Seeding là gì? Bí thuật triển khai chiến dịch seeding hiệu quả

Tiếp thị là một chiến lược gồm nhiều phương pháp khác nhau được doanh nghiệp sử dụng để làm nổi bật thương hiệu và các sản phẩm / dịch vụ của họ. Và seeding chính là một kỹ thuật trong số các giải pháp được thực hiện phổ biến hiện nay. Vậy thì seeding là gì? Làm thế nào để triển khai chiến dịch seeding hiệu quả? Cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời trong nội dung bài viết được chia sẻ dưới đây.


Seeding là gì? Bí quyết triển khai chiến dịch seeding hiệu quả
 

Seeding là gì?

Seeding được biết đến là một thủ thuật phổ biến trong chiến lược marketing để xây dựng sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu hoặc sản phẩm / dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Bằng việc chia sẻ những nội dung mang lợi ích cho thương hiệu và truyền tải một cách khéo léo, doanh nghiệp sẽ quảng cáo thương hiệu, sản phẩm / dịch vụ của mình đến khách hàng theo cách thật tự nhiên mà bản thân họ còn không biết là mình đang xem quảng cáo.

Hiểu theo nghĩa đơn giản, nếu nội dung được ví như là một hạt giống thì nhiệm vụ của người thực hiện seeding chính là mang hạt giống ấy đi gieo trồng và vun đắp nó ở khắp mọi nơi, trên các mạng xã hội, blog, hội nhóm hay các nền tảng mang tính cộng đồng khác,... để hạt giống ấy ngày càng phát triển tươi tốt.

Sự phát triển của kỹ thuật seeding trong marketing

Trước đây, chiến lược seeding chủ yếu xoay quanh phương pháp xây dựng một tình huống trò chuyện về sản phẩm hoặc thương hiệu trên các trang mạng xã hội phổ biến. Khi đó, song song với việc đợi công chúng tự tham gia vào để thảo luận thì các seeder sẽ là những người tự gợi mở và bắt đầu trò chuyện.

Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông và sức ảnh hưởng của Influencer, hành vi mua sắm của khách hàng đang dần thay đổi một cách mạnh mẽ. Vì vậy, bên cạnh kỹ thuật seeding truyền thống như trên thì các doanh nghiệp cũng áp dụng thêm chiến thuật content seeding và Influencer seeding.

Theo như công bố từ Twitter cho biết, có khoảng 49% người tiêu dùng thường bị ảnh hưởng bởi những chia sẻ gợi ý của những người có sức ảnh hưởng. Trong đó, 40% người trong số họ sẽ quyết định mua sản phẩm nào đó nếu chúng cũng được các KOL, KOC hay Influencer trên mạng sử dụng. Với mức độ tỷ lệ chuyển đổi cao như thế, chúng ta có thể thấy được mức độ ảnh hưởng của Influencer đối với hành vi mua sắm của người tiêu dùng là rất lớn. Khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn về sản phẩm / thương hiệu của bạn khi những người có sức ảnh hưởng review hay gợi ý sử dụng.


Seeding là gì?
 

Sức mạnh của seeding mang đến cho doanh nghiệp

Mặc dù seeding là một mô hình tiếp thị truyền miệng nhưng doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động kiểm soát hoạt động này một cách dễ dàng. Bằng cách khuyến khích thực hiện các cuộc thảo luận giữa khách hàng về thương hiệu / sản phẩm và hạn chế việc người tiêu dùng phản ánh tiêu cực lại, doanh nghiệp có thể điều khiển để đưa chiến dịch seeding đi đúng hướng.

Với những lời khen có cánh và đánh giá tích cực về sản phẩm, seeding sẽ giúp thương hiệu thuận lợi gia tăng niềm tin khách hàng, đồng thời nhanh chóng đạt được mục tiêu sau cùng là thúc đẩy doanh thu. Chưa dừng lại ở đó, việc thiết lập chiến lược content seeding hiệu quả còn mang lại nhiều giá trị quan trọng cho doanh nghiệp, bao gồm:

- Gia tăng độ nhận diện và xây dựng nhận thức của người tiêu dùng đối với thương hiệu (brand awareness).

- Giúp thương hiệu dễ dàng theo dõi và biết được công chúng đang nói gì về mình.

- Cải thiện lưu lượng truy cập, sự tương tác trên các nền tảng trực tuyến như website, mạng xã hội,....

- Thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi, biến người xem thành khách hàng thật sự của doanh nghiệp.

Những mục tiêu chính mà một chiến dịch seeding cần đạt được

Bất kể một chiến dịch seeding dù là seeding facebook hay seeding blog thì chúng đều cần phải được thực hiện dựa trên mô hình AISAS. Đây là mô hình giúp doanh nghiệp theo dõi hành vi khách hàng và tương ứng với những mục tiêu sau:

- A (Attention): thu hút sự quan tâm, chú ý của khách hàng bằng âm thanh, thị giác và những ý nghĩa tiềm ẩn để làm cho họ phải suy nghĩ về quảng cáo. 

- I (Interest): làm cho khách hàng cảm thấy hứng thú và chuyển đổi những suy nghĩ mơ hồ thành sự quan tâm, chú ý đến những sản phẩm hay ý nghĩa dành cho thông điệp truyền thông

- S (Searching): thúc đẩy sự quan tâm để họ tìm hiểu nhiều hơn về quảng cáo. Điều này chứng tỏ khách hàng đang cảm thấy tò mò và đã có nhu cầu mua sản phẩm. Việc tìm hiểu thông tin chính là cách mà họ đang tìm lý do để bản thân quyết định sẽ mua hàng.

- A (Action): thu hút khách hàng thực hiện hành động sau khi họ đã có đủ lý do để đi đến hành động mua sắm.

- S (Share): tạo sự yêu thích của khách hàng và thúc đẩy họ chia sẻ những cảm nghĩ của mình với người khác. Nếu những người đó có cùng sở thích thì chắc chắn, hiệu ứng truyền miệng sẽ càng lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa.


Seeding
 

Các kênh seeding hiệu quả nhất hiện nay

Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các chiến dịch seeding của mình trên nhiều kênh khác nhau. Bao gồm:

1. Seeding trên mạng xã hội

Đây là kênh seeding phổ biến nhất hiện nay, với nhiều nền tảng khác nhau như seeding Facebook, TikTok, Youtube, Instagram, Twitter,.... Ưu điểm của hình thức chạy seeding trên mạng xã hội là có khả năng giúp doanh nghiệp tiếp cận với lượng lớn người dùng, dễ dàng tạo ra sự tương tác và chia sẻ. Trong đó, Facebook và TikTok hiện là hai mạng xã hội phổ biến và có lượng người dùng lớn nhất Việt Nam. Doanh nghiệp nên tập trung vào hai kênh này để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng nhất.

Các hình thức seeding phổ biến trên mạng xã hội phổ biến hiện nay:

- Tạo các video, hình ảnh ngắn giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ.

- Đăng các clip dạng review, unboxing sản phẩm.

- Thực hiện các thử thách, trò chơi liên quan đến sản phẩm.

- Đăng các câu chuyện cảm động về sản phẩm.

- Tạo các hashtag liên quan đến sản phẩm để khuyến khích người dùng tham gia.
 

Seeding facebook

2. Seeding trên diễn đàn, forum

Diễn đàn, forum là những cộng đồng trực tuyến mà những thành viên sẽ có cùng sở thích, mối quan tâm về một chủ đề, lĩnh vực nào đó. Việc chạy seeding trên các diễn đàn, forum sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được với những người có nhu cầu về sản phẩm / dịch vụ của mình một cách nhanh chóng.

Các hình thức seeding phổ biến trên diễn đàn, forum đang được áp dụng nhiều:

- Tham gia tương tác, chia sẻ thông tin hữu ích trong các chủ đề liên quan.

- Tạo các chủ đề mới để giới thiệu, thảo luận về sản phẩm / dịch vụ.

- Đăng bài viết có chèn đường link trỏ đến website / sản phẩm của doanh nghiệp.

- Tổ chức các chiến dịch quảng bá, khuyến mại trên diễn đàn.

3. Seeding trên các blog tin tức

Các blog tin tức là những trang web chuyên cung cấp các thông tin, bài viết về các chủ đề khác nhau. Chạy seeding trên các blog tin tức liên quan sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được với những người đang quan tâm đến chủ đề có mối liên kết với sản phẩm / dịch vụ của mình.

Các hình thức thường được dùng để seeding trên blog tin tức:

- Viết bài và đăng lên các blog có chủ đề phù hợp.

- Mời các blogger viết bài review sản phẩm.

- Tài trợ cho các cuộc thi viết bài về sản phẩm / doanh nghiệp.

- Đăng quảng cáo trên các blog có lượng truy cập cao.


Seeding blog
 

Các dạng seeding thường gặp

Bên cạnh những kênh chạy seeding thường gặp thì nên sử dụng loại content seeding nào cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo đó, tùy thuộc vào kênh seeding mà bộ phận marketing sẽ tiến hành triển khai dạng nội dung phù hợp. Dưới đây chính là các dạng content seeding phổ biến nhất:

- Seeding thông tin: Đây là dạng seeding phổ biến nhất, với mục đích cung cấp thông tin về sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp. Nội dung seeding thông tin thường là những bài viết, video, hình ảnh giới thiệu về sản phẩm / dịch vụ, các tính năng, ưu điểm,....

- Seeding trải nghiệm: Dạng seeding này sẽ giúp khách hàng trải nghiệm sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp. Nội dung seeding trải nghiệm thường sẽ là những bài viết, video review, đánh giá của khách hàng về sản phẩm / dịch vụ.

- Seeding thảo luận: Là dạng seeding mà các seeder tạo ra những cuộc thảo luận, chia sẻ về sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp. Nội dung seeding thảo luận sẽ chủ yếu xoay những câu hỏi, chủ đề gợi mở để người dùng cùng tham gia thảo luận.

- Seeding viral: Đây là dạng seeding nhằm tạo ra sự lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội. Nội dung seeding viral thường là những nội dung độc đáo, hài hước, gây tò mò cho người xem,....


Chạy seeding
 

Bật mí 3 giai đoạn triển khai chiến dịch seeding

Muốn tạo được chiến lược tiếp thị tốt thì doanh nghiệp cần nghiên cứu và xây dựng kế hoạch chuẩn chỉnh. Tương tự, muốn có một chiến dịch seeding thành công thì bạn cũng cần phải triển khai theo tuần tự các giai đoạn sau:

1. Giai đoạn nhận diện thương hiệu (Awareness stage)

Giai đoạn nhận diện thương hiệu được triển khai với mục đích giúp khách hàng biết đến thương hiệu và sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp trên thị trường. Nội dung seeding ở giai đoạn này sẽ thường tập trung vào việc giới thiệu sản phẩm / dịch vụ, các tính năng, ưu điểm nổi bật, giá trị độc nhất,....

2. Giai đoạn đẩy mạnh giá trị cảm xúc (Emotion stage) 

Đây là giai đoạn được triển khai để tạo ra sự đồng cảm, cảm xúc tích cực của khách hàng dành cho thương hiệu và sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, nội dung seeding sẽ thường đầu tư vào việc chia sẻ những câu chuyện, trải nghiệm thực tế của khách hàng về sản phẩm / dịch vụ.

3. Giai đoạn hành động trực tiếp (Action stage)

Giai đoạn này nhằm mục đích thúc đẩy khách hàng từ tìm hiểu thông thường sang thực hiện hành động như mua hàng, đăng ký dùng thử,.... Các seeder trong giai đoạn này sẽ tiến hành cung cấp thông tin về chương trình khuyến mãi, ưu đãi,... để kích thích khách hàng.


Content seeding
 

Những quy tắc seeding thu hút giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi

Bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào tồn tại rất nhiều điểm mà bạn cần chú ý để mang lại kết quả tốt và chắc chắn, seeding cũng không phải là một ngoại lệ. Việc triển khai seeding một cách tự nhiên chính là “chìa khóa” giúp thương hiệu của bạn ghi dấu trong lòng khách hàng. Do đó mà khi thực hiện seeding, bạn cần phải nằm lòng một số quy tắc quan trọng dưới đây:

1. Seeding đúng nhóm khách hàng tiềm năng

Seeding đúng nhóm khách hàng tiềm năng chính là điều kiện bắt buộc để quyết định đến sự thành công của cả chiến dịch. Hãy căn cứ vào thị trường mục tiêu, đối tượng hướng đến để có kế hoạch lên content seeding phù hợp. Điều này giúp mang lại hiệu quả cao và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi mua hàng tốt hơn. Việc seeding một cách lan man, không xác định đúng nhóm khách hàng sẽ khiến cho người nhận cảm thấy khó chịu và bị làm phiền, từ đó không đạt được hiệu quả như mong muốn.

2. Nhấn mạnh từ khóa mục tiêu

Nhấn mạnh từ khóa trong seeding sẽ giúp bạn có thể làm nổi bật thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến cho khách hàng. Điều này giúp cho khách hàng hiểu được chính xác về nội dung mà doanh nghiệp đang muốn truyền tải là gì. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tập trung quá nhiều vào từ khóa bởi điều đó sẽ gây phản tác dụng, khách hàng sẽ nhận ra bạn đang cố tình seeding nên sẽ không còn muốn tìm hiểu nữa.


Chạy seeding là gì?
 

3. Xây dựng content seeding tự nhiên, khéo léo

Trong thời đại mà marketing online đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, người dùng luôn “cảnh giác” cao độ với những bài quảng cáo. Chưa kể, những người quản trị forum cũng không thích để bài quảng cáo xuất hiện tràn lan trên diễn đàn khiến mục đích chia sẻ thông tin hữu ích bị xem nhẹ, làm loãng group. Vậy nên, seeding là quá trình đòi hỏi bạn cần phải thật tự nhiên, khéo léo thì mới mang lại hiệu quả ấn tượng.

4. Nắm bắt nhanh xu hướng

Dù hoạt động trong một lĩnh vực hay làm công việc nào thì bạn cũng cần phải có khả năng bắt trend để theo kịp thời đại. Bạn có thể bắt trend ở bất kỳ thời điểm hay bất kỳ lĩnh vực nào. Ví dụ như sự kiện nổi tiếng, câu nói viral hay lời bài hát ấn tượng đang hot,....

5. Quản lý khủng hoảng truyền thông

Seeding mặc dù mang lại hiệu quả cao nhưng đồng thời, nó cũng chính là “con dao hai lưỡi” đối với doanh nghiệp. Nếu bạn xây dựng nội dung hay và thu hút được người xem thì chắc chắn, sản phẩm của bạn sẽ dễ dàng tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Còn nếu bạn chỉ mãi lặp đi lặp lại một nội dung nhất định thì điều này sẽ gây phản cảm cho người xem. Thậm chí nhiều trường hợp còn làm ảnh hưởng đến sản phẩm, thương hiệu của mình.

6. Chăm chỉ và nhẫn nại

Bất kỳ chiến dịch seeding nào hiện nay cũng cần phải trả qua một khoảng thời gian dài để có thể mang lại những kết quả như mong muốn. Trong nhiều trường hợp, việc seeding liên tục sẽ khiến bạn bị xóa nick, hạn chế duyệt bài trên các diễn đàn, forum, hội nhóm,.... Chính vì vậy, bạn cần phải thực hiện công việc seeding một cách nhẫn nại., chăm chỉ để đạt được kết quả tốt nhất.


Seeding nghĩa là gì?
 

Chắc hẳn thông qua bài viết của Phương Nam Vina, bạn đã nắm rõ được khái niệm seeding là gì và những cách chạy seeding hiệu quả. Có thể thấy, seeding chính là công cụ marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Để thực hiện thành công chiến dịch này, bạn đừng bỏ qua việc lựa chọn đúng kênh phù hợp, xây dựng nội dung hấp dẫn và tuân thủ các quy tắc cơ bản của seeding,... nhằm mang lại những giá trị tốt nhất cho thương hiệu của mình.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Insight là gì? Các bước xác định insight khách hàng

icon thiết kế website Buzz marketing là gì? Cách tạo buzz gây sốt truyền thông

icon thiết kế website Website marketing là gì? Các chiến lược marketing website hiệu quả

Bài viết mới nhất

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp sử dụng để nhấn mạnh vào các giá trị, điểm mạnh của sản phẩm / dịch vụ do mình cung cấp.

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là một yếu tố quan trọng không thể thiếu và góp phần tạo nên sự thành công cho bất kỳ một sự kiện hay chương trình nào.

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được ví cá tính của một công ty, tổ chức và có tác động đến kết quả kinh doanh, sự bền vững của doanh nghiệp.

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Việc hiểu rõ chân dung khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các chiến lược kinh doanh, tiếp thị của tất cả doanh nghiệp trên thị trường.

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

zalo