Platform là gì? Top 10 loại hình platform phổ biến nhất

Trong thời đại công nghệ 4.0, không khó để chúng ta nhận ra rằng những công ty dù mới khởi nghiệp hay đã tồn tại từ lâu trên thị trường đều đang dần dịch chuyển từ mô hình kinh doanh truyền thống sang phương pháp sử dụng platform. Vậy platform là gì? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về thuật ngữ online platform cùng những ứng dụng của nền tảng trong cuộc sống thì bài viết này sẽ mang lại rất nhiều thông tin bổ ích mà bạn có thể tham khảo.


Platform là gì? Top 10 loại hình platform phổ biến nhất
 

Platform là gì?

Khi dịch sang tiếng Việt, platform mang ý nghĩa là nền tảng. Trong lĩnh vực lập trình, thuật ngữ này được sử dụng để chỉ các nền tảng kết nối có vai trò tạo ra môi trường đặc biệt mà ở đó, các phần mềm sẽ được thực thi.

Xét về bản chất, nền tảng platform thật ra chính là một nhóm các công nghệ khác nhau. Chúng chính là cơ sở quan trọng để phát triển các ứng dụng, quy trình hoặc công nghệ bất kỳ trên môi trường trực tuyến. Đặc biệt, platform cũng chính là nền tảng bắt buộc phải xuất hiện trong mọi quy trình phát triển và xây dựng phần mềm.

Các nhân tố chính cấu thành nên platform

Để hiểu rõ hơn về online platform thì ngoài khái niệm platform nghĩa là gì, chúng ta cần phân tích chi tiết hơn về những yếu tố quan trọng đã góp phần cấu thành nên nền tảng này, bao gồm:

- Phần cứng đơn: Đây là thành phần đầu tiên của platform và chủ yếu xuất hiện trong các hệ thống nhúng có quy mô nhỏ. Đối với trường hợp này, phần cứng đơn sẽ được sử dụng để truy cập trực tiếp vào trong phần cứng mà không cần phải thông qua hệ điều hành.

- Trình duyệt: Khi thiết kế phần mềm dựa trên cơ sở dữ liệu của nền tảng website, chúng ta sẽ cần phải truy cập vào các trình duyệt, chẳng hạn như: Chrome, Cốc Cốc,....

- Ứng dụng: Trong quy trình xây dựng thì hệ thống ứng dụng của nền tảng platform luôn có một vai trò cực kỳ quan trọng. Trong đó, một số ứng dụng cần thiết được áp dụng cho việc lập trình phần mềm bao gồm ứng dụng lưu trữ dữ liệu, ứng dụng lưu trữ phần mềm, trình xử lý văn bản, bảng tính,....

- Frameworks: Để có thể xây dựng các ứng dụng, phần mềm thì lập trình viên sẽ sử dụng những chức năng vốn có sẵn và Frameworks - nơi cung cấp tài nguyên đó.

- Máy tính ảo: Máy tính ảo vốn là một trong số các thành phần chính nằm trong platform và có chức năng thực thi ứng dụng, phần mềm được tạo ra dưới định dạng mã máy. Tùy thuộc vào từng platform mà tính năng của máy ảo sẽ có một số điểm riêng biệt. Trong đó, các mô hình máy ảo platform được nhận xét là thịnh hành nhất hiện nay gồm có máy ảo hệ thống máy tính và máy ảo người dùng cá nhân.


Platform là gì?
 

Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình platform

Là một nền tảng được sử dụng phổ biến trong công nghệ 4.0, mô hình platform sở hữu những ưu điểm và nhược điểm song song. Điều này đòi hỏi người dùng cần tìm hiểu thật kỹ trước khi bắt tay vào áp dụng.

1. Ưu điểm của platform

Trong suốt thời gian qua, nền tảng platform đã và đang có những sự phát triển vô cùng mạnh mẽ nhờ những ưu điểm nổi bật cùng tính ứng dụng cao. Trong đó, điểm đặc biệt nhất của platform chính là nhờ vào việc cung cấp các giải pháp hàng đầu về sự nhanh chóng, tiện ích cho người dùng. Bên cạnh đó, mô hình này còn mang đến rất nhiều lợi ích đáng chú ý như:

- Hỗ trợ xúc tiến hoạt động quản lý và xả hàng tồn kho.

- Quản trị những khó khăn, phức tạp hiện hữu trong thị trường.

- Có thể kết hợp với các tệp khách hàng mục tiêu cùng nhà cung cấp một cách hiệu quả.

- Có khả năng phát triển với quy mô lớn để tạo ra tầm ảnh hưởng mạnh mẽ.

2. Nhược điểm của platform

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm và được sử dụng rất rộng rãi nhưng sự thật thì platform không hẳn là một nền tảng hoàn hảo. Cụ thể thì theo như nhận định từ các chuyên gia, những điểm sáng mà mô hình kinh doanh truyền thống mang lại cũng chính là nhược điểm “chí mạng” mà nền tảng platform đang gặp phải. Nổi bật cần phải kể đến một số điểm đáng chú ý dưới đây:

- Do khả năng quản lý chuỗi giá trị kém nên về cơ bản, platform không phải là nền tảng phù hợp để hướng tới việc phục vụ, chăm sóc từng nhóm người dùng cụ thể.

- Nền tảng platform không được ứng dụng để quản lý trải nghiệm đầu và cuối của khách hàng. Hiệu quả của chúng cũng không thật sự chi tiết giống như những gì mà mô hình kinh doanh truyền thống đã thực hiện.


Platform
 

So sánh mô hình platform và pipeline (mô hình kinh doanh truyền thống)

Không phải tự nhiên mà hiện nay, tất cả các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều đang chuyển dần sang mô hình kinh doanh sử dụng nền tảng platform. Vậy thì khi đặt lên bàn cân cùng với pipeline (mô hình kinh doanh truyền thống), nền tảng platform có điểm gì đặc biệt? Điều này sẽ được thể hiện rõ ràng thông qua bảng so sánh dưới đây.
 

Yếu tố so sánh

Platform

Pipeline (mô hình truyền thống)

Mở rộng quy mô

Platform là mô hình đa nền tảng nên sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô nhanh chóng hơn.

Lấy ví dụ cụ thể như Grab, họ không cần phải chuẩn bị xe cho tài xế mà chỉ cần kết nối với những người đã có xe với đối tượng có nhu cầu sử dụng dịch vụ.

Mô hình kinh doanh truyền thống được nhận định là khó có tiềm năng mở rộng quy mô hơn, hoặc nếu có thì sẽ phải tốn rất nhiều thời gian để thực hiện bởi các vấn đề về tài chính hoăc rào cản địa lý.

Ví dụ, chợ truyền thống chỉ có thể thu hút được những khách hàng xung quanh gần khu vực đó.

Cộng đồng

Với mô hình kinh doanh đa nền tảng, doanh nghiệp của bạn sẽ có một cộng đồng người dùng lớn trải dài trên cả nước. 

Hạn chế người dùng hơn.

Tối ưu sản phẩm, dịch vụ

Sản phẩm / dịch vụ khi được phát triển sẽ tiến hành tối ưu hóa để đáp ứng nhu cầu, sở thích của khách hàng.

Sản phẩm / dịch vụ khi được sản xuất phải tập trung vào số đông để phục vụ phần lớn nhu cầu của thị trường.

 

Các loại hình platform nổi bật hiện nay

Nếu bạn đang thắc mắc có bao nhiêu nền tảng platform hiện đang được ứng dụng phổ biến trên thị trường thì ngay dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải mã bằng cách tổng hợp danh sách các online platform thịnh hành nhất.

1. Hardware platform (Platform phần cứng)

Hardware platform là platform thuộc phần cứng nói chung của các thiết bị công nghệ hiện nay. Cụ thể thì ở các thiết bị điện tử thông minh, hardware platform bao gồm có bộ vi xử lý, quyết định đến sự mượt mà và sức mạnh của thiết bị. Còn ở các loại máy tính, platform phần cứng sẽ là ram, thông số CPU và hệ điều hành,....

Đối với các thiết bị điện tử thông minh như máy tính, laptop hay điện thoại di động,... phần cứng chính là một yếu tố hàng đầu để những thiết bị này có thể hoạt động bình thường. Ví dụ là với máy tính sử dụng CPU 32bi, chúng sẽ được hoạt động trên hệ điều hành Microsoft Windows.


Nền tảng platform
 

2. Software platform (Platform phần mềm)

Nếu như hardware platform thể hiện sức mạnh thì software platform chính là phần mềm có tác động trực tiếp đến sự thông minh của thiết bị điện tử. Đây được xem là môi trường đặc biệt để các lập trình viên có thể phát triển các tính năng, ứng dụng,... nhằm tạo nên sức mạnh riêng của mỗi platform. Ví dụ:

- Microsoft Windows (x86, x64).

- Mac OS X (PowerPC, x86).

- Linux (x86, x64, PowerPC).

- OS/2, eComStation.

- Nền tảng MS-DOS (x86), FreeDOS (x86), DR-DOS (x86),….

3. Cloud computing platform

Trong những năm trở lại đây, dịch vụ điện toán đám mây (cloud computing) đang thu hút sự quan tâm đông đảo của rất nhiều người dùng. Đây được biết đến là một công nghệ hiện đại với khả năng thu thập, phân tích lượng dữ liệu khổng lồ và giúp cho các doanh nghiệp bỏ qua được khâu xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng. Hiện nay, cloud computing platform đang tồn tại trên thị trường với 3 dạng chính như sau:

- Nền tảng chính là một dịch vụ: IBM.

- Cơ sở hạ tầng được hiển thị dưới dạng dịch vụ: Amazon.

- Phần mềm dưới dạng dịch vụ: Google Apps.

4. Social platform

Đây là loại hình giúp cho người sử dụng có thể xây dựng được các platform website theo như ý định. Bên cạnh đó, social platform cũng cho phép bạn phát triển, quản lý mọi dịch vụ truyền thông trên các trang mạng xã hội khác nhau. Về vai trò, nền tảng platform này có thể hỗ trợ cho người dùng những tính năng tối ưu sau:

- Giao diện lập trình được ứng dụng API.

- Các ứng dụng gốc.

- Bảng điều khiển quản trị phụ trợ để có thể quản lý toàn bộ cơ sở dữ liệu của người dùng và tiến hành tùy chọn.

5. AI platform

Nền tảng trí tuệ nhân tạo thường liên quan mật thiết đến việc sử dụng máy móc để có thể thay thế con người thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Bên cạnh đó, các ứng dụng của công nghệ này cũng sẽ hỗ trợ người dùng sử dụng những hệ thống chuyên gia như nhận dạng giọng nói cùng thị giác máy.


Platform website
 

6. Blockchain platform

Blockchain platform chính là hệ cơ sở dữ liệu được lưu trữ, đồng thời truyền tải thông tin trong các khối (block) có liên kết bằng mã hóa. Bên cạnh đó, nền tảng platform này còn có thể được mở rộng theo thời gian và quản lý trực tiếp bởi những người tham gia vào hệ thống thay vì thông qua trung gian. Một số ví dụ về loại blockchain platform phổ biến hiện nay bao gồm có: Cardano, Ethereum, EOS, NEO, Blockchain,....

7. Digital marketing platform

Digital marketing platform chính là một nền tảng kỹ thuật số với những hoạt động được diễn ra liên tục và không ngừng nghỉ. Nền tảng platform này sẽ giúp cho các thương hiệu có thể triển khai những chương trình cụ thể như ứng dụng, quảng cáo website, banner hoặc là một video quảng cáo ngắn.

8. Business service

Business service là nền tảng platform được ứng dụng phổ biến trong mô hình kinh doanh vận hành trực tuyến. Ví dụ đơn giản nhất để bạn có thể hình dung về loại hình này đó chính là Grab, Shoppe hay Gojek,....

Thông qua nền tảng này, các đơn vị kinh doanh có thể vận hành online bằng cách kết nối khách hàng với những đối tác / nhân viên của mình, chủ yếu là dưới dạng một ứng dụng di động.

9. Customer data platform

Customer data platform là mô hình cho phép bạn có thể tổng hợp các dữ liệu, đồng thời so sánh hồ sơ khách hàng với nhau để từ đó tìm ra được sự tương đồng giữa các đối tượng này. Không chỉ vậy, bạn có thể sử dụng dữ liệu để tạo ra một cộng đồng những người có cùng chung sở thích, mối quan tâm trên nền tảng Facebook Ads. Về cơ bản, customer data platform hoạt động tự động và ẩn danh để giúp thu thập dữ liệu về khách hàng tiềm năng, đồng thời so sánh một cách cụ thể, chi tiết.

10. IoT

Không dễ để bạn có thể xây dựng cơ sở hạ tầng cho mạng IoT vì quá trình này cực kỳ phức tạp và tốn kém. Các lập trình viên cần phải vận dụng và kết hợp nhiều công nghệ, giao thức lại với nhau, đồng thời nghiên cứu những phương pháp quản trị, nâng cấp và mở rộng. Mỗi thành phần có trong mô hình IoT đều hướng đến vai trò trung tâm và cho phép người dùng có thể theo dõi, kiểm soát hiệu quả.


Online platform
 

Nền tảng platform trong lĩnh vực mobile

Trong lĩnh vực mobile hiện nay, Android, IOS, Blackberry và Windows Phone đang là 4 nền tảng platform thịnh hành nhất. Để hiểu rõ hơn về từng mô hình này thì bạn hãy cùng chúng tôi xem xét những đặc điểm dưới đây:

1. Android

Android là hệ điều hành xây dựng dựa trên platform của Linux và được ứng dụng dành riêng cho các thiết bị smartphone, cảm ứng. Trên những thiết bị di động đang chạy hệ điều hành Android, người dùng có thể download các ứng dụng từ cửa hàng Google Play. Hiện nay, Android  được xem là nền tảng platform nổi bật nhờ những ưu điểm sau:

- Cho phép các lập trình viên có thể dễ dàng điều chỉnh hệ điều hành một cách nhanh chóng.

- Hoạt động dưới dạng mã nguồn mở.

- Phân phối tự do cho người dùng.

2. IOS

IOS là hệ điều hành mà chúng ta thường thấy chạy trên các thiết bị di động của Apple. Không chỉ sử dụng trên các thiết bị điện thoại thông minh, nền tảng platform còn được mở rộng để chạy trên iPad, IPod hoặc Apple TV,.... Điều đặc biệt là khi bắt đầu sử dụng các thiết bị iPhone, Ipad thì nó đồng nghĩa với việc, bạn đã lựa chọn iOS platform để tiến hành làm việc. Nếu chợ ứng dụng của Android là cửa hàng Google Play thì với iOS đó chính Apple Store.

3. Blackberry

Nền tảng Blackberry hiện đang là một loại platform được phát triển bởi Research In Motion, đồng thời ứng dụng chủ yếu trên các sản phẩm cầm tay. Nhiệm vụ của Blackberry đó chính là cung cấp cho điện thoại nhiều khả năng khác nhau và được biết đến là nền tảng platform mang đến cho sản phẩm sự đa nhiệm, cũng như làm việc hiệu quả.

4. Windows phone

Windows phone được biết đến là hệ điều hành vô cùng nổi bật của Microsoft và được ứng dụng cho những chiếc điện thoại thông minh. Nền tảng này được tập trung phát triển tại Marketplace - nơi giúp Microsoft có thể bán được nhiều sản phẩm đến với người dùng.


Platform nghĩa là gì?
 

Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh nền tảng platform

Bên cạnh những thông tin quan trọng về platform là gì được chia sẻ ở trên, nhiều người khi tìm hiểu về nền tảng này cũng thường có những thắc mắc chung về một số câu hỏi dưới đây:

1. Applications software có phải là platform không?

Applications software về bản chất chính là những chương trình được thiết kế để có thể thực hiện các tác vụ trên thiết bị máy tính nên không được gọi là platform. Thay vào đó, những applications software này sẽ được gọi bằng một cái tên khác là non-platform application software. Tuy nhiên, một số ít các phần mềm được sử dụng để làm giải pháp trên những trình duyệt như: Chrome, Facebook hay Safari,... thì vẫn được gọi với cái tên là platform.

2. Platform có tầm quan trọng thế nào đối với doanh nghiệp hiện nay?

Như đã nhấn mạnh ngay từ đầu, hiện nay các doanh nghiệp dù là startup hay có thâm niên trong nghề đều dần chuyển sang ứng dụng platform, bước đầu là sử dụng trong việc kinh doanh và quản lý.

Việc dịch chuyển này được xem là một giải pháp giúp doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng nhận diện. Bên cạnh đó, ứng dụng còn cho phép doanh nghiệp tiếp cận với nhiều nhóm khách hàng hơn thông qua nền tảng trực tuyến thay vì cách tìm kiếm thông thường. Với vai trò to lớn như trên, nền tảng platform hứa hẹn sẽ được ứng dụng nhiều hơn trong tương lai và dần thay thế cho mô hình truyền thống.

3. Hệ sinh thái dựa trên platform là gì?

Như chúng ta cũng đã thấy, các công ty như Google, Apple, Microsoft và Facebook là một trong những công ty được thành lập bởi sự kết hợp của các công ty, bao gồm nhiều nền tảng platform khác nhau.

Để có thể tạo ra một môi trường toàn điện cho người dùng, một nhóm bao gồm các tổ chức có mối liên quan và phụ thuộc lẫn nhau đã bắt đầu liên kết để tạo ra hệ sinh thái chung quyền sở hữu. Từ đó mà thuật ngữ hệ sinh thái “ecosystem” đã ra đời.

Platform website là gì?
 

Trên đây là những thông tin về platform là gì mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến bạn. Hi vọng với những gì đã được cung cấp, bạn sẽ có nền tảng kiến thức vững chắc hơn về platform, đồng thời ứng dụng vào trong công việc một cách hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Forum là gì? Cách tạo forum miễn phí và hiệu quả

icon thiết kế website Chatbox là gì? Lợi ích và cách tích hợp chatbox vào website

icon thiết kế website Website marketing là gì? Các chiến lược marketing website hiệu quả

Bài viết mới nhất

AMP là gì? Lợi ích của việc cài đặt AMP cho website

AMP là gì? Lợi ích của việc cài đặt AMP cho website

AMP là công nghệ được chính Google phát triển với mục đích gia tăng tốc độ tải trang của website trên các thiết bị di động một cách hiệu quả.

HTTPS là gì? Vai trò của giao thức HTTPS đối với website

HTTPS là gì? Vai trò của giao thức HTTPS đối với website

HTTPS hay HyperText Transfer Protocol là một phiên bản của giao thức HTTP nhưng lại có khả năng bảo mật tốt hơn nhờ chứng chỉ SSL.

User flow là gì? 8 bí kíp xây dựng user flow website hiệu quả

User flow là gì? 8 bí kíp xây dựng user flow website hiệu quả

User flow là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế, phát triển website để cải thiện trải nghiệm của người dùng hiệu quả.

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP hay HyperText Transfer Protocol là một giao thức truyền tin siêu văn bản thường xuất hiện trên thanh địa chỉ cùng với URL của trang web.

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Aliases domain hay tên miền bí danh là một tên miền tương tự như Parked Domain với khả năng hoạt động cùng lúc với tên miền chính của website.

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

Mã 2FA là một công nghệ bảo mật thông tin cho các loại tài khoản trực tuyến đang được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay.

zalo