Dù chỉ mới bắt đầu được đánh giá một cách nghiêm túc hơn ở Việt Nam, nhưng vấn đề bản quyền đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các tổ chức quốc tế. Đặc biệt là khi đứng trước tình hình thị trường đang cạnh tranh vô cùng gay gắt, trademark sẽ đóng vai trò quan trọng như một công cụ giúp bảo vệ cho doanh nghiệp trong các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ. Vậy thì trademark là gì? Trademark có gì khác với brand? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung dưới đây nhé.
- Trademark là gì?
- Tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ trademark
- Sự khác biệt giữa trademark và brand
- Dấu hiệu nhận biết thương hiệu đã được cấp trademark
- Các loại hình trademark thường gặp hiện nay
- Một số câu hỏi thường gặp về nhãn hiệu (trademark)
Trademark là gì?
Thuật ngữ trademark trong tiếng Việt được biết đến với tên gọi là nhãn hiệu. Đây là biểu tượng, tên gọi hay bất kỳ một yếu tố nào khác gắn liền với sản phẩm / dịch vụ vốn được các doanh nghiệp đăng ký và bảo hộ bởi luật sở hữu trí tuệ. Mục đích của nhãn hiệu chính là để phân biệt sản phẩm / dịch vụ của bạn với các sản phẩm / dịch vụ của những đơn vị cung cấp khác.
Khi tiến hành đăng ký trademark, bạn sẽ được phép độc quyền sử dụng biểu tượng hoặc tên của sản phẩm / dịch vụ mà mình đang cung cấp. Hành động này không chỉ giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của bạn mà còn đảm bảo rằng sẽ không có ai khác được quyền sử dụng hay sao chép lại sản phẩm / dịch vụ của bạn. Nếu có trường hợp này xảy ra thì đó được xem là hành vi vi phạm Pháp luật.
Tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ trademark
Khi bạn rao bán một ngôi nhà, một chiếc xe hay một cây viết do mình tạo ra,... thì đó vốn dĩ chỉ là những sản phẩm thông thường. Nhưng khi bạn gắn một thương hiệu lên nó thì bạn không chỉ đang bán sản phẩm mà còn đang bán cả một câu chuyện, một hình ảnh và lời cam kết của mình với khách hàng.
Nhưng nếu thương hiệu của bạn không được đăng ký bảo hộ, nó sẽ dễ dàng bị kẻ xấu đánh cắp để chiếm làm của riêng. Đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, một số đối thủ kinh doanh không lành mạnh sẽ sử dụng hoặc sao chép thương hiệu của bạn lên sản phẩm của họ với mục đích lợi dụng danh tiếng để thu hút khách hàng. Điều này sẽ gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng và khiến doanh số của doanh nghiệp rơi vào trạng thái thâm hụt.
Thế nhưng, hậu quả nghiêm trọng nhất đó vẫn chính là uy tín của thương hiệu. Việc sao chép thương hiệu và bán sản phẩm kém chất lượng có thể dẫn đến sự suy giảm lòng tin từ phía khách hàng, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của bạn. Vậy nên, để đảm bảo người tiêu dùng sẽ không bị nhầm lẫn và bảo vệ sự công bằng trong thương mại, Pháp luật đã cung cấp cơ chế bảo vệ độc quyền bằng cách cho phép đăng ký nhãn hiệu, đồng thời cung cấp hệ thống pháp lý để chống lại hành vi cố tình sao chép. Điều này có ý nghĩa rất lớn khi không chỉ đảm bảo uy tín doanh nghiệp mà còn giúp cho người tiêu dùng không bị lừa gạt khi mua sắm.
Cụ thể, khi đăng ký trademark thì nhãn hiệu của bạn sẽ nhận được những lợi ích dưới đây:
- Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ sẽ được bảo vệ bởi luật pháp của quốc gia mà bạn đăng ký trademark.
- Doanh nghiệp được độc quyền sở hữu thương hiệu và sử dụng chúng, gia tăng khả năng nhận diện và phân biệt với các đối thủ cạnh tranh.
- Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tạo ra sự tin tưởng từ phía người tiêu dùng khi họ nhận ra rằng sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại là từ một thương hiệu hợp pháp và có chất lượng được đảm bảo.
- Bảo vệ trước nguy cơ vi phạm từ những cá nhân / tổ chức cố ý sử dụng nhãn hiệu tương tự để lợi dụng hoặc sao chép thương hiệu, nếu vi phạm sẽ phải đối mặt với hậu quả pháp lý.
- Việc đăng ký nhãn hiệu bảo hộ sẽ làm nâng cao giá trị toàn thể của công ty, làm cho nó trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư, khách hàng tiềm năng và đối tác kinh doanh.
- Nhãn hiệu bảo hộ cung cấp cơ sở pháp lý mạnh mẽ khi doanh nghiệp phải đối mặt với các tranh chấp về thương hiệu như yêu cầu bồi thường khi sử dụng trái phép.
Sự khác biệt giữa trademark và brand
Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp và cá nhân hiện nay thường hay bị lẫn lộn giữa hai khái niệm trademark và brand vì chúng có một số điểm tương đồng ở trên nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, hai khái niệm này hoàn toàn khác biệt về nhiều mặt, cụ thể:
| Trademark | Brand |
---|---|---|
Sự khác nhau | Trademark được dùng để chỉ một thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ theo luật pháp của một quốc gia cụ thể cho các sản phẩm / dịch vụ cụ thể. Quyết định về việc đăng ký trademark sẽ phụ thuộc vào sự lựa chọn của cá nhân hoặc doanh nghiệp. Bảo hộ nhãn hiệu bao gồm các yếu tố như thương hiệu, tên, khẩu hiệu, từ ngữ, hình ảnh, nhãn dán, chữ ký, số liệu,.... Ví dụ, Thương hiệu Nike đã đăng ký Trademark cho biểu tượng Swoosh và câu khẩu hiệu "Just do it". | Thương hiệu là một khái niệm trong lĩnh vực marketing, đại diện cho những ấn tượng và quan điểm mà mọi người có về sản phẩm / dịch vụ dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ, thương hiệu giày thể thao Nike đã mang đến cho người tiêu dùng cảm giác tự tin, năng động trong hoạt động thể thao. |
Mức độ nhận diện, phân biệt | Cao nhất | Không bằng nhãn hiệu bởi sự tương đồng của các thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Việc phân biệt hàng chính hãng, hàng thật và hàng giả sẽ khó khăn hơn. |
Dấu hiệu nhận biết thương hiệu đã được cấp trademark
Để xác nhận rằng một thương hiệu đã được đăng ký trademark và để cảnh báo các thương hiệu khác về việc không sao chép, có bốn dấu hiệu mà bạn sẽ thường xuyên gặp phải, bao gồm:
Ký hiệu ™ – Trademark: Đây là một trong những biểu tượng phổ biến nhất mà bạn có thể thấy trên các sản phẩm. Ký hiệu này sẽ thường được kết hợp với logo, biểu tượng hoặc một cụm từ cụ thể để xác nhận quyền sở hữu.
Ký hiệu R – Register: Ký tự này thường được áp dụng cho những thương hiệu đã được chứng nhận bởi cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ.
Ký hiệu SM – Service Mark: Tương tự như trademark, nhưng ký hiệu này lại được áp dụng đặc biệt cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Ký hiệu C – Copyright: Biểu tượng này dành riêng cho các tác phẩm đã được đăng ký bản quyền.
Các loại hình trademark thường gặp hiện nay
Tùy theo mục đích và đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp mà sẽ có đa dạng hình thức trademark khác nhau được đăng ký. Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn đăng ký một hoặc nhiều loại hình của trademark cho sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của mình. Trong đó, các loại nhãn hiệu phổ biến thường được đăng ký bảo hộ bao gồm:
Hình thức bảo hộ nhãn hiệu | Mô tả | |
---|---|---|
Nhãn hiệu truyền thống | Nhãn hiệu chữ (Word Mark) | Đăng ký trademark cho chữ, ký tự mà người dùng có thể gõ được. Chẳng hạn như Coca - Cola. |
Nhãn hiệu hình (Figurative Mark) | Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu các biểu tượng, hình ảnh và độ họa. Ví dụ logo swoosh của thương hiệu Nike. | |
Nhãn hiệu tổng hợp (Composite Mark) | Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sự kết hợp của chữ và hình. Ví dụ như từ Nike được viết cách điệu cùng với logo swoosh. | |
Nhãn hiệu tập thể và chứng nhận | Nhãn hiệu tập thể (Collective Marks) | Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp phân biệt giữa các sản phẩm, dịch vụ của các thành viên trong tổ chức, những người sở hữu nhãn hiệu với những sản phẩm, dịch vụ của đối tượng không thuộc tổ chức đó. Ví dụ: Nước mắm Phú Quốc, sữa bò Long Thành. |
Nhãn hiệu chứng nhận (Certification Marks); | Việc đăng ký bảo hộ nhằm xác nhận rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể . Ví dụ, chứng nhận VietGAP đảm bảo quy trình sản xuất an toàn cho các sản phẩm thuộc nông nghiệp như trồng trọt, thủy sản,.... | |
Nhãn hiệu phi truyền thống | Nhãn hiệu hình 3D (3D Shape) | Đăng ký bảo hộ cho các hình ảnh sản phẩm, bao bì có yếu tố 3D bên trong. Ví dụ: bản vẽ chai nước Coca 3D trên nắp chai thủy tinh nước ngọt của thương hiệu Coca Cola. |
Nhãn hiệu màu sắc (Colour) | Đăng ký bảo hộ cho một dải màu sắc đi kèm với hình ảnh và chữ để bảo vệ sự kết hợp đặc trưng đó. Ví dụ, màu xanh da trời kết hợp với logo Facebook màu trắng. | |
Nhãn hiệu chuyển động, âm thanh ( Sound) | Đăng ký bảo hộ cho âm thanh đặc trưng của thương hiệu, chẳng hạn tiếng chuông của iPhone, tiếng chuông điện thoại Nokia. | |
Nhãn hiệu đóng gói bao bì (Aspect of packaging) | Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho bao bì sản phẩm để bảo vệ thiết kế và hình ảnh. Ví dụ, hộp đóng gói ngũ cốc ăn sáng của Kellogg's. |
Một số câu hỏi thường gặp về nhãn hiệu (trademark)
Bên cạnh những kiến thức vừa được tổng hợp ở trên, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm một số vấn đề liên quan đến nhãn hiệu thường được nhiều người quan tâm nhất hiện nay, cụ thể:
1. Ai có quyền đăng ký trademark?
Cả cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam cũng như từ nước ngoài hoạt động thương mại hợp pháp đều có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
2. Nhãn hiệu, bản quyền và sáng chế khác nhau như thế nào?
Thuật ngữ bản quyền (copyright), nhãn hiệu (trademark), và sáng chế (invention) thường xuất hiện rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và chúng ta có thể gặp chúng ở mọi nơi. Những khái niệm này đều đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, bản quyền giúp bảo vệ tác phẩm sáng tạo, nhãn hiệu giúp phân biệt sản phẩm và sáng chế là để bảo vệ các phát minh mới. Ba khái niệm này hoàn toàn khác biệt và chúng được thể hiện dựa trên những khía cạnh sau:
Tiêu chí | Bản quyền | Sáng chế | Nhãn hiệu |
---|---|---|---|
Dạng thể hiện | © và năm công bố hoặc cũng có thể là tên của chủ sở hữu Ví dụ: ©2024 | Patented hoặc “Pat.” cùng số văn bằng bảo hộ Ví dụ: Pat. 13576 | ® sau khi được bảo hộ hay “TM” (trademark) hoặc “SM” (service mark) trước khi được bảo hộ bởi Pháp luật. |
Đối tượng bảo hộ | Những tác phẩm thuộc quyền tác giả, bao gồm: tác phẩm báo chí, tác phẩm viết, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm điện ảnh,…. | Đây là giải pháp kỹ thuật dưới dạng quy trình / sản phẩm để giải quyết vấn đề kỹ thuật. Sáng chế có thể bao gồm máy móc, hợp chất, quy trình hay tổng hợp các yếu tố trên. | Bất kể một biểu tượng hay dấu hiệu nào có thể chỉ được nguồn gốc sản phẩm. |
Điều kiện cơ bản để được bảo hộ | Tính nguyên gốc | - Tính mới - Sự sáng tạo - Khả năng áp dụng công nghiệp | Khả năng phân biệt |
Đối tượng bị loại trừ bảo hộ | - Ý tưởng sáng tạo không được thể hiện dưới dạng một hình thức vật chất cụ thể. - Các đối tượng theo quy định tại Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm: văn bản Pháp luật, tin tức thời sự, quy trình, hệ thống, khái niệm, nguyên lý, phương pháp hoạt động và số liệu. | - Quy luật của tự nhiên và những ý tưởng trừu tượng. - Các đối tượng không nằm trong phạm vi được bảo hộ theo quy định tại điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ. | - Có các dấu hiệu bị loại trừ dựa trên quy định tại điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ liên quan đến các vấn đề tôn giáo, chính trị,.… - Những dấu hiệu đơn giản và không có khả năng phân biệt - Dấu hiệu mang tính mô tả nguồn gốc, chất lượng, nét đặc trưng,… của sản phẩm / dịch vụ. |
Căn cứ phát sinh quyền | Phát sinh tự động khi những tác phẩm được định hình dưới dạng vật chất. | Nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. | Được đăng ký hoặc sử dụng thực tế trong môi trường thương mại. |
Thời gian bảo hộ | - Quyền nhân thân sẽ được bảo hộ vĩnh viễn. - Quyền tài sản sẽ được bảo hộ lúc tác giả còn sống và 50 năm sau khi tác giả đã tạ thế. | Sáng chế sẽ được bảo hộ kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ và sẽ kéo dài đến hết 20 năm. | Nhãn hiệu có thể được bảo hộ vĩnh viễn nếu chúng được sử dụng và gia hạn liên tục theo từng đợt. |
Phạm vi quyền | Tự ý sao chép hoặc có dấu hiệu cải biên tác phẩm. | Các hành vi sản xuất, sử dụng, bán, hoặc nhập khẩu sáng chế mà không có sự cho phép của chủ sở hữu đều bị cấm. | Sử dụng dấu hiệu giống hoặc tương đồng có thể dẫn đến sự hiểu lầm về sản phẩm hoặc dịch vụ tương đương. |
Bảo hộ quốc tế | Bảo hộ được áp dụng mà không phụ thuộc vào hình thức cụ thể tại hầu hết các quốc gia (theo Công ước Berne).
| Quá trình đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ có thể thực hiện tại mỗi quốc gia riêng lẻ hoặc thông qua cơ chế tập trung như PCT. | Quá trình đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ có thể được thực hiện tại mỗi quốc gia riêng lẻ, hoặc thông qua cơ chế tập trung như hệ thống Madrid. |
3. Có những quyết định chiến lược nào liên quan đến trademark?
Xây dựng một thương hiệu thành công đòi hỏi nhiều quyết định quan trọng khác nhau. Cụ thể, dưới đây chính là một số quyết định cần phải được đưa ra:
Quyết định chọn tên nhãn hiệu
Trong việc chọn tên thương hiệu, các chiến lược mà doanh nghiệp của bạn có thể áp dụng gồm có:
- Sử dụng tên độc đáo cho từng sản phẩm riêng biệt.
- Sử dụng một tên chung cho toàn bộ danh mục sản phẩm.
- Kết hợp tên thương hiệu của công ty với tên độc đáo của từng sản phẩm.
- Sử dụng tên nhóm cho các loại sản phẩm khác nhau.
Khi tạo ra một nhãn hiệu mới, có hai mục tiêu chính mà các doanh nghiệp cần phải được đảm bảo, chúng bao gồm: giá trị thương mại và khả năng bảo vệ. Nhãn hiệu có giá trị thương mại cần phải thu hút được sự chú ý của công chúng, đặc biệt là với đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang muốn tiếp cận. Do đó, để đạt được điều này thì tên thương hiệu cần phải dễ phát âm, dễ nhớ và tạo được ấn tượng.
Quyết định chất lượng nhãn hiệu
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng khi giúp phản ánh khả năng và uy tín của nhãn hiệu. Để đạt được chất lượng, sản phẩm cần phải có độ bền, đáng tin cậy, dễ sử dụng và được đánh giá thông qua cảm nhận của người tiêu dùng.
Hầu hết các nhãn hiệu hiện nay được định vị dựa trên 4 mức chất chất lượng từ: thấp, trung bình, cao và xuất sắc. Trong đó, mức chất lượng cao thường là mục tiêu lý tưởng mà mọi doanh nghiệp đều hướng đến. Tuy nhiên, trong trường hợp mọi đối thủ cạnh tranh đều hướng tới chất lượng cao thì chiến lược này có thể sẽ trở nên không hiệu quả. Vì vậy, việc lựa chọn chất lượng phù hợp với từng phân khúc thị trường cụ thể là một nhiệm vụ rất quan trọng.
Quyết định chiến lược nhãn hiệu
Ngoài việc chọn tên và xác định chất lượng của nhãn hiệu, một quyết định tiếp theo liên quan đến trademark được các doanh nghiệp quan tâm không hề kém cạnh đó là chiến lược nhãn hiệu. Hiện nay, có hai chiến lược phổ biến được nhiều thương hiệu áp dụng. Trong đó, phổ biến nhất cần phải kể đến hai loại:
Đa nhãn hiệu
Đa nhãn hiệu là cách tiếp cận mới trong việc đặt tên cho những sản phẩm cùng dòng hoặc cùng loại, từ đó giúp tăng cơ hội chiếm lĩnh vị trí trên kệ và bảo vệ tối đa tên tuổi cho thương hiệu chính. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều nhãn hiệu đôi khi có thể gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng và làm tăng chi phí trong chiến lược quảng bá. Vì vậy, sự cân đối giữa các yếu tố trong quá trình thực thi sẽ là biện pháp hiệu quả hơn rất nhiều. Ví dụ điển hình như sữa chua Vinamilk thường, ít ngọt, không đường, vị dâu, nha đam, lựu đỏ,....
Nhãn hiệu mới
Đây là chiến lược nhãn hiệu đại diện cho một tên gọi mới của một dòng sản phẩm hoặc loại sản phẩm mới. Theo đó, trước khi quyết định đặt tên mới cho nhãn hiệu thì các doanh nghiệp cần phải xem xét đến tổng số lượng nhãn hiệu sản phẩm mà doanh nghiệp hiện đang có, chi phí để phát triển nhãn hiệu mới và khả năng tiêu thụ để đảm bảo tính khả thi cùng hiệu quả sinh lời.
4. Cần lưu ý những gì khi đăng ký bảo hộ và sử dụng nhãn hiệu?
Khi tiến hành đăng ký trademark cho những sản phẩm / dịch vụ của công ty mình, bạn cần phải đặc biệt lưu ý đến một số yếu tố quan trọng sau:
- Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thực chất chỉ bảo vệ quyền sử dụng từ hoặc cụm từ đó đối với một loại sản phẩm / dịch vụ cụ thể. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ không được quyền sở hữu tuyệt đối một từ hoặc cụm từ cụ thể, đồng thời chỉ có thể ngăn chặn người khác sử dụng nó. Ví dụ, một doanh nghiệp kinh doanh đồ chơi gỗ đã đăng ký bảo hộ thương hiệu với tên gọi StarkBucks. Như vậy, doanh nghiệp này sẽ được quyền bảo hộ thương hiệu có tên gọi StarkBucks cho món đồ chơi gỗ của mình với các đối thủ khác trong ngành. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ không thể nào được phép ngăn các thương hiệu thuộc lĩnh vực kinh doanh khác như nước uống, chăm sóc da, du lịch sử dụng cái tên StarkBucks tương tự do tính chất của các loại hình này (bao gồm gỗ lọ, chai nước, bao bì,...) không thuộc phân khúc đồ chơi gỗ.
- Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bạn nên mô tả rõ ràng và chi tiết, đồng thời sử dụng ngôn từ độc đáo, sáng tạo. Điều này giúp doanh nghiệp sở hữu một trademarl "mạnh" và đồng thời dễ dàng phân biệt với các đối thủ.
- Khá nhiều trường hợp doanh nghiệp không thể hoặc gặp khó khăn trong việc đăng ký trademark mô tả (gồm các cụm từ, chữ có mối liên hệ chặt chẽ với việc mô tả sản phẩm / dịch vụ) và những trademark thông thường (từ, cụm từ mô tả chính sản phẩm / dịch vụ). Thay vào đó, việc gắn liền nhãn hiệu với địa danh, tên gọi sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ và đăng ký trademark thành công hơn. Ví dụ như Yogurt bà Hai, Sữa bò Long Thành, Bánh Donut NTN,....
Như vậy, Phương Nam Vina đã giới thiệu đến bạn khái niệm và tầm quan trọng của trademark đối với thương hoạt động kinh doanh tổng thể nói chung và hình ảnh thương hiệu nói riêng. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa trademark là gì và cách áp dụng yếu tố này một cách hiệu quả trong chiến lược kinh doanh của mình. Chúc bạn thành công!
Tham khảo thêm:
Brand equity là gì? Chiến lược xây dựng tài sản thương hiệu