Với xu hướng làm đẹp ngày càng tăng cao, kinh doanh nghề nail cũng đang dần trở thành một định hướng công việc được nhiều bạn trẻ yêu thích. Không cần phải đầu tư quá nhiều vốn, bạn vẫn có thể mở tiệm nail nhỏ để kinh doanh ngay từ bây giờ. Vậy nên, nếu bạn đang có niềm đam mê với nghề nail và muốn độc lập về tài chính, nhưng lại băn khoăn không biết mở tiệm nail cần những gì thì đừng lo lắng. Bởi trong bài viết này, chúng tôi sẽ mách bạn những bí quyết kinh doanh tiệm nail nhỏ ít vốn nhưng lợi nhuận mang lại rất khả quan. Từ đây, bạn có thể học hỏi và áp dụng để giúp tiệm nail hoạt động thuận lợi và phát triển bền vững.
- Đặc điểm thường thấy của một tiệm nail nhỏ
- Những điều cần chuẩn bị trước khi mở tiệm nail
- Các dụng cụ, thiết bị không thể thiếu khi mở tiệm nail
- 1. Kệ để sơn móng tay, tủ đựng đồ nail
- 2. Sơn gel, mẫu nail
- 3. Ghế ngồi cho khách làm nail
- 4. Ghế dành cho kỹ thuật viên làm móng
- 5. Xe đẩy đồ nghề làm nail chuyên dụng
- 6. Dụng cụ và đồ nghề làm móng cơ bản
- 7. Dụng cụ thiết bị vẽ móng đa năng
- 8. Bộ dụng cụ trang trí móng
- 9. Quầy tiếp tân
- 10. Giường spa, khăn, drap, gối, rèm
- 11. Các thiết bị vệ sinh
- Hướng dẫn chi tiết cách vận hành, quản lý tiệm nail
Đặc điểm thường thấy của một tiệm nail nhỏ
Vì đặc thù của mô hình kinh doanh tiệm nail chính là làm đẹp cho các chị em phụ nữ nên không gian được xem như yếu tố đầu tiên quyết định đến việc ghé thăm của khách hàng. Nếu một cơ sở chuyên kinh doanh dịch vụ làm đẹp nhưng lại có không gian bừa bộn, đồ đạc để ngổn ngang, dụng cụ không đảm bảo vệ sinh thì tất nhiên chẳng khách nào muốn quay lại lần nữa.
Bên cạnh đó, vì là lĩnh vực liên quan đến làm đẹp nên các chị em cũng muốn có sự tư vấn và hỗ trợ từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có gu thẩm mỹ tốt và thấu hiểu khách hàng. Đặc biệt là với mô hình tiệm nail nhỏ, nếu thợ làm móng có tay nghề cao thì sẽ càng có cơ hội được khách hàng giới thiệu cho người thân, bạn bè của họ ghé thăm. Điều này sẽ giúp tiệm có được một lượng khách quen và dần dần, việc mở rộng hoạt động kinh doanh chỉ là vấn đề thời gian.
Ngoài dịch vụ làm nail, các cơ sở làm đẹp hiện nay còn kết hợp mở thêm các dịch vụ đi kèm như: gội đầu, massage, chăm sóc da mặt, nối mi,.... Với sự đa dạng này, khách hàng có thể trải nghiệm cùng lúc nhiều dịch vụ ngay tại một cơ sở mà không cần phải tốn công di chuyển đến các địa điểm khác nhau. Đồng thời, điều này còn giúp cho tiệm nail của bạn có thể mang về nhiều doanh thu, lợi nhuận hơn so với mô hình hoạt động riêng lẻ.
Những điều cần chuẩn bị trước khi mở tiệm nail
Không phải tự nhiên mà nghề làm nail đang được xem là xu hướng bởi chỉ cần có kinh nghiệm lâu năm, kết hợp cùng một số vốn nhỏ là bạn đã có thể tự mở tiệm nail cho riêng mình. Tuy nhiên, khi tiệm nail đang ngày càng mọc lên như nấm thì thị trường cũng đang dần bước vào sự cạnh tranh gay gắt.
Khi đứng giữa nhiều sự lựa chọn, khách hàng sẽ thường nảy sinh tâm lý cẩn thận và tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Vậy nên, để có thể chinh phục được sự khó tính của khách hàng thì bạn cần phải có sự chuẩn bị chu đáo từ nguồn vốn, kiến thức quản lý và vận hành nhằm giúp việc kinh doanh được thuận lợi hơn. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề này thì ngay bên dưới, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn đâu là những gì mà bạn cần chuẩn bị khi mở tiệm nail nhỏ cho mình.
1. Nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu
Không chỉ riêng đối với nghề làm đẹp, nghiên cứu thị trường là một công đoạn mà bất cứ ai cũng đều phải thực hiện trước khi quyết định đặt chân vào lĩnh vực đó. Ở góc độ toàn cảnh, bạn nên tìm hiểu để đánh giá ngành nail đang phát triển như thế nào, cũng như tìm hiểu thêm các yếu tố kinh tế, xã hội, luật pháp.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải nghiên cứu các đối thủ của mình trong phạm vi khu vực. Ví dụ, tại nơi bạn chuẩn bị kinh doanh có những tiệm nail nào khác, họ đang kinh doanh những gì và ưu nhược điểm ra sao. Sau khi đánh giá chi tiết về đối thủ, việc tiếp theo mà bạn cần làm đó chính là xác định chân dung khách hàng mục tiêu của mình.
Mặc dù đa số các khách hàng của tiệm nail là nữ giới nhưng bạn cũng cần phải xác định chính xác đâu là đối tượng cụ thể để xây dựng phong cách cho quán, xây dựng menu phù hợp và triển khai chiến lược tiếp thị mang lại hiệu quả cao. Bạn có thể dựa vào các yếu tố như: độ tuổi, mức thu nhập, sở thích,... để xác định khách hàng mục tiêu và từ đó lập kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất.
2. Chuẩn bị mặt bằng kinh doanh tiệm nail
Sau khi đã có kế hoạch kinh doanh cụ thể, điều mà bạn cần làm tiếp theo đó chính là tìm mặt bằng để mở tiệm nail nhỏ. Với tiệm nail có quy mô vừa và nhỏ thì diện tích không cần phải quá rộng, khoảng từ 25 đến 30m2 là phù hợp. Tuy nhiên, dù nhỏ nhưng mặt bằng vẫn phải đáp ứng được một số điều kiện như dễ tìm, giao thông thuận tiện và có chỗ để xe.
Lưu ý để chọn được mặt bằng phù hợp, bạn phải dựa vào nhu cầu kinh doanh của mình và nhóm khách hàng tiềm năng. Chẳng hạn, nếu bạn mở tiệm nail nhỏ có giá bình dân và đối tượng phục vụ là khách hàng có thu nhập trung bình thì không cần phải thuê mặt bằng đẹp, nằm ở khu vực đắc địa.
3. Chuẩn bị chi phí mở tiệm nail nhỏ
Chi phí mở tiệm nail nhỏ không quá nhiều và bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến viễn cảnh sở hữu mức thu nhập tốt từ lợi nhuận của công việc này. Vậy mở tiệm nail cần bao nhiêu vốn? Hay kinh doanh tiệm nail cần đầu tư các khoản chi phí nào? Hãy tham khảo ngay những khoản mục và chi phí xây dựng một tiệm nail mà bạn sẽ đầu tư ngay dưới đây nhé.
Chi phí mở tiệm nail nhỏ cố định
Chi phí cố định là khoản tiền mà doanh nghiệp bắt buộc phải thanh toán khi muốn kinh doanh một lĩnh vực vào nó. Tương tự, với mô hình tiệm nail nhỏ thì chi phí cố định sẽ bao gồm các khoản ngân sách sau:
- Mặt bằng: để tiệm nail hoạt động hiệu quả thì bạn nên ưu tiên tìm mặt bằng tại các khu dân cư, gần chợ,.... nếu ở trong hẻm thì phải dễ tìm và nhìn thấy. Tránh thuê mặt bằng ở những mặt đường lớn, chi phí thuê cao và ít khách. Để cân đối ngân sách sao cho hợp lý thì tiền mặt bằng chỉ nên dao động từ 8 - 15 triệu đồng / tháng.
- Biển hiệu: mở tiệm nail muốn thu hút được khách hàng thì yếu tố cơ bản đầu tiên phải có đó chính là một biển hiệu đẹp. Bên trên có ghi đầy đủ các thông tin về tên thương hiệu, logo, hình ảnh dịch vụ, số điện thoại, địa chỉ,.... Số tiền để chi cho khoản này cũng không cần phải quá nhiều, khoảng từ 3 - 6 triệu đồng.
- Card visit, menu, voucher: số lượng card visit cần in khoảng từ 4 - 5 hộp, menu bảng giá in từ 3 - 5 quyền, voucher khoảng 200 tờ và nên sử dụng loại giấy in vừa phải để tối ưu chi phí. Ngân sách cho khoản này cũng được nhận xét là ít nhất khi chỉ từ 800.000 đồng đến 2 triệu đồng.
- Cơ sở vật chất: bao gồm các thiết bị chiếu sáng, thiết kế / trang trí nội thất, tủ kệ, quầy thu ngân, bàn ghế, giường,.... Tùy thuộc vào quy mô của tiệm nail lớn hay nhỏ mà bạn có thể cân đối số lượng, chất lượng sản phẩm và chỉ nên giới hạn số tiền trong khoảng từ 70 - 80 triệu đồng.
- Dụng cụ, thiết bị làm nail: gồm có bộ sơn móng tay, đồ trang trí, dụng cụ làm móng, máy móc,... với chi phí đầu tư khoảng 30 - 50 triệu đồng. Nên ưu tiên chọn những sản phẩm chất lượng vì đây chính là yếu tố để tạo nên khách hàng trung thành cho bạn.
Chi phí không cố định
Chi phí không cố định là khoản tiền mà doanh nghiệp sẽ phải thanh toán để phục vụ cho các vấn đề phát sinh, có thể tăng giảm theo từng tháng. Với mô hình kinh doanh tiệm nail, chi phí không cố định bao gồm các khoản sau:
- Lương nhân viên: khi mới mở tiệm nail, bạn nên tuyển dần nhân viên theo số lượng khách ghé đến để giảm thiểu chi phí trả lương. Mức lương thanh toán cho nhân viên cũng có sự chênh lệch dựa trên tay nghề của từng người. Với nhân viên có tay nghề thì mức lương sẽ là 5 - 10 triệu, nhân viên học việc trong tiệm có lương từ 3 - 5 triệu và nhân viên parttime sẽ từ 1,5 - 2 triệu.
- Marketing: quảng bá thương hiệu và các dịch vụ của tiệm nail chính là một việc làm cần thiết để thu hút khách hàng. Với mức đầu tư từ 5 - 30 triệu cho hoạt động quảng bá, đây được xem là con số không nhỏ nhưng sẽ giúp cho tiệm nail của bạn được nhiều người biến đến hơn.
- Chi phí khác: bao gồm các khoản tiền điện, nước, Internet, camera,... với chi phí từ 8 - 12 triệu đồng / tháng.
Như vậy, từ những khoản chi phí đã liệt kê ở trên thì bạn cũng đã trả lời được câu hỏi mở tiệm nail cần bao nhiêu tiền? Theo đó, tổng chi phí để mở một tiệm nail nhỏ sẽ tốn khoảng từ 90 - 180 triệu đồng cho vốn đầu tư ban đầu. Bên cạnh đó, mỗi tháng bạn cũng cần dự trù khoảng từ 10 - 20 triệu đồng để phòng các khoản chi phí phát sinh bất ngờ.
Các dụng cụ, thiết bị không thể thiếu khi mở tiệm nail
Sau khi đã giải quyết xong vấn đề vốn mở tiệm nail nhỏ, bước tiếp theo trong hành trình kinh doanh của bạn đó là lên danh sách các dụng cụ, thiết bị cần thiết cho cửa hàng của mình. Việc chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ, thiết bị quan trọng sẽ giúp bạn đảm bảo chất lượng dịch vụ một cách tốt nhất, cũng như mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng của mình.
1. Kệ để sơn móng tay, tủ đựng đồ nail
Đặc trưng của tiệm nail đó chính là có rất nhiều sản phẩm khác nhau, từ sơn móng tay, phụ kiện trang trí cho đến các dụng cụ cắt, vẽ, máy móc khác nhau. Vậy nên, để tránh tình trạng đồ đạc không được sắp xếp cẩn thận, khiến không gian trở nên kém thẩm mỹ và gây khó khăn cho nhân viên trong quá trình tìm kiếm, việc bố trí lắp đặt các kệ, tủ đựng đồ là rất cần thiết. Kệ để sơn móng tay phải rộng và chứa được nhiều loại sơn có hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau. Tủ đựng đồ nail cũng nên có nhiều ngăn khác nhau, dán tên của dụng cụ, thiết bị ở bên ngoài để phân loại và tiện bề cho việc tìm kiếm.
2. Sơn gel, mẫu nail
Sơn gel, mẫu nail là một trong những dụng cụ không thể nào thiếu khi bạn quyết định mở tiệm nail. Với việc cung cấp nhiều màu sắc đa dạng, khách hàng sẽ có thêm đa dạng sự lựa chọn tùy theo nhu cầu và sở thích của mình. Chú ý khi chọn màu, bạn nên đầu tư các màu phù hợp với tone da bàn tay của khách hàng, tránh chọn theo cảm tính bởi gu thẩm mỹ của mỗi người là không giống nhau.
Ngoài ra, không phải khách hàng nào cũng có móng tay dài để làm đẹp nên bạn cần phải chuẩn bị thêm các bộ mẫu móng để đáp ứng nhu cầu của họ. Nên thường xuyên cập nhật xu hướng để tìm kiếm các mẫu nail đang được khách hàng của mình yêu thích nhằm nâng cao doanh thu hiệu quả.
3. Ghế ngồi cho khách làm nail
Đây là một vật dụng không thể thiếu trong tiệm nail vì sẽ mang lại cho khách hàng sự thoải mái tối đa khi sử dụng dịch vụ. Nếu như trước đây, các tiệm nail sẽ chủ yếu sử dụng các bộ bàn ghế cơ bản thì giờ đây, ghế ngồi đã được đầu tư hơn rất nhiều. Thậm chí, để mang đến không gian thẩm mỹ và đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của khách hàng, nhiều tiệm nail còn đầu tư ghế ngồi lót nệm, có thêm công dụng massage, và tựa tay hai bên.
4. Ghế dành cho kỹ thuật viên làm móng
Khi chỗ ngồi của khách hàng đã được đảm bảo thì bạn cũng nên quan tâm đến ghế ngồi của kỹ thuật viên làm móng. Ghế ngồi chất lượng đóng một vai trò quan trọng khi ảnh hưởng tới kỹ thuật làm móng của nhân viên. Hiện nay, đa số các ghế dành cho kỹ thuật viên làm móng đều có phần tựa nâng đỡ lưng để mang đến sự thoải mái khi ngồi trong một thời gian dài.
5. Xe đẩy đồ nghề làm nail chuyên dụng
Xe đẩy làm móng tay, móng chân sẽ giúp cho các kỹ thuật viên có thể di chuyển sơn nail, dụng cụ hay máy móc một cách dễ dàng. Như chúng ta cũng đã biết, việc sơn sửa móng tay hay móng chân phải trải qua rất nhiều công đoạn với hàng loạt dụng cụ khác nhau. Vậy nên, hãy thử tưởng tượng nếu bạn phải cầm tất cả chúng trên tay cùng một lúc thì làm việc như thế nào? Hay nếu để trên sàn, bạn nghĩ khách hàng có cảm nghĩ như thế nào với chất lượng dịch vụ của cửa tiệm? Đó chính là lý do vì sao mà việc trang bị một xe đẩy đồ nghề làm nail là một điều cần thiết để giúp kỹ thuật viên loại bỏ được sự bất tiện đó.
6. Dụng cụ và đồ nghề làm móng cơ bản
Trong quá trình làm móng, mọi thứ mà bạn cần chuẩn bị sẽ bao gồm các công đoạn: tẩy sơn móng, cắt lớp biểu bì, bấm móng tay, dũa móng,.... Tương ứng với mỗi một khâu thực hiện là từng dụng cụ khác nhau như: tăm bông, nước rửa móng, kềm cắt móng, dụng cụ đẩy móng, đệm móng tay, nhíp,... và đây cũng là những món đồ mà khi mở tiệm nail không được thiếu. Bên cạnh đó, để nâng cao hình ảnh dịch vụ thì bạn cũng có thể bổ sung thêm đèn LED giúp làm khô móng tay của khách sau khi đánh bóng, tránh tình trạng bị lem trong khi khách ngồi chờ hong khô,....
7. Dụng cụ thiết bị vẽ móng đa năng
Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ các đồ nghề làm móng cơ bản, tiệm nail cũng phải trang bị thêm các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ vẽ móng đa dạng. Thông thường, một bộ dụng cụ vẽ móng chuyên nghiệp sẽ gồm có các món: cọ nét, cọ bản, cọ râu, cọ thư pháp, bút đắp hoa bột, bút chấm bi, bút đắp tạo form bột, bảng đen, sơn 12 màu cơ bản, bút đắp tạo que đính đá, đá, sơ bộ, gel, nhũ, móng a1, móng tuýp, cốp, bột, bát nhựa,.... Bộ dụng cụ này sẽ giúp cho nhân viên tiệm nails có thể vẽ móng theo nhu cầu của khách hàng một cách dễ dàng.
8. Bộ dụng cụ trang trí móng
Để tăng thêm hiệu ứng, nhiều khách hàng còn có thêm nhu cầu trang trí cho bộ móng của mình. Bộ phụ kiện này bao gồm các loại hạt ngọc trai, hạt cườm, charm, kim tuyến,... lấp lánh để giúp bộ móng thêm phần nổi bật. Ngoài ra, đây cũng chính là một cách để giúp bạn có thể nâng cao giá dịch vụ của mình thay vì chỉ vẽ móng thông thường.
9. Quầy tiếp tân
Đối với mọi tiệm nail, việc có một quầy tiếp tân chuyên nghiệp là điều bắt buộc. Đây được xem như là gương mặt của tiệm nail và tạo tiền đề cho những trải nghiệm của khách khi họ bước vào cửa. Vì thế, hãy tập trung vào việc nâng cao chất lượng quầy lễ tân với đồ đạc được sắp xếp gọn gàng, kết hợp cùng các ngăn chứa đồ cho những vị khách của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung thêm các kệ trang trí phù hợp để tạo hiệu ứng cho không gian tiệm nail. Đừng quên chuẩn bị thêm một hoặc hai giá để sách, tạp chí nhằm giúp khách hàng có thể giải trí trong thời gian chờ đợi.
10. Giường spa, khăn, drap, gối, rèm
Hầu hết các tiệm nail hiện nay sẽ kết hợp thêm với các dịch vụ spa như: phun xăm, nối mi, gội đầu, chăm sóc da mặt,... để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời nâng cao doanh số cho tiệm. Vậy nên, bên cạnh các dụng cụ cần thiết cho việc làm nails thì bạn cũng nên sắm thêm một số thiết bị khác để phục vụ cho những dịch vụ kết hợp này, điển hình như: giường spa, khăn, drap, gối, rèm,....
11. Các thiết bị vệ sinh
Để mở một tiệm nail chuyên nghiệp, bạn đừng quên chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh bộ làm móng. Các thiết bị này phải hiện đại và tiệt trùng hiệu quả để tránh gây ra tình trạng nhiễm trùng có trong các loại sơn móng, hay tránh lây lan những căn bệnh về da của khách hàng.
Hướng dẫn chi tiết cách vận hành, quản lý tiệm nail
Như đã nhấn mạnh ở trên, kinh doanh tiệm nail là một trong những ngành nghề đang có tính cạnh tranh khốc liệt nhất hiện nay. Nhất là khi cái thời “hữu xạ tự nhiên hương” đã không còn nữa, việc đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị hay chất lượng dịch vụ thôi vẫn chưa đủ để khẳng định sự thành công cho tiệm nail của bạn. Song song với đó, hãy tìm hiểu ngay bí quyết vận hành và quản lý tiệm nail hiệu quả thông qua những hướng dẫn sau:
1. Thuê và đào tạo đội ngũ nhân viên
Nhân sự là một yếu tố không thể nào bỏ qua khi bạn mở tiệm nail nhỏ. Họ không chỉ là người thay bạn cung cấp dịch vụ làm móng mà còn có sự ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng. Vậy nên, hãy ưu tiên tuyển thợ làm nail đã có bằng cấp và tay nghề khéo léo để khách hàng nhìn thấy được sự chuyên nghiệp của tiệm. Vào thời gian đầu, nếu tiệm chưa có nhiều việc thì bạn có thể thuê nhân viên học việc để vừa học vừa làm nhằm tối ưu chi phí.
Xuyên suốt trong quá trình làm việc, bạn cũng nên có một kế hoạch đào tạo bài bản để nâng cao tay nghề của nhân viên. Bởi làm đẹp là một lĩnh vực có tốc độ thay đổi khá nhanh nên nếu không chịu cập nhật, tiệm nail của bạn sẽ dễ bị tụt lại so với đối thủ và đánh mất khách hàng. Đồng thời, hãy tạo sự đồng bộ cho cửa tiệm của mình bằng cách để nhân viên mặc đồng phục và đeo tạp dề. Điều này không chỉ giúp tiệm nail trở nên chuyên nghiệp hơn mà còn tạo được thiện cảm to lớn đối với khách hàng.
2. Thiết kế website tiệm nail
Trong thời đại kinh doanh online đang làm bá chủ toàn cầu, nếu không chịu thay đổi để hòa nhập với thời cuộc thì chắc chắn, bạn sẽ sớm bị đào thải khỏi thị trường. Hiện nay, có rất nhiều phương tiện để bạn có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình trên môi trường trực tuyến, chẳng hạn như các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, Tiktok,....
Tuy nhiên, nếu bạn đang hướng mục tiêu kinh doanh tiệm nail của mình theo hướng chuyên nghiệp và hoạt động lâu dài thì đừng bỏ qua việc thiết kế website. Sở hữu trang web cũng đồng nghĩa với việc bạn đang có cho mình một cửa hàng “ảo” trên mạng Internet. Tại đây, bạn có thể giới thiệu tất cả mọi thứ về bạn từ thương hiệu, sản phẩm / dịch vụ mà mình đang cung cấp và giá thành chi tiết. Chưa kể, với website thì bạn sẽ tự mình làm chủ và hoàn toàn không bị phụ thuộc vào các đơn vị trung gian như Facebook, Tiktok,... cũng không cần lo sợ mình có thể bị vô hiệu hóa tài khoản, bóp tương tác bất cứ lúc nào.
Với những lý do trên, việc đầu tư cho mình một website chất lượng có lẽ là nhu cầu hàng đầu của các chủ tiệm nail hiện nay. Vậy nên, nếu bạn cũng đang muốn sở hữu một trang web chuyên nghiệp để hỗ trợ hoạt động kinh doanh trực tuyến nhưng lại không biết làm thế nào thì hãy tham khảo dịch vụ thiết kế website tiệm nails của Phương Nam Vina.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn một trang web chất lượng để làm công cụ kinh doanh trực tuyến. Bên cạnh đó, Phương Nam Vina còn cung cấp thêm các dịch vụ Google Ads, SEO web,... để website dễ dàng có được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, giúp việc tiếp cận khách hàng tiềm năng thêm đơn giản và chính xác hơn. Vậy nên, nếu đang quan tâm đến dịch vụ làm web của chúng tôi thì các bạn hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!
3. Lên kế hoạch marketing thu hút khách hàng cho tiệm nail
Khi công nghệ thông tin đang ngày càng trở nên bùng nổ thì sử dụng truyền thông chính là một giải pháp hiệu quả để giúp thương hiệu, sản phẩm / dịch vụ của bạn được nhiều người biết đến hơn. Khi nói đến các cửa hàng làm đẹp như tiệm nail, hình thức marketing tốt nhất hiện nay đó chính là truyền miệng. Nếu bạn cung cấp dịch vụ chất lượng, luôn có sẵn các mẫu nail mới để đáp ứng nhu cầu thì chắc chắn, khách hàng sẽ giới thiệu với bạn bè, người thân của họ.
Nhưng tiền đề là trước đó, ít nhất bạn cũng cần phải nâng cao độ nhận diện trên thị trường bằng các chiến lược marketing phù hợp. Trong đó, xây dựng Fanpage, Instagram hay quay video Tiktok,... chính là những nền tảng giúp bạn có thể quảng bá các tác phẩm nail của mình và những lời chia sẻ chân thực của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Đừng quên cập nhật các nội dung mới trên website để khách hàng có thể theo dõi kịp thời, cũng như gửi tặng các voucher, ưu đãi, phiếu tích điểm,... cho lần tới.
4. Chăm sóc khách hàng tận tình, chuyên nghiệp
Ngoài việc tạo ra các bộ móng đẹp, một yếu tố khách làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ chính thái độ phục vụ của nhân viên. Trong đó, thoải mái trò chuyện cùng nhau chính là một phương pháp giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
Nếu để ý kỹ, khi đến bất kỳ tiệm nail nào thì bạn sẽ thấy được một khung cảnh những người thợ vừa làm móng, vừa lắng nghe và tâm sự, trò chuyện cùng khách hàng. Hãy luôn để khách hàng có thể cảm thấy thoải mái nhất có thể khi họ bước chân vào tiệm của bạn và ngay cả khi ra về, đây chính là tiền đề để họ quay trở lại sử dụng dịch vụ của bạn vào những lần sau tới.
Không thể phủ nhận rằng, lĩnh vực làm đẹp mà cụ thể ở đây đó chính là nail là ngành nghề có tiềm năng phát triển rất lớn, nhưng đồng thời cũng không thiếu sự cạnh tranh khắc nghiệt. Vì vậy, để có thể thành công thì bạn cần phải trau dồi cho mình rất nhiều yếu tố khác nhau và hoạch định chiến lược một cách rõ ràng. Hi vọng rằng với những chia sẻ vừa rồi của Phương Nam Vina, bạn sẽ tiếp thu thêm thật nhiều kinh nghiệm và tự tin hơn trong việc thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình.
Tham khảo thêm:
Cách tận dụng website để kinh doanh hiệu quả
Bỏ túi 12 kỹ năng bán hàng online hiệu quả, đắt khách
Hành vi khách hàng là gì? 5 bước nghiên cứu hành vi khách hàng