Marketing du kích là gì? Kiến thức thú vị về guerrilla marketing

Thị trường đang ngày một cạnh tranh vô cùng gay gắt, để có thể tồn tại trong “cuộc chơi” khốc liệt này thì các doanh nghiệp phải tìm cách triển khai những chiến lược tiếp thị độc đáo, sáng tạo nhằm thu hút khách hàng. Và marketing du kích chính là một chiến lược quảng cáo đang được áp dụng hiệu quả nhất trong thời đại số hóa phát triển như hiện nay.

Khi nghe đến thuật ngữ marketing du kích, không ít người thường liên tưởng ngay đến chiến tranh du kích nổi tiếng trong lịch sử. Quả thật, nếu chiến thuật du kích ngày xưa phụ thuộc vào yếu tố bất ngờ thì marketing du kích hiện đại cũng thể hiện những nét đặc trưng tương tự như thế. Vậy marketing du kích là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhiều hơn về chiến lược tiếp thị này ngay trong nội dung dưới đây để từ đó, bạn có thể áp dụng thành công vào kế hoạch marketing của mình.


Marketing du kích là gì? Kiến thức thú vị về guerrilla marketing
 

Marketing du kích là gì?

Khái niệm chiến lược marketing du kích lần đầu tiên được xuất hiện vào năm 1984 trong cuốn sách cùng tên của tác giả Jay Conrad Levinson - nhà văn người Mỹ chuyên viết về lĩnh vực kinh doanh nổi tiếng hàng đầu thế giới.

Trong cuốn sách này, Levinson đã nhấn mạnh về việc các hình thức quảng cáo trực tuyến, đài phát thanh, TV, báo chí,... đang dần phát triển chóng mặt nhưng đồng thời, nó cũng khiến cho người tiêu dùng cảm thấy “mệt mỏi” khi cứ xuất hiện liên tục và lặp đi lặp lại một cách nhàm chán. Chính vì vậy mà Levinson đã đề xuất rằng các chiến dịch tiếp thị cần phải có những yếu tố gây sốc, thông minh và độc đáo thì mới có thể làm cho khách hàng cảm thấy ấn tượng. Đó chính là lý do vì sao mà các doanh nghiệp nhỏ hiện nay đã bắt đầu thay đổi về cách nghĩ thông thường, đồng thời chuyển hướng tiếp cận marketing theo phương thức hoàn toàn mới.

Chiến lược marketing du kích hay guerrilla marketing thực chất chính là một thuật ngữ được lấy cảm hứng từ những cuộc chiến tranh du kích. Khi đó, phe yếu thế hơn sẽ tiến hành triển khai các chiến lược và kế hoạch phản công ngắn hạn có chứa đựng những yếu tố bất ngờ để làm cho đối thủ không trở tay kịp. Tương tự như với chiến lược marketing du kích, thương hiệu sẽ lên kế hoạch cho các chiến dịch truyền thông đi kèm với những yếu tố bất ngờ vượt ngoài sức tưởng tượng của khách hàng. Không giống chiến lược tiếp thị truyền thống, guerrilla marketing thường tập trung vào sự tương tác được cá nhân hóa với mức chi phí tối ưu hơn rất nhiều.


Marketing du kích là gì?

Đặc điểm, bản chất của marketing du kích

Cũng trong cuốn sách này, Jay Conrad Levinson đã chỉ ra một số đặc điểm, bản chất của marketing du kích như sau:

- Yếu tố bất ngờ: tiếp thị du kích khi được triển khai thường tác động mạnh mẽ đến trí tưởng tượng của người tiêu dùng bằng những mẫu quảng cáo vô cùng sáng tạo. Điều này làm cho bất cứ ai khi nhìn vào cũng phải sửng sốt, sau đó cảm thấy thích thú và ấn tượng.

- Chi phí thấp: chỉ với một quảng cáo được thiết kế sáng tạo, độc đáo, doanh nghiệp không cần phải tiêu tốn quá nhiều ngân sách mà vẫn có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng tiềm năng.

- Sự gắn kết: để đánh giá mức độ thành công cho một chiến dịch tiếp thị du kích, chúng ta không chỉ dựa vào doanh số mà còn phải tạo ra các mối quan hệ mới và liên kết chúng lại với nhau.

- Tập trung vào một thứ: marketing du kích trên hết chỉ tập trung tiếp thị duy nhất cho một sản phẩm hoặc thương hiệu cụ thể, không hướng đến việc đa dạng hóa các loại sản phẩm / dịch vụ bổ sung để tránh làm cho sự chú ý của khách hàng bị phân tán.

- Xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc: một chiến dịch tiếp thị du kích hoàn toàn có thể diễn ra tại những địa điểm, thời gian mà người tiêu dùng có lẽ sẽ không thể ngờ tới. Tuy nhiên, thông thường thì chúng sẽ được triển khai tại những địa điểm công cộng, nơi tập trung đông người, chẳng hạn như đường phố, ga tàu điện ngầm, trung tâm thương mại,....


Marketing du kích
 

Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng chiến lược marketing du kích?

Thông thường, mục tiêu của marketing du kích chính là xây dựng tiếng vang của mình trên thị trường nhờ vào những chiến lược quảng cáo độc đáo nhằm lôi kéo sự chú ý của người xem với nguồn lực bị hạn chế. Thế nhưng, trong một số trường hợp thì các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng guerrilla marketing khi muốn đạt được những mục tiêu dưới đây:

- Làm nổi bật sự đa dạng của các hình thức quảng cáo, đồng thời định vị được hình ảnh trong tâm trí người dùng.

- Xây dựng và nâng cao nhận diện thương hiệu để giúp cho khách hàng ghi nhớ lâu hơn.

- Với quảng cáo sáng tạo, bạn sẽ nhanh chóng tạo nên “cơn bão” truyền thông khi bất cứ trang mạng xã hội nào cũng sẽ đưa tin về các chiến dịch tiếp thị du kích để vừa giới thiệu, vừa tăng tương tác cho chính bài post.

- Tạo nên sự lan truyền mạnh mẽ khi các chiến lược này mang đến những giá trị tốt đẹp cho xã hội, cộng đồng.


Ví dụ về marketing du kích
 

Các hình thức marketing du kích thường gặp

Khi tìm hiểu về các hình thức marketing du kích hiện nay, không khó để chúng ta thấy rằng có khá nhiều chiêu thức tiếp thị hoàn toàn có thể được xếp vào guerrilla marketing. Trong đó, nổi bật và thường gặp nhất thì cần phải kể đến 5 hình thức sau:

1. Tiếp thị dựa trên môi trường xung quanh (ambient marketing)

Tiếp thị dựa trên môi trường xung quanh là một hình thức quảng cáo được áp dụng ngoài trời hoặc trong nhà. Bằng việc tận dụng các yếu tố của môi trường và không gian xung quanh, đồng thời sáng tạo thêm một số loại hình nghệ thuật vào cảnh quan đô thị vốn có như: tượng, tranh vẽ, bàn ghế trên vỉa hè,... hoặc đặt các tác phẩm nghệ thuật trên đường phố trong một khoảng thời gian nhất định. Trong đó, quảng cáo của thuốc trị rận Frontline với ý tưởng biến khách hàng thành những chú “ve chó” chính là một ví dụ kinh điển về chiến dịch marketing du kích đình đám nhất mọi thời đại.


Ví dụ marketing du kích
 

2. Tiếp thị phục kích (ambush marketing)

Phục kích có ý nghĩa là tạo một cuộc tấn công bất ngờ từ một ai đó đang chờ sẵn ở một vị trí ẩn nấp. Khi đó, nhà tiếp thị sẽ sử dụng chiêu thức “phục kích” để chiếm vị thế thượng phong trước các đối thủ cạnh tranh bằng cách giành lấy sự chú ý từ họ.

Mặc dù trên thực tế, quảng cáo của đối thủ cạnh tranh có thể sẽ tốt hơn. Nhưng với việc tạo ra nội dung thông minh và vui nhộn hơn, bạn có thể dễ dàng giành lấy sự chú ý bằng cách hưởng ké danh tiếng của đối thủ để tạo nên hào quang cho riêng mình. Trường hợp của Baemin, Gojek và “người hòa giải” nước tương Nam Dương dưới đây chính là ví dụ điển hình cho tiếp thị phục kích.


Các ví dụ về marketing du kích
 

3. Tiếp thị đường phố (street marketing)

Marketing đường phố là chiến dịch sử dụng các phương pháp và không gian quảng cáo mang tính phi truyền thống để có thể gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu, đồng thời thu hút sự chú ý của người tiêu dùng nhiều hơn so với các chiến dịch tiếp thị truyền thống. Trong đó, ý tưởng lối đi ngang qua đường của McDonald’s với phần khoai tây chiên chính là một ví dụ điển hình về cách tiếp thị đường phố này.


Những ví dụ marketing du kích
 

4. Tiếp thị tàng hình (stealth marketing)

Tiếp thị tàng hình là một chiến lược hướng đến khách hàng thông qua những quảng cáo đậm chất tinh tế và sáng tạo. Hình thức marketing này sẽ quảng cáo một sản phẩm / dịch vụ đến cho mọi người mà ngay cả chính bản thân họ cũng không nhận ra rằng họ đang được tiếp thị.

Điển hình là với quảng cáo bia của Tyskie beer, các nhà tiếp thị đã cho thực hiện một ý tưởng độc đáo để giúp đưa sản phẩm của họ vào trong tâm trí của người xem một cách nhẹ nhàng. Theo đó, họ đặt hình ảnh cốc bia của mình lên trên tay nắm cửa của quầy bar. Khi khách hàng mở cửa vào sẽ tạo ra một cảnh tượng giống như họ đang cầm một cốc bia Tyskie lớn nhờ vào sự trùng khớp của hình ảnh và tay nắm cửa.


Các ví dụ marketing du kích
 

5. Tiếp thị trải nghiệm (experiential marketing)

Các buổi triển lãm, hội chợ đều có những gian hàng cho phép mọi người dùng thử sản phẩm miễn phí hoặc đơn giản đó là những hoạt động với mục tiêu khuyến khích công chúng tiếp xúc, cảm nhận. Đúng như tên gọi của mình, marketing trải nghiệm sẽ cho mọi người có thể tương tác tích cực với những chiến dịch của thương hiệu. Thông qua việc giúp cho khách hàng trải nghiệm trực tiếp, doanh nghiệp sẽ tạo được sự kết nối giữa thương hiệu với người tiêu dùng.


Các ví dụ tiếp thị du kích
 

Đánh giá ưu nhược điểm của marketing du kích

Tiếp thị du kích là chiến lược marketing giúp cho doanh nghiệp tương tác với khách hàng theo cách đáng ngạc nhiên nhất và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng họ. Tuy nhiên, chiến thuật này vẫn có thể đi kèm với một số rủi ro tiềm ẩn nếu bạn không biết cách ứng dụng hiệu quả. Vì vậy, nếu bạn chọn sử dụng chiến lược marketing du kích cho thương hiệu của mình thì hãy nên cân nhắc đến những ưu và nhược điểm sau:

1. Ưu điểm của marketing du kích

Khi nhắc đến chiến lược guerrilla marketing, chắc chắn bạn sẽ không thể nào bỏ qua được những ưu điểm mà chiến dịch này mang lại. Cụ thể:

- Chi phí thấp: cho dù bạn có sử dụng flash mobs hay graffiti thì chi phí vẫn sẽ được tối ưu hơn rất nhiều so với các kênh truyền thông quảng cáo khác.

- Mảnh đất của sự sáng tạo và tư duy: marketing du kích sẽ tập trung vào việc tạo ra những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo và độc đáo nhất cho thông điệp được truyền tải.

- Hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ: những chiến thuật marketing du kích sẽ tạo nên hiệu ứng word-of-mouth cực kỳ hiệu quả. Chắc chắn, sẽ không có gì thành công hơn khi quảng cáo của bạn được mọi người đón nhận và bàn luận sôi nổi, thậm chí là hưởng ứng nhiệt tình.

- Có ảnh hưởng không nhỏ đến báo chí: hiện nay, có rất nhiều chiến dịch marketing du kích đã tạo được tiếng vang và xuất hiện dày đặc trên các trang báo mà bản thân thương hiệu không tốn một đồng nào cho việc PR.

2. Nhược điểm của guerrilla marketing

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, guerrilla marketing cũng tồn tại một số hạn chế nhất định mà bạn cần quan tâm:

- Thông điệp dễ bị hiểu sai: đa phần những chiến lược marketing du kích đều sẽ mang màu sắc hơi bí ẩn nhằm mục đích bổ sung cho yếu tố bất ngờ. Thế nhưng, đôi khi khán giả sẽ không hiểu và thậm chí là còn hiểu sai ý đồ mà doanh nghiệp đang muốn quảng bá, truyền thông.

- Bị chính quyền địa phương kiểm tra: đôi khi các chương trình, sự kiện mà doanh nghiệp của bạn tổ chức ngoài đường phố sẽ gây ra tình trạng mất trật tự, thậm chí là không đảm bảo an toàn. Vì vậy, bạn cần xin phép các cơ quan chính quyền trước khi muốn thực hiện hay tổ chức bất kỳ sự kiện nào ở nơi công cộng.

- Tình huống phát sinh bất ngờ: trong quá trình thực hiện chiến lược tiếp thị du kích, đôi lúc sẽ có nhiều sự cố xảy ra và nó gây ảnh hưởng tới hiệu quả của cả chiến dịch, chẳng hạn như thời tiết, thời gian hay yếu tố con người,....

Với nhược điểm đã được kể ở trên, chúng ta có thể khẳng định rằng chiến lược marketing du kích rất phù hợp với các thương hiệu dám chấp nhận rủi ro và đam mê thực hiện những ý tưởng táo bạo, thậm chí là mang tính điên rồ.


Chiến lược marketing du kích
 

Những yếu tố quyết định thành công của chiến dịch marketing du kích

Để triển khai chiến lược marketing du kích, bạn có thể áp dụng nhiều ý tưởng khác nhau từ đơn giản cho đến điên rồ để đưa vào thực hiện. Nhưng chính vì xuất phát điểm từ những ý tưởng táo bạo này nên không phải chiến lược tiếp thị du kích nào cũng đạt được thành công mỹ mãn.

1. Ý tưởng độc đáo, chưa ai làm

Trên thực tế, bất kể một chiến lược tiếp thị nào cũng phải cần dựa trên những ý tưởng sáng tạo. Thế nhưng, trong thời đại mà mạng xã hội đang không ngừng phát triển mạnh mẽ như hiện nay, rất khó để bạn có thể tạo ra một ý tưởng độc nhất vô nhị. Nhưng với marketing du kích, đây lại là điều bắt buộc để lôi kéo sự chú ý của khách hàng. Đôi khi, những ý tưởng mà bạn triển khai không nhất thiết phải mới hoàn toàn, mà đó có thể là sự kết hợp từ các điều đã cũ để tạo thành một cái mới, đồng thời vẫn giữ được trọn vẹn bản sắc thương hiệu.

2. Kích thích óc tưởng tượng của người xem

Đây chính là yếu tố buộc mọi người phải dừng lại để suy nghĩ lâu hơn về ý tưởng quảng cáo của ban. Chắc chắn, một khi đã nhận ra được ý nghĩa bên trong và thấu hiểu thông điệp mà quảng cáo muốn truyền tải thì họ sẽ có ấn tượng sâu đậm hơn về thương hiệu.

3. Tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ

Hãy tận dụng triệt để nguồn nhân lực của bạn bởi họ chính là những người đóng vai trò lan tỏa một cách mạnh mẽ. Tiếp theo đó là đến người tiêu dùng thường xuyên tiếp xúc với quảng cáo của bạn, hãy khuyến khích họ nói nhiều hơn về quảng cáo với những người thân quen để đẩy mạnh hiệu ứng viral. Bằng cách kêu gọi mọi người cùng nhau tham gia vào chiến dịch và tạo ra những quảng cáo hấp dẫn, bạn sẽ dễ dàng kích thích được sự tương tác của mọi người.

4. Cung cấp thông tin xác thực đến khách hàng

Vì là những chiến dịch mang yếu tố bất ngờ và cần mọi người chiêm nghiệm nên đôi khi, quảng cáo du kích với phong cách táo bạo, phi chính thống sẽ khiến mọi người hiểu sai thông điệp. Đó là lý do vì sao mà thương hiệu của bạn cần phải chuẩn bị phương án cho việc cung cấp thông tin xác thực về chiến dịch bằng cách phát tờ rơi, hoặc sử dụng mã QR code hay một đường dẫn URL ngắn gọn để mọi người truy cập, từ đó tìm hiểu kỹ hơn về ẩn ý phía sau của quảng cáo.

5. Luôn có các phương án dự phòng

Bất kể một chiến lược marketing nào, dù có quy mô lớn hay nhỏ thì vẫn luôn đi kèm với những rủi ro, thách thức cùng một số vấn đề sẽ phát sinh. Vì vậy, hãy tính toán và chuẩn bị trước các phương án dự phòng để có thể giải quyết những khó khăn một cách linh hoạt, kịp thời, tránh tình trạng trở tay không kịp.


Guerrilla marketing
 

Những ví dụ về marketing du kích thông minh và đầy sáng tạo

Khi marketing đang trở thành một yếu tố hàng đầu để doanh nghiệp nâng cao sự cạnh tranh của mình trên thương trường thì tiếp thị du kích cũng vì thế mà được áp dụng nhiều hơn. Trong đó, có rất nhiều chiến dịch đã mang lại thành công to lớn và làm cho dư luận phải bàn tán suốt một thời gian dài, điển hình như:

1. Bộ phim IT và những quả bóng đỏ gây ám ảnh

Nếu như bạn đang muốn triển khai một chiến dịch marketing du kích để mang lại cảm giác mạnh, đừng bỏ qua ý tưởng táo bạo mà đoàn làm phim IT đã thực hiện vào năm 2017. Vào thời điểm đó, trước khi bộ phim IT của đạo diễn Stephen King được ra mắt, một số địa điểm tại Sydney, Úc đã nhanh chóng trở thành “nạn nhân” của chiến lược tiếp thị khá rùng rợn này. Chỉ với một quả bóng bay màu đỏ chứa đầy chất khí heli và được buộc vào các ống thoát nước, quảng cáo này đã đủ khiến cho người đi đường phải cảm thấy rùng mình vì đây vốn là phân cảnh nổi tiếng nhất của bộ phim.


Tiếp thị du kích
 

2. UNICEF và máy bán nước bẩn

Đôi khi, một chiến lược tiếp thị mang tầm ảnh hưởng lớn không phải lúc nào cũng đều mang ý nghĩa tích cực. Cụ thể, với mục đích nâng cao nhận thức của mọi người về nước sạch cùng tình trạng thiếu nước sạch ở nhiều nơi trên thế giới thì vào năm 2009, UNICEF đã cho hợp tác với công ty quảng cáo Latinx Casanova Pendrill/McCann cho lắp đặt những chiếc máy bán nước đóng chai tự động ở trên đường phố Manhattan, New York, Mỹ.

Điểm đặc biệt là chiếc máy này sẽ cung cấp cho người mua tám “hương vị” nước với mỗi vị là các bệnh đang gây ra cho cộng đồng nếu như không có nước sạch để uống. Như vậy, với khoảng 1 dollar đóng góp cho hoạt động này thì người dân New York sẽ nhận được một chai nước màu nâu bẩn với các hạt không xác định bên trong, kèm theo đó là những thông tin quan trọng về cuộc khủng hoảng nước đang diễn ra trên toàn cầu. Điều đặc biệt là với mỗi 1 dollar được chi trả, người dân đã góp phần hỗ trợ vào việc ủng hộ cho một đứa trẻ có nước uống sạch trong vòng 40 ngày. Thông qua các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về sự kiện, chỉ với một thời gian ngắn mà chiến dịch này đã tiếp cận được khoảng 7.500 người ở New York cùng hàng triệu người trên khắp thế giới.


Ví dụ tiếp thị du kích
 

3. Khăn giấy Bounty và những “đống bầy nhầy”

Để thuyết phục khách hàng của mình về tầm quan trọng của việc luôn mang khăn giấy bên người, hãng khăn giấy Bounty đã cho triển khai một chiến dịch quảng cáo vô cùng ấn tượng.

Cụ thể thì trên các tuyến đường phố, họ đã đặt hàng loạt những vật có kích thước lớn như: cây kem đang bị tan chảy, ly cà phê bị đổ,.... Tại đây, nhân viên của hãng sẽ phát những mẩu khăn giấy của mình và kèm theo đó là biển quảng cáo với thông điệp “Makes small work of BIG spills”. Với ví dụ này, khách hàng hoàn toàn có thể nhanh chóng nhận ra vấn đề hàng đầu mà quảng cáo đang muốn truyền tải với công chúng về tầm quan trọng của khăn giấy mà không cần phải sử dụng quá nhiều lời nói, thông điệp ẩn dụ.


Tiếp thị du kích là gì?
 

Trên đây là tổng hợp các kiến thức liên quan đến khái niệm marketing du kích là gì mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn phần nào sẽ có được cái nhìn tổng quan hơn và đánh giá được các chiến thuật du kích phù hợp với doanh nghiệp của mình, từ đó áp dụng hiệu quả vào hoạt động kinh doanh ngày càng thêm thăng tiến.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Buzz marketing là gì? Cách tạo buzz gây sốt truyền thông

icon thiết kế website Performance marketing là gì? Hiểu đúng về performance marketing

icon thiết kế website Website marketing là gì? Các chiến lược marketing website hiệu quả

Bài viết mới nhất

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp sử dụng để nhấn mạnh vào các giá trị, điểm mạnh của sản phẩm / dịch vụ do mình cung cấp.

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là một yếu tố quan trọng không thể thiếu và góp phần tạo nên sự thành công cho bất kỳ một sự kiện hay chương trình nào.

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được ví cá tính của một công ty, tổ chức và có tác động đến kết quả kinh doanh, sự bền vững của doanh nghiệp.

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Việc hiểu rõ chân dung khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các chiến lược kinh doanh, tiếp thị của tất cả doanh nghiệp trên thị trường.

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

zalo