Word-of-mouth là gì? Các hình thức word-of-mouth marketing

Trong lĩnh vực marketing, việc chi đến hàng trăm triệu cho các chiến lược quảng cáo không phải là một trường hợp hiếm thấy. Tuy nhiên, để mang lại khả năng viral cùng sức ảnh hưởng lớn với chi phí tiếp thị chỉ 0 đồng thì không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được điều đó. Đây cũng chính là cách mà hình thức tiếp thị word-of-mouth hay còn gọi là marketing truyền miệng xuất hiện và đã góp phần biến rất nhiều chiến dịch quảng cáo trở thành huyền thoại. Vậy word-of-mouth là gì? Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhiều hơn về tiếp thị truyền miệng để từ đó tạo ra cho mình một quảng cáo mạnh mẽ để vừa lan truyền thông điệp của sản phẩm / dịch vụ, vừa tạo ra sự tin tưởng đối với người tiêu dùng.


Word-of-mouth là gì? Các hình thức word-of-mouth marketing
 

Word-of-mouth là gì?

Theo định nghĩa chính thống của Anderson năm 1988, word-of-mouth marketing chính là một hình thức tiếp thị thông qua lời nói / truyền tai nhau của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ mà không hề có bất kỳ yếu tố nào liên quan tới quảng cáo.

Nếu như bạn để ý thì có thể thấy rằng, hình thức marketing truyền miệng thực chất đã xuất hiện rất nhiều trong những cuộc trò chuyện, giao tiếp hàng ngày của chúng ta. Chẳng hạn như: "Nhà hàng này có món ăn ngon lắm", "Cửa hàng này đang có chương trình giảm giá lớn đấy", "Quán cafe này có view đẹp và đồ uống cũng rất tốt".... Tất cả những lời chia sẻ, đánh giá cá nhân trên đã trở thành các gợi ý vô cùng hữu ích dành cho người nghe, từ đó thôi thúc họ cân nhắc, tin tưởng và sử dụng những sản phẩm / dịch vụ trong thời gian sắp tới.

Đó là chưa kể đến việc, nhiều người hiện nay đã không còn tin tưởng vào những thông tin quảng cáo trên TV, Internet hay poster, tờ rơi,... vì chúng thường bị nói quá lên, tạo ra cảm giác không chân thực. Do đó, khi nhận được những lời gợi ý, chia sẻ từ người quen thì họ sẽ cảm thấy tin tưởng và dễ dàng đưa ra quyết định quan trọng.


Word-of-mouth là gì?
 

Những con số biết nói cho thấy sức mạnh của marketing truyền miệng

Ngày nay, rất nhiều thương hiệu đã khôn khéo khi biết cách sử dụng sức mạnh của WOM (Word Of Mouth) để tạo ra chiến lược marketing truyền miệng, từ đó biến các khách hàng thành những "đại sứ" tự nhiên cho brand thông qua việc chia sẻ trải nghiệm cá nhân của chính bản thân họ.

Trong cách tiếp thị này, thông tin sẽ được truyền đạt giống như một lời khuyên, một trải nghiệm thực tế từ những người đã trải qua trước đó thay vì chỉ là một thông điệp quảng cáo cường điệu. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn mang đến khả năng lan tỏa rộng lớn khi “một đồn mười, mười đồn một trăm”. 

Tóm lại, khi càng nhiều khách hàng hài lòng và sẵn sàng giới thiệu sản phẩm của bạn cho người thân, bạn bè của họ thì chắc chắn, doanh nghiệp sẽ càng có nhiều cơ hội để gia tăng doanh thu và mở rộng tệp khách hàng mới. Để chứng minh cho hai lợi ích này, bạn có thể tham khảo một vài dẫn chứng từ những con số biết nói sau:

- Theo báo cáo của Nielsen, 92% người tiêu dùng tin tưởng vào lời gợi ý từ những người mà bản thân họ quen biết. Điều này cũng có nghĩa là khi thấy người thân của mình dành rất nhiều lời khen cho một thương hiệu nào đó, họ cũng sẽ cảm thấy tự tin hơn khi quyết định mua sản phẩm của nhãn hàng này.

- Khoảng 90% người tiêu dùng thường tìm hiểu các đánh giá trước khi đưa ra quyết định mua sản phẩm từ một thương hiệu. Và trong số đó, có tới 72% người sẽ tiếp tục mua hàng sau khi đọc được những đánh giá tích cực. Với những con số ấn tượng như vậy, thương hiệu có thể phát triển chiến lược marketing truyền miệng bằng cách thu thập và sử dụng các đánh giá tích cực từ phía khách hàng.

- 64% giám đốc marketing trên toàn cầu đã đồng tình rằng tiếp thị truyền miệng là một trong những phương thức quảng cáo hiệu quả nhất.

- Một nghiên cứu từ ReferralCandy về mức độ tin tưởng của khách hàng đối với các yếu tố truyền miệng (word of mouth) cũng cho thấy, có khoảng 58% khách hàng tin vào quảng cáo và con số này ít hơn rất nhiều so với 92% người tiêu dùng tin vào tiếp thị truyền miệng.

- Ngoài ra, một báo cáo của Statista cũng chỉ ra rằng, 59% phụ nữ thuộc thế hệ gen Z hiện nay thường quyết định mua sắm dựa trên những gợi ý từ gia đình và bạn bè thay vì sử dụng công cụ tìm kiếm hay mạng xã hội.


Word-of-mouth
 

Hé lộ 8 hình thức word-of-mouth marketing phổ biến hiện nay

Cũng giống như các chiến lược tiếp thị khác, chiến lược word-of-mouth marketing hiện nay được phân chia thành 8 loại hình cụ thể và rõ ràng. Mỗi hình thức này đều có cách thực hiện khác nhau và hiệu quả mang lại đôi khi cũng có sự riêng biệt. Cụ thể:

1. Buzz marketing

Buzz marketing là một trong những chiến lược tiếp thị phổ biến và thường được triển khai rộng rãi trên mạng xã hội. Cách thức thực hiện chủ yếu của buzz marketing là tạo ra các "tin đồn", thông điệp gây sốc hoặc những điều khiến người ta phải quan tâm, từ đó gây sự chú ý và kích thích cuộc trò chuyện, thảo luận trong cộng đồng.

Bạn chắc chắn sẽ không còn xa lạ gì với những "chiêu trò" tiếp thị trước khi một sản phẩm âm nhạc của các nghệ sĩ được ra mắt, hoặc trước khi một bộ phim mới được phát hành. Đó chính là buzz marketing, một hình thức tiếp thị truyền miệng. Hiệu ứng này thường làm cho sự kiện chính sau đó trở nên nổi bật hơn, thu hút sự chú ý từ đông đảo khán giả bàn luận, quan tâm đến nó.


Word-of-mouth marketing
 

2. Viral marketing

Viral marketing (Quảng cáo lan truyền) là một hình thức tiếp thị nhằm thu hút khách hàng bằng cách kích thích hành vi chia sẻ và lan truyền nội dung giữa các đối tượng. Với sự phổ biến của mạng xã hội, viral marketing cũng đã trở nên phổ biến và ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn.

Một ví dụ điển hình về viral marketing đó chính là thử thách "ALS Ice Bucket Challenge" xuất hiện vào năm 2014. Thử thách này đã thu hút sự tham gia của nhiều người nổi tiếng và cả những người có sức ảnh hưởng, đồng thời lan truyền thông điệp về căn bệnh ALS và kêu gọi mọi người cùng nhau quyên góp tiền.

Với thông điệp đầy ý nghĩa, video về thử thách này được chia sẻ rộng rãi trên các mạng xã hội với hashtag #icebucketchallenge, đồng thời thu hút được sự chú ý của rất nhiều người nổi tiếng như: Bill Gates, Mark Zuckerberg, Ryan Seacrest, Elon Musk và Chris Anderson (TED). 

3. Community marketing

Đây là một hình thức tiếp thị mà bạn sẽ chủ động xây dựng hoặc hỗ trợ các cộng đồng, nhóm và diễn đàn để khuyến khích thành viên chia sẻ thông tin và quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của bạn. Hiện nay, phương thức marketing cộng đồng thường xuất hiện trong các câu lạc bộ người hâm mộ, diễn đàn trực tuyến hoặc một hội nhóm những thành viên có cùng sở thích. Ví dụ điển hình có thể kể đến như: Webtretho, Otofun, Làm cha mẹ...

4. Product seeding / Celebrity product placement

Các nhà tiếp thị từ lâu đã hiểu rõ vai trò, sức mạnh của người nổi tiếng và yếu tố tâm lý trong quyết định mua hàng của khách hàng. Không chỉ đơn thuần là việc ca ngợi hoặc khuyến khích sử dụng sản phẩm trong các quảng cáo trên báo chí, việc các người nổi tiếng sử dụng sản phẩm và xếp vào danh sách vật bất ly thân, vật dụng yêu thích,... sẽ tạo thêm niềm tin cho khách hàng. Chẳng hạn, chỉ cần một nữ diễn viên nổi tiếng xuất hiện trên trang bìa tạp chí với chiếc kính mắt thời trang thì ngay lập tức, cửa hàng hay website của thương hiệu kính đó sẽ được đông đảo khách hàng ghé thăm.


Marketing truyền miệng
 

5. Referral / Affiliates marketing

Referral / Affiliate marketing là một hình thức tiếp thị truyền miệng hiệu quả. Chương trình này cho phép khách hàng hoặc những đối tác của bạn giới thiệu sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp cho người khác và nhận được một khoản hoa hồng tương ứng khi giao dịch hoàn thành. Đây là một phương pháp tận dụng mạng lưới mối quan hệ của khách hàng hoặc đối tác để tăng doanh số bán hàng nhanh chóng, đồng thời là một hình thức MMO được ưa chuộng hiện nay.

6. Evangelist marketing

Evangelist marketing hay marketing truyền giáo là một hình thức tiếp thị đặc biệt. Với cách này, thương hiệu sẽ biến những khách hàng trung thành của mình thành những người truyền bá và mang thông điệp của thương hiệu đến với những người khác.

Để làm được điều này, thương hiệu cần phải tạo ra sự hài lòng cho khách hàng và thu hút sự đồng ý tham gia của họ. Thông qua việc kết nối,xây dựng một cộng đồng các khách hàng trung thành, thương hiệu đã có được một đội ngũ truyền giáo để chia sẻ những thông tin tích cực về sản phẩm và thương hiệu của mình.

Ví dụ, một bức ảnh chụp tại một cửa hàng McDonald's ở Trung Quốc khi một nhân viên đang giúp đỡ một người khuyết tật đã nhận được nhiều lời khen ngợi. Điều này đã nhanh chóng làm thay đổi suy nghĩ của nhiều người về thái độ phục vụ của thương hiệu này.

7. Brand blogging

Một trong những phương thức marketing truyền miệng hiệu quả và đáng tin cậy nhất chính là việc sử dụng brand blogging. Thông qua việc tạo ra các blog cá nhân, doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình một cách gần gũi và đáng tin cậy hơn. Khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm khi nhận được lời khuyên từ những người đã trực tiếp sử dụng sản phẩm và chia sẻ kinh nghiệm của chính họ.

Ví dụ, Microsoft đã khuyến khích nhân viên của mình viết blog để chia sẻ về công việc hàng ngày, giới thiệu các sản phẩm công nghệ và cách mà chúng có thể tác động tích cực đến cuộc sống cá nhân. Với việc để cho nhân viên tự viết blog về thương hiệu sẽ tạo nên một sự chân thật và gần gũi với độc giả, thay vì chỉ đơn thuần là cách để quảng cáo và thu hút khách hàng mua sắm.

8. Social media marketing

Với sự phát triển của công nghiệp, tiếp thị truyền miệng không chỉ dừng lại ở việc trao đổi trực tiếp mà còn có xuất hiện ở những hình thức khác nhau dựa theo sự đa dạng và phổ biến của các nền tảng mạng xã hội. Thậm chí, word of mouth marketing còn có thể được chuyển đổi sang dạng kỹ thuật số thông qua việc sử dụng social media marketing

Theo dự đoán thì đến năm 2025, có tới 56.7% dân số toàn cầu sẽ sử dụng ít nhất một mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Twitter,.... Con số này là đủ để thuyết phục các nhà tiếp thị quan tâm hơn đến việc sử dụng word-of-mouth trên các nền tảng ảo này.


Tiếp thị truyền miệng
 

Bật mí 6 yếu tố STEPPS khuyến khích sự lan truyền thông tin

Trong tác phẩm Contagious: Why Things Catch On của Jonah Berger, tác giả đã tổng hợp những yếu tố để khiến cho khách hàng phải bấn loạn và kích thích nhu cầu muốn chia sẻ thông tin. Trong đó, 6 yếu tố này được viết tắt thành STEPPS với ý nghĩa như sau:

- Social Currency (sự công nhận xã hội): Khi sản phẩm của bạn giúp người dùng trở nên xinh đẹp hơn, sang trọng hơn hay thậm chí nâng cao sự tri thức của họ,... hoặc bất kỳ yếu tố nào làm cho họ có được sự công nhận từ xã hội thì họ sẽ tự nguyện chia sẻ về sản phẩm đó với người khác.

- Triggers (sự kích hoạt): Khi nghĩ về sản phẩm sữa tắm và dầu gội dành cho nam giới, người ta thường nghĩ đến X-men trước rồi sau đó mới đến các nhãn hàng khác. Việc này cũng giống như khi ta bước vào một trong căn phòng tối, hành động mà bất kỳ ai cũng đều làm ngay lúc đó chính là bật công tắc bóng đèn. Tất nhiên, đừng quên thiết lập ngay chế độ ưu tiên cho thương hiệu của bạn ở trong suy nghĩ của khách hàng nhé.

- Emotion (cảm xúc): Khi khách hàng đã phải lòng thương hiệu của bạn, họ sẽ chắc chắn muốn chia sẻ với những người xung quanh. Đó là lý do tại sao nội dung mang yếu tố cảm xúc luôn chiếm trọn trái tim của khách hàng. Hãy nhớ rằng, thay vì tập trung chỉ vào tính năng của sản phẩm, hãy coi khách hàng như một người bạn thân thiết, chia sẻ cảm xúc và lan tỏa chúng.

- Public (công khai): Khái niệm "công khai" ám chỉ việc một thứ gì đó càng được biết đến và dễ tiếp cận, thì càng dễ lan truyền thông tin về nó. Hãy nhớ đến sự kiện "lội ngược dòng" ấn tượng của Biti’s Hunter vào năm 2017? Khi đó, khách hàng đã đề cập tới Biti’s trên mọi phương diện và luôn tỏ ra tự hào về một sản phẩm "Made in Vietnam". Từ đó mang lại niềm tin cho những người yêu giày Việt và tạo ra sức sống mới cho sản phẩm, không kém cạnh bất kỳ thương hiệu nào khác. Từ điều này, có thể thấy rằng, khi thương hiệu của bạn tạo ra một xu hướng, chắc chắn sẽ kích thích một làn sóng lan truyền mạnh mẽ trên thị trường.

- Practical Value (giá trị thực tế): Khi bạn muốn mua một sản phẩm, bạn thường sẽ tìm kiếm ý kiến từ những người đã trải nghiệm sử dụng sản phẩm đó trước đây. Điều này giúp thông tin trở nên đáng tin cậy và chân thực hơn. Tuy nhiên, điều không thể thiếu là chất lượng sản phẩm đi kèm vì nó là yếu tố quan trọng giúp khách hàng cảm thấy tự tin hơn khi tiếp cận thông tin truyền thông về sản phẩm của bạn.

- Stories (câu chuyện): Con người luôn có cảm giác gắn kết khi được nghe kể chuyện. Do đó, hãy kể ngay một câu chuyện để khách hàng cảm thấy muốn nghe thay vì cố gắng ép buộc họ chú ý đến những điều mà bạn muốn.


Mô hình STEPPS
 

Một số nguyên tắc xây dựng chiến dịch marketing WOM bùng nổ

Mặc dù mang lại nhiều “cú nổ” truyền thông nhưng không thể phủ nhận, tiếp thị truyền miệng vẫn là một phương pháp khó có thể kiểm soát và đo lường. Vậy nên, nếu bạn đang áp dụng cách tiếp thị này thì hãy thật cẩn trọng, bởi nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho hoạt động kinh doanh tổng thể nếu thương hiệu không biết cách triển khai. Chính vì thế, để đảm bảo tính hiệu quả và giảm thiểu rủi ro không mong muốn, khi sử dụng tiếp thị truyền miệng, bạn cần tuân thủ một cách chặt chẽ 4 nguyên tắc dưới đây.

1. Cho mọi người lý do để bàn tán

Con người chúng ta luôn thích bàn luận về các chủ đề "hot", những bí mật của giới showbiz và cả những câu chuyện đầy kịch tính. Tận dụng tâm lý phổ biến này, các doanh nghiệp đã rất thông minh khi nhanh chóng tạo ra những đề tài hấp dẫn bằng cách giả vờ làm "rò rỉ" thông tin để sản phẩm của họ lọt vào trung tâm của các cuộc trò chuyện.

Ví dụ, trường hợp của Biti’s Hunter là một ví dụ điển hình khi xuất hiện trong MV "Lạc Trôi" của Sơn Tùng MTP. Dù chỉ góp mặt vỏn vẹn trong vòng 3 giây, nhưng nhờ việc kết nối với cái tên nổi tiếng như Sơn Tùng mà sản phẩm mới của Biti’s nhanh chóng trở thành "tâm điểm" của các cuộc trò chuyện, kích thích sự tò mò và chú ý từ phía người tiêu dùng, đặc biệt là tệp khách hàng là những fan trung thành của nam ca sĩ.

2. Tạo dựng lòng tin nơi khách hàng

Khi ai đó khen ngợi một sản phẩm hoặc dịch vụ thì có nghĩa là họ đặt cả danh dự và sự uy tín của mình vào đó. Đây là lý do tại sao mà các doanh nghiệp cần đảm bảo phải thực hiện lời hứa hẹn này của mình dù bất kỳ điều gì đi chăng nữa. Nếu không cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đúng chất lượng như đã được mô tả, doanh nghiệp sẽ mất đi lòng tin của khách hàng trung thành. Bởi lẽ, để người khác nói tốt về mình thì chính bản thân bạn cũng phải tốt trước đã.


Wom
 

3. Khuyến khích khách hàng tạo UGC

UGC là những nội dung được tạo ra bởi người dùng và chúng có liên quan đến một nhãn hiệu hoặc sản phẩm cụ thể. Điều này giúp cho doanh nghiệp gia tăng sự nhận biết của nhãn hiệu hoặc sản phẩm một cách tự nhiên, đồng thời nâng cao độ tin cậy từ phía những người tiêu dùng được tiếp cận nội dung trên.

Các doanh nghiệp có thể khuyến khích tạo ra các trào lưu sử dụng hashtag trên mạng xã hội và kích thích người dùng tạo ra những hình ảnh, video hấp dẫn để chia sẻ, hoặc đăng các nội dung từ người dùng lên website của mình để thúc đẩy cộng đồng tạo ra nhiều nội dung UGC mới.

Chẳng hạn như Sephora - một nhãn hàng mỹ phẩm nổi tiếng thế giới đã thực hiện nguyên tắc này thành công bằng cách tạo ra Beauty Board trên trang web chính thức - nơi họ chia sẻ hình ảnh của khách hàng sử dụng các sản phẩm của thương hiệu.

4. Đơn giản hóa thông điệp

Để thông điệp sản phẩm được lan truyền rộng rãi, đơn giản và ngắn gọn trong cách thể hiện chính là chìa khóa quan trọng. Bởi trên thực tế, không ai có đủ thời gian và kiên nhẫn để nói về những điều gì đó quá phức tạp, khó nhớ.

Điều quan trọng mà bạn cần làm đó là làm thế nào để thông điệp được thâm nhập sâu vào tâm trí của khách hàng. Do đó, việc sử dụng từ ngữ quá hoa mỹ có thể gây ra trở ngại cho việc lan truyền thông điệp, vì nó có thể làm cho thông điệp trở nên nhân tạo và mất đi tính tự nhiên. Ví dụ, khi có ai đó giới thiệu về một loại snack mới cho bạn, họ thường chỉ nói "snack này ngon lắm, giá cũng rẻ", thay vì bày tỏ quan điểm "snack này sẽ giúp gia tăng tình bạn và tạo ra những khoảnh khắc vui vẻ,...".


Wom là gì?
 

Những sai lầm cần tránh nếu không muốn WOM trở thành con dao hai lưỡi

Đạt được kết quả nhanh chóng là mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp mong muốn, nhưng việc này cũng mang theo những nguy cơ không ngờ nếu WOM không được áp dụng một cách hiệu quả. Để tránh những rủi ro này, bạn hãy lưu ý đến các điều sau:

1. Đừng lợi dụng WOM để mang lại lợi ích cho thương hiệu

Sự hài lòng của khách hàng chủ yếu đến từ việc thông tin của họ được truyền đi một cách đáng tin cậy và có tác động tích cực đối với người khác. Vì vậy, khi sử dụng word-of-mouth trong chiến lược brand marketing, bạn cần đảm bảo rằng sẽ duy trì được giá trị cảm xúc của khách hàng và không khiến họ cảm thấy bị lợi dụng cho mục đích cá nhân.

Ví dụ, việc tặng voucher để bắt buộc khách hàng đánh giá hoặc nhận xét tốt, hay sử dụng hình ảnh người nổi tiếng một cách không chân thực để quảng bá thương hiệu,... có thể làm mất đi lòng tin từ phía khách hàng và khiến họ từ chối hợp tác với thương hiệu.

2. Đảm bảo các giá trị bền vững trong quá trình word-of-mouth

Đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao nhiều người lại chọn Apple thay vì Samsung chưa? Đơn giản vì Apple mang lại tính bảo mật cao và thiết kế sang trọng, cùng với việc luôn đứng đầu trong việc định hình xu hướng với các sản phẩm độc đáo như AirPods, iPad, và Macbook,....

Những yếu tố đặc biệt này là điều duy nhất mà Apple có thể cung cấp cho người tiêu dùng, và chính điều này sẽ trở thành câu chuyện mà khách hàng sẽ kể về thương hiệu. Mặc dù thương hiệu sẽ cần phải liên tục làm mới bản thân nhưng đồng thời, nó cũng cần phải giữ vững những giá trị cốt lõi mà mình đã từng đại diện. Mất đi những giá trị này cũng đồng nghĩa với việc thương hiệu sẽ mất đi vị thế trong lòng người tiêu dùng và thị trường.

3. Đừng bao giờ sử dụng thiếu sót của đối thủ làm bàn đạp cho WOM

Hãy thử đặt mình là khách hàng và đọc được lời quảng cáo: “Sản phẩm của thương hiệu A không có tính năng này nhưng của tôi lại có”. Lúc này, tâm trạng của bạn sẽ như thế nào? Chắc chắn, khi tiếp cận một thông tin tiếp thị mang tính tiêu cực thì người nghe sẽ cảm thấy khá khó chịu với những gì đang được tiếp nhận.

Khi đó, họ sẽ không quan tâm đến việc bạn sẽ mang lại lợi ích nào cho họ nhưng thứ duy nhất còn đọng lại trong tâm trí chính là cả hai thương hiệu trên đều để lại ấn tượng không tốt. Và dĩ nhiên, họ sẽ chẳng còn có ý định muốn gắn bó thêm nữa. Thay vì vậy, hãy thể hiện điểm mạnh thực sự của sản phẩm bằng chất lượng của nó chứ đừng chỉ tập trung vào việc làm giảm uy tín của đối thủ, bởi nó sẽ gây phản tác dụng nghiêm trọng và để lại những hậu quả xấu.

Nhìn chung, nếu không khéo léo trong cách sử dụng thì marketing truyền miệng có thể trở thành một con dao hai lưỡi làm mất đi lòng tốt và lòng tin từ khách hàng. Vì vậy, hãy tập trung vào các giá trị cảm xúc và suy nghĩ của khách hàng để biến word-of-mouth thành một công cụ hữu ích, từ đó mang lại nhiều giá trị tốt đẹp hơn.


Word-of-mouth nghĩa là gì?
 

Marketing truyền miệng không chỉ là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị hiện đại mà còn là trụ cột của sự thành công của một doanh nghiệp. Vậy nên Phương Nam Vina hi vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm word-of-mouth là gì và có thêm nhiều kiến thức, thủ thuật để tạo ra một chiến dịch quảng cáo truyền miệng thành công cho doanh nghiệp của mình.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Seeding là gì? Bí thuật triển khai chiến dịch seeding hiệu quả

icon thiết kế website Marketing du kích là gì? Kiến thức thú vị về guerrilla marketing

icon thiết kế website Video marketing là gì? Khám phá sức mạnh của video marketing

Bài viết mới nhất

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp sử dụng để nhấn mạnh vào các giá trị, điểm mạnh của sản phẩm / dịch vụ do mình cung cấp.

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là một yếu tố quan trọng không thể thiếu và góp phần tạo nên sự thành công cho bất kỳ một sự kiện hay chương trình nào.

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được ví cá tính của một công ty, tổ chức và có tác động đến kết quả kinh doanh, sự bền vững của doanh nghiệp.

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Việc hiểu rõ chân dung khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các chiến lược kinh doanh, tiếp thị của tất cả doanh nghiệp trên thị trường.

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

zalo