Lỗi 503 là gì? Cách khắc phục lỗi 503 Service Unavailable

Trong quá trình tìm kiếm thông tin trênInternet, chắc hẳn đôi khi bạn sẽ bắt gặp phải lỗi 503 Service Unavailable. Đây là tình trạng thường xuyên xảy ra khi máy chủ chưa sẵn sàng để xử lý yêu cầu. Vậy lỗi 503 là gì? Nguyên nhân xuất hiện là do đâu? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể những câu hỏi trên, qua đó giúp bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về lỗi 503 Service Temporarily Unavailable để khắc phục triệt để trên website của mình.


Lỗi 503 là gì? Cách khắc phục lỗi 503 Service Unavailable
 

Lỗi 503 là gì?

Lỗi 503 Service Unavailable được biết đến là mã trạng thái HTTP (HTTP status code), hay còn được gọi với những cái tên quen thuộc như: lỗi máy chủ tạm thời không thể xử lý được yêu cầu, website tạm thời ngừng hoạt động (Service Unavailable) hoặc trang web đang bảo trì.

Lỗi HTTP Error 503 thường xảy ra với bất kỳ trình duyệt web trong mọi hệ điều hành, bao gồm từ Windows 10 trở về Windows XP, Linux, macOS,.... Bên cạnh đó, lỗi này cũng xuất hiện trên các máy tính truyền thống (laptop, PC), smartphone và sẽ hiển thị bên trong cửa sổ trình duyệt khi người dùng truy cập vào.

Các thông báo lỗi 503 thường gặp

Trên thực tế, thông báo lỗi 503 thường rất đa dạng và bạn hoàn toàn có thể thấy chúng với các tên gọi khác nhau ở những website riêng biệt. Cụ thể, lỗi 503 thường chủ yếu xuất hiện dưới các dạng phổ biến như:

- HTTP Error 503.

- HTTP Server Error 503.

- 503 Service Unavailable.

- 503 Service Temporarily Unavailable.

- Error 503 Service Unavailable.

- Http/1.1 Service Unavailable.

- The server is temporarily unable to service your request due to maintenance downtime or capacity problems. Please try again later.


Lỗi 503
 

Hậu quả của lỗi HTTP Error 503

Tương tự như các lỗi 404 hay 504, lỗi 503 Service Unavailable có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đối với người truy cập và cả chủ sở hữu trang web đó. Cụ thể, nếu như website bán hàng của bạn liên tục bị lỗi 503 thì khách hàng sẽ nhanh chóng thoát ra ngoài để tìm đến một địa chỉ khác mua sắm. Hay nếu trang web đó là website thương mại điện tử hoặc cung cấp một dịch vụ trực tuyến thì lỗi 503 có thể khiến doanh thu bị giảm sút và gây khó khăn cho các hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, website khi bị lỗi HTTP Error 503 thì sẽ không được tìm kiếm và có được xếp hạng tốt trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm. Điều này có thể sẽ khiến cho traffic của trang web bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong tương lai và tác động xấu đến kết quả SEO.

Chưa kể, các trang web khi bị lỗi 503 Service Temporarily Unavailable còn để lại ấn tượng không tốt đối với khách hàng, từ đó khiến cho danh tiếng của thương hiệu bị ảnh hưởng. Vậy nên, nếu một ngày website của bạn gặp phải lỗi HTTP 503 thì hãy nhanh chóng tìm cách khắc phục để tránh gặp phải các hậu quả tiêu cực không mong muốn.

Nguyên nhân gây ra lỗi 503 Service Temporarily Unavailable

Lỗi HTTP 503 được gây ra bởi khá nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nên, để có thể khắc phục tốt được tình trạng này thì bạn cần phải hiểu rõ từng nguyên nhân cụ thể như sau:

1. Máy chủ bảo trì

Việc thường xuyên bảo trì server (máy chủ), chẳng hạn như cập nhật chủ đề (theme), plugin hay phần mềm đôi khi có thể gây ra lỗi HTTP Error 503. Trong trường hợp này, trang web sẽ đi vào “trạng thái bảo trì” và đưa cho người dùng một thông báo như sau: “Briefly unavailable for scheduled maintenance. Check back in a minute” - Có nghĩa là: “Tạm thời không khả dụng để bảo trì theo lịch trình. Kiểm tra lại sau một vài phút”.

2. Máy chủ bị gián đoạn

Cơ bản, server hoàn toàn không có đủ khả năng để hỗ trợ trực tiếp số người dùng quá lớn. Chính vì vậy mà khi website bất ngờ gia tăng lượt truy cập đột biến thì máy chủ sẽ rơi vào tình trạng gián đoạn, từ đó gây ra lỗi 503 Service Temporarily Unavailable.


Lỗi 503 là gì?
 

3. Cấu hình DNS không tương thích

Lỗi 503 xảy ra cũng có thể là do cấu hình DNS (Domain Name Servers) bị không tương thích. Theo đó, cấu hình này có nhiệm vụ biến đổi một tên miền sang địa chỉ IP để có thể nhận dạng trên hệ thống mạng tương ứng. Tuy nhiên, việc xảy ra lỗi ở cấu hình DNS của máy tính hay bộ định tuyến có thể sẽ gửi cho bạn một trang hoàn toàn khác, từ đó dẫn đến lỗi 503 Service Unavailable.

4. Website bị tấn công DDoS

Nếu website hay server của bạn xảy ra một đợt tấn công DDoS với số lượng request (yêu cầu) lớn thì rất có thể sẽ gây ra lỗi HTTP 503. Bởi lẽ, khi bị tấn công DDoS thì hoạt động của máy chủ hay trang web sẽ bị tác động nặng nề khiến chúng không hoạt động nữa, từ đó chuyển qua trạng thái ngoại tuyến.


503 service temporarily unavailable
 

Cách sửa lỗi 503 Service Unavailable cho người dùng

Nếu bạn đang truy cập vào một trang web bất kỳ với vai trò là khách và gặp phải lỗi 503 Service Unavailable thì lúc này, hãy thử áp dụng ngay các cách dưới đây để khắc phục nhanh chóng.

1. Tải lại trang web (refresh)

Lỗi 503 Service Unavailable đôi khi chỉ là sự cố tạm thời và bạn hoàn toàn có thể xử lý tình trạng này bằng cách tải lại trang web. Ví dụ, trong trường hợp trang web bị lỗi 503 do bị quá tải lượt truy cập thì bạn hãy làm mới trang để bằng nhấn vào biểu tượng mũi tên cong vòng trên thanh trình duyệt, hoặc bấm phím F5 hay Ctrl + R để refresh toàn bộ.


503 service unavailable
 

2. Khởi động lại router, modem WiFi và thiết bị

Như đã trình bày ở trên, mặc dù lỗi http error là vấn đề của trang web nhưng chúng cũng có thể xảy ra do lỗi cấu hình DNS trên các thiết bị kết nối hoặc máy tính. Đối với lỗi này, bạn hoàn toàn có thể khắc phục dễ dàng bằng cách khởi động lại máy tính của bạn. Nếu vẫn không hiệu quả, hãy tiến hành khởi động lại bộ định tuyến và các thiết bị kết nối khác (router và modem).

3. Tắt tường lửa (Windows Defender Firewall)

Nhiệm vụ của tường lửa giống như là một người gác cổng cho máy tính của bạn. Công nghệ này sẽ quyết định lưu lượng nào là an toàn và đâu là lượt truy cập có thể gây ra độc hại. Tuy nhiên, cấu hình tường lửa không phù hợp có thể gây ra việc phát hiện sai và chặn các kết nối từ một máy khách cụ thể.

Ví dụ, tường lửa bị nhầm các request an toàn từ mạng phân phối nội dung (CDN) là những request độc hại, từ đó chặn các lưu lượng truy cập quan trọng và dẫn đến lỗi 503 Service Unavailable. Lúc này, cách giải quyết triệt để mà bạn có thể áp dụng đó chính là tắt tường lửa để khắc phục lỗi 503 xảy ra.


http 503
 

4. Quay lại sử dụng trang web vào thời gian khác

Một nguyên nhân phổ biến khiến cho trang web bị lỗi 503 đó chính là có quá nhiều lượng truy cập cùng lúc khiến website bị gián đoạn. Bởi vậy, để có thể giảm bớt gánh nặng cho máy chủ thì bạn hãy thoát ra ngoài và tải lại trang web vào lần sau tới. Việc này sẽ giúp cho server được ổn định hơn và có thể dễ dàng xử lý được tất cả các yêu cầu HTTP được như mong muốn.

5. Liên hệ trực tiếp với admin website

Một cách sửa lỗi HTTP Error 503 khác mà bạn có thể áp dụng đó chính là liên hệ trực tiếp với admin của website để được giúp đỡ. Khi tiến hành thông báo cho admin của trang web, nhân viên tư vấn sẽ nhanh chóng đưa ra những giải pháp để giúp bạn khắc phục được lỗi nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hầu hết các trang web hiện nay đều có tài khoản mạng xã hội chính thức và trên đó còn cung cấp cả số điện thoại, địa chỉ email để bạn liên hệ.


http error 503
 

Hướng dẫn sửa lỗi 503 cho chủ website

Chắc chắn, việc để xảy ra lỗi HTTP 503 sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm người dùng, khiến họ không thể nào tìm kiếm thông tin mà mình cần. Điều này khiến cho website bị mất nhiều traffic, tỷ lệ thoát trang cao và khiến quá trình SEO trang web gặp nhiều khó khăn. Vậy nên, khi gặp phải lỗi 503 Service Temporarily Unavailable, chủ website cần phải khắc phục kịp thời bằng những cách dưới đây:

1. Tăng băng thông hosting cho website

Giống như nguyên nhân đã được đề cập ở trên, website bị lỗi 503 Service Unavailable trong nhiều trường hợp là do lượng người lớn khiến máy chủ bị quá tải và gián đoạn. Chính vì vậy, để khắc phục sự cố này thì bạn cần phải theo dõi số lượng người dùng hiện đang truy cập trên trang một cách tổng quan. Nếu thấy lượt truy cập nhiều khiến website bị quá tải thì bạn cần phải tiến hành nâng cấp trang web bằng cách thuê dịch vụ hosting tốt hơn để đáp ứng nhu cầu truy cập của người dùng. Trong đó, Phương Nam Vina chính là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ hosting uy tín, chuyên nghiệp được khách hàng đánh giá cao nhất trên thị trường.

Với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng gói hosting chất lượng, giá rẻ và có băng thông lớn để hạn chế tối đa tình trạng lỗi 503 Service Temporarily Unavailable xuất hiện. Liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của công ty Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được chúng tôi tư vấn thông tin chi tiết về dịch vụ. Xin cảm ơn!
 

Lỗi http 503
 

2. Khởi động lại server

Trong nhiều trường hợp, đôi khi chuỗi máy chủ lưu trữ trang web của bạn bị tắc nghẽn. Vậy nên, một trong những phương pháp khắc phục hiệu quả vấn đề này đó chính là khởi động lại server và xem điều đó liệu có xử lý được sự cố hay không. Tùy thuộc vào loại máy chủ mà phương pháp khởi động lại server sẽ khác nhau. Nhưng thông thường, bạn có thể truy cập từ bảng điều khiển của nhà cung cấp hoặc bằng cách truy cập SSH vào máy chủ, sau đó chạy lệnh restart. Máy chủ sẽ được khởi động lại sau vài phút và hãy truy cập vào trang web của mình để xem liệu nó có hoạt động hay không.

3. Kiểm tra nhật ký server

Nhật ký server có vai trò ghi lại toàn bộ thông tin về mọi hoạt động trên website của bạn, từ các trang được khách truy cập yêu cầu cho đến những lỗi xảy ra trong hệ thống. Việc sử dụng thông tin từ nhật ký sẽ giúp bạn có thể xác định và tiến hành sửa lỗi 503 Service Temporarily Unavailable hiệu quả hơn.


Lỗi http error 503
 

4. Thực hiện bảo trì hệ thống

Hiện nay, một số nhà cung cấp dịch vụ thường cung cấp các bản cập nhật và bảo trì gói tự động. Vì vậy, nếu máy chủ của bạn ngừng hoạt động để tiến hành bảo trì thì người dùng khi truy cập vào web sẽ hiển thị lỗi 503 Service Unavailable. Nếu như có thể trực tiếp truy cập vào trong cấu hình của máy chủ thì bạn nên kiểm tra bảo trì theo lịch trình tự động, đồng thời tắt những bản cập nhật để có được toàn quyền kiểm soát dễ dàng.

Ngoài ra thì bạn cũng nên thực hiện bảo trì trang web thường xuyên mỗi tháng để có thể phát hiện ra lỗi nhanh chóng, cũng như giải quyết kịp thời các vấn đề. Việc duy trì website luôn trong trạng thái hoạt động tốt chính là yếu tố quan trọng để giữ chân và thu hút thêm nhiều khách hàng hơn nữa.

5. Kiểm tra lỗi lập trình

Nếu bạn đã thử mọi cách nhưng trang web vẫn hiển thị lỗi HTTP 503 thì nguyên nhân có thể nằm ở đâu đó trong khâu lập trình. Lúc này, bạn hãy kiểm tra bất kỳ code phía server nào và đặc biệt cần chú ý bởi một lỗi regex (Regular Expression) nhỏ cũng có thể là nguyên nhân gây ra mức sử dụng CPU bị gia tăng đột biến, hoặc khiến trang web bị dừng hoạt động trong vài ngày.


Sửa lỗi 503
 

Như vậy, bài viết trên của Phương Nam Vina đã cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể liên quan tới lỗi 503 và các nguyên nhân xảy ra. Hi vọng với những kiến thức này, bạn sẽ bỏ túi thêm nhiều phương án hiệu quả để khắc phục lỗi 503 Service Unavailable nhanh chóng để không ảnh hưởng xấu đến trang web của mình.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Lỗi 500 là gì? Cách khắc phục lỗi 500 Internal Server Error

icon thiết kế website Cookies là gì? Cách xóa cookies trên trình duyệt nhanh nhất

icon thiết kế website Lỗi 504 là gì? Cách sửa lỗi 504 Gateway Timeout nhanh nhất

Bài viết mới nhất

AMP là gì? Lợi ích của việc cài đặt AMP cho website

AMP là gì? Lợi ích của việc cài đặt AMP cho website

AMP là công nghệ được chính Google phát triển với mục đích gia tăng tốc độ tải trang của website trên các thiết bị di động một cách hiệu quả.

HTTPS là gì? Vai trò của giao thức HTTPS đối với website

HTTPS là gì? Vai trò của giao thức HTTPS đối với website

HTTPS hay HyperText Transfer Protocol là một phiên bản của giao thức HTTP nhưng lại có khả năng bảo mật tốt hơn nhờ chứng chỉ SSL.

User flow là gì? 8 bí kíp xây dựng user flow website hiệu quả

User flow là gì? 8 bí kíp xây dựng user flow website hiệu quả

User flow là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế, phát triển website để cải thiện trải nghiệm của người dùng hiệu quả.

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP hay HyperText Transfer Protocol là một giao thức truyền tin siêu văn bản thường xuất hiện trên thanh địa chỉ cùng với URL của trang web.

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Aliases domain hay tên miền bí danh là một tên miền tương tự như Parked Domain với khả năng hoạt động cùng lúc với tên miền chính của website.

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

Mã 2FA là một công nghệ bảo mật thông tin cho các loại tài khoản trực tuyến đang được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay.

zalo