Nếu thường xuyên tìm hiểu những kiến thức liên quan đến lĩnh vực F&B thì có lẽ, bạn đã từng ít nhất một lần nghe qua thuật ngữ food court - một trong những mô hình kinh doanh ẩm thực thương mại được nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt, song song với việc phát triển thịnh hành trên thế giới, food court cũng được du nhập vào Việt Nam trong bối cảnh các trung tâm thương mại thi nhau mở cửa. Từ đó, mô hình food court cũng được nhiều ông chủ kinh doanh ẩm thực lựa chọn bởi khả năng sinh lời cao. Vậy kinh doanh food court là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mô hình food court ngay trong nội dung dưới đây để bạn có thêm nhiều kinh nghiệm khi muốn áp dụng vào quá trình kinh doanh của mình.
Food court là gì?
Food court thực chất chính là khu vực ẩm thực có diện tích lớn với đa dạng các món ăn khác nhau. Thông thường, food court sẽ được xây dựng tại các siêu thị, trung tâm thương mại hoặc đơn giản là giữa các nhà hàng liền kề đang kinh doanh nhiều loại đồ ăn khác nhau. Khi đến khu food court, người mua có thể tùy chọn những loại đồ ăn mà mình thích giữa hàng chục, thậm chí là hàng trăm món khác nhau. Sau khi thanh toán, thực khách hoàn toàn có thể chọn thưởng thức ngay tại quán để đảm bảo món ăn luôn được nóng hổi mà không cần phải tốn công mang về khiến cho hương vị bị ảnh hưởng, nguội lạnh.
Thực tế thì trên thị trường thế giới, food court là một mô hình kinh doanh vốn đã phổ biến từ lâu. Tuy nhiên tại Việt Nam, hình thức này chỉ thật sự thịnh hành trong khoảng từ 10 năm trở lại đây khi các trung tâm thương mại lớn lần lượt ra đời. Sở dĩ food court được yêu thích như vậy bởi trải nghiệm mà nó mang lại là cực kỳ độc đáo, đồng thời có thể làm thỏa mãn cả hai nhu cầu ăn uống và mua sắm cho khách hàng trong cùng một địa điểm mà không tốn thời gian, công sức di chuyển đến nhiều nơi.
Những lợi ích khi kinh doanh theo mô hình food court
Thực tế đã chứng minh cho chúng ta thấy, food court có một sức hút vô cùng mạnh mẽ đối với những người có sở thích ăn uống, nổi bật trong số đó cần phải kể đến là giới trẻ. Chính vì vậy mà kinh doanh food court cũng dần trở thành một “mảnh đất” đầy tiềm năng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Vậy mô hình food court mang lại những lợi ích nào trong kinh doanh?
1. Khả năng sinh lời cao
Nếu là một người thường xuyên đi ăn uống thì chắc chắn, không khó để bạn nhận ra rằng những món ăn được bán tại khu food court thường có mức giá trung bình cao hơn so với các quán ăn bình dân hay quầy bán trên vỉa hè. Cụ thể, mỗi một món ăn tại khu vực ẩm thực sẽ có giá thành cao hơn từ 50 - 70% so với những địa điểm khác. Vì vậy mà đây được xem là yếu tố giúp người làm kinh doanh có thể khai thác để mang về nguồn lợi nhuận tối đa.
Tại thị trường Việt Nam, số lượng thực khách ghé vào các khu ẩm thực đang ngày một gia tăng nhanh chóng, kéo theo nguồn doanh thu cực khủng cho các chủ đầu tư. Mặc dù trên thực tế, giá thành của các món ăn trong food court có thể cao hơn bên ngoài nhưng phần lớn khách hàng đều sẵn sàng chi trả để thưởng thức. Bởi lẽ, họ không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon, hấp dẫn mà còn kèm theo đó là trải nghiệm các dịch vụ được cung cấp tại đây.
2. Được nhiều đối tượng khách hàng yêu thích
Thông thường, mô hình food court chủ yếu được mở tại các Mall để phục vụ cho những khách hàng đi mua sắm nhưng bị lỡ bữa, hoặc khi cảm thấy mệt thì sẽ ghé vào nghỉ ngơi, ăn uống. Tuy nhiên, với sự thịnh hành của khu vực ẩm thực mà rất nhiều người đã chọn tới khu food court trong các siêu thị để ăn uống trước tiên, sau đó thì mới bàn đến “tiết mục” đi mua sắm.
Điều này thật ra cũng không có gì bất ngờ bởi đặc trưng của các khu food court là luôn có nhiều món ăn với nền ẩm thực đa dạng từ Á đến Âu. Vì thế, người dùng có thể dễ dàng lựa chọn theo như sở thích của mình hoặc từng người trong nhóm. Theo như thống kê cho biết, số lượng thực khách đến các khu food court đang ngày càng tăng mạnh. Thậm chí, có những tháng doanh thu mà họ đạt được còn đạt gấp 4 - 5 lần trong cùng kỳ năm trước. Chính điều này đã tạo nên một động lực to lớn cho các nhà đầu tư có ý định kinh doanh ẩm thực hiện nay.
3. Tiết kiệm chi phí, tạo dấu ấn thương hiệu
Nếu bạn đang kinh doanh một món ăn hoàn toàn mới lạ thì việc tham gia buôn bán tại khu food court được đánh giá hiệu quả hơn rất nhiều so với việc đầu tư vào một quán ăn độc lập. Lý do bởi trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn sẽ không thể nào biết được phần trăm (%) người dùng sẽ đón nhận những món ăn của mình và liệu tỷ lệ đó có đủ để bạn kinh doanh thuận lợi hay thua lỗ. Vậy nên, việc lựa chọn kinh doanh food court sẽ giúp bạn có thể tối ưu được một khoản chi phí lớn, đồng thời dễ dàng từng bước thâm nhập thị trường với menu của mình.
Bên cạnh đó, food court cũng là một điểm đến phổ biến dành cho những thực khách muốn dành khoảng vài giờ ít ỏi trong trung tâm thương mại để thưởng thức món ăn. Với tâm lý muốn được trải nghiệm, thư giãn vào những dịp cuối tuần hay đi mua sắm, khách hàng sẽ thường có xu hướng sẵn sàng thưởng thức những món có hình thức bắt mắt, trông ngon miệng. Một khi món ăn của bạn có thể chiếm trọn sự chú ý của khách hàng giữa hàng loạt thực đơn khác thì chắc chắn, thương hiệu của bạn cũng sẽ được nhiều biết đến. Tất nhiên, muốn làm được điều này thì bạn không nên bỏ qua việc kết hợp khả năng “ngoại giao” của nhân viên phục vụ và quá trình chăm sóc khách hàng chu đáo, thân thiện.
4. Cộng sinh cùng phát triển
Một trong những lợi ích nổi bật khi kinh doanh food court mà ít người thật sự có thể nhận ra đó chính là việc cộng sinh cùng phát triển. Bởi lẽ, các food court thường được đặt tại các trung tâm thương mại, siêu thị nên dù ít hay nhiều thì khu vực ẩm thực cũng sẽ hưởng lợi trực tiếp từ địa điểm này.
Bạn có thể sử dụng những chiến lược marketing khác nhau để đẩy mạnh khả năng tiếp cận khách hàng của chính trung tâm mua sắm. Ngoài ra, vì mô hình food court sẽ bao gồm nhiều gian hàng được nằm cạnh nhau với các món ăn phong phú nên các thương hiệu trong khu ẩm thực có thể tận dụng tốt khả năng cộng hưởng để cùng phát triển song hành.
Một số hạn chế khi kinh doanh food court
Kinh doanh chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời mà food court marketing mang đến thì hình thức kinh doanh này vẫn còn tồn đọng khá nhiều hạn chế, rủi ro nhất định, cụ thể:
1. Giá thuê mặt bằng khá cao
Trước đây, khi chưa có địa điểm kinh doanh thì các nhà đầu tư sẽ cần phải tìm kiếm một vị trí thuận lợi, phù hợp để làm mặt bằng. Đặc biệt là với các khu food court tại các trung tâm thương mại, siêu thị thì giá thành chưa bao giờ là rẻ. Nhất là tại các thành phố lớn như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng hay Đà Nẵng,... thì mức giá thuê khu vực ẩm thực luôn dao động trong khoảng từ 50 - 70 triệu đồng / tháng.
Chưa kể, mức giá này sẽ còn phụ thuộc phần lớn vào vị trí tọa lạc của chính địa điểm đó có gần trung tâm của thành phố hay không. Nếu khu vực càng gần thì chắc chắn, giá thành sẽ càng tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra thì khi ký hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh trung các siêu thị, trung tâm thương mại thì người bán cũng cần phải đóng cọc ít nhất là 6 tháng.
2. Phụ thuộc vào địa điểm hoạt động
Khi kinh doanh food court, bạn có thể thuê mặt bằng ở bất cứ trung tâm thương mại nào và cùng với đó, hoạt động buôn bán của bạn sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào địa điểm tìm thuê. Vậy nên, nhất định bạn cần phải tìm cho mình một địa chỉ thuê sầm uất, đông người để cho hiệu quả kinh doanh tốt như mong đợi.
Mặc dù trong quá trình buôn bán, bạn hoàn toàn có thể tận dụng lôi kéo ngay chính khách hàng đi mua sắm tại trung tâm. Thế nhưng, thực tế thì áp lực kinh doanh lại đến từ khá nhiều phía chứ không đơn giản chỉ dừng lại ở việc cạnh tranh giữa các thương hiệu với nhau, điển hình nhất đó chính là lượng người mua sắm trong siêu thị. Chính vì yếu tố này mà sức cạnh tranh giữa các trung tâm thương mại mới chính là điều kiện cần thiết tác động đến việc doanh thu tăng hay giảm ở các khu vực ẩm thực.
Chưa kể, bên cạnh những áp lực về khách hàng thì hoạt động kinh doanh của food court còn chịu sự giám sát cực kỳ chặt chẽ của trung tâm thương mại, bao gồm một số quy định về giờ giấc hoạt động, nội quy trong siêu thị, chương trình khuyến mãi, báo cáo doanh số,....
Gợi ý mô hình kinh doanh food court - giải trí kết hợp
Với những tiềm năng cực kỳ ấn tượng mà mô hình food court mang lại, các chủ đầu tư hoạt động trong lĩnh vực F&B cũng không ngừng dấn thân vào con đường này với mong muốn đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, khi mà thị trường food court đang dần bị bão hòa thì một xu hướng mới đã xuất hiện với tham vọng giúp những người làm kinh doanh food court có thể tạo được sự khác biệt so với đối thủ.
Cụ thể, đây là hình thức kinh doanh kết hợp giữa lĩnh vực ẩm thực và giải trí. Mục đích của việc kết hợp này đó chính là tạo ra một không gian dành riêng cho giới trẻ và các gia đình có thể thưởng thức những món ăn ngon, kết hợp với đó là một số hoạt động giải trí lành mạnh. Chưa kể, việc kết hợp hai mô hình này còn giúp chủ doanh nghiệp có thể nâng cao doanh số, đồng thời giảm bớt áp lực về chi phí thuê mặt bằng tại các khu food court trong trung tâm thương mại.
Hiện tại, mô hình kinh doanh food court kết hợp giải trí đang được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng và triển khai trên thị trường, điển hình cần phải kể đến một số cái tên như: khu ăn uống thư giãn và khu trẻ em, khu cafe lounge, sân vườn tổ chức party,.... Tuy nhiên, mặc dù có thiết kế hiện đại cùng không gian thoáng đãng nhưng những mô hình này vẫn còn khá nhiều hạn chế khi các địa điểm tại đây không có nhiều khách đến mua sắm hay du lịch.
Những lưu ý quan trọng khi kinh doanh mô hình food court
Như đã nhấn mạnh ngay từ đầu, vì là mô hình kinh doanh được xây dựng trong các trung tâm thương mại nên khu food court thường rất sạch sẽ và đảm bảo an ninh tốt. Tuy nhiên, điều khiến cho các nhà đầu tư, kinh doanh e ngại nhất khi “đổ tiền” vào mô hình này đó chính là cuộc chiến cạnh tranh đầy khốc liệt giữa các khu mua sắm, trung tâm thương mại trên thị trường.
Đây không phải là một vấn đề quá bất ngờ bởi lẽ, chi phí để thuê mặt bằng trong trung tâm thương mại không phải là thấp. Đổi lại, hiệu quả kinh doanh của mô hình food court cũng còn phụ thuộc khá nhiều vào lượng khách mua sắm trong siêu thị. Chính vì lẽ đó, trước khi quyết định chi tiền cho mô hình này thì các nhà đầu tư cần phải có sự xem xét cụ thể, kỹ lưỡng để tạo ra những giá trị khác biệt cho khách hàng. Ngoài ra, bạn cũng cần phải cân nhắc chi tiết đến chi phí thuê mặt bằng, diện tích, phí quản lý, vận hành của gian hàng,....
Một số khu food court nổi tiếng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
Hiện nay, Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang được xem là hai gương mặt tiêu biểu đại diện cho trung tâm kinh tế, giải trí của cả nước. Với dân số đông cùng lối sống nhộn nhịp, hiện đại, các khu food court tại hai khu vực này cũng mọc lên như nấm cùng đa dạng gợi ý để mọi người có thể lựa chọn.
1. Khu food court tại Hồ Chí Minh
- Khu ẩm thực thuộc đại siêu thị EMart: EMart Gò Vấp, EMart Sala.
- Khu ẩm thực tại Lotte Mart Gò Vấp: 242 Nguyễn Văn Lượng, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khu ẩm thực thuộc Aeon Bình Tân: 1 Đường Số 17A, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Saigon Centre - Takashimaya: 92-94 Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Family Food Court Parkson Saigontourist: 35Bis - 45, Đường Lê Thánh Tôn, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- BK Food Court: 268 Đường Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Khu food court tại Hà Nội
- Khu ẩm thực quốc tế Food Court: 1 Nguyễn Huy Tưởng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Vincom Mega Mall Times City: 458 Minh Khai, Vĩnh Phú, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Phố ẩm thực Tống Duy Tân: Đường Tống Duy Tân, Hà Nội.
- Khu ẩm thực chợ đêm Đồng Xuân: Đồng Xuân Market, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Food Court: AEON Mall Long Biên, AEON Mall Hà Đông, Hà Nội.
Trên đây là những thông tin cụ thể liên quan đến lĩnh vực mô hình food court mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến các bạn. Hi vọng từ bài viết này, các bạn có thể hiểu rõ food court là gì và những điều cần biết khi quyết định kinh doanh mô hình khu vực ẩm thực. Từ đây, các bạn có thể dựa vào đó để cân nhắc kỹ càng, đồng thời đưa ra được những quyết định đúng đắn trước khi chính thức đặt chân vào loại hình kinh doanh vốn đầy sức cạnh tranh này.
Tham khảo thêm:
Cách thu hút nhiều khách hàng mới đến mua hàng
10 bí quyết kinh doanh quán ăn nhỏ cho người mới bắt đầu
Học cách kinh doanh hiệu quả qua 9 bước đơn giản, khôn ngoan