì doanh nghiệp của bạn mới có thể dễ dàng thu hút được khách hàng, đồng thời xây dựng vị thế tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Brand equity là gì? Chiến lược xây dựng tài sản thương hiệu

icon thiết kế website 8 bước xử lý khủng hoảng truyền thông nhanh chóng, hiệu quả

icon thiết kế website Branding marketing là gì? Làm brand marketing có khó không?

Bài viết mới nhất

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, các giải pháp kinh doanh online chính là chìa khóa để doanh nghiệp vững bước trên cuộc đua chinh phục thị trường.

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

Khi đối mặt với ý tưởng, giải pháp hoặc công nghệ mới, POC là công cụ quan trọng giúp bạn xác thực tính khả thi và hiệu quả trước khi triển khai.

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment (hoạt động tự doanh) là một cơ hội tuyệt vời để bạn trở thành người làm chủ công việc và nhanh chóng đạt được tự do tài chính.

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Hiểu rõ chi phí cơ hội không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực mà còn mở ra những cơ hội phát triển bền vững và thành công.

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Ngân sách là một công cụ quản lý tài chính không thể thiếu đối với doanh nghiệp để kiểm soát chi tiêu và đảm bảo các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

Carousel là gì? Tuyệt chiêu tạo Carousel Ads chuyển đổi cao

Carousel là gì? Tuyệt chiêu tạo Carousel Ads chuyển đổi cao

Với khả năng hiển thị nhiều hình ảnh và video trong một quảng cáo duy nhất, Carousel Ads sẽ mang thương hiệu đến gần hơn với khách hàng mục tiêu.

zalo