Mô hình 3C là gì? Phân tích mô hình 3C trong marketing

Để phát triển một doanh nghiệp, việc nghiên cứu thị trường, khách hàng chính là cơ sở quan trọng để giúp thương hiệu có thể tiến hành triển khai các chiến lược phù hợp nhất, từ đó giảm thiểu các rủi ro, sai sót. Trong đó, mô hình 3C chính là một giải pháp hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan chung về thị trường, qua đó khám phá ra những tiềm năng phát triển nội tại. Có thể nói, mô hình 3C chính là một trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp triển khai chiến lược phù hợp, thành công như mong đợi. Vậy 3C là gì? Muốn tìm hiểu chi tiết, các bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo nội dung dưới đây để có được giải pháp kinh doanh hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình.
 

Mô hình 3C là gì? Phân tích mô hình 3C trong kinh doanh
 

Mô hình 3C là gì?

Mô hình 3C chính thức được xuất hiện lần đầu vào năm 1982 trong cuốn sách mang tên “The Mind Of the Strategist” của chiến lược gia Kenichi Ohmae và ngày càng trở nên phổ biến đối với các marketer trên toàn thế giới. Theo đó, mô hình này sẽ tiến hành triển khai và đánh giá, xem xét dựa vào ba tiêu chí khác nhau, bao gồm: Customers (Khách hàng), Competitions (Đối thủ cạnh tranh) và Company (Doanh nghiệp).

Chỉ khi bạn xác định được ba yếu tố này thì doanh nghiệp mới có thể nhìn thấu được toàn cảnh của thị trường, cũng như những lợi thế cạnh tranh để có thể đưa ra các phương án chiến lược marketing, kinh doanh hiệu quả. Cần lưu ý là trong mọi trường hợp, cả ba yếu tố trên đều phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau nên bất kỳ biến số nào nếu xảy ra thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng đến các biến khác.


Khái niệm mô hình 3C là gì?
 

Phân tích mô hình 3C trong marketing

Theo như mô hình 3C trong marketing, để có thể đạt được sự thành công nhất định về mặt kinh doanh thì khi tiến hành xây dựng chiến lược, các doanh nghiệp cần tập trung vào ba chữ C quan trọng đại diện cho ba yếu tố dưới đây:

- Customers (Khách hàng).

- Competitors (Đối thủ cạnh tranh).

- Company (Doanh nghiệp).

Đây được xem là tam giác chiến lược quyền lực nhất trong các doanh nghiệp và mỗi một bộ phận đều có mối tương quan vô cùng chặt chẽ. Do đó, nếu muốn thành công thì mỗi một đơn vị cần phải tìm ra được sự cân bằng của mình ngay trong chính tam giác này để xác định lợi thế cạnh tranh, đồng thời tìm những hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp.

1. Customers (Khách hàng)

Chữ C đầu tiên và cũng là chữ C quan trọng nhất trong mô hình 3C đó chính là Customers (Khách hàng). Theo như lời khẳng định của chiến lược gia Kenichi Ohmae, người tiêu dùng chính là nền tảng cốt lõi cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Dĩ nhiên, nếu khách hàng chính là người quyết định đến sự thành - bại của các chiến dịch thì mỗi một hoạt động hay chính sách mà doanh nghiệp đưa ra đều phải hướng đến lợi ích của họ chứ không phải là nghe theo cổ đông. Bởi một khi đã làm hài lòng người tiêu dùng thì chắc chắn, thành công sẽ đến với doanh nghiệp và lúc đó, tự nhiên lợi ích của cổ đông cũng sẽ được đảm bảo toàn vẹn.

Để có thể xác định và làm hài lòng khách hàng của mình, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến một số vấn đề quan trọng để dễ dàng hoạch định được chiến lược phát triển cho doanh nghiệp, cụ thể:

- Khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến là những ai?

- Họ đang có những mong muốn hay “nỗi đau” nào cần được giải quyết?

- Sản phẩm hay dịch vụ nào của bạn có thể thỏa mãn được vấn đề đó của họ?

- Khách hàng tiềm năng mà bạn hướng đến đang ở khu vực nào? Liệu nơi đó có những nét đặc trưng nào về phong tục, tôn giáo hay văn hóa,... có thể sẽ ảnh hưởng đến họ không?

- Họ có lối sống như thế nào? Thói quen, hành vi tiêu dùng hay sở thích ra sao?

- Các đặc điểm về nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, thành phần gia đình, nghề nghiệp, thu nhập hay các mối quan hệ,... có ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của họ không? Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào? Cấp độ ra sao?

Việc vẽ lên chân dung của khách hàng càng rõ ràng, chi tiết bao nhiêu sẽ càng chứng tỏ doanh nghiệp bạn hiểu rõ khách hàng bấy nhiêu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, tỷ lệ thành công của bạn trong việc thu hút, tiếp cận khách hàng sẽ là rất lớn. Tất nhiên, quy luật “bán cái khách hàng cần” luôn được xem là kim chỉ nam cho mọi doanh nghiệp khi hoạt động trên thị trường hiện nay. Vì lẽ đó, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về khách hàng của mình để biết được rằng họ đang cần gì ở chúng ta.

Chẳng hạn, nếu lựa chọn “tấn công” vào nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng đã được đáp ứng bởi các sản phẩm, dịch vụ đang hiện hành trên thị trường thì doanh nghiệp sẽ dễ bị rơi vào tình trạng cạnh tranh khốc liệt với những tên tuổi lớn, đồng thời tự biến mình thành “kẻ đi sau” một cách mờ nhạt. Đây cũng chính là thách thức mà TH True Milk đã từng gặp khi phải đối đầu trực tiếp với Vinamilk - Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam với vị thế, địa vị đứng đầu trong ngành.

Ngoài ra, cũng có một phương án thứ hai mà doanh nghiệp có thể lựa chọn đó chính là tìm ra vấn đề, nhu cầu của một nhóm khách hàng chưa tồn tại trên thị trường, sau đó giúp họ tìm ra được giải pháp thỏa đáng nhất. Ví dụ rõ nét nhất cho trường hợp này đó chính là sản phẩm cafe hòa tan với hương vị cafe pha phin của thương hiệu Vinacafe. Cụ thể, khi hương vị của các sản phẩm cafe hòa tan hiện tại vẫn chưa thể thỏa mãn những người vì bận rộn mà đành phải từ bỏ thói quen uống cafe pha phin thì Vinacafe đã tận dụng chính điều đó để tạo một cú hích cho mình trên thị trường. Tuy nhiên, để có thể tạo được thành công như cách mà Vinacafe đã làm thì doanh nghiệp cần phải có đủ nguồn lực, điều kiện để cho ra đời những giải pháp tiên phong, mới mẻ, đồng thời chấp nhận hứng chịu các rủi ro có thể xảy đến do thiếu kinh nghiệm.


Mô hình 3C là gì?
 

2. Competitors (Đối thủ cạnh tranh)

Khi kinh doanh trên một thị trường, rất khó để bạn có thể tìm được một “đại dương xanh” cho mình bởi sự xuất hiện của “những người cùng chí hướng” nhưng không phải là bạn mà là đối thủ. Đây chính là những doanh nghiệp có cùng đối tượng khách hàng mục tiêu, chủng loại sản phẩm / dịch vụ hay cùng kinh doanh chung một lĩnh vực, ngành nghề với bạn. Không chỉ vậy, họ còn có những sản phẩm thay thế khác và hoàn toàn có khả năng sẽ chiếm mất thị trường của bạn trong tương lai.

Vậy nên, để tránh tình trạng bị loại sớm khỏi “cuộc chơi” thì các nhà hoạch định chiến lược sẽ cần phải tìm hiểu thật kỹ về những đặc điểm, bao gồm cả điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ. Từ đây đưa ra được những giải pháp để tạo nên sự khác biệt cũng như mang lại thành công cho doanh nghiệp. Trong đó, có ba loại đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp cần phải đưa vào trọng tâm của quá trình nghiên cứu:

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Đây chính là loại đối thủ mà bất cứ doanh nghiệp nào muốn thành công cũng đều cần phải vượt qua. Bởi giữa bạn và họ đều có một điểm chung lớn nhất đó chính là có cùng nhóm khách hàng mục tiêu. Chưa kể, những đối thủ này sẽ có chung một chủng loại sản phẩm, phân khúc thị trường và chiến lược kinh doanh với doanh nghiệp của bạn. Ví dụ: Omo với Tide, Coca - Cola với Pepsi hay Milo và Ovaltine,....

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp

Nhóm đối thủ này có thể sẽ hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh doanh với doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, những sản phẩm, dịch vụ và chiến lược kinh doanh mà họ tạo ra lại có thể hoàn toàn khác biệt với bạn. Ví dụ: hai nhà hàng đồ ăn Nhật trên cùng một con đường sẽ là đối thủ trực tiếp của nhau và nhà hàng Trung Quốc ngay bên cạnh sẽ là đối thủ gián tiếp của họ.

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Là nhóm đối thủ mặc dù chưa xuất hiện nhưng sẽ cạnh tranh với doanh nghiệp của bạn trong thời gian tới. So với hai loại trên thì đối thủ cạnh tranh tiềm năng sẽ khó xác định hơn và đòi hỏi các chuyên gia marketing cần phải có thời gian để nghiên cứu, sau đó dựa vào đây để đưa ra được những dự đoán, xu thế sẽ xảy ra trong tương lai.

Ví dụ, các doanh nghiệp nổi tiếng chuyên về sản phẩm sữa như Vinamilk hay TH TrueMilk,... sẽ dựa vào kinh nghiệm, tiềm lực kinh tế, quy mô sản xuất cùng các kênh phân phối hiện có của mình để làm bàn đạp tham gia vào thị trường nước giải khát trong tương lai. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, họ sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của các doanh nghiệp đang kinh doanh nước giải khát như Tân Hiệp Phát, Suntory Pepsico,....


Mô hình 3C trong marketing
 

Khi tiến hành phân tích về các nhóm đối thủ này, doanh nghiệp muốn thành công thì cần phải đặt ra một số câu hỏi trọng tâm như sau:

- Đối thủ của mình đang có những dòng sản phẩm nào? Mức giá và thị phần trên thị trường là bao nhiêu?

- Đâu là nhóm khách hàng mà họ đang hướng tới?

- Quá trình phân phối, bán hàng của họ được diễn ra như thế nào? Có phù hợp, logic và mang lại kết quả khả thi không?

- Doanh số hàng năm của họ đạt được là bao nhiêu?

- Họ định vị thương hiệu của mình như thế nào?

- Làm cách nào để họ quảng bá thương hiệu của mình? Với những kênh truyền thông hay các hoạt động cụ thể?

- Các hoạt động marketing của doanh nghiệp liệu có mang lại một hình ảnh thương hiệu thống nhất trong tâm trí của khách hàng hay không?

Kết quả từ quá trình phân tích trên chính là những nguồn thông tin vô cùng quý giá để giúp cho doanh nghiệp của bạn biết được mình khác biệt với đối thủ ở điểm nào, hay đâu là cách để bạn trở nên vượt trội hơn so với họ. Đặc biệt, việc hiểu rõ về đối thủ cũng là cách để bạn tránh khỏi “cơn ác mộng” mang tên sử dụng điểm yếu của mình để đi đấu với điểm mạnh của doanh nghiệp cạnh tranh.

Minh chứng rõ ràng nhất cần phải kể đến đó chính là ngành hàng thức ăn nhanh với cuộc chiến của các “ông lớn” như: Burger King, KFC, McDonald’s, Popeyes,.... Theo đó, khi nhận biết được giá cả chắc chắn không phải là một lợi thế lâu dài thì McDonald’s đã tạo nên sự khác biệt cho mình bằng cách cải thiện các vấn đề liên quan đến dịch vụ như: khu vực Drive-through cho khách ngồi trên xe, thời gian chế biến và cả cung cách phục vụ khách hàng.

Hoặc chúng ta cũng có thể kể đến cuộc chiến xuyên thập kỷ của Pepsi và Coca - Cola. Xét trên hai phương diện về sản phẩm hay giá cả, cả hai hãng nước ngọt này đều không có quá nhiều sự khác biệt, chênh lệch nhau. Tuy nhiên, điều làm nên lợi thế cho Coca - Cola lại nằm ở chính quá trình xây dựng thương hiệu một cách cẩn thận, từng bước đi sâu vào trong trái tim cũng như trí não của người tiêu dùng bằng những thông điệp ấn tượng về niềm vui, sự tích cực và mối gắn kết.


3C trong marketing
 

3. Company (Doanh nghiệp)

Chữ C thứ ba và cũng là chữ C cuối cùng trong mô hình 3C mà bạn cần phải phân tích đó chính là Company (Doanh nghiệp). Trên thực tế, mặc dù là một thành phần không thể thiếu khi phân tích 3C nhưng rất nhiều doanh nghiệp thường không thật sự coi trọng chữ C này. Thay vào đó, họ chỉ tập trung vào việc tìm kiếm khách hàng và đánh giá đối thủ cạnh tranh của mình.

Tuy nhiên, để có thể thỏa mãn tối đa được nhu cầu, mong muốn của người dùng hay đối đầu trực diện với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ được chính bản thân mình. Yếu tố này bao gồm việc hiểu rõ mình là ai, vị thế trên thị trường như thế nào, điểm mạnh - yếu của bản thân và đâu là những cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt,.... Không phải tự nhiên mà cổ nhân vốn có câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, chỉ khi bạn hiểu rõ được mình, bạn mới biết bản thân nên làm gì để mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.

Tất nhiên, doanh nghiệp nào mà chẳng muốn tập trung vào việc phát triển điểm mạnh của mình. Nhưng nếu điểm mạnh đó mất đi sự gắn kết với hai chữ C còn lại thì chắc chắn, công việc kinh doanh của bạn sẽ không thể nào gặt hái được thành quả tốt đẹp như những gì đã từng mong muốn. Nói một cách dễ hiểu hơn thì thế mạnh của doanh nghiệp cần phải mang đến những giá trị, lợi ích cho người tiêu dùng và đủ khác biệt để tạo thế cạnh tranh so với đối thủ.

Đây cũng là cách mà Apple đã từng thực hiện thành công trước đối thủ Nokia vào thời điểm năm 2007. Lúc đó, mặc dù còn thua xa đàn anh ở rất nhiều tính năng như 3G, GPS,... nhưng nhà “Táo khuyết” đã không tìm cách chạy theo mà thay vào đó, họ tập trung vào làm những gì mà họ thấy giỏi nhất - đó chính là tư duy thiết kế và đặt trải nghiệm khách hàng lên hàng đầu. Kết quả của việc làm này đó chính là những chiếc điện thoại cảm ứng đã được ra mắt và nhanh chóng nhận được sự yêu thích, đón nhận của đông đảo người tiêu dùng trên khắp toàn cầu.


3C là gì?
 

Tầm quan trọng của mô hình 3C trong marketing

Trong các chiến dịch marketing, việc phân tích 3C đóng một vai trò quan trọng bởi sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn đánh giá được tình hình một cách thực tiễn và khách quan nhất. Mặc dù chỉ là một yếu tố cơ bản nhưng việc phân tích 3C trong marketing sẽ quyết định phần lớn sự thành công của các campaign quảng bá sản phẩm, cụ thể:

1. Marketing Client

Đây là yếu tố sẽ giúp cho bạn biết được thương hiệu của mình nên làm gì để có thể định vị thành công trên thị trường, nhất là trong bối cảnh mà xã hội phát triển như hiện nay. Mục tiêu của quá trình này đó chính là cá tính hóa bằng cách tạo nên những nét đặc trưng riêng cho các sản phẩm, dịch vụ để người dùng có thêm nhận thức sâu đậm về doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chiến dịch này còn mở rộng ra nhiều định hướng phát triển bền vững cho tương lai nhờ vào việc thấu hiểu và thâm nhập thị trường thành công.

2. Agency Marketing

Thông qua quá trình nghiên cứu tiêu chí khách hàng của mô hình 3C trong marketing, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm thấy được những insight, nhu cầu hay pain point (vấn đề) ẩn sâu trong tâm trí của khách hàng. Nếu như doanh nghiệp có thể tận dụng tốt các điểm này để giải quyết thỏa đáng vấn đề của người dùng thì họ sẽ có ấn tượng tốt và quay sang lựa chọn ủng hộ bạn.

Bên cạnh đó, từ cơ sở dữ liệu khách hàng đã được đề cập ở trên, chúng ta sẽ biết được người dùng mục tiêu của mình là ai để có thể triển khai những chiến dịch truyền thông đến đúng đối tượng, đúng thời điểm nhằm đảm bảo kết quả được tích cực nhất.


Mô hình 3C trong kinh doanh
 

Một số ví dụ về mô hình 3C trong thực tiễn

Giống như đã đề cập ở trên, mô hình 3C trong kinh doanh đóng một vai trò cực kỳ quan trọng khi giúp cho các doanh nghiệp có thể định vị được thị trường, đồng thời đề xuất được những chiến lược, kế hoạch phù hợp nhất. Vì vậy, có rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng mô hình này vào trong hoạt động kinh doanh của mình, điển hình gồm có:

1. Mô hình 3C của Vinamilk

Vinamilk là một thương hiệu sữa hàng đầu của Việt Nam và có vị trí cao nhất trong tâm trí người dùng so với các đối thủ khác. Để làm được điều này thì Vinamilk đã cho triển khai và áp dụng mô hình 3C trong kinh doanh với các yếu tố sau:

- Customers (Khách hàng): chiến lược marketing của Vinamilk chủ yếu sẽ đánh vào trong phân khúc những nhóm khách hàng có thu nhập từ khá trở lên. Đối tượng trực tiếp dùng sữa sạch mà thương hiệu này hướng đến là các trẻ em trong độ tuổi từ 5 - 14 đang muốn được nâng cao thể chất và hướng tới ươm mầm tài năng trẻ - trụ cột của nước nhà.

- Competitors (Đối thủ cạnh tranh): hiện nay, đối thủ đang có cùng phân khúc thị trường, kênh phân phối và khách hàng mục tiêu với Vinamilk đó chính là TH Milk. Đó là chưa kể, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng có thêm nhiều sự lựa chọn khác nhau về sản phẩm đến từ các thương hiệu lớn như: Dutch lady, Nestle, Abbott,....

- Company (Doanh nghiệp): tính đến thời điểm hiện tại, Vinamilk đang chiếm hơn 45% thị phần sữa trong nước và được người tiêu dùng phong cho danh hiệu “hàng Việt Nam chất lượng cao” hay bình chọn là thương hiệu có “nguồn sữa tươi đạt chuẩn”. Để giúp Vinamilk có thể đạt được thành công như vậy đó là nhờ vào mạng lưới trang thiết bị rộng lớn, kết hợp với công nghệ hiện đại được nhập khẩu từ các nước như: Ý, Đức, Thụy Sĩ,... Ngoài ra còn cần phải kể đến những chiến lược marketing được đầu tư một cách bài bản.


Phân tích 3C
 

2. Mô hình 3C của TH True Milk

TH True Milk cũng là một thương hiệu sữa nổi tiếng tại Việt Nam với chất lượng sản phẩm được đánh giá là đạt tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù chỉ mới bước chân vào thị trường cách đây không lâu nhưng tốc độ tăng trưởng của TH True Milk thật sự rất đáng nể và trở thành một đối thủ đáng gờm của Vinamilk. Cũng giống như đối thủ của mình, TH True Milk đã không ngừng dày công nghiên cứu để đưa ra một chiến lược cụ thể với mô hình 3C được phân tích như sau:

- Customers (Khách hàng): ngay từ khi mới được thành lập, TH True Milk đã định vị thương hiệu của mình là “sữa sạch” với mục tiêu là hướng đến những nhóm khách hàng quan tâm đến sức khỏe, hoặc yêu thích các sản phẩm hữu cơ,... để trực tiếp đối đầu với các nhãn hàng sữa nổi bật khác.

- Competitors (Đối thủ cạnh tranh): trong khi Vinamilk và Cô gái Hà Lan (Dutch Lady) lựa chọn việc khai thác mảng sữa dinh dưỡng dành cho trẻ em, người lớn tuổi thì TH True Milk đã khẳng định được sự khác biệt của mình bằng cách lựa chọn khách hàng mục tiêu chính là những chị em, phụ nữ hiện đại. Họ đều là những người có mối quan tâm to lớn dành cho vóc dáng cơ thể và chú ý đến việc bổ sung thực phẩm hữu cơ, mà cụ thể ở đây đó là nguồn sữa sạch.

- Company (Doanh nghiệp): dựa vào thế mạnh là “sữa sạch”, TH True Milk đã không ngừng đẩy mạnh việc định vị thương hiệu của mình bằng cách cho xây dựng mô hình trang trại tập trung, đồng thời ứng dụng công nghệ cao trong khâu sản xuất và quản lý sản phẩm.


Phân tích mô hình 3C
 

3. Mô hình 3C của Starbucks

Với hơn 1000 cửa hàng có mặt tại Mỹ và hơn 6000 cửa hàng trên toàn thế giới, vị thế của Starbucks trong giới cà phê vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào bị lung lay khỏi “ngôi vương”. Nhờ vào việc áp dụng mô hình 3C trong kinh doanh, Starbucks đã nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công tương xứng đến từ những yếu tố sau:

- Customers (Khách hàng): Starbucks luôn mong muốn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất từ không gian bài trí cho đến cách mà nhân viên phục vụ người dùng. Cụ thể, chiến lược của Starbucks đó là luôn xoay quanh các nhu cầu, vấn đề chưa được giải quyết triệt để của người tiêu dùng, chẳng hạn như: khách hàng luôn mong muốn có được một không gian riêng tư để tự do ngồi làm việc, không bị áp lực bởi văn phòng hay không gian ngột ngạt tại nhà,.... Chính vì thế, Starbucks được ví như là một “ngôi nhà thứ hai” của dân văn phòng để giúp họ có thể làm việc thoải mái, tự do gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp và tận hưởng cà phê chất lượng cao.

- Competitors (Đối thủ cạnh tranh): sản phẩm cà phê chất lượng cao cùng mức giá hấp dẫn chính là yếu tố giúp cho Starbucks đạt được vị thế như hiện tại. Đặc biệt, Starbucks cũng tập trung vào việc tạo nên sự khác biệt đến từ việc trải nghiệm, xây dựng thương hiệu nhất quán để tạo dấu ấn sâu sắc trong lòng người dùng hơn so với đối thủ.

- Company (Doanh nghiệp): nguồn sức mạnh tổng hợp đến từ nhiều ưu điểm khác nhau đã giúp củng cố vị thế vững chãi của Starbucks. Ngoài thế mạnh nổi trội về dịch vụ, thương hiệu, Starbucks cũng không ngừng đẩy mạnh về chất lượng sản phẩm cùng kinh nghiệm hoạt động đa quốc gia.


Khái niệm mô hình 3C
 

4. Mô hình 3C của Adidas

Là một trong những thương hiệu hàng đầu trên thị trường trong lĩnh vực giày dép và thể thao, ít ai biết rằng Adidas cũng đã từng phải trải qua rất nhiều thăng trầm trong quá trình hình thành và phát triển để có được một sự nghiệp tầm cỡ như hiện tại. Theo đó, thành công của Adidas đến từ việc thương hiệu này đã cho triển khai những chiến lược xuất phát từ mô hình 3C như sau:

- Customers (Khách hàng): thông qua việc cải thiện chất lượng sản phẩm, Adidas đã có cho mình lượng người dùng đầy tiềm năng đó chính là những vận động viên thể thao chuyên nghiệp hay những cá nhân yêu thích phong cách thể thao năng động, tươi trẻ. Bên cạnh đó, danh mục sản phẩm của Adidas cũng rất đa dạng khi luôn bắt kịp những xu hướng mới nhất, đồng thời vẫn giữ lại các điểm đặc trưng cho thiết kế của riêng mình. Đây cũng chính là chiến lược giúp Adidas tạo nên sự khác biệt và giúp người dùng có nhận diện sâu sắc dành cho thương hiệu.

- Competitors (Đối thủ cạnh tranh): nhắc đến đối thủ “kèn cựa” nhất của Adidas thì chắc chắn không thể nào bỏ qua Nike khi có cùng chung nhóm đối tượng khách hàng. Vì thế, Adidas đã tạo ra sự khác biệt cho mình giữa hàng loạt đối thủ bằng chiến lược “giá hớt váng” và “giá cả cạnh tranh”. Theo đó, có đến 90% sản phẩm của Adidas đều được sản xuất ngay tại chính Châu Á. Với nguồn nhân công đông đảo, giá rẻ cùng chính sách thuế quan, nhập khẩu có lợi cho sản phẩm, Adidas đã mang đến cho người dùng các mặt hàng có chất lượng tốt nhất nhưng với chi phí cực kỳ hấp dẫn.

- Company (Doanh nghiệp): hiện tại, Adidas vẫn không ngừng tập trung vào việc đẩy mạnh thêm nhiều thương hiệu con để có thể gia tăng lợi thế cạnh tranh, đồng thời mở rộng mức độ nhận diện trên thị trường.


Phân tích mô hình 3C trong marketing
 

Một số câu hỏi thường gặp về mô hình 3C

1. Mô hình 3C có những ưu điểm gì?

Khi nhắc đến mô hình 3C trong kinh doanh, chúng ta không thể nào bỏ qua được những ưu điểm tuyệt vời sau:

- Mô hình 3C đơn giản và không quá phức tạp, khó hiểu.

- Giúp doanh nghiệp tập trung và xác định những con đường chính để dẫn đến sự thành công.

- Cung cấp cả phân tích bên trong lẫn bên ngoài.

- Giúp định hình những cuộc trò chuyện cho các nhóm quản lý trong doanh nghiệp.

- Dễ dàng được áp dụng ở cấp độ công ty hay cấp độ tiếp thị.

2. Mô hình 3C và 4P trong marketing có gì khác biệt?

3C và 4P trong marketing đều là những mô hình kinh điển được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, bàn về cả khái niệm cho đến cách ứng dụng vào trong thị trường thì hai mô hình này đều có sự khác biệt rõ rệt. Đầu tiên là cần phải kể những thành phần có trong hai mô hình với 3P (khách hàng - đối thủ cạnh tranh - doanh nghiệp) và 4P (sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến).

Đó là chưa kể đến việc, định hướng của doanh nghiệp khi áp dụng hai mô hình marketing này cũng không giống nhau. Bởi sở dĩ, 3P sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn toàn cảnh về thị trường và khám phá ra được sức mạnh của nội tại, từ đó tận dụng những điểm này để phát triển và mở rộng thương hiệu. Nhưng với 4P, đây lại là chiến lược được dùng khi doanh nghiệp muốn cho ra mắt một sản phẩm mới để qua đó đạt được những mục tiêu đã đề ra.
 

Phân tích mô hình 3C trong kinh doanh
 

Như vậy, trên đây là những nội dung về mô hình 3C trong kinh doanh mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến các bạn. Mặc dù chỉ là một công cụ đơn giản với ba thành phần chính nhưng 3C lại có vai trò cực kỳ to lớn trong việc giúp doanh nghiệp xác định được lợi thế cạnh tranh của mình. Một khi đã tìm được lợi thế cạnh tranh thì chắc chắn, doanh nghiệp có thể dựa vào đó để tập trung đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh và marketing được thành công dễ dàng.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website 7P trong marketing là gì? Tất tần tật về mô hình 7P

icon thiết kế website Lợi thế cạnh tranh là gì? Các cách xác định lợi thế cạnh tranh

icon thiết kế website Phân khúc thị trường là gì? Cách chọn đúng phân khúc thị trường

Bài viết mới nhất

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright © All Rights Reserved là một cụm từ pháp lý thường xuất hiện ở footer website hay cuối tác phẩm nhằm khẳng định quyền tác giả.

 
Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, các giải pháp kinh doanh online chính là chìa khóa để doanh nghiệp vững bước trên cuộc đua chinh phục thị trường.

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

Khi đối mặt với ý tưởng, giải pháp hoặc công nghệ mới, POC là công cụ quan trọng giúp bạn xác thực tính khả thi và hiệu quả trước khi triển khai.

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment (hoạt động tự doanh) là một cơ hội tuyệt vời để bạn trở thành người làm chủ công việc và nhanh chóng đạt được tự do tài chính.

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Hiểu rõ chi phí cơ hội không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực mà còn mở ra những cơ hội phát triển bền vững và thành công.

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Ngân sách là một công cụ quản lý tài chính không thể thiếu đối với doanh nghiệp để kiểm soát chi tiêu và đảm bảo các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

zalo