Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Một khi đã làm việc trong lĩnh vực kinh doanh thì chắc chắn, bạn sẽ biết đến chiến thuật cross sale nhằm mục đích tăng khả năng bán hàng hiệu quả. Và có lẽ, bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào khi muốn thúc đẩy doanh số cũng đều áp dụng kỹ thuật tuy đơn giản nhưng lại giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận khủng. Vậy cross selling là gì? Hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung sau để khám phá thêm về sức mạnh của chiến lược bán hàng ấn tượng này nhé.


Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao
 

Cross selling là gì?

“Anh / chị có muốn dùng thêm nước ngọt không ạ?” - Đây có lẽ là câu nói không còn xa lạ gì khi bạn mua hàng ở những cửa hàng thức ăn nhanh như: KFC, McDonald hay Lotteria,.... Trên thực tế, câu hỏi này không đơn giản chỉ là sự quan tâm thông thường mà ẩn sau là cả một chiến thuật bán hàng đỉnh cao được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp FMCG với mục đích gia tăng doanh số. Chiến thuật này được gọi là cross selling, hay còn được biết đến với khái niệm bán chéo. Vậy cross sale là gì?

Theo đó, cross selling là một phương pháp bán hàng nhằm thúc đẩy người tiêu dùng “móc hầu bao” để mua thêm các sản phẩm liên quan đến những gì họ đã chọn. Những sản phẩm này có thể là những lựa chọn mang tính tương đồng, có tác dụng hỗ trợ hoặc đơn giản là để nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Cross selling là gì?

Ví dụ thực tiễn về cross selling

Mỗi một ngày khi bạn rời khỏi nhà để đến nơi làm việc, đi chơi hay thậm chí khi lướt web thì có lẽ, bạn sẽ không thể tránh khỏi việc bắt gặp những banner, poster giới thiệu sản phẩm từ các cửa hàng. Những hình ảnh này thường bao gồm các combo đồ ăn và thức uống được kết hợp theo nhiều cách khác nhau.

Trong ngành dịch vụ nhà hàng và khách sạn, kỹ thuật cross selling được xem như một chiến lược quan trọng giúp tăng doanh thu và lợi nhuận. Ví dụ, khi một khách hàng đặt món bò bít tết kiểu Mỹ trong một không gian lãng mạn, nhân viên phục vụ có thể khéo léo đề xuất cho họ thêm một chai rượu vang phù hợp để làm bữa ăn trở nên hoàn hảo hơn.

Tương tự, tại các khách sạn, sau khi khách hàng đặt phòng, nhân viên tiếp tân có thể giới thiệu các dịch vụ đi kèm như spa, tour du lịch địa phương, hoặc nhà hàng trong khách sạn. Khi khách hàng trả phòng, họ có thể được đề xuất mua các sản phẩm lưu niệm như sách, quà lưu niệm, hoặc sản phẩm thủ công của địa phương. Với sự tinh tế và sự am hiểu về nhu cầu của khách hàng, các nhân viên được đào tạo để có thể tư vấn mà không gây phiền toái cho khách hàng.

Hay trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, một ví dụ cho việc áp dụng kỹ thuật cross selling cũng được thể hiện rõ khi bạn đến một ngân hàng để yêu cầu vay tiền. Sau khi tư vấn viên đã kiểm tra và xác nhận các tài sản bạn có thể thế chấp, họ có thể khéo léo đề xuất cho bạn một thẻ với hạn mức tín dụng cá nhân dựa trên tài sản mà bạn đang thế chấp. Ngoài ra, họ cũng có thể đề xuất cho bạn các sản phẩm / dịch vụ bổ sung, chẳng hạn như một gói bảo hiểm phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu tài chính của bạn.

Phân biệt cross selling và up selling

Cross selling và up selling là hai chiến lược bán hàng đỉnh cao được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tuy mục đích cuối cùng của cả hai kỹ thuật này đều là làm tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty nhưng cách thức cùng mục tiêu của upsell và cross sell là khác nhau hoàn toàn.

Cụ thể thì đối với trường hợp của upsell, mục tiêu chính của người bán đó là khuyến khích khách hàng chọn phiên bản cao cấp, đắt tiền hơn của cùng một sản phẩm. Ví dụ, nhân viên tư vấn sẽ đề xuất gói Premium của Netflix thay vì chỉ chọn gói Tiêu chuẩn thông thường. Mặc dù gói Premium có mức giá cao hơn nhưng tính năng và trải nghiệm sử dụng lại được đánh giá tốt hơn.

Trong khi đó, cross selling lại hướng mục đích đẩy mạnh việc mua sắm các món đồ bổ sung phù hợp với sản phẩm chính. Đặc điểm của các sản phẩm này thường đi kèm và người dùng hoàn toàn có thể mua độc lập. Ví dụ, khi mua một chiếc điện thoại di động thì bạn có thể được nhân viên tư vấn đề xuất mua thêm tai nghe, ốp lưng, kính cường lực hoặc bộ sạc dự phòng.


Cross selling
 

Những lợi ích của cross sell đối với doanh nghiệp

Như chúng ta cũng đã tìm hiểu, kỹ thuật bán chéo là một phương pháp nhằm nâng cao doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách khuyến khích khách hàng mua thêm các sản phẩm hoặc dịch vụ bổ sung. Chính nhờ đặc điểm này mà cross sell đã mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích khác nhau, cụ thể:

1. Nâng cao doanh số, lợi nhuận

Một trong những lợi ích chính mà cross-selling mang lại cho doanh nghiệp đó chính là khả năng nâng cao doanh số và lợi nhuận. Bằng cách đề xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ bổ sung, khách hàng sẽ có thêm đa dạng sự lựa chọn khác nhau để mua hàng, từ đó góp phần thúc đẩy gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Theo một nghiên cứu của Gartner, 35% tổng số doanh thu của một doanh nghiệp đến từ chính những khách hàng đã từng mua sắm tại doanh nghiệp đó. Vậy nên, việc áp dụng cross sell không chỉ giúp khách hàng có thêm nhiều tùy chọn mà còn là cơ hội để họ khám phá thêm về các sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Điều này đem lại lợi ích cho cả hai bên, doanh nghiệp có thêm doanh thu và khách hàng cũng được hưởng những lợi ích từ việc mua thêm các sản phẩm hoặc dịch vụ bổ sung.

2. Gia tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng

Không chỉ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu hiệu quả, chiến lược bán chéo còn mang lại những lợi ích thực tế và thiết thực cho khách hàng. Theo đó, việc đề xuất các sản phẩm / dịch vụ có liên quan sẽ giúp khách hàng có trải nghiệm mua sắm tốt hơn, linh hoạt hơn và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ.

Khi khách hàng có sự lựa chọn để mua thêm các sản phẩm hoặc dịch vụ bổ sung, họ có thể tận dụng được những ưu đãi và giảm giá đến từ doanh nghiệp. Điều này giúp tạo nên một trải nghiệm mua sắm liền mạch và tiết kiệm chi phí cho khách hàng.

Một điểm cộng khác của cross selling là việc áp dụng cực kỳ linh hoạt chứ không hề gò bó. Linh hoạt ở đây là cross sell sẽ trao quyền quyết định cho khách hàng, mua hoặc không mua chứ không phải là sự ép buộc. Bên cạnh đó, khách hàng chỉ cần tìm hiểu về các sản phẩm / dịch vụ có liên quan thông qua các kênh mua sắm online hoặc thông qua nhân viên tư vấn của doanh nghiệp. Việc mua thêm các sản phẩm hoặc dịch vụ này có thể được thực hiện ngay tại cửa hàng hay thông qua các kênh trực tuyến nhằm giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng.


Cross sell
 

3. Phát triển lòng trung thành của khách hàng

Một trong những mục tiêu hàng đầu mà bất kỳ doanh nghiệp nào hiện nay cũng cần chú trọng đó là tạo ra lòng trung thành từ phía khách hàng. Và với cross selling, chiến lược này sẽ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, phát triển lòng trung thành đó của khách hàng đối với thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.

Việc đề xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ bổ sung giúp tăng cường sự ủng hộ và tin tưởng của khách hàng vào thương hiệu, đồng thời tạo ra một bước tiến mới trong quá trình tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng. Việc khuyến khích khách hàng mua thêm các sản phẩm hoặc dịch vụ bổ sung (điều kiện là sản phẩm đi kèm phải chất lượng, có giá trị) cũng cho thấy sự quan tâm, chăm sóc của doanh nghiệp đối với nhu cầu và mong muốn của khách hàng, góp phần xây dựng mối quan hệ lâu dài, hiệu quả giữa hai bên.

4. Tăng giá trị vòng đời khách hàng

Khách hàng đóng vai trò quan trọng khi là người trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc tăng giá trị vòng đời khách hàng được xem là một ưu tiên hàng đầu của mà các doanh nghiệp hiện nay cần chú ý. Với chiến lược cross selling, doanh nghiệp sẽ dễ dàng gia tăng giá trị vòng đời của khách hàng bằng cách mở rộng phạm vi sản phẩm hoặc dịch vụ có thể cung cấp cho khách hàng.

Hiểu một cách đơn giản thì cross sell sẽ giúp doanh nghiệp có thể cung cấp các sản phẩm / dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó tạo ra những cơ hội kinh doanh mới và tăng cường sự tương tác với khách hàng. Điều này cũng giúp tăng giá trị đóng góp của mỗi khách hàng cho doanh nghiệp, từ đó tạo ra lợi nhuận lớn hơn và kéo dài vòng đời của khách hàng.


Cross sale
 

Top 11 nguyên tắc cross selling giúp khách hàng rút hầu bao nhanh chóng

Trong thời đại bán hàng cạnh tranh như hiện nay, cross selling đã trở thành một chiến lược không thể thiếu của nhiều doanh nghiệp trong việc gia tăng doanh thu và lòng trung thành của khách hàng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong việc áp dụng cross sell chinh phục khách hàng. Do đó, việc áp dụng những nguyên tắc vàng dưới đây chính là chìa khóa để doanh nghiệp thôi thúc khách hàng không ngần ngại rút hầu bao của mình.

1. Niềm tin là yếu tố quan trọng nhất

Trước khi bắt đầu cross selling, doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng dựa trên sự tin tưởng. Bởi lẽ, khách hàng hiện nay sẽ dễ dàng chấp nhận các đề xuất mua hàng bổ sung nếu họ cảm thấy tin tưởng vào sự chuyên nghiệp và hiểu biết đến từ nhân viên tư vấn bán hàng.

Do vậy, việc tạo niềm tin cho khách hàng là một yếu tố rất quan trọng trong cross selling. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có một đội ngũ nhân viên bán hàng sở hữu kiến thức sâu rộng về sản phẩm / dịch vụ của mình. Họ cần có khả năng lắng nghe và tư vấn khách hàng một cách chân thành, chuyên nghiệp nhất. Đồng thời, việc cung cấp thông tin hữu ích và giải đáp các câu hỏi của khách hàng một cách nhanh chóng cũng là giải pháp tốt nhất để doanh nghiệp xây dựng sự tín nhiệm của khách hàng.

Tất nhiên, điều quan trọng nhất đó là doanh nghiệp cần luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm / dịch vụ để không làm mất đi sự tin tưởng của khách hàng. Nếu khách hàng tin tưởng vào thương hiệu và những sản phẩm / dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp thì họ sẽ có xu hướng mua thêm các sản phẩm bổ sung khi được đề xuất.


Cross sell là gì?
 

2. Đúng lúc, đúng chỗ, đúng nhu cầu

Thời điểm và cách thức thực hiện cross selling cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng. Lúc này, doanh nghiệp cần đưa ra các đề xuất mua hàng bổ sung ở thời điểm mà khách hàng đã hoàn tất giao dịch hoặc đang cân nhắc lựa chọn giữa nhiều sản phẩm.

Ví dụ, nếu khách hàng đã mua một chiếc áo sơ mi, bạn có thể đề nghị cho họ thử một chiếc quần khác cùng kiểu dáng hoặc một phụ kiện để kết hợp với áo sơ mi đó. Việc đề xuất một sản phẩm bổ sung tương tự sẽ giúp khách hàng có thêm lựa chọn để hoàn thiện trang phục của mình. Tuy nhiên, lưu ý không nên đề xuất quá nhiều sản phẩm cho khách hàng, vì điều này có thể khiến họ cảm thấy quá tải và không muốn mua bất cứ sản phẩm nào cả.

Ngoài ra, nội dung cross selling cần được cá nhân hóa theo nhu cầu và sở thích của từng khách hàng cụ thể. Chẳng hạn, nếu bạn biết rằng khách hàng yêu thích những món phụ kiện thời trang, hãy đề xuất cho họ các sản phẩm phụ kiện mới nhất của doanh nghiệp. Điều này giúp tăng khả năng khách hàng chấp nhận các đề xuất mua hàng bổ sung và cũng giúp tạo sự hài lòng cho khách hàng khi nhận được những đề xuất phù hợp với sở thích của mình.

3. Cần tư vấn chứ không chỉ là bán hàng

Một trong những nguyên tắc quan trọng để thành công trong cross selling mà bất kỳ nhân viên bán hàng nào cũng phải nằm lòng đó là cần tư vấn chứ không chỉ là bán hàng. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần tư vấn khách hàng một cách chân thành và đưa ra những lời khuyên phù hợp với nhu cầu của họ, thay vì chỉ muốn bán thêm nhiều sản phẩm.

Việc tư vấn sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó giúp họ có thể đưa ra quyết định mua hàng chính xác hơn. Nếu như chỉ đơn thuần muốn bán hàng thì vô tình bạn đang khiến cho khách hàng cảm thấy áp lực và không hài lòng với việc được đề xuất mua thêm sản phẩm. Do đó, điều quan trọng lúc này đó là cần tư vấn khách hàng một cách tốt nhất để họ cảm thấy thoải mái và tin tưởng vào doanh nghiệp của bạn.

4. Chuẩn bị đầy đủ sản phẩm để cross sell

Để thực hiện cross selling hiệu quả, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các sản phẩm / dịch vụ có thể sẽ được đề xuất cho khách hàng. Việc này giúp tăng khả năng khách hàng chấp nhận các đề xuất mua hàng bổ sung và tạo sự hài lòng cho khách hàng khi nhận được những gợi ý phù hợp với nhu cầu của họ. Đồng thời, sự đa dạng trong sản phẩm còn giúp tăng khả năng khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn trong cùng một giao dịch.


Cross sale là gì?
 

5. Giới hạn số lượng sản phẩm đề xuất

Một sai lầm mà các doanh nghiệp hiện nay rất thường hay gặp phải khi áp dụng cross selling là đề xuất quá nhiều sản phẩm cho khách hàng. Điều này có thể làm cho khách hàng cảm thấy bị bối rối, áp lực và cuối cùng là dẫn đến cảm giác khó chịu không muốn mua bất kỳ sản phẩm nào cả.

Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có sự chủ động và tỉnh táo khi đề xuất mua hàng bổ sung cho khách hàng. Ví dụ, nếu là thời trang thì hãy tập trung vào việc đề xuất những sản phẩm có thể giúp hoàn thiện bộ quần áo hoặc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu khách hàng không muốn mua thêm sản phẩm, nhân viên tư vấn hãy lắng nghe và tôn trọng quyết định của họ.

6. Tung ra các ưu đãi để kích thích tiêu dùng

Tung ra các ưu đãi, khuyến mại có lẽ là giải pháp được các doanh nghiệp thường xuyên áp dụng để kích thích khách hàng mua hàng bổ sung. Điều này giúp tạo sự hứng thú và động lực cho khách hàng mua hàng.

Ví dụ, doanh nghiệp có thể đưa ra chương trình giảm giá hoặc tặng quà khi khách hàng mua sản phẩm bổ sung cùng với sản phẩm chính. Việc này không chỉ giúp tăng khả năng cross sell thành công mà còn tạo cảm giác hài lòng và xây dựng tệp khách hàng thân thiết cho doanh nghiệp.

7. Tận dụng xu hướng mua theo để cross sale

Đây là một kỹ thuật cross-selling tập trung vào tâm lý khách hàng chứ không chỉ dựa trên sản phẩm. Thông qua việc gợi ý các sản phẩm được nhiều người tin dùng như "Sản phẩm được yêu thích nhất", “Sản phẩm bán chạy nhất” kỹ thuật này nhắm đến việc củng cố niềm tin của khách hàng vào sự lựa chọn của họ. Điều này giúp tạo ra một trải nghiệm mua sắm tối ưu và tạo ra cơ hội cho việc mở rộng giỏ hàng của khách hàng.

8. Thiết kế giao diện web hiển thị ấn tượng, dễ sử dụng

Đối với các doanh nghiệp bán hàng online, việc thiết kế giao diện web hiển thị ấn tượng và dễ sử dụng cũng là yếu tố quan trọng trong cross selling. Việc có một giao diện web chuyên nghiệp, dễ sử dụng và hấp dẫn giúp tạo ấn tượng tốt đầu tiên với khách hàng.

Ngoài ra, việc sắp xếp sản phẩm một cách logic, hợp lý cũng giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và chọn lựa sản phẩm. Đồng thời, bạn cũng nên ưu tiên hiển thị các sản phẩm liên quan hoặc sản phẩm kèm theo khi người dùng xem chi tiết một sản phẩm để thúc đẩy chiến lược cross selling hiệu quả.

Tuy nhiên, việc tạo website không phải là chuyện đơn giản nếu bạn chưa có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, lập trình. Đó chính là lý do vì sao mà việc tham khảo dịch vụ thiết kế web bán hàng của các công ty uy tín như Phương Nam Vina chính là điều cần thiết. Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực CNTT, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn một trang web bán hàng chất lượng với giao diện đẹp, thân thiện với người dùng để hỗ trợ việc kinh doanh online thêm hiệu quả.

Ngoài ra, Phương Nam Vina hiện cũng đang cung cấp hai dịch vụ SEO web và Google Ads để nâng cao khả năng xếp hạng của website trên công cụ tìm kiếm, cũng như giúp bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu tiêu trên thị trường trực tuyến. Vậy nên, nếu đang quan tâm đến dịch vụ thiết kế website của chúng tôi thì bạn hãy liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!


Bán chéo
 

9. Bán hàng theo gói combo

Bán hàng theo gói combo có nghĩa là doanh nghiệp sẽ đưa ra các sản phẩm được kết hợp với nhau có mức giá ưu đãi hơn so với việc mua lẻ từng sản phẩm. Đây là chiến lược không chỉ giúp tăng doanh số hiệu quả mà còn tạo sự thuận lợi cho khách hàng khi họ chỉ cần chọn một gói sản phẩm là đã có thêm nhiều mặt hàng khác nhau với mức giá cực kỳ hấp dẫn. Đồng thời, việc kết hợp các sản phẩm phù hợp với nhau cũng giúp tăng khả năng khách hàng chấp nhận cross sell hơn so với việc bán lẻ rồi giới thiệu sản phẩm đi kèm.

10. Chia nhóm khách hàng để cross sale tốt hơn

Việc chia nhóm khách hàng theo đặc điểm chung sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích của từng nhóm khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược cross selling phù hợp. Ví dụ, nếu doanh nghiệp biết rằng khách hàng yêu thích thời trang, họ có thể đề xuất các trang phục mới nhất.

Hoặc nếu khách hàng thường xuyên mua sắm online, doanh nghiệp có thể đề xuất các sản phẩm tương tự khi họ thực hiện mua hàng trực tuyến. Việc chia nhóm khách hàng sẽ giúp tối ưu hóa chiến lược cross selling và tăng cơ hội thành công hơn rất nhiều.

11. Remarketing hiệu quả

Remarketing là một chiến lược quảng cáo hiệu quả để doanh nghiệp có thể đưa ra các đề xuất mua hàng bổ sung cho khách hàng đã thăm trang web của bạn mà chưa hoàn tất giao dịch. Việc sử dụng remarketing sẽ giúp nhắc nhở khách hàng về sản phẩm họ đã xem và đề xuất các sản phẩm tương tự khi họ duyệt web. Điều này giúp tăng khả năng chuyển đổi và cũng là một cách hiệu quả để thực hiện cross selling.


Cách cross sale
 

Một số hạn chế cần lưu ý khi áp dụng cross selling

Mặc dù có rất nhiều lợi ích, nhưng việc áp dụng cross-selling cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ khách hàng của họ, nhu cầu và mong muốn của họ trước khi đưa ra các sản phẩm hoặc dịch vụ bổ sung. Nếu không thực hiện đúng cách, cross-selling có thể gây ra những hậu quả xấu như làm giảm lòng tin của khách hàng và tạo ra sự phiền toái cho họ.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo rằng các sản phẩm hoặc dịch vụ được đề xuất đáp ứng được nhu cầu thực sự của khách hàng và có giá trị thực sự. Việc đưa ra các sản phẩm hoặc dịch vụ không phù hợp hoặc không có giá trị có thể khiến khách hàng cảm thấy bị quấy rầy và làm giảm lòng trung thành với thương hiệu.

Ví dụ về chiến lược cross selling của các doanh nghiệp hàng đầu

Với những lợi ích tuyệt vời, kỹ thuật bán chéo đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong kế hoạch bán hàng của mình. Vậy nên, để hiểu rõ hơn về cách áp dụng cross-selling trong thực tế, chúng ta có thể tham khảo một số ví dụ từ các doanh nghiệp hàng đầu hiện nay.

1. KFC

Một trong những ví dụ điển hình về cross-selling mà chúng ta có thể thấy hàng ngày đó là chiến lược bán combo của thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng KFC. Cụ thể, khi khách hàng đặt mua một phần ăn, họ sẽ được đề xuất các combo bổ sung với mức giá ưu đãi và hấp dẫn.

Thông qua việc đề xuất các combo bổ sung, KFC không chỉ tăng cơ hội bán hàng mà còn tạo ra sự tiện lợi cho khách hàng khi có thể chọn lựa nhiều sản phẩm khác nhau trong một lần mua. Điều này giúp tăng doanh số và lợi nhuận của KFC đồng thời cũng tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng.

Ngoài ra, chiến lược bán combo cũng giúp tăng giá trị vòng đời khách hàng của KFC. Khách hàng có thể thấy được sự linh hoạt và đa dạng trong việc lựa chọn sản phẩm, từ đó tạo ra sự hài lòng và ủng hộ lâu dài đối với thương hiệu. Chiến lược này đã được chứng minh là hiệu quả và mang lại kết quả tích cực cho KFC trong việc phát triển doanh nghiệp.


Ví dụ cross sale
 

2. Sky

Sky là một trong những nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp hàng đầu hiện nay. Chiến lược cross-selling của Sky tập trung vào việc đề xuất các gói dịch vụ khác nhau với nhiều mức giá phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng.

Thông qua việc đưa ra các gói dịch vụ linh hoạt và đa dạng, Sky không chỉ tạo ra sự lựa chọn cho người dùng mà còn tăng cơ hội bán hàng và tăng giá trị vòng đời khách hàng. Việc khuyến khích khách hàng tiến hành nâng cấp hoặc mua thêm các dịch vụ bổ sung cũng góp phần giúp tăng doanh số và lợi nhuận của Sky, đồng thời tạo ra mối quan hệ chặt chẽ hơn với khách hàng.

3. FPT Shop

FPT Shop là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ thiết bị công nghệ tại Việt Nam. Chiến lược cross-selling của FPT Shop là tập trung vào việc đề xuất các sản phẩm bổ sung khi khách hàng mua thiết bị điện tử mới, cụ thể ở đây là các smartphone.

Thông qua việc khuyến khích khách hàng mua thêm bộ dụng cụ đi kèm với điện thoại, FPT Shop không chỉ tăng doanh số bán hàng mà còn tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng. Ngoài ra, việc giảm giá hoặc tặng quà kèm khi mua thêm các sản phẩm bổ sung cũng giúp khách hàng cảm thấy được sự quan tâm, chăm sóc, từ đó tạo ra lòng trung thành và tin tưởng vào thương hiệu.


Ví dụ cross sell
 

Trên đây là những thông tin về kỹ thuật cross selling là gì mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến bạn. Mặc dù là một kỹ thuật bán hàng không phải mới mẻ nhưng những kết quả mà chiến lược bán chéo mang lại luôn giúp doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công to lớn. Vậy nên, chúng tôi cũng hi vọng rằng bạn có thể nắm vững những nguyên tắc xây dựng cross sell để hỗ trợ cho việc bán hàng mình thêm thành công hơn.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Giao tiếp trong kinh doanh và những bí kíp siêu đỉnh

icon thiết kế website Bỏ túi 12 kỹ năng bán hàng online hiệu quả, đắt khách

icon thiết kế website Thủ thuật bán hàng là gì? Top 18 thủ thuật bán hàng đỉnh cao

Bài viết mới nhất

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là một yếu tố quan trọng không thể thiếu và góp phần tạo nên sự thành công cho bất kỳ một sự kiện hay chương trình nào.

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được ví cá tính của một công ty, tổ chức và có tác động đến kết quả kinh doanh, sự bền vững của doanh nghiệp.

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Việc hiểu rõ chân dung khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các chiến lược kinh doanh, tiếp thị của tất cả doanh nghiệp trên thị trường.

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

zalo