Dark web là gì? Những mối nguy tiềm ẩn khi truy cập dark web

Truy cập và tìm hiểu thông tin trên Internet là một nhu cầu căn bản đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên thì trong thế giới mạng ngày nay, không phải trang web nào cũng là nơi mà bạn có thể truy cập một cách dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Bing hay Yahoo,.... Trong đó, dark web chính là một nơi bí ẩn chuyên chứa những nội dung bất hợp pháp và đáng sợ, thậm chí có thể mang yếu tố tâm linh, quỷ dị. Vậy dark web là gì? Việc ghé thăm dark web có thực sự nguy hiểm giống như những lời đồn đại? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung được chia sẻ dưới đây.


Dark web là gì? Những mối nguy tiềm ẩn khi truy cập dark web
 

Dark web là gì?

Thế giới mạng Internet hiện nay được chia làm ba phần: phần thứ nhất đó là những website mà mọi người thường truy cập thông qua các công cụ tìm kiếm thông thường. Hai phần còn lại thì nguy hiểm hơn với tên gọi lần lượt là deep web và dark web - nơi lưu chứa các trang web không hiển thị tự nhiên trên trình duyệt và cũng không dễ để truy cập.

Từ đây ta có thể khẳng định, dark web tuy là một phần của Internet nhưng lại hoàn toàn không được lập chỉ mục bởi các công cụ tìm kiếm. Đồng thời, người dùng cũng sẽ không thể nào truy cập vào được các website này nếu như họ không sở hữu một phần mềm chuyên biệt để hỗ trợ.

Về cơ bản, ta có thể hiểu rằng dark web chính là những trang web được máy chủ (server) ẩn đi để trở thành một công cụ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh, những nhiệm vụ ẩn danh hoặc là bất hợp pháp. Điểm đặc biệt ở dark web đó là các chủ website đều không muốn bất kỳ ai biết danh tiếng của họ, cũng như không muốn để một đối tượng nào dễ dàng truy cập vào trong trang web.

Chính vì điều này mà hầu hết các website trong dark web hiện nay đều được định dạng nhiều lớp bảo vệ cùng cấu trúc luôn thay đổi. Khi đó, người dùng muốn truy cập dark web sẽ cần phải sử dụng một trình duyệt chuyên dụng, điển hình như Tor.


Dark web là gì?
 

Lịch sử ra đời của dark web

Sự xuất hiện của dark web vốn được cho là bắt nguồn từ Freenet - một website được thiết kế với mục đích dành cho việc liên lạc ẩn danh, tương tác trực tuyến và trao đổi file. Vào thời điểm ấy, dark web thực ra chỉ đơn giản là luận án của Ian Clarke - một sinh viên đang theo học tại trường Đại học Edinburgh ở Scotland vào năm 2000.

Hai năm sau đó, phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ đã nghiên cứu và phát hành ra mạng Tor với mục đích chỉ dành riêng cho những đặc nhiệm tình báo Mỹ và các chính trị gia tại nước này sử dụng. Cho đến năm 2008, mã code cơ bản của Tor đã nhanh chóng được phát hành với giấy phép miễn phí. Nhờ mạng Tor này mà người dùng có thể truy cập vào dark web một cách dễ dàng và phổ biến cho đến tận bây giờ.

Vị trí của dark web trong các địa tầng Internet

Trước khi tìm hiểu nhiều hơn về các thông tin liên quan và cách truy cập dark web một cách an toàn, bạn nên biết rõ việc dark web đang tồn tại ở vị trí nào trong các địa tầng Internet. Cụ thể, địa tầng của thế giới web được ví như một tảng băng trôi mà ở đó sẽ được chia thành 3 phần khác nhau, bao gồm: bề mặt (surface web), phần giữa (deep web) và mảng tối tăm (dark web).

1. Surface web

Tầng đầu tiên của Internet chính là surface web - nơi mà chúng ta vẫn thường xuyên truy cập vào các trang web khác nhau thông qua những trình duyệt phổ biến là: Google Chrome, Firefox, hay Safari,.... Trên surface web, các website thường có tên miền kết thúc bằng những đuôi là: .com, .org, .net, .vn,.... Vì vậy nên người dùng có thể trực tiếp truy cập vào ngay mà không cần phải thông qua bất kỳ công cụ trợ giúp đặc biệt nào.

2. Deep web

Deep web là tầng sâu hơn của Internet và thường ẩn chứa các nội dung không được liệt kê bởi công cụ tìm kiếm. Đa phần deep web là các trang web có nội dung hợp pháp nhưng không công khai cho mọi người truy cập, chẳng hạn như: email, mạng nội bộ của doanh nghiệp, các bản sao kê online của ngân hàng hay những tin nhắn trên các nền tảng mạng xã hội,…. Khi đó, người dùng cần phải đăng nhập tài khoản hoặc sử dụng các công cụ đặc biệt thì mới có thể truy cập vào trong deep web để sử dụng.

3. Dark web

Dark web thực chất chính là một phần nhỏ của deep web và cũng là tầng cuối cùng của địa tầng Internet. Đây chính là nơi tập trung các hoạt động phi pháp và tinh vi nhất của Internet, đồng thời cũng được xem là “thiên đường” dành cho những kẻ xấu đang ẩn mình.

Người dùng muốn thử vào dark web bắt buộc sẽ cần phải sử dụng các công nghệ đặc biệt như mạng Tor hay I2P,... để ẩn danh và che giấu vị trí của mình khi truy cập. Cũng chính vì khả năng ẩn danh tuyệt đối mà dark web thường bị lợi dụng cho các hoạt động tội phạm như: buôn bán ma túy, vũ khí, nô lệ,... hoặc trao đổi, chia sẻ các nội dung bất hợp pháp, đồi trụy.

Có thể thấy rằng, dark web chính là phần nằm trong khu vực sâu nhất của Internet. Đây cũng chính là khu vực khó tiếp cận và chứa đựng nhiều nội dung đen tối, nguy hiểm. Do đó, việc tìm cách vào dark web và tham gia vào các hoạt động trên đây đòi hỏi bạn cần phải có một sự cảnh giác cao độ và hiểu rõ nhưng rủi ro mình sẽ gặp phải. Bởi nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị “tẩy não” bởi những nội dung đen tối và nguy hiểm hơn là có thể dính líu đến Pháp luật.


Dark web
 

Dark web có bất hợp pháp không?

Dark web vốn không phải là một thực thể tồn tại hữu hình hay dịch vụ cụ thể. Trên thực tế, nó đơn thuần chỉ là một phần của mạng Internet nên chính bản thân dark web không hề phạm pháp. Nhưng chính vì khả năng “ẩn mình” về cả danh tính lẫn cách truy cập mà dark web đã tạo điều kiện cho hàng loạt hoạt động bất hợp pháp diễn ra. Trong đó, một số ví dụ điển hình về các hoạt động phi pháp trên dark web có thể kể đến là:

- Buôn bán ma túy: một trong những hoạt động phổ biến nhất trên dark web đó chính là dịch vụ bán lẻ cũng như buôn bán số lượng lớn các chất ma túy bất hợp pháp như cocain, heroin, LSD,.... Tình trạng buôn bán ma túy trên dark web cũng đang ngày càng diễn ra phức tạp khi mới đây, các nhà chức trách Mỹ và châu Âu đã vừa triệt phá một thương vụ buôn bán ma túy xuyên quốc gia trên dark web với hơn 300 người bị bắt cùng 53 triệu USD bị tịch thu.

- Mại dâm và khiêu dâm trẻ em: khi truy cập vào dark web, một trong những hoạt động phổ biến thứ hai mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp đó là cung cấp các dịch vụ mại dâm bất hợp pháp, kể cả liên quan đến đối tượng trẻ vị thành niên.

- Kinh doanh vũ khí: không chỉ deep web mà các loại vũ khí chiến tranh từ súng cho đến bom mìn cũng thường xuyên được rao bán trên các chợ đen của dark web.

- Rửa tiền: dark web cũng là nơi cung cấp các dịch vụ giúp che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của những khoản tiền thu được từ việc biển thủ, ăn hối lộ, đánh bạc, chiếm đoạt tài sản,... qua đó đảm bảo sự ẩn danh và khiến cảnh sát không thể truy nguyên.

- Tống tiền, đe dọa: khi mạng xã hội đang ngày càng có dấu hiệu bảo mật kém thì nhiều đối tượng đã sử dụng dark web để đăng thông tin, hình ảnh nhạy cảm của nạn nhân để phục vụ cho sở thích đồi trụy, hoặc nhằm mục đích đe dọa và tống tiền họ.

Từ những ví dụ trên thì ta có thể thấy rằng, việc sử dụng dark web cho hầu hết các mục đích hiện nay đều vi phạm pháp luật và mang tính chất tội phạm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu người dùng không cẩn trọng.


Truy cập dark web
 

Truy cập dark web có phải là hành động phạm pháp?

Như đã nhấn mạnh ở trên, bản chất của dark web không bất hợp pháp nên việc truy cập không phải lúc nào cũng là hành động phạm pháp. Tuy nhiên, người dùng cần phải thật sự nâng cao cảnh giác và cẩn trọng để tránh rơi vào vòng lao lý mà chính bản thân mình cũng chẳng thể kêu oan được.

Theo như quy định luật pháp của nhiều quốc gia, việc sử dụng công nghệ như Tor hay các phần mềm ẩn danh để truy cập Internet không phải là một hành vi bất hợp pháp. Bởi lẽ, những công cụ này vốn được người dùng sử dụng với các mục đích chính đáng như: bảo mật, bảo vệ quyền riêng tư tuyệt đối.

Tuy nhiên, mặc dù không cấm nhưng luật pháp vẫn ra yêu cầu truy tố và trừng phạt những hành vi sử dụng các công nghệ trên cho hoạt động phạm tội trái quy định. Cụ thể, người dùng có thể sẽ bị truy tố nếu truy cập vào các trang web đen tối để đặt mua hàng hóa bất hợp pháp hay tham gia những diễn đàn trao đổi nội dung đồi trụy,....

Do đó, nếu chỉ đơn thuần truy cập dark web với mục đích tò mò, nghiên cứu mà không tham gia các hoạt động phi pháp thì người dùng sẽ không vi phạm luật và ngược lại. Tuy nhiên, thực tế thì ranh giới giữa hợp pháp và phi pháp trên dark web được phân làn một cách rất mong manh nên dù không muốn, vẫn có rất nhiều người trở thành nạn nhân của các hành động truy cập bất hợp pháp này.


Vào thử dark web
 

Đối tượng người dùng dark web thường là ai?

Vì là một hệ thống web rất bí ẩn nên đối tượng người truy cập dark web cũng rất đa dạng và phức tạp. Họ không phải chỉ là những kẻ có mục đích xấu mà còn bao gồm nhiều cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng dark web khác nhau. Cụ thể, dưới đây chính là một số nhóm đối tượng thường xuyên truy cập vào dark web nhất.

- Nhóm người quan tâm đến sự bảo mật và quyền riêng tư: hiện nay, một số người sử dụng dark web như là một công cụ để duyệt web ẩn danh và đảm bảo cho quyền riêng tư của mình. Đó có thể là các nhà báo, nhóm nghiên cứu, nhà hoạt động nhân quyền,... hay bất cứ ai đang quan tâm đến việc tránh bị chính quyền theo dõi và giám sát.

- Các chuyên gia nghiên cứu về vấn đề bảo mật: một số chuyên gia đã tìm cách truy cập dark web để nghiên cứu về lỗ hổng bảo mật, phân tích phần mềm độc hại hay khám phá các hoạt động mạng trái pháp luật. Sự bí ẩn và độc hại của dark web đã cung cấp một môi trường thuận lợi để các chuyên gia có thể hiểu hơn về những mối đe dọa, đồng thời đánh giá khả năng của các công nghệ bảo mật.

- Những người tìm kiếm thông tin không công khai: một số người dùng hiện nay thường sử dụng dark web để truy cập vào các nguồn thông tin không được công khai trên bề nổi của Internet. Họ muốn tìm hiểu các cơ sở dữ liệu có chứa những nội dung nhạy cảm, thông tin mật liên quan đến quốc gia, tôn giáo cùng nhiều loại dữ liệu nguy hiểm khác.

- Nhóm tội phạm: đây có lẽ được xem là các thành phần nguy hiểm nhất của dark web khi chuyên thực hiện những hoạt động bất hợp pháp như: buôn bán ma túy, vũ khí, con người, đánh cắp thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng cùng các hoạt động phạm pháp khác.


Cách truy cập dark web
 

Làm thế nào để truy cập vào dark web?

Như đã tìm hiểu, dark web là những website mà người dùng không thể nào truy cập được bằng các công cụ tìm kiếm thông thường. Thay vào đó, để truy cập dark web, người dùng cần sử dụng các công cụ hỗ trợ đặc biệt như sau:

- Tor Browser: đây là công cụ phổ biến nhất mà bạn có thể sử dụng để truy cập dark web. Công cụ Tor Browser sẽ giúp bạn che giấu địa chỉ IP của mình, đồng thời mã hóa toàn bộ lưu lượng truy cập trên dark web. Với chức năng này, bạn sẽ có được một lớp “khiên bảo vệ” an toàn khi vào dark web để tìm kiếm những thông tin bí ẩn giống như “một kẻ vô hình”.

- I2P: tương tự như Tor Browser, việc cài đặt mạng I2P cũng tạo cho người dùng một lớp ẩn danh và bảo mật tuyệt đối. Nhờ vậy mà bạn sẽ giống như đang sở hữu một lớp khiên chắn bên ngoài để tìm kiếm thông tin an toàn.

- VPN: sử dụng VPN để che giấu địa chỉ IP từ lâu đã là một phương thức được rất nhiều người dùng ưa chuộng nhằm bảo mật danh tính. Tuy nhiên, đối với những trang web mang tính nguy hiểm như dark web thì sử dụng VPN mặc dù vẫn có thể truy cập nhưng chắc chắn, nó vẫn sẽ kém an toàn hơn so với hai công cụ được gợi ý ở trên.

Sau khi lựa chọn và cài đặt một trong số các công cụ trên, người dùng có thể truy cập các trang web có đuôi *.onion - loại tên miền phổ biến trên dark web. Tuy nhiên thì cũng cần phải nhấn mạnh lại một lần nữa, việc truy cập dark web là hành động vô cùng nguy hiểm nếu bạn không có mục đích chính đáng và hiểu biết tường tận về các rủi ro có thể xảy đến với mình.


Cách vào dark web
 

Những mối nguy hiểm trực chờ khi bạn truy cập dark web

Nếu không phải là “cao thủ” Internet, bạn đừng dại dột mà truy cập vào dark web bởi đó chính là một nơi vô cùng nguy hiểm. Nhất là khi những hoạt động phạm pháp trên dark web thường rất khó xác định đâu là tội phạm thực tế vì tất cả mọi thứ đều được ẩn danh tuyệt đối. Nếu không cẩn thận mà thử vào dark web, bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với những mối nguy hiểm sau:

1. Bị nhiễm mã độc

Khi truy cập dark web, nếu không cẩn thận thì khả năng thiết bị của bạn bị lây nhiễm phần mềm độc hại là rất lớn, trừ khi bạn đã thực hiện những biện pháp phòng ngừa trước đó. Theo như một phân tích từ bài báo của Motherboard cho biết, khách truy cập ngẫu nhiên vào dark web nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ dễ mắc phải những chương trình sau:

- Vawtrack: có thể dễ dàng xâm nhập vào trong tài khoản chính của người dùng.

- Skynet: phần mềm dùng đánh cắp bitcoin (một loại tiền ảo) hoặc tham gia vào trong cuộc tấn công DDos (tấn công từ chối dịch vụ) bằng website khác từ chính máy tính của bạn.

- Nionspy: được dùng để ghi lại các cú nhấn phím (keystroke) và ăn cắp toàn bộ dữ liệu được lưu trong máy.

2. Bị ám ảnh bởi những nội dung đen tối

So với deep web thì nội dung trên dark web mang tính đen tối và nguy hiểm hơn gấp nhiều lần. Trong đó, có rất nhiều nội dung mà có lẽ đến nằm mơ bạn cũng không nghĩ đến mình sẽ gặp phải, điển hình như những hình ảnh, video đồi trụy, bạo lực, khủng bố, giết người,... Chắc chắn, một khi tiếp xúc với những nội dung cực đoan và gây ám ảnh như vậy thì ít nhiều tâm lý của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

3. Nguy cơ đối mặt với những hậu quả pháp lý

Bên cạnh các phần mềm độc hại, người truy cập vào dark web cũng có nguy cơ trở thành đối tượng bị các cơ quan chính phủ theo dõi và giám sát. Đặc biệt là những đối tượng thường xuyên truy cập vào các website có liên quan tới hành động phạm pháp hay đưa ra quan điểm chính trị, chống phá nhà nước,....

Theo đó, những cảnh sát mạng hiện nay thường xuyên thâm nhập vào hệ thống dark web để giám sát các hoạt động đang diễn ra mỗi ngày. Và tất nhiên, có rất nhiều chủ sở hữu website bất hợp pháp hay cá nhân, tổ chức thực hiện giao dịch đen tối cũng đã phải lộ diện ra ánh sáng và chịu sự trừng phạt thích đáng.

4. Nguy cơ bị lừa đảo tài chính

Dark web chính là nơi hội ngộ của rất nhiều kẻ xấu và khi truy cập vào, chỉ cần để xảy ra một lỗi nhỏ cũng khiến thông tin cá nhân hay thẻ ngân hàng của bạn bị đánh cắp, dẫn đến tình trạng mất tiền oan uổng.

Chưa kể, do tính chất bất hợp pháp của các cuộc trò chuyện và tương tác trên dark web, bạn thậm chí có thể bị vướng vào một vụ lừa đảo hoặc vô tình trở thành đồng phạm và có nguy cơ bị truy tố nếu không cẩn thận trong hành vi của mình. Nếu không sở hữu một cái “đầu lạnh” thì bạn sẽ rất khó có thể phân biệt được đâu là thật, giả để phòng tránh tuyệt đối, từ đó dễ bị “sa vào lưới” mà kẻ xấu đã giăng sẵn.


Dark web có nguy hiểm không?
 

Chúng ta có thể tìm thấy dữ liệu của chính mình trên dark web không?

Đã bao giờ bạn từng đặt ra câu hỏi, liệu thông tin cá nhân của mình có xuất hiện trên dark web không? Có lẽ không nhiều người sẽ nghĩ đến tình huống này bởi dark web đối với họ vẫn còn là một thế giới mới mẻ. Nhưng với sự tiến bộ của công nghệ, nếu đã từng bị hack hay làm lộ dữ liệu thì khả năng cao bạn sẽ tìm thấy thông tin cá nhân của mình được rao bán trái phép trên dark web. Những thông tin có thể bị đánh cắp và bán trên dark web chủ yếu sẽ là:

- Thông tin đăng nhập, mật khẩu các tài khoản mạng xã hội, email, ngân hàng.

- Số thẻ tín dụng, ngày hết hạn, mã CVV / CVC.

- Số điện thoại, địa chỉ nhà riêng.

- Hộ chiếu, bằng lái xe, số an sinh xã hội.

- Hình ảnh, video cá nhân nhạy cảm.

Nếu một ngày vô tình phát hiện những dữ liệu của mình đang bị rao bán trái phép, bạn cần phải thật sự bình tĩnh và nên thực hiện theo các yêu cầu dưới đây:

- Thay đổi ngay lập tức mật khẩu và bảo mật các tài khoản bị ảnh hưởng.

- Liên hệ ngân hàng để khóa thẻ nếu cần thiết.

- Báo cáo với cơ quan chức năng về việc rò rỉ thông tin cá nhân.

- Kiểm tra xem liệu đã có giao dịch nào đáng ngờ xảy ra với các tài khoản của bạn hay chưa.

- Cảnh giác với những cuộc gọi, email đáng ngờ yêu cầu xác minh thông tin cá nhân vì đó có thể là lừa đảo.

Không thể phủ nhận, việc dữ liệu cá nhân bị lộ ra ngoài và rao bán trên dark web là điều mà chúng ta khó tránh khỏi trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm thiểu rủi ro một cách tối đa bằng cách đặt mật khẩu mạnh, sử dụng xác thực hai yếu tố và thường xuyên thay đổi các mật khẩu quan trọng.


Đăng nhập dark web
 

Những lưu ý giúp bạn đảm bảo an toàn khi truy cập dark web

Để đảm bảo an toàn cho bản thân tránh khỏi những nguy hiểm của dark web thì ngay từ đầu, tốt nhất bạn không nên tò mò mà truy cập vào. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các web bề mặt (surface web) là an toàn tuyệt đối dẫn đến việc bạn lơ là cảnh giác. Bởi lẽ, các surface web hiện nay cũng tồn tại nhiều nguy hiểm tương tự không thua kém gì dark web và nếu không cẩn thận, bạn vẫn sẽ bị kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo ngay lập tức.

Đó chính là lý do vì sao mà hiện nay, nhiều chuyên gia Internet đã khuyến cáo rằng dù bạn có truy cập vào trang web thuộc địa tầng của Internet thì cũng nên lưu ý đến những vấn đề sau:

- Luôn nghi ngờ: nếu có một người nào đó trên mạng bất ngờ nhắn tin và thân thiện với bạn một cách bất thường thì hãy tự đặt ra câu hỏi tại sao. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cố gắng để nhận thức được những hậu quả có thể xảy ra đối với mình khi đối phương yêu cầu bạn thực hiện một thao tác, hành động đáng ngờ.

- Bảo vệ danh tính: hãy tạo một địa chỉ email hoàn toàn miễn phí và không sử dụng tên thật cho email khi truy cập vào những trang web đáng ngờ. Ngoài ra, bạn cũng không được cung cấp bất kỳ dữ liệu cá nhân nào của mình trừ những trang web đáng tin cậy, có sử dụng mã hóa an toàn.

- Tránh dùng thẻ tín dụng cá nhân: thay vì sử dụng các loại thẻ tín dụng có thể truy xuất đến bạn và hiển thị những thông tin tài chính, bạn hãy ưu tiên dùng thẻ trả trước hay thẻ mua hàng một lần cho những hoạt động giao dịch trực tuyến. Còn nếu trang web yêu cầu bạn phải dùng thẻ tín dụng cá nhân thì hãy nhìn xem liệu trên thanh địa chỉ của website đó có bắt đầu bằng https:// hay không. Nếu là http:// thì không nên nhập bởi chữ s được hiển thị chính là ký tự viết tắt của SSL - công nghệ cho phép mọi dữ liệu khi gửi hay nhận qua trang web này đều đã được mã hóa toàn bộ.

- Không mở hay tải bất cứ tệp tin trực tuyến nào, nhất là dark web: nếu muốn tải xuống một phần mềm nào đó, trước tiên bạn hãy quét chúng bằng phần mềm diệt virus. Tuyệt đối không nhấp bậy vào những liên kết đáng ngờ, đặc biệt là các quảng cáo về hoạt động bất hợp pháp.


Truy cập vào dark web
 

Trên đây là một số chia sẻ của Phương Nam Vina về khái niệm dark web là gì - một khía cạnh tối tăm của Internet mà ít ai biết đến. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức để cảnh giác hơn trước những mối nguy hiểm tiềm ẩn của thế giới bí ẩn dark web. Đặc biệt, hãy cẩn trọng và khôn ngoan trong mọi tình huống - đó mới chính là chìa khóa giúp bạn luôn được bảo vệ an toàn khi khám phá những khía cạnh bí ẩn của thế giới Internet đầy cạm bẫy.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Web 3.0 là gì? Tổng hợp những điều cần biết về web 3.0

icon thiết kế website Web động là gì? Web tĩnh là gì? Phân biệt web tĩnh và web động

icon thiết kế website Website marketing là gì? Các chiến lược marketing website hiệu quả

Bài viết mới nhất

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp sử dụng để nhấn mạnh vào các giá trị, điểm mạnh của sản phẩm / dịch vụ do mình cung cấp.

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là một yếu tố quan trọng không thể thiếu và góp phần tạo nên sự thành công cho bất kỳ một sự kiện hay chương trình nào.

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được ví cá tính của một công ty, tổ chức và có tác động đến kết quả kinh doanh, sự bền vững của doanh nghiệp.

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Việc hiểu rõ chân dung khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các chiến lược kinh doanh, tiếp thị của tất cả doanh nghiệp trên thị trường.

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

zalo