C2C là gì? Tổng hợp kiến thức từ A - Z về mô hình C2C

Trong thời đại mà công nghệ thông tin và Internet đang bùng nổ như hiện nay, mô hình C2C đã và đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Nhờ vào sự đổi mới và tính linh hoạt mà mô hình này đã làm thay đổi phần lớn thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Thậm chí ở một khía cạnh khác, mô hình C2C cũng đang góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu theo hướng tích cực. Vậy C2C là gì? Mô hình này đang được áp dụng trong đời sống của chúng ta như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhé.


C2C là gì? Tổng hợp kiến thức từ A - Z về mô hình C2C
 

Mô hình C2C là gì?

Mô hình C2C là viết tắt của Consumer to Consumer, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là người tiêu dùng tới người tiêu dùng. Trong mô hình này, các cá nhân chính là những người tiêu dùng và họ có thể mua bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp với nhau hoặc thông qua một bên thứ ba. Bên thứ ba này thường là các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội, hoặc các trang web đấu giá,....

Trong kỷ nguyên số hoá ngày nay, mô hình kinh doanh C2C chủ yếu được diễn ra trên môi trường trực tuyến nên người bán và người mua thường không gặp trực tiếp nhau mà thay vào đó, họ chỉ giao dịch thông qua một nền tảng trung gian. Điều này giúp cho việc mua bán trở nên thuận tiện và linh hoạt hơn, đồng thời cũng giúp cho người bán có thể tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.


C2C là gì?
 

Đánh giá lợi ích nổi bật của mô hình C2C

Không phải tự nhiên mà mô hình customer to customer lại trở nên phổ biến như thế trong thời đại 4.0. Với những lợi ích tuyệt vời cho từng đối tượng tham gia, mô hình kinh doanh C2C đã trở thành xu hướng cực hot được nhiều nhà kinh doanh, người tiêu dùng và cả bên trung gian tin chọn.

1. Đối với người bán

Khi kinh doanh online đang trở thành xu hướng hiện nay thì mô hình C2C đã được xem như “mỏ vàng” để mọi người kiếm tiền hiệu quả, cụ thể:

- Tiếp cận được nhiều khách hàng hơn: mô hình C2C giúp người bán tiếp cận được với một lượng lớn khách hàng tiềm năng khắp cả nước, thậm chí là trên toàn thế giới. Nhờ vào số lượng lớn khách truy cập trên các kênh bán hàng online mỗi ngày, người bán có thể bán được nhiều sản phẩm / dịch vụ hơn và gia tăng doanh thu hiệu quả.

- Tiết kiệm chi phí: vì hoạt động trên môi trường trực tuyến nên mô hình C2C sẽ giúp người bán tiết kiệm tối đa các khoản chi phí khác nhau, điển hình như vận hành cửa hàng, thuê mặt bằng, thuê nhân viên,.... Bởi vì không cần phải có một cửa hàng thật sự, người bán chỉ cần đầu tư một khoản tiền nhỏ cho việc quảng cáo sản phẩm và tập trung vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng là được.

- Tự chủ trong kinh doanh: không thể phủ nhận, C2C quả thật là một mô hình kinh doanh tuyệt vời khi cho phép người bán có thể tự chủ trong việc kinh doanh của mình, từ việc lựa chọn sản phẩm / dịch vụ, giá cả cho đến chính sách bán hàng,.... Nhờ vậy mà người bán có thể linh hoạt điều chỉnh các yếu tố này để phù hợp với nhu cầu của thị trường và tối ưu hóa lợi nhuận.


Mô hình C2C
 

2. Đối với người mua

Về phần người mua, mô hình C2C trong thương mại điện tử cũng cung cấp cho họ những lợi ích ấn tượng không kém, bao gồm:

- Đa dạng sản phẩm / dịch vụ để lựa chọn: mô hình C2C cung cấp cho người mua một lượng lớn sản phẩm / dịch vụ đa dạng từ nhiều người bán (cửa hàng) khác nhau. Điều này giúp cho người mua có thêm rất nhiều sự lựa chọn và dễ dàng tìm được sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình, thay vì phải tốn công di chuyển đến từng nơi.

- Tiết kiệm chi phí: mô hình C2C giúp người mua tiết kiệm được chi phí di chuyển bởi vì các sản phẩm thường được gửi trực tiếp từ người bán đến tận tay. Chưa kể, vì không phải tốn tiền thuê mặt bằng nên giá cả của sản phẩm cũng thường rẻ hơn so với việc mua hàng tại các cửa hàng truyền thống.

- Dễ dàng so sánh giá cả: với mô hình kinh doanh C2C, người mua có thể dễ dàng so sánh giá cả của các sản phẩm từ nhiều người bán khác nhau. Điều này giúp cho người mua có thể tìm được sản phẩm với mức giá tốt nhất và tiết kiệm chi phí hiệu quả.

3. Đối với bên trung gian

Không chỉ riêng với người bán và người mua, mô hình C2C cũng mang lại cho bên trung gian, tức là các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội và website đấu giá,... rất nhiều lợi ích khác nhau. Cụ thể:

- Thu nhập từ phí dịch vụ: các bên trung gian có thể thu được khoản phí dịch vụ từ người bán hoặc người mua khi họ sử dụng nền tảng để giao dịch. Với lượng giao dịch càng lớn thì bên trung gian sẽ càng có thể thu về nhiều lợi nhuận và phát triển hơn nữa trong tương lai.

- Tăng lượng người dùng: với xu hướng mua sắm online đang ngày càng nở rộ, các bên trung gian hoàn toàn có thể thu hút được nhiều người dùng đến với nền tảng của mình. Đây chính là lợi thế giúp cho những nền tảng này có thể phát triển và mở rộng hơn nữa trong tương lai.

- Quảng cáo và tiếp thị: bên trung gian có thể sử dụng các thông tin và dữ liệu từ người dùng để cung cấp cho người bán dịch vụ quảng cáo và tiếp thị sản phẩm. Điều này không chỉ giúp cho bên trung gian có thêm doanh thu từ dịch vụ quảng cáo mà còn tăng cường lượng giao dịch trên nền tảng.


C2C
 

Nhược điểm của mô hình C2C

Mặc dù mô hình kinh doanh C2C sở hữu rất nhiều ưu điểm và mang đến lợi ích cho người mua, người bán và cả bên trung gian nhưng đôi khi, customer to customer cũng không tránh khỏi những nhược điểm còn tồn đọng sau:

- Chất lượng hàng hóa không đảm bảo: như chúng ta cũng đã biết, C2C là một mô hình trung gian và không trực tiếp sản xuất hay bán hàng hóa, do đó mà những nền tảng này sẽ không thể điều chỉnh được chất lượng của sản phẩm trên chính trang web của họ.

- Quá trình thanh toán có thể gặp khó khăn: trong mô hình C2C, việc thanh toán có thể gặp khó khăn do sự thiếu tin tưởng giữa người mua và người bán. Khi đó sẽ có hai trường hợp xảy ra, đó là người mua phải chuyển tiền trước hoặc người bán phải gửi hàng trước khi nhận được tiền. Tuy nhiên điều này vẫn có thể gây ra rủi ro cho cả hai bên, đặc biệt là trong trường hợp giao dịch với các người dùng không đáng tin cậy, chưa kể người mua còn bị tính phí khi chuyển khoản để thanh toán.

- Tỷ lệ lừa đảo khi mua hàng: vì mô hình C2C cho phép tất cả các cá nhân đều được kinh doanh nên về bản chất, nó sẽ không có bất kỳ sự đảm bảo nào từ các tổ chức lớn hay các chính sách bảo vệ người tiêu dùng. Vì vậy mà đôi khi trong quá trình sử dụng, người mua hay người bán vẫn có thể gặp phải các trường hợp lừa đảo khi mua / bán hàng, đặc biệt là với những người dùng mới tham gia vào mô hình C2C.


Mô hình kinh doanh C2C
 

Các nền tảng C2C phổ biến hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều nền tảng C2C được áp dụng phổ biến trên thị trường. Điểm chung của các nền tảng này đó là kiếm tiền bằng cách tính phí người bán dựa trên từng đơn hàng, hoặc một khoản hoa hồng nhỏ để đưa sản phẩm lên kệ. Cụ thể, dưới đây là một số nền tảng C2C phổ biến và những đặc điểm nổi bật của chúng:

1. Nền tảng đấu giá

Các website đấu giá trực tuyến sẽ cho phép người bán có thể niêm yết hàng hóa của mình ở một mức giá tối thiểu và cho phép khách hàng có thể đấu giá liên tục cho tới khi có người giành chiến thắng. Ưu thế của việc đặt giá này đó chính là làm tăng mức giá cao hơn so với việc người bán niêm yết một mức giá cố định. Còn về phần người đấu giá, họ có thể tìm được một thỏa thuận tốt trong trường hợp không có nhiều khách hàng khác quan tâm.

2. Trao đổi vật phẩm

Ngoài việc đấu giá, mô hình C2C còn cho phép người dùng trao đổi vật phẩm với nhau, từ đồ nội thất đã qua sử dụng cho đến một bức tranh nghệ thuật. Nhìn chung, bất cứ sản phẩm nào cũng đều có thể trao đổi miễn là chúng vẫn có giá trị để thu hút khách hàng khác. Hiện nay, nhiều nền tảng trao đổi vật phẩm tồn tại ở cả dạng website và ứng dụng, chúng cho phép người dùng có thể tìm kiếm theo vị trí địa lý để bạn có thể trực tiếp thực hiện giao dịch.

3. Trao đổi dịch vụ

Không chỉ trao đổi sản phẩm, hiện nay có rất nhiều trang web C2C còn được sử dụng để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi một số dịch vụ như: thuê người giúp việc, tìm freelancer, thuê người huấn luyện hay thuê nhà ở khi có nhu cầu đi du lịch, công tác,....

4. Cổng thanh toán điện tử

Ngoài là nền tảng cung cấp cho người dùng các sản phẩm, dịch vụ khác nhau, mô hình C2C còn có các cổng thanh toán điện tử C2C để giúp cho việc thanh toán trở nên thuận tiện và an toàn hơn. Các cổng thanh toán này có thể tồn tại trên rất nhiều nền tảng bán hàng khác nhau và chúng có thể kiếm tiền bằng cách tính phí người dùng khi họ thực hiện các giao dịch chuyển tiền khác nhau.


Mô hình C2C ở Việt Nam
 

So sánh C2C với một số mô hình kinh doanh khác

Bên cạnh C2C thì hiện nay, B2C và P2P chính là những mô hình kinh doanh cũng vô cùng phổ biến hiện nay. Chính vì vậy mà việc bị nhầm lẫn giữa những khái niệm này là điều diễn ra rất thường xuyên. Tuy nhiên thì về bản chất, cả ba mô hình này lại có rất nhiều điểm khác biệt trên rất nhiều khía cạnh khác nhau.

1. So sánh mô hình C2C và B2C

Mô hình B2C (business to consumer) là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong mô hình này, doanh nghiệp sẽ sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm / dịch vụ cho người tiêu dùng thông qua các kênh bán hàng trực tuyến hay cửa hàng truyền thống.

So với mô hình C2C, mô hình B2C có sự khác biệt khi được đánh giá cao hơn về tính chuyên nghiệp và quy mô kinh doanh. Bởi lẽ, vì là hàng hóa do chính mình tạo ra nên doanh nghiệp có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm / dịch vụ, cũng như có các chính sách bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, so với mô hình C2C thì B2C model lại có giá cả cao hơn do chi phí quản lý và ngân sách thực hiện các chiến lược quảng cáo.

2. So sánh mô hình C2C và P2P

Mô hình P2P (peer to peer) là mô hình kinh doanh với những cuộc giao dịch được diễn ra giữa hai cá nhân với nhau. Hiểu đơn giản thì mô hình này cũng giống mô hình C2C ở chỗ là giao dịch mua bán được thực hiện giữa người dùng với người dùng. Tuy nhiên khác với kinh doanh C2C, mô hình P2P thường không có sự can thiệp của bên thứ ba mà các giao dịch sẽ được thực hiện trực tiếp giữa hai bên.

Hiện nay, mô hình P2P thường được áp dụng phổ biến trong việc cho thuê phòng trọ, mua bán xe cộ hay các dịch vụ khác giữa các cá nhân. Mặc dù được đánh giá cao bởi tính tiện lợi nhưng mô hình này cũng có nhược điểm là không được sự đảm bảo từ bên thứ ba và có thể gặp phải các rủi ro khi giao dịch với người dùng không đáng tin cậy.


So sánh C2C và P2C
 

Ví dụ mô hình C2C ở Việt Nam nổi tiếng hiện nay

Với sự thịnh hành của C2C, không khó để bạn bắt gặp những hình thức kinh doanh dựa trên mô hình này. Trong đó, nổi bật cần phải kể đến những cái tên dưới đây:

1. Mô hình C2C của Shopee

Shopee là một trong những trang web bán hàng trực tuyến phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam. Nền tảng này cho phép người dùng có thể mua bán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp với nhau thông qua các giao dịch C2C. Không chỉ cung cấp không gian cho các cá nhân / doanh nghiệp thực hiện mua bán, Shopee còn hỗ trợ xác thực thông tin người dùng, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người mua và người bán thông qua những chính sách được quy định.

Không chỉ cung cấp riêng mô hình C2C, Shopee cũng đang dần mở rộng sang hình thức kinh doanh B2C (business to customer) với đặc điểm nhận dạng là các cửa hàng có kèm theo tên Shopee Mall. Các gian hàng này không phải là cá nhân riêng lẻ mà đều là cửa hàng, doanh nghiệp đã được vượt qua vòng kiểm soát khắt khe về mức độ uy tín cũng như chất lượng sản phẩm. Chính sự đảm bảo này đã giúp cho người mua hàng dần cảm thấy ưu tiên hơn so với các nền tảng khác, đồng thời cũng giúp Shopee ngày càng khẳng định vị trí số 1 của mình trong lòng người tiêu dùng.


Customer to customer
 

2. Mô hình C2C của TikTok Shop

TikTok không chỉ là một trang mạng xã hội để người dùng chia sẻ các video giải trí mà giờ đây, nền tảng này còn là một kênh bán hàng ấn tượng với độ hot không thua kém gì Shopee. Tương tự như các sàn thương mại điện tử khác, TikTok cũng yêu cầu xác thực thông tin người dùng để đảm bảo tính an toàn và sự tin cậy khi thực hiện những giao dịch mua sắm. Điểm ấn tượng giúp TikTok trở nên đột phá và khác biệt hoàn toàn so với các nền tảng khác đó là người dùng có thể vừa lướt video giải trí, vừa thực hiện mua hàng ngay tại đường link được gắn kèm.

3. Mô hình C2C của Tiki

Tiki là một trong những trang web bán hàng online lớn nhất tại Việt Nam và chắc hẳn không còn mấy xa lạ với những ai thường xuyên mua sách. Trước đây, Tiki thường tập trung triển khai theo mô hình B2C với các giao dịch mua bán giữa nhà sản xuất bản với khách hàng. Thế nhưng trong những năm gần đây, nền tảng này đã bắt đầu cho phép người dùng có thể đăng sản phẩm của mình lên để bán thông qua mô hình C2C.

Mặc dù chuyển hướng sang mô hình C2C nhưng Tiki vẫn cam kết các sản phẩm kinh doanh trên nền tảng phải đảm bảo uy tín, chất lượng. Cụ thể, nền tảng này vẫn đòi hỏi người bán phải cung cấp các loại giấy tờ kinh doanh, chứng minh sản phẩm để đảm bảo đó là hàng thật, đồng thời giá bán cũng được kiểm soát một cách chặt chẽ để không bị quá chênh lệch so với thị trường.


Mô hình C2C là gì?
 

Trên đây là những thông tin mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ cho bạn về mô hình C2C. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về khái niệm C2C là gì và các mô hình C2C ở Việt Nam đang thịnh hành nhất, từ đó dễ dàng áp dụng thực tiễn vào việc mua hàng online hay công việc kinh doanh trực tuyến của mình.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website O2O là gì? Bí quyết triển khai mô hình O2O hiệu quả

icon thiết kế website B2B2C là gì? Tất tần tật về mô hình kinh doanh B2B2C

icon thiết kế website Website marketing là gì? Các chiến lược marketing website hiệu quả

Bài viết mới nhất

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp sử dụng để nhấn mạnh vào các giá trị, điểm mạnh của sản phẩm / dịch vụ do mình cung cấp.

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là một yếu tố quan trọng không thể thiếu và góp phần tạo nên sự thành công cho bất kỳ một sự kiện hay chương trình nào.

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được ví cá tính của một công ty, tổ chức và có tác động đến kết quả kinh doanh, sự bền vững của doanh nghiệp.

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Việc hiểu rõ chân dung khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các chiến lược kinh doanh, tiếp thị của tất cả doanh nghiệp trên thị trường.

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

zalo