Sự bùng nổ đầy mạnh mẽ của các hoạt động thương mại điện tử và lĩnh vực xuất nhập khẩu đã thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế trên các website e - commerce ngày càng thêm lớn mạnh. Tuy nhiên, mặc dù là một xu hướng mới của thời đại nhưng kinh doanh theo hình thức này cũng tồn tại khá nhiều rủi ro khác nhau và đòi hỏi chúng ta phải tìm mua tại các nhà cung cấp uy tín trên các trang thương mại điện tử (website B2B). Vậy nên, nếu bạn đang có ý định theo đuổi công việc sale (bán hàng) hay purchasing (thu mua) thì hãy tham khảo ngay các website B2B lớn nhất thế giới được chúng tôi chia sẻ trong nội dung dưới đây.
- Top 15 trang web thương mại điện tử B2B hàng đầu hiện nay
- 1. Amazon (Amazon.com)
- 2. Alibaba (Alibaba.com)
- 3. Taobao (Taobao.com)
- 4. Ebay (Ebay.com)
- 5. Best Buy (Bestbuy.com)
- 6. EC21 (EC21.com)
- 7. IndiaMart (IndiaMart.com)
- 8. Tradekey (Tradekey.com)
- 9. ECPlaza (Ecplaza.net)
- 10. Kompass (Kompass.com)
- 11. Exportersindia (Exportersindia.com)
- 12. ThomasNet (ThomasNet.com)
- 13. Taiwantrade (Taiwantrade.com)
- 14. Made-In-China (Made-In-China.com)
- 15. eWorldtrade (Eworldtrade.com)
- Công cụ tìm kiếm thông tin các doanh nghiệp qua B2B website
Top 15 trang web thương mại điện tử B2B hàng đầu hiện nay
Sàn giao dịch B2B là trang web cho phép các doanh nghiệp có thể thực hiện các cuộc giao dịch thương mại với doanh nghiệp (Business to Business). Thông qua website B2B, các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể dễ dàng tìm kiếm những đơn hàng quốc tế khác nhau, sau đó thực hiện hoạt động mua bán và tiến hành ký kết, hợp tác với các đối tác nước ngoài. Nhưng với sự phát triển của e - commerce, trên thế giới đã xuất hiện hàng loạt trang web thương mại điện tử khác nhau và để tìm kiếm cho mình một đơn vị uy tín, chất lượng nhất, bạn có thể lựa chọn một trong 15 cái tên mà chúng tôi gợi ý như sau:
1. Amazon (Amazon.com)
Nhắc đến các trang web thương mại điện tử B2B lớn nhất trên thế giới thì chắc chắn, chúng ta không thể nào không nhắc đến Amazon. Đây là một website B2B hàng đầu và có mặt ở rất nhiều quốc gia khác nhau trên toàn cầu. Tại đây, bạn có thể xem Amazon giống như một cửa hàng bán lẻ đa năng khi mọi người có thể tìm mua bất cứ thứ gì mà họ cần chỉ với một vài cú click chuột.
Một điểm cộng thứ hai giúp cho Amazon trở thành sàn thương mại điện tử B2B được nhiều người yêu thích nhất đó chính là giao diện đơn giản, phương thức thanh toán dễ dàng và có nhiều chương trình giảm giá, ưu đãi lớn. Bên cạnh đó, Amazon cũng sở hữu một kho hàng khổng lồ với hàng hóa siêu đa dạng, phong phú đến từ chính thương hiệu mà họ sản xuất hoặc là của đối tác và khách hàng.
2. Alibaba (Alibaba.com)
Tập đoàn Alibaba được sáng lập vào năm 1999 bởi Jack Ma và 17 cộng sự. Trong đó, trang web Alibaba chính là sàn giao dịch B2B chuyên nghiệp với mục đích kết nối các nhà sản xuất ở Trung Quốc với người mua quốc tế. Hiện nay, mô hình kinh doanh của Alibaba chủ yếu tập trung phần lớn vào B2B bằng cách dựa trên hình thức: các nhà cung cấp sẽ bán sản phẩm có số lượng lớn cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn thế giới. Sau đó, các doanh nghiệp này sẽ bán lại cho người tiêu dùng trong thị trường nội địa với mức giá cao hơn để sinh lời.
Một lợi thế giúp cho Alibaba góp mặt vào danh sách các website B2B ở Việt Nam nổi tiếng nhất đó chính là kho hàng vô cùng phong phú với hơn 400.000 loại sản phẩm được phân bổ trong 27 danh mục. Tính đến thời điểm hiện tại, trang thương mại điện tử B2B này đã thành công thu hút hơn 4 triệu doanh nghiệp đến từ 240 quốc gia đăng ký tài khoản trên Alibaba. Nhờ vào sự bùng nổ trong việc phát triển mô hình thương mại điện tử B2B, Alibaba cũng chính thức ghi tên mình vào giải thưởng “Best of the Web: B2B” do tạp chí Forbes nổi tiếng bình chọn.
3. Taobao (Taobao.com)
Là một tín đồ chuyên mua sắm thì chắc chắn, bạn sẽ từng ít nhất một lần nghe qua việc đặt hàng Taobao - trang thương mại điện tử nổi tiếng của Trung Quốc, đồng thời là con đẻ của Tập đoàn Alibaba. Đây là một nền tảng trực tuyến khổng lồ để bạn có thể thỏa sức mua sắm các loại phụ kiện quần áo, giày dép, trang sức hay đồ nội thất, đồ gia dụng,....
Đặc biệt, giá cả hàng hóa tại trang này thường khá đa dạng và có nhiều mặt hàng khác nhau ở mọi lĩnh vực để bạn có thể thoải mái lựa chọn. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý là hãy xem thật kỹ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa để có thể đảm bảo món hàng mà mình order đạt chất lượng tốt nhất.
4. Ebay (Ebay.com)
Một trong số các trang B2B phổ biến nhất hiện nay đó chính là Ebay - website đấu giá trực tiếp của Tập đoàn Ebay có trụ sở chính tại Hoa Kỳ. Đây là nơi mà mọi người trên khắp thế giới có thể mua hoặc bán hàng hóa, dịch vụ của mình một cách dễ dàng chỉ với những thao tác đơn giản phía sau màn hình.
Nói tóm lại thì Ebay được ví như một phiên chợ online khổng lồ khi quy tụ rất nhiều mặt hàng khác nhau được bày bán cùng các sản phẩm đến từ khắp nơi trên thế giới xuất hiện. Tuy nhiên, để có thể bán được hàng trên Ebay thì bạn phải có thẻ thanh toán quốc tế như: Visa Card hay Amex – JCB – Discover card, Mastercard hay đơn giản hơn là sử dụng ví điện tử Paypal để thanh toán.
5. Best Buy (Bestbuy.com)
Bên cạnh các trang web thương mại điện tử B2B nổi tiếng như Amazon hay Ebay,... thì Best Buy cũng là một website B2B được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn. Đây được đánh giá là nơi mua hàng uy tín với các sản phẩm chất lượng và giá thành cực kỳ phải chăng. Đặc biệt, giao diện của trang web cũng cực kỳ thân thiện với người dùng nên bạn có thể sử dụng một cách dễ dàng.
Sản phẩm chính được cung cấp trên Best Buy là các thiết bị điện tử và thường xuyên cập nhật các mặt hàng với mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, thương hiệu khác nhau. Vậy nên, nếu như bạn đang tìm kiếm cho mình một gian hàng chuyên bán đồ điện tử đáng tin cậy thì Best Buy chính là giải pháp dành cho bạn.
6. EC21 (EC21.com)
EC21 được thành lập vào năm 2003 tại Hàn Quốc và đây chính là website thương mại điện tử hoạt động theo mô hình B2B. Sàn giao dịch này hoạt động theo cách cho phép người mua có thể kết nối dễ dàng với các nhà cung cấp, nhà sản xuất hay các doanh nghiệp có quy mô lớn nhỏ trên toàn thế giới.
Với 10+ năm hoạt động tại thị trường Hàn Quốc cùng hơn 3 triệu người đăng ký trên toàn cầu, EC21 ngày càng trở nên bùng nổ, tạo nên thế mạnh tại thị trường Châu Á và Mỹ. Trên trang web này, bạn có thể tìm hiểu thêm về các ngành hàng đang được nhiều người có nhu cầu mua sắm cao để nhanh chóng đăng tải sản phẩm của mình, điển hình như: thực phẩm, nông sản, đồ gỗ, dệt may, công nghiệp, hóa chất, sức khỏe y tế,....
7. IndiaMart (IndiaMart.com)
IndiaMart được biết đến là trang thương mại điện tử lớn nhất tại Ấn Độ, đồng thời cũng là B2B website lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Alibaba. Không chỉ nổi bật trong lĩnh vực cung cấp hàng hóa, IndiaMart còn có thêm nhiều dịch vụ khác nhau về đa ngành nghề với hơn 3 triệu nhà cung cấp trên toàn cầu.
Ngoài ra, bên cạnh việc tìm kiếm các loại hàng để đặt mua thì bạn cũng có thể tiến hành so sánh, đánh giá các nhà cung cấp trên sàn một cách dễ dàng. Đặc biệt, giao diện của IndiaMart cũng chính là một điểm cộng tuyệt vời khi cực kỳ tiện ích không chỉ với người dùng trong nước mà còn với cả người nước ngoài bởi hệ thống ngôn ngữ được sử dụng 100% bằng tiếng Anh.
8. Tradekey (Tradekey.com)
Tradekey là một công ty toàn cầu được thành lập vào năm 2006 tại Trung Quốc và có văn phòng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Sàn giao dịch B2B này tập trung vào các nước Châu Á, đặc biệt là một số quốc gia như: Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Đài Loan, Bangladesh và Malaysia.
Với hơn 40 danh mục cùng nhiều sản phẩm vô cùng đa dạng, Tradekey cho phép các nhà cung cấp, nhà sản xuất cùng hàng loạt doanh nghiệp lớn, nhỏ trên toàn thế giới có thể đăng sản phẩm của mình và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, thông qua trang web thì người mua cũng dễ dàng tìm được nguồn hàng, nhận báo giá sản phẩm và chọn ra doanh nghiệp có mức giá tốt nhất.
9. ECPlaza (Ecplaza.net)
ECPlaza là một trong các trang web thương mại điện tử B2B có xuất xứ từ Hàn Quốc khi được tạo ra bởi Inkyu Park vào 1996. Không thể phủ nhận, ECplaza có lẽ là website B2B tốt nhất hiện nay khi sở hữu đa dạng sản phẩm và đầy đủ nhóm khách hàng tiềm năng thương mại.
Đặc biệt, đây cũng là cái tên hiếm hoi trong số các trang B2B được cung cấp khá nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Trung và tiếng Nhật. Điều này giúp cho người tiêu dùng trên toàn thế giới có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin, đặc biệt là các thị trường lớn như Trung và Nhật.
10. Kompass (Kompass.com)
Kompass là một trong các trang web thương mại điện tử B2B được thành lập vào năm 1997 tại Mỹ. Trang web này có chứa danh bạ điện tử của các công ty trên thế giới với rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm các công ty theo ngành hàng, tên công ty hoặc khu vực thị trường.
Bên cạnh đó, B2B website này cũng cung cấp thêm rất nhiều thông tin về các dự án mua hàng chính phủ tại thị trường Châu Âu. Đặc biệt, Kompass cũng được hiển thị bằng nhiều thứ tiếng khác nhau như: Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Italia, Nhật Bản,.... Riêng tại các thị trường lớn như: Séc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Hà lan, United Arab và Vương quốc Anh là có từng trang web riêng để phục vụ nhóm khách hàng nội địa.
11. Exportersindia (Exportersindia.com)
Exportersindia được thành lập vào năm 1997 và được quản lý bởi Weblink. In Pvt Ltd - một trong những doanh nghiệp có tên tuổi đi đầu trong việc thiết kế web và cung cấp các giải pháp hỗ trợ thương mại điện tử. Với nhiều năm chinh chiến trên thương trường, B2B website Exportersindia đã trở thành một giải pháp tuyệt vời cho tất cả các yêu cầu của người mua lẫn người bán.
12. ThomasNet (ThomasNet.com)
ThomasNet được thành lập tại Mỹ vào năm 1996 và là thị trường B2B lớn nhất tại Bắc Mỹ. Đây cũng là một cái tên nổi bật trong số các website B2B ở Việt Nam với các mặt hàng chủ yếu là máy móc và sản phẩm công nghiệp. Trong đó, gần như 100% các nhà cung cấp đều ở Hoa Kỳ. Hiện nay, B2B website này đã đạt con số 500.000 nhà cung ứng với hơn 6 triệu sản phẩm, 10 triệu bản vẽ công nghiệp cùng 120 dịch vụ công nghiệp.
13. Taiwantrade (Taiwantrade.com)
Taiwantrade là sàn giao dịch B2B chính thức của Đài Loan được thành lập vào năm 2002, được tổ chức bởi Bộ Kinh tế, Phòng ngoại thương Đài Loan và được điều hành song song bởi Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài Loan - tổ chức xúc tiến thương mại phi lợi nhuận lớn nhất của quốc gia.
Với mạng lưới hơn 60 văn phòng trải rộng trên toàn cầu, Taiwantrade giúp cho các doanh nghiệp ở khắp nơi có thể tìm kiếm các nhà cung cấp uy tín và những sản phẩm chất lượng từ Đài Loan. Có thể nói, xuất thân là một nền tảng phát triển thương mại toàn diện, Taiwantrade đã cung cấp các dịch vụ đáng tin cậy cho người dùng, bao gồm cả thương mại, nguồn tìm kiếm cá nhân, bản tin hay ấn phẩm tạp chí,....
14. Made-In-China (Made-In-China.com)
Đúng như tên gọi, Made-In-China là website thương mại điện tử B2B có xuất xứ từ Trung Quốc. Với một thị trường có dân số đứng đầu trên thế giới, Made-In-China đã nhanh chóng chiếm trọn thị phần trong và ngoài nước, đồng thời vươn lên khẳng định vị thế top 5 sàn thương mại điện tử B2B lớn nhất toàn cầu.
Hoạt động theo mô hình bên thứ ba một cách năng nổ, Made-In-China đã thành công thu hẹp tối đa khoảng cách giữa người mua và nhà cung cấp, nhà sản xuất cùng doanh nghiệp trên toàn thế giới. Trong đó, việc đánh giá đầy đủ thông tin về các nhà cung cấp chính là một tính năng ấn tượng để mang lại sự minh bạch, hài lòng cho khách hàng một cách tuyệt đối.
15. eWorldtrade (Eworldtrade.com)
eWorldtrade là công ty con của Reckon Media LLC - một doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ công nghệ và phương tiện kỹ thuật số với trụ sở chính được đặt tại Mỹ. Đây cũng là B2B website duy nhất cung cấp cho người dùng tối đa 10 khách hàng tiềm năng miễn phí ngay khi bạn đăng ký. Có thể nói, eWorldtrade là một điểm bán hàng khổng lồ dành cho các doanh nghiệp và điều này đã được chứng minh thông qua sự lớn mạnh của nó trong một vài năm trở lại đây.
Nếu công ty mẹ Reckon Media LLC có trụ sở đặt ở Mỹ thì văn phòng chính của eWorldtrade lại ở Pakistan. Điều này đã giúp cho sàn giao dịch B2B này trở thành một phần của CPEC (Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan) và được hưởng rất nhiều lợi ích khác nhau. Về ưu điểm nổi bật của eWorldtrade, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì giá bán buôn thấp và giao hàng nhanh chính là lợi thế hàng đầu mà trang web này mang lại.
Công cụ tìm kiếm thông tin các doanh nghiệp qua B2B website
Ngày nay, công nghệ 4.0 phát triển đã giúp cho việc tra cứu, tìm kiếm thông tin khách hàng B2B trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Đặc biệt là thông qua các công cụ dưới đây, bạn có thể dễ dàng tra cứu thông tin một cách chính xác các website thuộc quản lý của doanh nghiệp hay khách hàng B2B tiềm năng, điển hình như:
- Danh bạ doanh nghiệp Châu Âu (europages.com): Đây là trang web giúp bạn cập nhật đầy đủ các thông tin về khoảng 700.000 công ty thuộc 35 nước Châu Âu. Theo đó, trang web sẽ được hiển thị bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và bạn có thể tìm theo danh sách chi tiết các sản phẩm và dịch vụ của công ty trong phạm vi danh bạ một cách dễ dàng.
- Công cụ tìm kiếm website B2B Kompass (kompass.com): Trang web này được ví như kho lưu trữ danh sách các công ty trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm các công ty theo ngành hàng hoặc theo tên doanh nghiệp, khu vực thị trường. Bên cạnh đó, trang web cũng cung cấp thêm các thông tin về một số dự án mua hàng chính phủ tại thị trường Châu Âu và có thể hiển thị bằng nhiều thứ tiếng khác nhau như: Pháp, Anh, Italia, Nhật Bản, Tây Ban Nha,....
- Danh bạ doanh nghiệp châu Âu ThomasGlobal (tgreurope.com): ThomasGlobal là một trang web sẽ giúp bạn cập nhật đầy đủ thông tin về các nhà cung cấp và thông tin sản phẩm. Nhờ đó mà bạn có thể tìm theo danh sách các sản phẩm và dịch vụ của công ty trong danh bạ một cách nhanh chóng, đơn giản nhất.
Có thể thấy, thương mại điện tử đã giúp cho việc mua bán toàn cầu trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Mọi người giờ đây có thể mua những gì mà mình muốn với mức giá vô cùng phải chăng, đặc biệt là thông qua các địa chỉ B2B website uy tín được Phương Nam Vina liệt kê ở trên. Hi vọng rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm nhiều hơn về sàn giao dịch B2B và những trang thương mại điện tử phổ biến để có thể áp dụng cho công việc kinh doanh của mình.
Tham khảo thêm:
Cách bán hàng online thành công cho người mới bắt đầu
Top 6 sàn giao dịch thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam
Những điều cần lưu ý khi kinh doanh online để đạt hiệu quả cao