Xuất hiện và khuấy đảo thị trường trong suốt những năm gần đây, local brand đã làm gì mà lại tạo nên một làn sóng mạnh mẽ trong giới thời trang như vậy? Bởi trước đó, khi đề cập về các thương hiệu thời trang thì người ta sẽ thường có xu hướng nhắc đến những tên tuổi lớn cùng các tập đoàn quốc tế như Dior, Chanel, LV hay Gucci,.... Vậy nên, sự đổ bộ của những cái tên “cộp mác” local brand Việt Nam trên thị trường không khỏi khiến cho nhiều người tò mò và muốn tìm hiểu sâu hơn về các thương hiệu này. Vậy local brand là gì? Hãy để chúng tôi giúp bạn khám phá chi tiết hơn trong nội dung dưới đây nhé.
- Local brand là gì?
- Quá trình phát triển của các thương hiệu local brand Việt Nam
- Local brand có gì khác so với các hãng thời trang thông thường?
- Sức hút nào khiến local brand ngày càng trở nên phổ biến?
- Bí quyết kinh doanh local brand thành công cho người mới
- Một số thuật ngữ liên quan đến local brand thông dụng
- Những nhận định sai lầm về local brand
- Điểm mặt các local brand Việt Nam nổi tiếng hiện nay
Local brand là gì?
Local brand là thuật ngữ kết hợp giữa từ "local" có nghĩa là "địa phương" và "brand" mang nghĩa thương hiệu. Do đó, local brand ở đây chính là những thương hiệu địa phương được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và phổ biến nhất có lẽ là các thương hiệu thời trang tại một khu vực nào đó, ví dụ như local brand Việt Nam.
Một điểm đặc biệt là các thương hiệu local brand thường không bị ràng buộc và giới hạn trong một sản phẩm cụ thể. Thay vào đó, họ có thể mang lại đa dạng các mặt hàng thuộc nhiều lĩnh vực thời trang khác nhau, chẳng hạn như: quần áo, giày dép, túi xách và các phụ kiện khác. Điều quan trọng là những sản phẩm này đều được tự thiết kế và mang đậm dấu ấn riêng của thương hiệu. Đây cũng là một trong những lý do giúp cho local brand trở thành làn sóng thời trang mới được giới trẻ quan tâm và ưa chuộng.
Quá trình phát triển của các thương hiệu local brand Việt Nam
Mặc dù đang là một trong những xu hướng thời trang được yêu thích bởi giới trẻ nhưng kể từ khi xuất hiện tại Việt Nam, đồ local brand cũng đã phải trải qua nhiều sóng gió trong suốt nhiều năm. Cụ thể là qua hai giai đoạn chính sau:
1. Khởi đầu không mấy suôn sẻ
Local brand tại Việt Nam bắt đầu len lỏi vào trong thị trường từ cách đây khoảng 10 năm. Khi đó, số lượng các thương hiệu địa phương vẫn còn rất ít vì trong của giới trẻ, việc ủng hộ local brand vẫn còn mang nhiều định kiến nặng nề do các vấn đề về giá cả, mẫu mã và đặc biệt là chất lượng của sản phẩm.
Trong tâm trí của họ lúc bấy giờ, "tủ đồ" chỉ đơn giản là nơi chứa đựng các món đồ để mặc thường ngày chứ không phải là nơi thể hiện phong cách cá nhân hay theo đuổi một xu hướng cụ thể. Vậy nên vào thời điểm đó, việc các cửa hàng thời trang nổi lên là điều dễ hiểu vì lựa chọn của người tiêu dùng vẫn còn khá đơn giản và truyền thống.
2. Dấu ấn mới cho thời đại đỉnh cao
Từ năm 2016 đến 2018, câu chuyện về local brand đã dần chuyển hướng một cách đầy bất ngờ. Mặc dù không phải là những sản phẩm thiết yếu phải mua thường xuyên nhưng đồ local brand đã thu hút sự quan tâm không nhỏ đến từ người tiêu dùng. Thậm chí, đôi khi chúng còn trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trong các cuộc trò chuyện, báo chí, diễn đàn hay phổ biến trên những nền tảng mạng xã hội.
Lý do giải thích cho việc trên thực sự rất đơn giản khi vào thời điểm này, cuộc sống con người dần trở nên hiện đại, đầy đủ hơn. Vấn đề cơm áo gạo tiền không còn là nỗi lo hàng đầu nữa nên vì vậy, mọi người đang bắt đầu quan tâm đến việc thể hiện bản thân nhiều hơn. Đặc biệt là giới trẻ, những người mong muốn đi tìm kiếm bản ngã và khẳng định nét cá tính của mình.
Họ không đơn thuần chỉ muốn một chiếc áo để mặc hàng ngày mà khi mặc lên mình chiếc áo đó, họ muốn mọi người có thể nhận ra ngay họ là ai. Lúc này, yếu tố tự sáng tạo trong ý tưởng và thiết kế đã giúp các local brand đáp ứng mong muốn của người dùng và trở thành xu hướng mới được săn đón trong suốt một thời gian dài.
Có thể nói, sự lan tỏa và sự yêu thích của giới trẻ đối với các thương hiệu local brand không chỉ là một trào lưu đơn thuần mà còn là cơn sốt về thời trang khi chúng mang đến những thiết kế ấn tượng và lôi cuốn. Trong số các thương hiệu mà giới trẻ yêu thích vào giai đoạn đỉnh cao, chúng ta không thể không nhắc đến những cái tên như Grimm DC, Hades Studio, Playdirty, 5theway, Bloomode, The Beauter,... đã định hình và làm cho đồ local brand trở nên nổi tiếng hơn trong làng thời trang Việt.
Local brand có gì khác so với các hãng thời trang thông thường?
Local Brand là những thương hiệu thời trang nội địa, nhưng điều này không có nghĩa là tất cả các cửa hàng thời trang tại Việt Nam đều thuộc về local brand. Đa số các cửa hàng thời trang ở nước ta thường chỉ là nơi phân phối lại các sản phẩm như quần áo, giày dép hay phụ kiện,... được sản xuất và phân phối bởi nhiều đơn vị khác nhau, thậm chí là nhập về từ các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc,....
Trong khi đó, local brand lại là những thương hiệu mà tất cả mọi sản phẩm của họ đều được tự tay làm ra. Bao gồm từ việc nảy ra ý tưởng, thiết kế cho đến quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm đến với người tiêu dùng. Chính vì sở hữu những điểm đặc trưng này mà local brand đã nhanh chóng trở thành một xu hướng thịnh hành trong giới streetwear Việt Nam với các sản phẩm không đi theo trào lưu thị trường, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và chất lượng cao.
Tuy nhiên, không phải thương hiệu thời trang nội địa nào cũng có thể được coi là local brand. Nghe có vẻ phức tạp phải không? Thực tế thì đây là điều mà chúng ta cần phải làm rõ. Bởi với local brand, nó không đơn giản là việc bạn in tên lên một chiếc áo rồi gửi cho KOL hoặc người nổi tiếng mặc và từ đó tạo ra một brand để kinh doanh. Thay vào đó, tất cả các local brand Việt Nam hiện nay đều phải là những tổ chức kinh doanh và tuân thủ theo các quy định về Pháp luật, cũng như đã đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ và có điểm nhận dạng riêng biệt của mình.
Yêu cầu về pháp lý này đòi hỏi một thương hiệu phải được nhà nước bảo hộ và công nhận, chủ sở hữu thương hiệu sau đó cũng phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là cục sở hữu chính sách trí tuệ. Tóm lại, để nhận biết một local brand chính hiệu thì sẽ có hai điều quan trọng mà bạn cần nhớ: Thứ nhất, họ phải tự sản xuất và bán các sản phẩm của riêng họ. Thứ hai, thương hiệu đó đã đăng ký đầy đủ bản quyền sở hữu trí tuệ theo quy định pháp lý.
Sức hút nào khiến local brand ngày càng trở nên phổ biến?
Trong những năm gần đây, sự trở lại và gây bão thị trường của các local brand đã nhanh chóng tạo nên một “mốc son” cho lĩnh vực thời trang Việt Nam. Có thể nói rằng, sự yêu thích dành cho thời trang local brand đã đạt đến mức 99,9% trong số các giới trẻ thuộc thế hệ 9x, 10x, tất cả là nhờ vào những sức hút ấn tượng dưới đây:
1. Sự đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng
Khi nhắc đến các thương hiệu thời trang local brand, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy sự đa dạng và độc đáo đến từ các thiết kế của chúng. Vì hầu hết các thương hiệu này được thành lập bởi những người trẻ với sự sáng tạo và sẵn sàng phá cách trong các ý tưởng của mình, nhưng đồng thời vẫn có nét đặc trưng của riêng mình.
Ví dụ, bạn hãy nhìn vào Ananas - một thương hiệu giày đang gây tiếng vang trên thị trường. Từ khi ra mắt, Ananas đã tập trung tung ra nhiều mẫu giày độc đáo với thiết kế trẻ trung. Trong đó, logo quả dứa trên mỗi đôi giày không chỉ là biểu tượng của thương hiệu mà còn là dấu ấn riêng biệt chỉ có duy nhất tại Ananas.
2. Sự khác biệt trong phong cách cá nhân
Mỗi một local brand hiện nay đều rất chú trọng đến việc tạo ra một điểm độc đáo và ấn tượng riêng nhằm giúp khách hàng ghi nhớ dễ dàng, đồng thời nâng cao tính cạnh tranh trước các đối thủ khác trên thị trường.
Ngoài ra, gu thẩm mỹ cá nhân cũng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra phong cách của từng người. Vì thế, khi local brand chú trọng vào việc cá nhân hóa phong cách thì khách hàng cũng sẽ dễ dàng chọn lựa các sản phẩm phù hợp và thậm chí là kết hợp nhiều brand khác nhau để tạo nên sự biến hóa ấn tượng trong style của mình.
3. Nắm bắt xu hướng nhanh chóng
Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thị trường, số lượng local brand cũng ngày càng tăng nhanh và vấn đề quan trọng của các chủ thương hiệu lúc này đó là làm thế nào để thu hút khách hàng đến với mình.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc theo đuổi xu hướng là điều không thể tránh khỏi. Vậy nên, với mong muốn tạo ra sự khác biệt và nổi bật giữa đám đông, các nhà thiết kế đặc biệt quan tâm đến xu hướng thiết kế mẫu mã, kiểu dáng và sắc màu để từ đó giúp local brand thu hút được sự chú ý của đông đảo người tiêu dùng.
4. Dễ dàng trải nghiệm tại showroom
Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển của nhiều local brand mà độ cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Để tồn tại và phát triển, các thương hiệu này buộc phải tối ưu hóa dịch vụ của mình để chinh phục trái tim khách hàng. Một trong số đó chính là việc các thương hiệu phải để cho khách hàng có thể dễ dàng trải nghiệm sản phẩm trực tiếp tại các cửa hàng và chọn được những sản phẩm theo đúng sở thích của mình.
5. Giá thành hợp lý
Local brand là những thương hiệu mà tất cả các khâu từ ý tưởng, sản xuất đến phân phối đều được tự thực hiện. Vì vậy mà thương hiệu sẽ không phải chịu nhiều loại thuế như các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giá thành của các sản phẩm local brand rất hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số bạn trẻ trong nước.
6. Chiến lược phát triển thông minh
So với các thương hiệu nhập khẩu, local brand thường có chiến lược phát triển khác biệt. Đa số các thương hiệu địa phương tại Việt Nam đều xây dựng những chiến lược tiếp thị thông minh khi chú trọng vào marketing truyền miệng và kênh truyền thông online.
Điều này giúp cho việc tiếp cận khách hàng mục tiêu trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, viral marketing cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý cho local brand thông qua việc truyền bá từ những khách hàng đã trải nghiệm sản phẩm trước đó. Nhờ vào viral marketing, các local brand cũng theo đó mà có cơ hội phát triển mạnh mẽ và tiếp cận gần hơn đến khách hàng.
Bí quyết kinh doanh local brand thành công cho người mới
Có nhiều yếu tố quyết định đến sự thành công khi bắt đầu kinh doanh thời trang, đặc biệt là đối với một thương hiệu local brand. Những yếu tố này có thể là ý tưởng sáng tạo, phong cách thiết kế độc đáo, chất lượng sản phẩm xuất sắc hay đơn giản là xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên thì về cơ bản, bạn cần đáp ứng được những yếu tố sau:
1. Xác định ý tưởng kinh doanh
Trước khi bắt đầu tham gia vào mô hình kinh doanh nào, việc có một ý tưởng cụ thể là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Kinh doanh local brand tất nhiên cũng không phải là ngoại lệ. Việc tạo ra ý tưởng về phong cách thời trang, các sản phẩm chính và xu hướng phù hợp chính là bước đầu tiên không thể thiếu.
Quan trọng hơn, những ý tưởng này phải có tính thực tế để có thể được chuyển đổi thành sản phẩm và đem lại thành công trong quá trình kinh doanh. Một ý tưởng kinh doanh tốt sẽ là khi sản phẩm của bạn không chỉ đáp ứng được xu hướng hiện tại mà còn có khả năng dẫn đầu, thu hút sự quan tâm của đối tượng khách hàng mục tiêu.
2. Đặt tên thương hiệu ấn tượng, dễ nhớ
Chắc chắn, mục tiêu hàng đầu của bạn khi kinh doanh local brand đó là thu hút và được ghi nhớ trong lòng khách hàng. Để làm điều này, việc chọn một cái tên đặc biệt là điều không thể bỏ qua. Một cái tên ấn tượng và dễ ghi nhớ sẽ giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn ngay từ lần đầu tiên khi họ nghe đến. Điều này cực kỳ quan trọng vì khi có nhu cầu mua sắm, khách hàng thường có xu hướng tìm kiếm các thương hiệu mà họ đã biết.
Lưu ý quan trọng là cần tránh chọn tên thương hiệu đã được sử dụng trước đó trên thị trường để tránh mọi vấn đề liên quan đến việc tranh chấp bản quyền hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng. Tên thương hiệu cũng cần phản ánh được đặc điểm riêng và phong cách của sản phẩm, qua đó giúp củng cố vị thế của bạn trong mắt khách hàng so với các nhãn hàng khác trên thị trường.
3. Nghiên cứu thị trường và xác định đối tượng mục tiêu
Để khởi đầu với công việc kinh doanh, bạn không thể bỏ qua bước phân tích chuyên sâu về thị trường mục tiêu và đối tượng khách hàng với những thông tin về sở thích, nhu cầu, mong muốn của họ. Có thể nói, đây là công đoạn mà local brand sẽ chiếm ưu thế vượt trội hơn so với các thương hiệu toàn cầu nhờ cách tiếp cận chi tiết, kiểm tra kỹ lưỡng và liên tục tương tác với người tiêu dùng để thu thập thông tin chính xác về khách hàng mục tiêu.
Ngoài ra, việc xác định rõ ràng đối tượng khách hàng cũng giúp thương hiệu của bạn xây dựng được các chiến dịch truyền thông cá nhân hóa, phù hợp với tính cách và xu hướng của người dùng. Chắc chắn, các chiến dịch tiếp thị hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tăng cơ hội chuyển đổi mua hàng, từ đó tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với các thương hiệu đối thủ.
4. Xây dựng các sản phẩm chủ đạo
Trong quá trình lên ý tưởng kinh doanh, bạn cần xác định các sản phẩm chủ đạo một cách thực tế và có chặt chẽ. Các sản phẩm này sẽ phản ánh định hướng kinh doanh của thương hiệu và nên được chọn lọc cẩn thận. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, bạn chỉ nên tập trung vào một vài sản phẩm chính để kinh doanh và chúng cần hướng đến một nhóm khách hàng cụ thể.
Sự chọn lựa cẩn thận về các sản phẩm chủ đạo của các local brand không chỉ giúp đảm bảo mức độ tiêu thụ mà còn giúp tối ưu hóa các chi phí sản xuất, vận hành, quảng bá và phân phối. Khi quy mô kinh doanh được mở rộng và thương hiệu đã thu hút được một lượng khách hàng trung thành thì lúc này, bạn có thể bổ sung thêm các sản phẩm mới phù hợp với các xu hướng thị trường hiện tại.
5. Lựa chọn đối tác sản xuất
Hầu hết thì các local brand hiện nay đều tự sản xuất những sản phẩm mà họ kinh doanh. Tuy nhiên, không ít thương hiệu lại chọn hợp tác với đối tác khác để thực hiện các công đoạn như cắt, may, in ấn. Điều này đã đặt ra một yêu cầu lớn cho các thương hiệu đó là tìm kiếm đối tác đáng tin cậy để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Việc chọn lựa một đối tác uy tín không chỉ giúp thương hiệu của bạn tạo nên các sản phẩm chất lượng nhất, mà còn đảm bảo khả năng cung ứng đủ sản phẩm và tránh rủi ro thiếu hụt hàng khi kinh doanh.
6. Xác định các kênh marketing và bán hàng
Định hình các kênh bán hàng phù hợp là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả cho thương hiệu của bạn. Với sự tiến bộ của công nghệ, bạn sẽ có đa dạng sự lựa chọn khác nhau để kinh doanh trên nhiều nền tảng khác nhau, nhằm tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận.
Ngoài việc mở cửa hàng trực tiếp, các local brand còn có thể tạo ra các website và ứng dụng mua sắm để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng. Hơn nữa, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada hoặc GoMUA đều là những nơi có tiềm năng lớn để bạn phát triển kinh doanh. Đặc biệt, việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo cũng sẽ giúp thương hiệu của bạn thu hút một lượng đơn hàng đáng kể.
Trong đó, website là nền tảng giúp các local brand dễ dàng khẳng định uy tín của mình, nhưng đồng thời cũng là công cụ khó thiết kế nếu bạn không có kỹ năng trước đó. Nhưng khi đến với Phương Nam Vina, bạn hoàn toàn có thể yên tâm với dịch vụ thiết kế website thời trang của chúng tôi.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Phương Nam Vina cam kết sẽ mang đến cho bạn một trang web chất lượng để hỗ trợ công việc kinh doanh thêm thuận lợi, hiệu quả hơn. Ngoài ra, với dịch vụ SEO và Google Ads được chúng tôi cung cấp, website của bạn cũng có thêm nhiều cơ hội để nâng cao thứ hạng của mình trên công cụ tìm kiếm, đồng thời dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng. Vậy nên, nếu đang có nhu cầu thiết kế website thì bạn hãy liên hệ cho Phương Nam Vina qua hotline: 0912 817 117, 0915 101 017 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhanh nhất. Xin cảm ơn!
Một số thuật ngữ liên quan đến local brand thông dụng
Bên cạnh sự đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng, khi dùng đồ local brand thì bạn nên biết thêm về một số thuật ngữ cơ bản để ứng dụng được hiệu quả hơn. Cụ thể:
1. Thuật ngữ local brand cơ bản
- Street style: Chỉ những phong cách thời trang thường mặc khi đi ra phố và không hạn chế phong cách cụ thể. Street style có thể là phong cách trưởng thành, công sở, thanh lịch hoặc phong cách casual khi đi dạo phố.
- Outfit: Tổng thể của trang phục mặc bên ngoài.
- Streetwear: Đề cập đến những phong cách thời trang thể hiện sự cá nhân, phóng khoáng, thường có điểm mạnh mẽ và gai góc.
- Items: Đề cập đến các món đồ riêng lẻ như phụ kiện, áo, quần,.... Mỗi món đồ được gọi là một item.
- Mix-match: Phương pháp phối đồ khác nhau để tạo ra những bộ trang phục ấn tượng.
- Sold out: Tình trạng khi hàng hóa đã được bán hết, thường xảy ra trong các đợt hàng có số lượng giới hạn và được bán hết nhanh chóng.
- Out of stock: Thường ám chỉ việc tạm thời hết hàng.
- In stock: Thông tin cho biết hàng mới đã có sẵn trong kho.
- Pre-order: Đặt hàng trước khi hàng chính thức mở bán.
- Release: Sự ra mắt các dòng sản phẩm mới trên thị trường.
- Deal: Thỏa thuận hoặc thương lượng giữa người bán và người mua, thường để ám chỉ những mặt hàng giá tr hoặc có giá cả hợp lý.
- Sale: Chương trình giảm giá, khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
- Steal: Những mặt hàng có giá trị cao, chất lượng tốt và giá cả phải chăng.
- Samples: Các mẫu thử nghiệm, có thể được bán hoặc không.
2. Các thuật ngữ local brand trong streetwear thường dùng
- Top: Thuật ngữ chỉ các trang phục như áo thun, áo dra, áo khoác, áo nịt ngực có chiều dài xuống thắt lưng hoặc hơn.
- Free size: Mô tả những trang phục rộng rãi, thoải mái, không có kích cỡ cụ thể và phù hợp với hầu hết các kiểu dáng.
- Unisex: Đề cập đến các trang phục có thể mặc được cho cả nam và nữ.
- Hoodie: Chỉ các sản phẩm áo được làm từ chất liệu thun, len, nỉ bông, thường có mũ và có thể có tay ngắn hoặc dài.
- Bottom: Chỉ các trang phục như quần jean, quần short, quần tây với chiều dài từ thắt lưng xuống chân.
- Jogger: Thường là quần được làm từ chất liệu thun, nỉ, kaki hoặc jean với phần ống quần thường bó lại hơn so với phần còn lại của quần.
- Cargo pants: Thường là dạng quần hộp có nhiều túi và phong cách thể thao.
- Áo sweater: Mô tả các loại áo cổ tròn, không có cúc và thường được làm từ chất liệu thun, nỉ, với phần gấu áo cùng gấu tay áo chun bo lại để tạo cảm giác gọn gàng.
- Giày sneakers: Mô tả các loại giày thể thao với đế mềm bằng cao su và phần trên được làm từ vải dù, vải bạt hoặc da.
- Jacket: Chỉ các loại áo khoác nói chung, có thể là các thiết kế đa dạng từ khoác bông đến khoác da.
3. Các thuật ngữ giới trẻ thường dùng khi mua hàng trong local brand
- NIB (New In Box): Mô tả hàng mới về, được bảo quản trong hộp nguyên bản và đi kèm với đầy đủ phụ kiện.
- NWT (New with Tag): Thường ám chỉ các mặt hàng mới với nhãn mác, tem, tag còn nguyên vẹn.
- NFS (Not For Sale): Đề cập đến các mặt hàng không được bán, có thể là hàng khuyến mãi hoặc hàng hiếm.
- Cop: Động từ chỉ việc mua một sản phẩm.
- Drop/Pass: Mô tả việc không mua hoặc bỏ qua một mặt hàng.
- Hype: Sự tạo ra sự hấp dẫn và mong chờ, thường đi kèm với việc tăng giá trị.
- Scam: Ám chỉ việc lừa đảo, thường liên quan đến mua bán sản phẩm.
- LE (Limited Edition): Thường ám chỉ các phiên bản giới hạn số lượng sản phẩm.
- Price Check: Việc kiểm tra và định giá sản phẩm.
- Legit: Đánh giá về sự uy tín và đáng tin cậy của người bán hoặc sản phẩm.
- Legit Check: Việc kiểm tra tính đáng tin cậy của người bán hoặc sản phẩm.
- Low Ball: Chỉ việc đề xuất một giá mua dưới mức giá thị trường thường không hợp lý.
- CIH (Cash In Hand): Thông tin về số tiền có sẵn trong tay để mua hàng.
- Trade: Đàm phán và thực hiện việc trao đổi sản phẩm thay vì sử dụng tiền.
Những nhận định sai lầm về local brand
Mặc dù các thương hiệu thời trang nội địa thường được người trẻ yêu thích nhưng local brand đôi khi vẫn gặp phải một số quan điểm sai lầm đến từ chính người tiêu dùng. Chẳng hạn cho đến nay, vẫn còn nhiều quan điểm cho rằng chỉ cần in hình ảnh từ Internet và thêm vài từ lên áo thun là đã trở thành một local brand.
Tuy nhiên, thực tế là local brand là thương hiệu mà người đứng đầu tự mình tạo dựng hình ảnh thông qua việc xây dựng một các ý tưởng độc đáo và điểm đặc trưng cho brand của mình. Quá trình này bao gồm từ việc thiết kế logo cho thương hiệu, chọn màu sắc, font chữ và các yếu tố thiết kế khác một cách hài hòa hay phá cách để phản ánh tinh thần cùng giá trị cốt lõi của thương hiệu.
Bên cạnh đó thì không phải local brand nào hiện nay cũng có mức giá dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng Việt. Trong đó, có không ít các trường hợp bị “ngáo giá” khi sản phẩm có giá thành quá cao. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do sự đội giá của các nguyên vật liệu, chi phí sản xuất bất ngờ tăng cao hay thậm chí là sự "thượng đẳng" mà một số thương hiệu muốn tạo ra.
Tuy nhiên, dù nguyên nhân là gì thì việc áp đặt mức giá quá cao có thể gây tổn thương đến uy tín và lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu. Đối với các local brand, đặc biệt là những doanh nghiệp mới nổi, việc thiết lập một mức giá cạnh tranh và hợp lý là rất quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng.
Điểm mặt các local brand Việt Nam nổi tiếng hiện nay
Dưới đây là danh sách những thương hiệu local brand Việt Nam đang rất phổ biến và được giới trẻ yêu thích. Những sản phẩm của họ không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp nổi bật mà còn gây ấn tượng nhờ tính độc đáo và sáng tạo.
1. Coolmate
Trong số các local brand được người tiêu dùng ưa chuộng hiện nay, Coolmate là một cái tên không thể bỏ qua khi tiên phong trong việc tích hợp công nghệ hiện đại vào ngành thời trang. Ngoài ưu điểm này, Coolmate còn được biết đến với việc cung cấp một loạt sản phẩm thời trang đa dạng từ quần áo, áo, quần lót, tất cho đến các phụ kiện khác.
2. Gento
Gento là một thương hiệu chuyên về các sản phẩm túi đeo chéo nam, cặp da, túi xách, balo da và các loại đồ da khác dành cho nam giới. Chính thức có mặt từ năm 2012, Gento đã nhanh chóng đặt nền móng cho việc sáng tạo những sản phẩm hoàn toàn từ chất liệu da thật, lấy cảm hứng từ sự kết hợp giữa nét đẹp của các món đồ truyền thống và phong cách thời trang hiện đại. Các sản phẩm của Gento thường có thiết kế trung tính, dễ dàng phối hợp với mọi loại trang phục từ đi học, đi làm, đi chơi và du lịch.
3. T-REDX
Một local brand Việt Nam không thể không kể đến đó chính là T-REDX - một tên tuổi mới chỉ vừa ra đời vào năm 2019 nhưng nhờ vào những ý tưởng sáng tạo, T-REDX đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng trẻ với các mẫu thời trang phong cách của mình.
4. Freakers
Freakers là một trong số các thương hiệu nội địa đã tồn tại từ lâu nhưng vẫn giữ được sức hút mạnh mẽ đối với cộng đồng yêu thời trang hiện nay. Thương hiệu này luôn đặc trưng bởi sự cá tính và đậm chất đường phố trong các thiết kế đồ họa sáng tạo. Các mẫu áo từ Freakers không chỉ mang lại cảm giác thoải mái và tiện ích cho người mặc, mà còn phản ánh rõ nét cá tính qua các họa tiết sành điệu, tinh tế.
5. ClownZ
Trái ngược với những thương hiệu khác, ClownZ là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích phong cách streetwear tại Hà Thành. Tại đây, bạn có thể dễ dàng tìm thấy mọi thứ mình cần từ áo áo thun, quần Jogger, baseball cho đến giày sneakers. Có thể nói, ClownZ thực sự là điểm đến ấn tượng cho những ai muốn thể hiện phong cách cá nhân của mình.
6. Bobui
BOBUI là một brand nổi tiếng do Nguyễn Thanh Dũng sáng lập vào năm 2014, đây không chỉ là một thương hiệu thời trang đường phố mà còn là địa chỉ sản xuất quần áo uy tín tại Sài Gòn. Các bộ sưu tập của BOBUI chủ yếu được lấy cảm hứng từ văn hóa Hip Hop, Rock để đem lại sự độc đáo và cá tính cho người mặc, cũng như thể hiện rõ bản sắc thời trang đường phố.
7. DEGREY
Được thành lập từ năm 2016, Degrey đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo giới trẻ không chỉ bởi mức giá mà còn vì chất lượng sản phẩm. Với các dòng sản phẩm như áo thun, áo hoodie, áo khoác, áo len, balo, túi ví,... Degrey đã tạo được lòng tin từ khách hàng nhờ vào sự kết hợp độc đáo giữa phong cách cổ điển và hiện đại, mang đến cho thời trang một hơi thở mới, phù hợp với xu hướng hiện nay.
8. 5theway
5theway - một local brand cũng xuất hiện vào cùng thời điểm với Degrey nhưng lại nổi bật với phong cách Streetwear đầy cá tính và dẫn đầu xu hướng. Điều đặc biệt là 5theway được đánh giá cao không chỉ về chất lượng sản phẩm mà còn về mức giá hợp lý. Thương hiệu này nổi tiếng với những thiết kế sáng tạo, năng động và cá tính, mang đậm phong cách riêng và không trùng lặp với bất kỳ thương hiệu nào khác trên thị trường.
9. Môi Điên
Môi Điên đã khẳng định vị thế của mình là một trong những thương hiệu local hàng đầu trong việc xây dựng một hướng phát triển thời trang bền vững tại Việt Nam. Thương hiệu này đã tận dụng sáng tạo các sản phẩm và vật liệu bị bỏ đi, biến chúng thành những tác phẩm thời trang độc đáo và đầy phá cách. Định hướng phát triển "lạ kỳ" này của Môi Điên không chỉ thu hút sự chú ý của giới trẻ mà còn tạo nên một cảm hứng mới về sự sáng tạo và bền vững trong lĩnh vực thời trang.
10. HANOI Riot
HANOI Riot nổi bật là một trong những local brand hàng đầu tại Việt Nam khi gây ấn tượng mạnh mẽ đối với giới trẻ bằng việc tập trung vào thiết kế thể hiện sự nổi loạn và cá tính của tuổi trẻ. Sản phẩm của thương hiệu này cũng rất đa dạng khi trải dài từ áo khoác, áo hoodie, áo thun cho đến những chiếc túi sành điệu dành cho nam giới. Nhìn chung thì với HANOI Riot, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào chất lượng sản phẩm mà họ mang lại.
11. Uncover
Khi nói đến các thương hiệu local nổi tiếng tại Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua Uncover. Thương hiệu này lấy cảm hứng từ linh vật SICI Bear - một chú gấu dễ thương với chiếc sừng đặc biệt và biểu hiện thông qua những thiết kế đầy màu sắc, tươi vui. Ngoài ra thì mỗi sản phẩm của Uncover đều mang đến một thông điệp tích cực và sáng tạo, tạo nên sự độc đáo và cuốn hút cho thương hiệu này.
12. SLY Clothing
Mặc dù chỉ mới ra mắt vào năm 2018 nhưng SLY Clothing đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới trẻ nhờ vào nhiều yếu tố tích cực. Thương hiệu này đã khẳng định vị thế của mình trong thị trường thời trang bằng sự đa dạng và phong phú của các sản phẩm. Khi đến với SLY, bạn sẽ được trải nghiệm một loạt các sản phẩm thời trang như quần áo, túi xách, balo, trang sức,... được thiết kế theo phong cách trẻ trung và năng động. Đi kèm với đó là dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng cao, bao gồm chính sách bảo hành miễn phí trọn đời, giúp tạo nên sự tin cậy và hài lòng từ phía khách hàng.
13. ZUNE.ZX
Local brand tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc chính là một thương hiệu thời trang phi giới tính - ZUNE.ZX. Thông qua sự độc đáo của thời trang phi giới tính cùng với tông màu đen, trắng, đỏ có cá tính mạnh mẽ, ZUNE.ZX đã nhanh chóng chinh phục được giới mộ điệu thời trang. Đặc biệt với là những người yêu thích phong cách thời trang Nhật Bản. Theo đó, các sản phẩm của ZUNE.ZX chủ yếu là các loại trang phục như áo thun, áo khoác, quần, sweater,... và chúng đều được thương hiệu đầu tư chỉn chu.
14. HBS
HBS ra đời vào năm 2012 và là một local brand gây ấn tượng với nhiều sự sáng tạo từ phong cách dark wear đến graphic tee độc đáo. Nhờ đó, thương hiệu này là lựa chọn của những người yêu thích sự cá tính và đầy sáng tạo. Khi diện những sản phẩm của HBS, bạn sẽ tỏa sáng và thể hiện tối đa sự độc đáo, huyền bí cho bản thân mình.
15. Ssstutter
Ssstutter được xem là một trong những thương hiệu nổi bật nhất trong lĩnh vực thời trang thiết kế tại Việt Nam. Dù tuân theo phong cách thời trang đường phố giống nhiều thương hiệu địa phương khác, nhưng Ssstutter đã tạo ra sự độc đáo bằng cách kết hợp các bức ảnh xưa cũ, mờ mịt vào thiết kế của mình.
Mặc dù mang nét cổ điển và hoài niệm, nhưng Ssstutter vẫn giữ được sự hiện đại và trẻ trung trong mỗi sản phẩm. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại đã tạo nên sức hút và sự nổi bật đặc biệt cho Ssstutter trong công cuộc chạy đua với thị trường.
Với những thông tin vừa được chia sẻ về khái niệm local brand là gì, Phương Nam Vina hi vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về các thương hiệu thời trang nội địa và cả lý do tại sao mà nó lại trở nên phổ biến như vậy. Cũng từ bài viết này, chúng tôi mong rằng bạn có thể chọn được một item thời trang mà mình yêu thích đến từ các local brand hoặc có thêm ý tưởng, kinh nghiệm để kinh doanh hiệu quả.
Tham khảo thêm:
Thiết kế website thời trang giá bao nhiêu tiền?
Bí quyết kinh doanh phụ kiện thời trang siêu lợi nhuận
Tìm nguồn hàng quần áo bán online ở đâu chất lượng, giá tốt?