Sản phẩm mới là gì? Quy trình phát triển sản phẩm mới từ A - Z

Với một thị trường đầy sự cạnh tranh như hiện nay, việc liên tục thay đổi và phát triển các sản phẩm mới chính là chiến lược quan trọng để doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển bền vững. Nhưng thực tế thì quá trình ra mắt một sản phẩm mới chưa bao giờ là điều dễ dàng khi tỷ lệ thất bại luôn nằm ở mức độ cao, thậm chí ngay cả những doanh nghiệp lâu năm cũng không thể tránh khỏi. Vậy thì sản phẩm mới là gì? Quy trình phát triển sản phẩm mới cần trải qua những gì để đi đến thành công? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể ngay trong nội dung dưới đây.


Sản phẩm mới là gì? Quy trình phát triển sản phẩm mới từ A - Z
 

Sản phẩm mới là gì?

Sản phẩm mới là những sản phẩm chưa từng xuất hiện trên thị trường hoặc đã ra mắt nhưng lại được cải tiến về kiểu dáng, chất lượng, công dụng,... nhằm có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đáng nói, quá trình tạo ra các sản phẩm mới ở đây không đơn thuần chỉ là việc cung cấp những mặt hàng thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người. Thay vào đó, phát triển sản phẩm mới mặc dù cũng hướng tới sự thay đổi các nhu cầu cơ bản nhưng cần phải được triển khai theo các giải pháp khác lạ, đồng thời tạo ra những nhu cầu mới cho người dùng.

Các dạng sản phẩm mới thường gặp

Đứng trên góc độ của doanh nghiệp, sản phẩm mới ra mắt thường được phân loại thành 2 nhóm chính, bao gồm: sản phẩm mới tương đối và sản phẩm mới tuyệt đối. Trong đó:

1. Sản phẩm mới tương đối

Sản phẩm mới tương đối là loại sản phẩm tuy mới mẻ đối với thị trường mục tiêu nhưng lại không phải là mặt hàng đột phá hoàn toàn trên thị trường. Cụ thể, những sản phẩm mới tương đối thường là những mặt hàng đã được cải tiến về chức năng, thiết kế hoặc bao bì so với sản phẩm hiện có trên thị trường. Ví dụ: một chiếc điện thoại thông minh như iPhone phiên bản mới với camera chất lượng cao hơn hoặc một chiếc xe hơi đời mới với động cơ tiết kiệm nhiên liệu hơn chính là minh chứng rõ ràng cho trường hợp này.

2. Sản phẩm mới tuyệt đối

Khác với sản phẩm mới tương đối thì sản phẩm mới tuyệt đối lại là những sản phẩm hoàn toàn mới, tiên phong trên thị trường và chưa từng được ai tạo ra trước đây. Điểm đặc trưng của những sản phẩm này đó là thường đề cao tính đột phá và giải quyết được nhu cầu của người tiêu dùng theo những phương thức mới. Ví dụ: máy tính cá nhân, điện thoại di động, Internet,... được ra mắt từ hàng thập kỷ trước chính là những phát minh vĩ đại và đưa xã hội bước sang một trang mới khi công nghệ thông tin dần được nhen nhóm tại thời điểm ấy.


Sản phẩm mới là gì?
 

Quy trình phát triển sản phẩm mới trong doanh nghiệp

Để ra mắt một sản phẩm mới và phát triển nó thành công là một quá trình đầy phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp. Cụ thể, kế hoạch phát triển sản phẩm mới thường được chia thành 8 bước như sau:

Bước 1: Phác thảo ý tưởng sản phẩm mới

Phác thảo ý tưởng cho sản phẩm mới tuy là bước đầu tiên nhưng lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cả quy trình. Ở bước này, doanh nghiệp cần đặt ra một mục tiêu chung đó là tạo danh sách các ý tưởng về những sản phẩm mới tiềm năng và có tỷ lệ “chiến thắng” cao. Để làm được điều này, trước tiên doanh nghiệp cần tổ chức các cuộc họp thống nhất ý tưởng với nhau, sau đó là lên kế hoạch khảo sát thị trường, nghiên cứu về những xu hướng mới hoặc thuê các chuyên gia đưa ra những gợi ý sáng tạo, độc đáo nhất.


Sản phẩm mới
 

Bước 2: Đánh giá, sàng lọc ý tưởng

Khi đã có một danh sách với những ý tưởng mới, doanh nghiệp cần phải đánh giá và lựa chọn các hạng mục mang tính tiềm năng nhất để phát triển thành sản phẩm mới. Tất nhiên, để đánh giá được sản phẩm mới này có tiềm năng hay không doanh nghiệp không chỉ dựa trên những quan điểm một chiều. Thay vào đó, doanh nghiệp cần áp dụng các tiêu chí như: tính khả thi, tiềm năng thị trường, công nghệ, nguồn lực và lợi nhuận dự kiến để đưa ra kết quả sau cùng. Trong trường hợp không có đủ nguồn lực hay kỹ năng để giới thiệu sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể cân nhắc hợp tác với các đối tác hoặc thuê chuyên gia ngoài.

Bước 3: Tạo và thử nghiệm concept

Sau khi đã lựa chọn được ý tưởng tiềm năng để cho ra mắt, doanh nghiệp cần phải tạo ra một concept hoặc bản thiết kế sơ bộ của chính sản phẩm. Concept này có thể là một bản vẽ, mô hình hay một mô tả chi tiết về sản phẩm, mục đích chính là để kiểm tra tính khả thi và sự độc đáo của sản phẩm mới.

Tuy nhiên, để concept sau khi áp dụng sẽ mang lại kết quả tốt thì doanh nghiệp cũng cần tiến hành thử nghiệm chúng trong một số trường hợp cụ thể, từ đó đánh giá mức độ thành công và tính khả thi của sản phẩm. Không chỉ vậy, quá trình thử nghiệm này cũng là một cơ hội tốt để thu thập ý kiến từ người dùng và điều chỉnh sản phẩm nếu như đó là điều cần thiết.

Bước 4: Xây dựng kế hoạch product branding

Một sản phẩm mới tuy chất lượng nhưng lại không có đủ sức mạnh để thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên thì chúng cũng không thể nào trụ lại lâu dài. Vì thế mà sau khi đã có sản phẩm mới, việc chuẩn bị kế hoạch product branding chính là một nhiệm vụ tiếp theo mà doanh nghiệp cần tập trung đầu tư vào.

Cụ thể thì tại bước này, doanh nghiệp cần triển khai kế hoạch product branding với những công việc như: xác định tên, bao bì, logo và chiến lược marketing cho sản phẩm mới. Lưu ý là kế hoạch này cần được thực hiện song song với việc phát triển mặt hàng mới để đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả của sản phẩm trên thị trường.


Sản phẩm mới ra mắt
 

Bước 5: Phân tích tài chính dự án

Trước khi tiến hành giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường, doanh nghiệp cũng cần phân tích tài chính dự án để đảm bảo tính khả thi và lợi nhuận của sản phẩm mà mình sẽ thu về. Phân tích này sẽ bao gồm việc tính toán chi phí phát triển, chi phí sản xuất, giá thành và lợi nhuận dự kiến của sản phẩm. Nếu bảng phân tích tài chính cho thấy sản phẩm không có tính khả thi hoặc không đem lại lợi nhuận đủ lớn, doanh nghiệp có thể cân nhắc điều chỉnh hoặc từ bỏ ý tưởng sản phẩm này.

Bước 6: Triển khai quy trình phát triển sản phẩm mới

Sau khi đã hoàn tất các bước chuẩn bị ở trên, đã đến lúc doanh nghiệp có thể triển khai quy trình phát triển sản phẩm mới ra thị trường. Quy trình này sẽ bao gồm các công đoạn thiết kế, sản xuất và kiểm tra chất lượng của sản phẩm và cần được thực thi một cách chỉn chu, kỹ lưỡng. Mục đích đó chính là nhằm đảm bảo sản phẩm có thể đáp ứng tối đa các tiêu chuẩn về chất lượng và tính khả thi trước khi được cung cấp đến người tiêu dùng.

Bước 7: Thử nghiệm trong phạm vi cố định

Trước khi lên kế hoạch marketing cho sản phẩm trong phạm vi rộng, doanh nghiệp có thể thử nghiệm sản phẩm trong một phạm vi cố định như một thành phố hoặc một khu vực nhỏ. Đây chính là một chiến thuật nhằm giúp doanh nghiệp thu thập ý kiến từ người dùng và điều chỉnh sản phẩm nếu cần thiết trước khi đưa ra thị trường toàn cầu.

Bước 8: Đưa sản phẩm ra thị trường

Cuối cùng, sau khi hoàn thành xong tất cả các bước trên và chắc chắn rằng sản phẩm đã được kiểm tra, đánh giá đầy đủ, đã đến lúc doanh nghiệp của bạn có thể đưa sản phẩm giới thiệu ra thị trường. Tuy nhiên, quy trình ra mắt sản phẩm mới và phân phối trên thị trường cần phải tuân thủ theo các quy định, điều kiện của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và chất lượng sản phẩm.


Phát triển sản phẩm mới
 

Những rủi ro doanh nghiệp phải đối mặt khi phát triển sản phẩm mới

Như đã nhấn mạnh ngay từ đầu, sản phẩm mới luôn là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh tổng thể của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào khi được ra mắt cũng được đón nhận và đạt những thành công như mong muốn. Ngược lại thì theo thống kê, có tới khoảng gần 90% sản phẩm mới thường gặp thất bại khi được giới thiệu trên thị trường.

Tỷ lệ này có lẽ sẽ khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ nhưng thực chất không phải là không thể xảy ra. Bởi lẽ, khi thị trường đang ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ thì đây không chỉ được xem như cuộc chiến giữa các doanh nghiệp, thương hiệu mà còn là sự đối đầu của các sản phẩm mới với nhau. Nếu không có một chiến lược được vạch ra cụ thể, doanh nghiệp sẽ dễ phải đối mặt với những rủi ro sau:

1. Rủi ro từ thị trường

Rủi ro từ thị trường là những rủi ro xuất phát từ nhu cầu của thị trường, xu hướng tiêu dùng theo thời gian và hành vi của khách hàng,... Trong số các khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt khi phát triển sản phẩm mới thì rủi ro từ thị trường chính là loại rủi ro lớn nhất với ba vấn đề cốt lõi:

Nhu cầu của thị trường không rõ ràng

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại khi phát triển sản phẩm mới đó là do doanh nghiệp không nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng để xác định nhu cầu thực sự của khách hàng. Nếu nhu cầu của thị trường không rõ ràng, doanh nghiệp chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Từ đó dẫn đến việc sản phẩm không được khách hàng chấp nhận và cuối cùng là gặp phải thất bại khi ra mắt.

Vậy nên để tránh rủi ro này, doanh nghiệp cần phải có một chiến lược nghiên cứu thị trường chặt chẽ và tìm hiểu nhu cầu thực sự của khách hàng là gì. Điều này chính là một nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường, cũng như tạo sự khác biệt so với các mặt hàng cạnh tranh.

Xu hướng tiêu dùng thay đổi

Xu hướng tiêu dùng luôn thay đổi theo thời gian và điều này chính là một trong những nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến sự thành công của sản phẩm mới. Do đó, nếu doanh nghiệp không nhạy bén trong việc cập nhật xu hướng tiêu dùng thì sản phẩm mới có nguy cơ trở nên lỗi thời và không tạo được sự hấp dẫn với khách hàng.

Hành vi của khách hàng thay đổi

Bên cạnh xu hướng tiêu dùng thì hành vi của khách hàng cũng là thứ luôn biến động không ngừng. Vì lẽ đó, nếu không muốn làm ảnh hưởng đến doanh thu của mình thì doanh nghiệp cần hiểu rõ hành vi của khách hàng thông qua suy nghĩ, thói quen, sở thích khi mua sắm và những yếu tố tác động,... để có thể phát triển sản phẩm đáp ứng được nhu cầu hiện hữu của họ.


Ra mắt sản phẩm mới
 

2. Rủi ro trong công nghệ

Công nghệ đang ngày càng phát triển và điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn cập nhật, áp dụng các kỹ thuật mới hay thiết bị hiện đại vào sản phẩm của mình nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, thực tế thì không phải doanh nghiệp nào hiện nay cũng có đủ tiềm lực kinh tế để đầu tư vào công nghệ hoặc nếu có, rất nhiều đơn vị chưa có đủ kỹ năng để nhận biết công nghệ đó có đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất hay có bị lỗi thời hay chưa,... Điều này dẫn đến việc chi phí đầu tư đã tốn kém nay lại còn hao hụt nhiều hơn nữa để tiến hành sửa chữa, thay thế hay đền bù khi công nghệ gây ra nguy hiểm cho người dùng.

3. Rủi ro từ nội bộ doanh nghiệp

Ngoài các rủi ro từ thị trường và công nghệ, doanh nghiệp còn phải đối mặt với những rủi ro từ nội bộ và điều này bao gồm các vấn đề về tài chính và quản lý nhân sự. Cụ thể: 

- Tài chính: việc phát triển sản phẩm mới đòi hỏi một khoản đầu tư lớn và nếu doanh nghiệp không có đủ tài chính, họ sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn thành sản phẩm và đưa ra thị trường. Vậy nên thì trước khi sản phẩm mới chỉ là một ý tưởng trên bàn giấy thì doanh nghiệp cần có một chiến lược quản lý tài chính hiệu quả, điều này sẽ giúp doanh nghiệp có đủ nguồn lực để phát triển sản phẩm mới tốt hơn.

- Nhân sự: chắc chắn một điều, nếu doanh nghiệp không có một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển và quản lý sản phẩm mới. Do đó, việc tuyển dụng và đào tạo khắt khe nhân sự ngay từ thời gian đầu, kết hợp cùng chế độ lương thưởng, phúc lợi rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp có đủ nguồn lực để tập trung đầu tư vào phát triển sản phẩm mới.


Quy trình phát triển sản phẩm mới
 

Một số chiến lược marketing cho sản phẩm "sinh sau đẻ muộn"

Sản phẩm "sinh sau đẻ muộn" là những sản phẩm mới được phát triển sau khi các sản phẩm cạnh tranh đã có mặt trên thị trường. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro và khó khăn trong việc giành lấy thị phần từ các đối thủ. Tuy nhiên, với việc áp dụng một số chiến lược marketing phù hợp, sản phẩm "sinh sau đẻ muộn" vẫn hoàn toàn có cơ hội đạt được thành công trên thị trường.

1. Chiến lược giá thấp

Một trong những chiến lược hiệu quả để các sản phẩm “sinh sau đẻ muộn” giành lấy thị phần từ các sản phẩm cạnh tranh đó là áp dụng chiến lược giá thấp. Không thể phủ nhận, việc giảm giá sẽ giúp sản phẩm của bạn thu hút được sự chú ý của khách hàng và tạo ra sự khác biệt so với các sản phẩm cạnh tranh.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải cân nhắc kỹ trước khi áp dụng chiến lược định giá này bởi chúng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời làm giảm hình ảnh giá trị thương hiệu hay nuông chiều “thói quen xấu” đợi giảm giá của khách hàng.


Giới thiệu sản phẩm mới
 

2. Tạo ra các giá trị gia tăng

Để tạo ra sự khác biệt so với các sản phẩm cạnh tranh, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc tạo ra những giá trị gia tăng cho mặt hàng của mình. Đó có thể là những tính năng độc đáo, dịch vụ hậu mãi chất lượng hoặc các ưu đãi đặc biệt cho khách hàng. Chắc chắn, những yếu tố nho nhỏ này sẽ giúp sản phẩm của doanh nghiệp trở nên đặc biệt và thu hút được sự quan tâm của khách hàng.

3. Khai thác các lợi thế sản phẩm mới với từng nhóm đối tượng

Mỗi sản phẩm trên thị trường thực chất đều có những lợi thế riêng biệt và doanh nghiệp cần tìm hiểu để khai thác, nhằm thu hút được sự quan tâm của từng nhóm đối tượng khách hàng. Chưa kể, việc nghiên cứu và hiểu rõ về nhu cầu, mong muốn của từng nhóm đối tượng còn là chìa khóa “vô hình” giúp doanh nghiệp mở ra các chiến lược marketing phù hợp.


Kế hoạch marketing cho sản phẩm mới
 

4. Các chiến dịch khuyến mãi… cho không

Một trong những phương án hiệu quả để doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng chính là áp dụng các chiến dịch khuyến mãi… cho không như: Chương trình thu cũ đổi mới; Chương trình bảo hành cho phép hoàn lại tiền mua hàng, hỗ trợ lắp đặt tận nhà; Tặng voucher giảm giá vào lần mua hàng tiếp theo; Miễn phí các sản phẩm và dịch vụ kèm theo,....

Việc áp dụng các chiến dịch khuyến mãi… cho không này chính là cơ hội tốt để giúp sản phẩm được quảng bá rộng rãi và thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý đến việc cân đối giá tiền cho những chương trình khuyến mãi và giới hạn thời gian để không làm ảnh hưởng đến ngân sách của mình.

5. Bủa vây thị trường với hệ thống phân phối dày đặc

Để sản phẩm "sinh sau đẻ muộn" có thể cạnh tranh với các sản phẩm đã có mặt trên thị trường, doanh nghiệp cũng đừng quên đầu tư một hệ thống phân phối dày đặc từ online cho đến offline. Việc có mặt tại nhiều điểm bán hàng sẽ giúp sản phẩm có thêm cơ hội được tiếp cận với nhiều khách hàng hơn và tăng khả năng bán hàng, thúc đẩy doanh thu hiệu quả.


Marketing sản phẩm mới
 

Trên đây là những kiến thức về sản phẩm mới là gì mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ. Có thể thấy rằng, phát triển sản phẩm mới luôn là xu hướng tất yếu để doanh nghiệp duy trì sự phát triển nhưng đồng thời, nó cũng là một hành trình đầy gian nan, thử thách .Chính vì vậy mà việc áp dụng quy trình ra mắt sản phẩm mới mà chúng tôi vừa gợi ý ở trên chính là giải pháp hàng đầu để đưa cơ hội thành công của bạn trở nên cao hơn.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Chiến lược giá hớt váng (Price skimming strategy) là gì?

icon thiết kế website Các tiêu chí lựa chọn sản phẩm kinh doanh online phù hợp

icon thiết kế website Marketing mix là gì? Tổng quan về chiến lược marketing mix

Bài viết mới nhất

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright © All Rights Reserved là một cụm từ pháp lý thường xuất hiện ở footer website hay cuối tác phẩm nhằm khẳng định quyền tác giả.

 
Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, các giải pháp kinh doanh online chính là chìa khóa để doanh nghiệp vững bước trên cuộc đua chinh phục thị trường.

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

Khi đối mặt với ý tưởng, giải pháp hoặc công nghệ mới, POC là công cụ quan trọng giúp bạn xác thực tính khả thi và hiệu quả trước khi triển khai.

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment (hoạt động tự doanh) là một cơ hội tuyệt vời để bạn trở thành người làm chủ công việc và nhanh chóng đạt được tự do tài chính.

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Hiểu rõ chi phí cơ hội không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực mà còn mở ra những cơ hội phát triển bền vững và thành công.

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Ngân sách là một công cụ quản lý tài chính không thể thiếu đối với doanh nghiệp để kiểm soát chi tiêu và đảm bảo các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

zalo