Worm là gì? Cơ chế lây lan và cách phòng tránh sâu máy tính

Trong thời đại công nghệ không ngừng phát triển, việc sử dụng máy tính để tìm hiểu thông tin, làm việc hay giải trí,... là một nhu cầu cần thiết và vô cùng phổ biến. Tuy nhiên thì trong quá trình sử dụng, không ít người đã gặp phải các vấn đề liên quan đến máy tính từ những vị khách không mời, chẳng hạn như sâu worm. Vậy worm là gì? Theo dõi bài viết này để cùng chúng tôi vén màn bí ẩn về kẻ phá hoại này nhé.


Worm là gì? Cơ chế lây lan và cách phòng tránh sâu máy tính
 

Worm máy tính là gì?

Trong lĩnh vực bảo mật thông tin, computer worms là một loại phần mềm độc hại cực kỳ nguy hiểm khi có cơ chế tấn công theo kiểu “âm thầm”. Tức là sâu worm sẽ tự lây lan sang các thiết bị khác trong khi chúng vẫn đang hoạt động trên máy tính đã bị nhiễm.

Từ “worm” gợi nhớ cho chúng ta đến nhiều hình ảnh, chẳng hạn như kẹo thạch dẻo, một số loại sinh vật không xương sống (giun, sâu) hay thậm chí là các phần mềm độc hại trong máy tính. Cũng giống như tên gọi của mình, computer worm không hề có xương sống và sử dụng các chiêu thức gian lận để xâm nhập vào nhiều loại máy chủ khác nhau. Mặc dù công nghệ bảo mật thông tin ngày nay đã có nhiều tiến bộ, nhưng sâu worms vẫn là một vấn đề nghiêm trọng đối với các cá nhân / doanh nghiệp và cần được xử lý kịp thời.


Worm là gì?
 

Đặc điểm và tác hại của sâu worm

Computer worms là một dạng phần mềm độc hại có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với người dùng, đặc biệt là các doanh nghiệp hoặc tổ chức lớn. Đồng thời, chúng cũng được xem là một trong những loại mã độc hại đáng ngại nhất do có các đặc điểm sau đây:

- Computer worms có khả năng tự nhân bản và tự lan truyền đến các máy tính khác một cách tự động mà không cần người dùng can thiệp.

- Sâu máy tính có thể lan truyền qua mạng máy tính bằng cách tận dụng các lỗ hổng trong phần mềm mạng hoặc sử dụng các chiêu thức kỹ thuật xã hội để lừa người dùng tải về và chạy worm.

- Worms có thể tiêu thụ một lượng lớn tài nguyên của hệ thống như bộ nhớ và băng thông. Điều này gây ra sự chậm trễ và ảnh hưởng xấu tới hiệu suất của máy tính, thậm chí nó cản trở hoạt động thông thường của người dùng mà không gây ra bất kỳ sự cố trực tiếp nào.

- Worms hoàn toàn có thể triển khai các hành động gây hại như xóa các tệp quan trọng, đánh cắp dữ liệu và khởi động các cuộc tấn công DDoS để gây ra tổn thất nghiêm trọng cho hệ thống.

- Một số loại worm virus có khả năng ẩn mình trong hệ thống bị nhiễm, điều này khiến cho việc phát hiện chúng bằng biện pháp bảo mật và phần mềm chống virus trở nên vô cùng khó khăn.

- Sâu worms cũng có thể duy trì sự tồn tại của mình trên hệ thống bị nhiễm để tiếp tục thực hiện các hành động độc hại, ngay cả sau khi các hoạt động gây hại đã được giải quyết trước đó.


Worm máy tính
 

Cơ chế lây lan của worm máy tính

Computer worms thường tận dụng các lỗ hổng bảo mật và lỗi trong các giao thức mạng để tự lan truyền giữa các máy tính. Chúng sử dụng một máy tính được hiệu chỉnh để đóng vai trò máy chủ, từ đó tiến hành quét và lây nhiễm vào các máy tính khác trong cùng mạng mà không cần có tác động nào của người dùng.

Sau khi một con worm máy tính xâm nhập vào một hệ thống máy tính, nó thường cố gắng duy trì hoạt động trên hệ thống càng lâu càng tốt. Lúc này, nó sẽ tự động sao chép và lan truyền sang nhiều hệ thống khác một cách tự động và nhanh nhất có thể.

Lịch sử phát triển của sâu máy tính

Kể từ khi Internet phát triển, có rất nhiều loại computer worm đã xuất hiện và ngày càng phát triển, từ đó gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đối với hệ thống mạng cùng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, lịch sử phát triển của sâu máy tính được trải qua theo từng mốc thời điểm sau:

1. Worm Morris

Sau khi tốt nghiệp đại học, Robert Tappan Morris đã mở đầu kỷ nguyên của worm máy tính bằng cách tung ra sản phẩm của mình vào ngày 2/11/1988. Vào thời điểm đó, Morris không có ý định dùng sâu máy tính để gây ra thiệt hại nào. Nhưng do cách viết mã nguồn mà worm này đã gây ra tình trạng lây nhiễm nhiều lần trên các máy chủ.

Chính sơ xuất này đã khiến cho worm gây ra hàng loạt sự cố máy tính ngừng hoạt động, đồng thời làm cho một phần mạng Internet tại thời điểm đó không thể truy cập được cho đến khi loại bỏ các worm virus khỏi máy tính bị nhiễm. Hậu quả của những thiệt hại này ước tính dao động từ hàng trăm nghìn đến hàng triệu đô la. Bản thân Morris sau đó cũng trở thành người đầu tiên bị tòa kết án theo Đạo luật Lạm dụng và Lừa đảo Máy tính của Hoa Kỳ năm 1986.

2. Worm ILOVEYOU

Xuất hiện tại Philippines vào đầu năm 2000, worm ILOVEYOU được đặt tên theo chính thông điệp email mà nó lan truyền. Ngược lại với worm của Morris, ILOVEYOU là một loại worm virus độc hại được lập trình để ghi đè ngẫu nhiên các tệp tin trên máy tính của nạn nhân.

Sau khi tấn công và hủy hoại máy chủ, worm ILOVEYOU đã tự động gửi email chứa bản sao của chính nó qua Microsoft Outlook và truyền đến tất cả các địa chỉ liên hệ trong Windows Address Book (Sổ địa chỉ Windows) của nạn nhân. Với sức công phá của mình, ILOVEYOU đã gây ra thiệt hại hàng tỷ đô la trên toàn thế giới và biến nó thành một trong những worm máy tính gây kinh hãi nhất trong lịch sử.


Worm máy tính là gì?
 

3. SQL Slammer

Có mặt vào năm 2003, SQL Slammer là một loại worm Internet được xếp vào hàng tàn bạo nhất khi có khả năng lây nhiễm cho khoảng 75.000 nạn nhân chỉ trong vòng 10 phút. Vượt qua cả các chiến thuật email của ILOVEYOU, SQL Slammer đã tiến hành lây lan bằng cách tận dụng một lỗ hổng trong Microsoft SQL Server dành cho Windows 2000.

SQL Slammer đã tự tạo ra các địa chỉ IP ngẫu nhiên và gửi bản sao của chính nó đến các máy tính tại những địa chỉ này. Nếu máy tính nhận được vẫn đang chạy trên một phiên bản của SQL Server chưa được vá và vẫn tồn tại lỗ hổng bảo mật thì SQL Slammer sẽ tự động xâm nhập, kích hoạt. Nó sẽ biến các máy tính bị nhiễm thành botnet và được sử dụng để thực hiện nhiều cuộc tấn công DDoS.

4. Worm WannaCry

WannaCry là một loại sâu máy tính độc hại được phát hiện vào năm 2017 và có sức tàn phá không thua kém bất kỳ một loại mã độc nào. Cụ thể, worm WannaCry đã sử dụng một lỗ hổng trong phiên bản đầu tiên của giao thức chia sẻ tài nguyên SMBv1 trong hệ điều hành Windows.

Sau khi đã xâm nhập vào một máy tính mới, phần mềm độc hại WannaCry bắt đầu tự tìm kiếm trên mạng để chọn ra các "nạn nhân" tiếp theo. Khi có đối tượng lọt vào tầm ngắm, WannaCry đã tự động cài đặt một bản sao của chính nó và bắt đầu mã hóa các tệp của nạn nhân, sau đó hiển thị thông báo đòi tiền chuộc khi quá trình hoàn tất.


Sâu worm
 

Sự khác biệt giữa worm máy tính và virus máy tính

Ẩn mình trong thế giới Internet rộng lớn, worm máy tính và virus máy tính chính là những kẻ phá hoại thầm lặng, sẵn sàng tấn công và xâm nhập vào thiết bị của người dùng. Cả hai loại malware này đều mang bản chất gây hại, có thể đánh cắp dữ liệu cá nhân và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Tuy nhiên, worm và virus máy tính cũng có những điểm khác biệt nhất định. Theo bản báo cáo "Security of the Internet" được công bố vào năm 1996 bởi Phòng CERT thuộc Viện Kỹ thuật Phần mềm tại Đại học Carnegie Mellon cho biết, worm máy tính được mô tả là các chương trình tự sao chép và lan truyền mà không cần sự can thiệp của con người sau khi chúng được phát tán.

Đồng thời, báo cáo cũng nhấn mạnh rằng virus tuy là các chương trình tự sao chép, nhưng thường sẽ đòi hỏi một số hành động từ phía người dùng để lan truyền sang các chương trình hoặc hệ thống khác.

Các loại worm máy tính phổ biến hiện nay

Tính đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia về bảo mật đã phân loại worm máy tính thành các loại sau đây:

- Email worms: Đây là một loại sâu máy tính hoạt động bằng cách tự động tạo và gửi thư đi đến tất cả các địa chỉ trong danh sách liên hệ của người dùng. Các email này sẽ thường chứa một tập tin đính kèm có chương trình độc hại bên trong và khi người nhận mở nó, email worms sẽ ngay lập tức xâm nhập vào.

- File-sharing worms: Đây là loại sâu máy tính được ẩn dưới dạng các tập tin đa phương tiện. Trong đó, Stuxnet là một trong những "File-sharing worms" nổi tiếng nhất. Nó phát tán chương trình độc hại thông qua các thiết bị USB bị nhiễm và tấn công vào hệ thống kiểm soát giám sát để thu thập dữ liệu. Loại worm này được sử dụng phổ biến trong môi trường công nghiệp, điển hình như các dịch vụ cấp nước, tiện ích điện, nhà máy xử lý nước thải và nhiều nơi khác.

- Crypto worms: Worm máy tính này tạo ra sự cố bằng cách mã hóa dữ liệu trên hệ thống máy tính của nạn nhân. Nó thường được sử dụng trong các cuộc tấn công ransomware bằng thủ đoạn theo dõi nạn nhân, sau đó mã hóa dữ liệu của họ và đòi tiền chuộc để cung cấp khóa giải mã cho dữ liệu.

- Internet worms: Loại worm này sẽ hướng đối tượng mục tiêu tấn công là những trang web sở hữu thứ hạng cao nhưng lại có khả năng bảo mật website kém. Ẩn mình trong những trang web, chúng sẽ lây nhiễm sang các máy tính đang truy cập vào và lây lan nhanh chóng qua các thiết bị khác nhờ vào kết nối Internet, hoặc thông qua một mạng LAN.

- Instant messaging worm: Worm này sẽ ngụy trang thành các tệp đính kèm hoặc liên kết được gửi qua tin nhắn trên các ứng dụng trò chuyện. Mục tiêu của chúng là thu thập mật khẩu và các thông tin quan trọng của người dùng để thực hiện những hành vi xấu.


Sâu máy tính
 

Những dấu hiệu cho thấy máy tính đã bị nhiễm worm

Đối với hầu hết các chủ sở hữu doanh nghiệp, việc phát hiện những vấn đề liên quan đến computer worm trong hệ thống bảo mật là một thách thức không nhỏ. Vậy nên, dưới đây sẽ là một số dấu hiệu phổ biến để bạn có thể dễ dàng nhận biết rằng liệu thiết bị có thể bị nhiễm sâu máy tính hay không.

1. Máy tính đột nhiên chạy chậm hoặc bị lỗi

Nếu máy tính của bạn bất ngờ trở nên chậm chạp, không phản hồi hay thậm chí là gặp sự cố thì nguyên nhân có thể xuất phát từ worm máy tính. Bởi khi tồn tại trên thiết bị, sâu worm sẽ tiêu thụ rất nhiều tài nguyên nên việc máy tính của bạn chạy chậm do thiếu tài nguyên chính là một dấu hiệu cần phải được lưu ý.

2. Bộ nhớ máy tính nhanh bị đầy

Khi một worm tiến hành nhân bản thì nó sẽ cần phải lưu trữ tất cả các bản sao của chính mình ở một nơi nào đó trên máy tính. Vì thế, nếu không gian lưu trữ khả dụng trên máy tính bất ngờ bị giảm đột ngột mà không có lý do rõ ràng thì bạn hãy kiểm tra xem cái gì đang chiếm hết dung lượng đó - thủ phạm lúc này rất có thể là do worm.

3. Hệ thống hoạt động bất thường

Hiện nay, có rất nhiều loại worm thường tự lây lan bằng cách tận dụng các kênh truyền thông trực tiếp. Do đó, bạn nên kiểm tra xem liệu có bất kỳ email hoặc tin nhắn nào đang được gửi từ tài khoản của bạn mà bản thân không hề thực hiện. Ngoài ra, sự xuất hiện của các cảnh báo bất thường, những thay đổi không rõ nguyên nhân hay nhiều tệp mới xuất hiện cũng có thể là dấu hiệu của việc worm máy tính đang xâm nhập vào thiết bị của bạn.

4. Các cảnh báo liên tục xuất hiện

Bên cạnh những dấu hiệu trên thì việc thường xuyên xuất hiện các thông báo cảnh báo từ hệ điều hành, phần mềm diệt virus, tường lửa cũng là một số dấu hiệu mà bạn cần quan tâm.


Computer worm
 

Cách loại bỏ worm trên máy tính

Xóa sạch computer worm không phải là một quy trình dễ dàng. Trong một số trường hợp, để loại bỏ worm thì người dùng có thể phải tiến hành định dạng lại toàn bộ hệ thống hoặc thậm chí cài đặt lại tất cả các phần mềm.

Khi xác định được worm máy tính đang lây nhiễm vào hệ thống, bạn có thể sử dụng các công cụ chuyên dụng để loại bỏ chúng hoặc ngắt kết nối Internet nhằm ngăn tình trạng lây lan. Đồng thời thì sau khi ngắt kết nối, bạn hãy thực hiện các bước sau đây để xóa bỏ worm trên máy tính của mình:

- Cập nhật toàn bộ Antivirus Signatures.

- Sử dụng phần mềm chống virus để quét máy tính và loại bỏ các phần mềm độc hại, tệp tin đáng ngờ cùng một số mã độc hại khác.

- Đảm bảo hệ thống của bạn đã được cập nhật và sửa lỗi.

Một số phương pháp phòng tránh worm virus hiệu quả

Để ngăn chặn nguy cơ xâm nhập của worm máy tính, người dùng nên sử dụng thành thạo các biện pháp an ninh an toàn mạng. Trong đó, phổ biến cần phải kể đến những gợi ý sau:

- Thường xuyên cập nhật hệ điều hành, phần mềm cùng tất cả các bản vá để ngăn chặn sự xuất hiện của các lỗ hổng mới, đồng thời giảm thiểu rủi ro không mong muốn.

- Tường lửa sẽ giúp ngăn chặn và hạn chế tối đa khả năng xâm nhập của các loại phần mềm độc hại vào trong hệ thống.

- Hãy cẩn thận khi nhấp vào file đính kèm hoặc liên kết trong email cũng như trong các ứng dụng nhắn tin khác bởi chúng có thể mở ra con đường cho phần mềm độc hại tiếp xúc với hệ thống của bạn.

- Nên áp dụng các biện pháp bảo mật mạnh mẽ như mã hóa tệp tin để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm được lưu trữ trên các thiết bị di động, máy tính và máy chủ.

- Thường xuyên đưa máy tính đến các trung tâm bảo hành hoặc sửa chữa để thực hiện kiểm tra định kỳ.


Worm computer
 

Trên đây là những thông tin về sâu worm mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến bạn. Hi vọng từ bài viết này, bạn sẽ hiểu được worm máy tính là gì và những dấu hiệu cho thấy máy tính của bạn đang bị sâu worm lây nhiễm, từ đó áp dụng một số phương pháp ngăn chặn, xóa bỏ chúng hiệu quả để đảm bảo an toàn cho thiết bị.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Deep web là gì? Những bí ẩn có thể bạn chưa biết về deep web

icon thiết kế website Trojan là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách ngăn chặn virus Trojan

icon thiết kế website Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? Hướng dẫn cách cài đặt SSL cho website

Bài viết mới nhất

AMP là gì? Lợi ích của việc cài đặt AMP cho website

AMP là gì? Lợi ích của việc cài đặt AMP cho website

AMP là công nghệ được chính Google phát triển với mục đích gia tăng tốc độ tải trang của website trên các thiết bị di động một cách hiệu quả.

HTTPS là gì? Vai trò của giao thức HTTPS đối với website

HTTPS là gì? Vai trò của giao thức HTTPS đối với website

HTTPS hay HyperText Transfer Protocol là một phiên bản của giao thức HTTP nhưng lại có khả năng bảo mật tốt hơn nhờ chứng chỉ SSL.

User flow là gì? 8 bí kíp xây dựng user flow website hiệu quả

User flow là gì? 8 bí kíp xây dựng user flow website hiệu quả

User flow là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế, phát triển website để cải thiện trải nghiệm của người dùng hiệu quả.

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP hay HyperText Transfer Protocol là một giao thức truyền tin siêu văn bản thường xuất hiện trên thanh địa chỉ cùng với URL của trang web.

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Aliases domain hay tên miền bí danh là một tên miền tương tự như Parked Domain với khả năng hoạt động cùng lúc với tên miền chính của website.

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

Mã 2FA là một công nghệ bảo mật thông tin cho các loại tài khoản trực tuyến đang được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay.

zalo