UTM là gì? Cách tạo và sử dụng UTM tracking code hiệu quả

Doanh nghiệp của bạn đang đầu tư một khoản chi phí lớn để xây dựng hệ thống kênh online như: Facebook, Email và Google,... nhưng lại không biết đâu là nguồn mang lại lượng traffic chất lượng cho website của mình? Đừng lo lắng vì với UTM tracking code, việc đo lường lưu lượng traffic từ các kênh đổ về website của bạn sẽ được hệ thống một cách nhanh gọn, chính xác nhất. Vậy UTM là gì? Tìm hiểu nội dung sau để có câu trả lời chính xác nhé.


UTM là gì? Cách tạo và sử dụng UTM tracking code hiệu quả
 

UTM là gì?

UTM là từ viết tắt của Urchin Tracking Module, đây là công nghệ được sử dụng để theo dõi, phân tích lượng traffic đổ về thông qua các liên kết và website. Dựa trên kết quả nghiên cứu từ UTM, người dùng có thể xác định lưu lượng truy cập đến website bắt nguồn từ đâu. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc đánh giá, đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing và quảng cáo.

UTM Tracking Code được phát triển bởi Urchin, một công ty phần mềm được Google mua lại vào năm 2005. Công cụ này cũng chính là nền tảng cơ sở cho Google Analytics, một công cụ được nhiều nhà tiếp thị sử dụng phổ biến trong lĩnh vực marketing hiện nay.


UTM là gì?
 

Những thành tố quan trọng của UTM Tracking Code

Hiện nay, có 5 yếu tố quan trọng được gọi là tham số UTM mà các marketer có thể sử dụng để theo dõi hiệu quả của chiến dịch, cụ thể:

1. Campaign Source (utm_source)

Tham số utm_source được các marketer sử dụng để xác định nguồn gốc của lưu lượng truy cập đến website. Ví dụ:

utm_source=google: Lưu lượng traffic từ Google.

utm_source=facebook: Traffic đổ về website từ Facebook.

utm_source=instagram: Lượng truy cập từ Instagram.

utm_source=twitter: Theo dõi lượng traffic từ Twitter.

utm_source=youtube: Đối với traffic từ YouTube.

utm_source=linkedin: Dành cho traffic từ LinkedIn.

Chẳng hạn, nếu bạn sử dụng mã UTM utm_source=facebook thì tức là liên kết đó được đặt trên Facebook. Người dùng trên Facebook click vào liên kết đó thì sẽ được chuyển hướng đến website của bạn.

Ngoài ra, tham số này có thể áp dụng cho các nguồn truy cập khác như từ một email marketing, một chiến dịch quảng cáo Google hoặc đơn giản là một bài đăng tài trợ. Ví dụ, bạn có thể thêm utm_source=twitter_bio vào tiểu sử trên trang cá nhân Twitter để theo dõi lượng traffic từ đó.

2. Campaign Medium (utm_medium)

Tham số utm_medium hiển thị dưới dạng utm_medium và được dùng để chỉ ra loại phương tiện mà khách truy cập đã sử dụng để chia sẻ, truy cập vào liên kết. Ví dụ:

utm_medium=email: Theo dõi lưu lượng từ các chiến dịch email.

utm_medium=cpc: Lượt truy cập được đo lường từ chiến dịch quảng cáo CPC.

utm_medium=social_media: Lưu lượng từ các nền tảng mạng xã hội.

utm_medium=organic_search: Lượng truy cập từ kết quả tìm kiếm tự nhiên.

utm_medium=paid_social: Traffic từ các chiến dịch mạng xã hội có trả phí.

3. Campaign Name (utm_campaign)

Campaign là tên của chiến dịch (utm_campaign) và được nhà tiếp thị sử dụng để xác định chiến lược, phân tích từ khóa hoặc hỗ trợ quảng cáo sản phẩm. Thông thường, chiến dịch này sẽ do nhà tiếp thị tự đặt (ví dụ như "sale-15", "summer2024"). Còn trong trường hợp sử dụng Mobio, hệ thống sẽ tự động thiết lập mã Campaign cho bạn.

Ví dụ: nếu bạn có mã UTM utm_campaign=30_off thì tức là bạn đang cung cấp chiến dịch giảm giá 30%.

4. Campaign Term (utm_term)

Tham số Term trong URL của bạn giúp xác định từ khóa mà người dùng đã sử dụng để tìm thấy và nhấp vào quảng cáo của bạn. Với cách này, bạn có thể biết được từ khóa nào đang hỗ trợ tốt cho chiến dịch marketing của bạn để từ đó điều chỉnh giá thầu cho phù hợp.

Ví dụ, khi bạn chạy một chiến dịch quảng cáo trên Google thì có thể sử dụng tham số Term để ghi lại từ khóa mà người dùng đã nhập để tìm thấy quảng cáo của bạn. Trong URL, tham số Term thường được biểu thị như utm_term=[term]. Nếu ví dụ từ khóa mà bạn đang theo dõi là utm codes thì URL có thể chứa utm_term=utm+codes, tức là traffic quảng cáo đang đến từ key utm codes.

5. Campaign Content (utm_content)

Tham số Content trong URL giúp bạn xác định các nội dung khác nhau mà người dùng có thể click vào trong cùng một chiến dịch quảng cáo hoặc marketing. Ví dụ, khi sử dụng tham số này thì bạn sẽ biết được liệu người dùng đã nhấp vào liên kết ở phần nào của email hay trang landing page. Chẳng hạn như nhấp vào liên kết ở phần tiêu đề hay ở nút kêu gọi hành động (CTA).

Tham số content thường xuất hiện trong URL dưới dạng utm_content=[content]. Ví dụ, nếu đặt tham số này cho các liên kết trong email, bạn có thể sử dụng utm_content=header_link để biết người dùng đã nhấp vào liên kết ở phần tiêu đề của email.


UTM
 

Tại sao nên dùng UTM trong các chiến dịch marketing?

Thông qua việc gắn link đơn giản, UTM code sẽ giúp các nhà tiếp thị có thể đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến dịch một cách dễ dàng. Cụ thể, vai trò của UTM tracking được thể hiện như sau:

1. Theo dõi, phân tích hiệu quả của chiến lược tiếp thị

Mã UTM cho phép bạn tạo các liên kết theo dõi đặc biệt cho từng chiến dịch quảng cáo của mình. Cụ thể, với việc theo dõi các thông số UTM như nguồn, từ khóa, truyền tải, quảng cáo,... bạn sẽ biết được có bao nhiêu lượt truy cập vào liên kết, tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu nhận được. Nhờ đó mà bạn có thể đánh giá được mức độ thành công của các chiến dịch quảng cáo, cũng như khả năng tối ưu mà chúng mang lại.

2. Đánh giá hiệu quả của từng kênh marketing

Thông qua việc sử dụng chỉ số UTM, bạn có thể đánh giá được mức độ thành công của từng kênh marketing để tiến hành so sánh, từ đó sàng lọc và chọn những kênh có tiềm năng nhất. Thông thường, để đánh giá một kênh marketing chất lượng, chúng ta sẽ áp dụng dựa vào các yếu tố như: Lượng traffic, tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu ấn tượng.


UTM tracking
 

3. Đo lường chỉ số ROI (Return on Investment)

UTM giúp bạn biết chính xác nguồn gốc của lưu lượng và doanh thu. Từ việc theo dõi, đánh giá các thông số của chiến dịch như đã chia sẻ ở trên, bạn có thể tính toán chỉ số ROI và đưa ra những quyết định quan trọng về việc phân bổ nguồn lực, ngân sách quảng cáo, qua đó giúp tối ưu hóa chiến dịch marketing một cách hiệu quả.

4. Tối ưu hoá chiến dịch quảng cáo

Nhờ vào việc sử dụng UTM code, bạn có thể kiểm tra và tiến hành so sánh hiệu quả của các quảng cáo trên nhiều nền tảng khác nhau, từ đó xác định được đâu là quảng cáo và kênh tiếp thị mang lại hiệu quả tốt nhất. Sau khi đã nắm bắt được hai yếu tố này, bạn có thể dễ dàng tập trung nguồn lực của mình vào những nền tảng, nội dung được đánh giá cao để đạt lợi nhuận ấn tượng.

5. Theo dõi, phân loại khách hàng dễ dàng

UTM giúp bạn tạo ra các liên kết theo dõi cá nhân hóa để biết được khách hàng đến từ đâu và họ đã làm gì trên trang web của bạn. Từ dữ liệu trên, bạn có thể tiến hành phân loại khách hàng, thiết kế các chiến dịch tiếp thị phù hợp và điều chỉnh chiến lược dựa theo nhu cầu riêng của từng người dùng.

6. Gia tăng trải nghiệm người dùng

Với việc sử dụng UTM code tracking, bạn có thể dễ dàng theo dõi lưu lượng và hành vi của từng người dùng ngay sau khi họ click vào quảng cáo của bạn. Thông qua dữ liệu được phân tích từ UTM, bạn có thể đánh giá được các tính năng, phát hiện lỗi xuất hiện trên trang đích của mình và từ đó tiến hành sửa chữa nhanh chóng. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc gia tăng trải nghiệm của người dùng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.


UTM tracking code
 

Các bước tạo và triển khai UTM tracking

Để tiến hành tạo và triển khai chiến lược UTM tracking hiệu quả, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

- Đặt ra mục tiêu: Xác định những kết quả mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua việc sử dụng UTM tracking. Điều này sẽ giúp quá trình thiết lập các tham số cho mã UTM đảm bảo tính chính xác và nhất quán. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý là hãy sử dụng các tên tham số đơn giản và nhất quán.

- Tạo mã UTM: Để tạo các mã UTM, bạn hãy sử dụng các công cụ trực tuyến phổ biến đang được nhiều doanh nghiệp tin dùng hiện nay. Đồng thời, hãy đặt các tham số phù hợp cho từng trường và lưu ý sử dụng các URL gốc "sạch", tức là không có các ký tự thừa thãi hoặc thông tin chuyển hướng.

- Sử dụng mã: Sau khi đã hoàn thành xong việc tạo mã, bạn hãy sử dụng chúng trong các chiến lược tiếp thị của mình. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thì bạn cần đảm bảo các URL phải chính xác với những thông số được gắn vào. Ví dụ, URL được gắn thẻ "utm_source=newsletter" nhằm giúp doanh nghiệp biết được lượng traffic đến từ bản tin hàng tháng trên website của mình.

- Phân tích dữ liệu: Trong bước này, bạn hãy thiết lập tần suất mà doanh nghiệp muốn theo dõi các kết quả mà UTM code tracking mang lại. Ngoài ra, đừng quên tìm kiếm các mẫu quảng cáo giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập đến website, cũng như sử dụng chúng để thay đổi các chiến lược marketing online nếu cảm thấy cần thiết.

Công cụ tạo và quản lý UTM phổ biến

Hiện nay, có nhiều cách để bạn tạo và quản lý UTM code phổ biến. Trong đó, nổi bật cần phải kể đến một số cách sau:

1. Tạo UTM code thủ công

Với cách tạo UTM thủ công, người dùng sẽ không cần đến kiến thức chuyên môn cao mà vẫn có thể áp dụng hiệu quả. Cụ thể, quá trình tạo UTM code bằng cách thủ công sẽ được thực hiện như sau:

- Tách các URL và thông số ra bằng cách đặt dấu chấm hỏi (?).

- Mỗi tham số và giá trị tương ứng sẽ được phân tách bởi dấu bằng (=).

- Các cặp tham số và giá trị khác nhau được tách riêng bởi dấu và (&).

Ví dụ:

https://phuongnamvina.com/recaptcha-la-gi?utm_source=google&utm_medium=email&utm_campaign=dnk

Chú ý: Các giá trị của tham số sẽ được phân biệt chữ hoa và chữ thường, do đó mà utm_source=Instagram sẽ khác với utm_source=instagram.

2. Campaign URL Builder

Ngoài cách làm thủ công thì để đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng công cụ Campaign URL Builder để tạo mã UTM. Bạn chỉ cần click vào đường link https://ga-dev-tools.google/campaign-url-builder/ và nhập các thông tin theo yêu cầu của hệ thống. Tuy nhiên, có một lưu ý là công cụ này sẽ không lưu lại đường dẫn nên sẽ khó hơn trong việc quản lý thông tin sau này.

Bước 1: Nhập địa chỉ của trang web mà bạn muốn theo dõi, đo lường và phân tích traffic từ người dùng truy cập vào trong ô "Website URL".

Bước 2: Nhập nguồn lưu lượng truy cập đến website của bạn vào ô "Campaign Source". Ví dụ: Facebook, Google Ads.

Bước 3: Cập nhật các phương tiện quảng cáo vào ô "Campaign Medium". Ví dụ: Email, CPC, banner.

Bước 4: Đặt tên cho chiến dịch vào ô "Campaign Name". Đây là tên để bạn nhận dạng chiến dịch.

Bước 5: Nếu bạn sử dụng Google Search Ads, lúc này bạn có thể nhập từ khóa vào ô "Campaign Term" để phân tích hiệu quả từ khóa.

Bước 6: Sử dụng ô "Campaign Content" để phân biệt các nội dung khác nhau trong cùng một chiến dịch, ví dụ như các liên kết trong email marketing.

Bước 7: Sau khi điền đầy đủ thông tin, bạn hãy sao chép URL chứa mã UTM bằng cách nhấp vào nút "Copy URL" hoặc chuyển đổi sang một liên kết rút gọn nếu cần.


UTM code

UTM code là gì?
 

3. UTM.io

Ngoài hai cách vừa kể trên, bạn cũng có thể sử dụng UTM.io - một công cụ giúp bạn tạo và quản lý các đường dẫn có UTM một cách hiệu quả. Cụ thể, để tạo UTM code tracking bằng UTM.io, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào trang web của UTM.IO thông qua tài khoản gmail.

Bước 2: Trong giao diện chính, nếu bạn muốn tạo một UTM mới thì có thể nhấn vào nút Create Links hoặc tìm kiếm tính năng tạo UTM trong các thư mục.


UTM source
 

Bước 3: Một khi bạn đã bắt đầu tạo UTM mới, UTM.IO sẽ yêu cầu bạn điền các thông tin cần thiết cho thẻ UTM. Các thông tin này bao gồm:

- URL gốc (Original URL): Đây là URL mà bạn muốn theo dõi.

- Nguồn (Source): Người dùng có thể nhập nguồn lưu lượng truy cập, ví dụ như google, facebook, newsletter.

- Chiến dịch (Campaign): Một từ khóa để phân biệt các chiến dịch khác nhau, ví dụ như summer_sale, product_launch.

- Nơi xuất hiện (Medium): Loại truyền thông hoặc phương tiện gửi lưu lượng, ví dụ như cpc, banner, email.

- Từ khóa (Term): Từ khóa mà bạn muốn theo dõi nếu đang sử dụng quảng cáo trả tiền.

- Nội dung (Content): Mô tả nội dung cụ thể của liên kết, chẳng hạn như logo-link hoặc text-link.

Bước 4: Khi bạn đã điền đầy đủ thông tin, hãy nhấn Copy & Save hoặc Create để tạo UTM. Sau đó, bạn có thể sử dụng URL được tạo ra để chèn vào các chiến dịch tiếp thị của mình và theo dõi hiệu quả của chúng trong các nền tảng như Google Analytics.


UTM tracking là gì?
 

Hướng dẫn xem báo cáo UTM trên Google Analytics

Sau khi đã nắm được cách tạo UTM code, bạn có thể bắt đầu sử dụng nó để đưa vào trong các chiến dịch tiếp thị của mình. Lúc này, để xem báo cáo UTM thì bạn có thể sử dụng công cụ Google Analytics được tích hợp với website của mình. Tại đây, bạn có thể xem được những thông tin sau:

1. Xem báo cáo nguồn traffic đến từ đâu

Bạn có thể theo dõi kênh nguồn và lưu lượng truy cập website trực tiếp từ UTM Tracking trên Google Analytics. Để biết trang nào đang mang lại lưu lượng truy cập cho website, bạn có thể truy cập vào Acquisition > All Traffic > Referrals.

Nếu bạn đăng nhiều bài trên các nền tảng khác nhau, bạn có thể bổ sung tham số &utm_campaign=ten-bai-dang vào cuối URL để nhận biết rõ hơn lưu lượng từ từng bài đăng.

2. Theo dõi số lượng người dùng click vào từng link

Bằng cách thêm tham số UTM_content vào mỗi đường link, bạn có thể theo dõi số lượt nhấp vào từng liên kết đó. Sau đó, bạn có thể vào Google Analytics, chọn Acquisition > Overview > Campaigns > All Campaigns để xem đường liên kết nào đang mang lại nhiều lưu lượng nhất trong chiến dịch của bạn.

3. Theo dõi và phân nhóm traffic dựa trên các medium

Nếu bạn đang thực hiện chiến dịch marketing trên các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Instagram,... thì lúc này, lưu lượng từ những nền tảng này sẽ được phân loại là kênh Social trên Google Analytics.

Tuy nhiên, nếu bạn chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội mà Google không xác định là kênh Social (ví dụ như Imgur.com), bạn sẽ không thể nào theo dõi chiến dịch trên tất cả các nền tảng mạng xã hội.

Để giải quyết vấn đề trên, bạn có thể sử dụng mã UTM_medium=social để phân loại lưu lượng từ các nền tảng mạng xã hội này. Như vậy, bạn có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả của chiến dịch, đồng thời biết được lưu lượng truy cập từ từng nền tảng mạng xã hội để có thể tối ưu hóa chiến dịch của mình.


UTM nghĩa là gì?
 

Mẹo triển khai UTM tracking đơn giản, hiệu quả

Để triển khai UTM Tracking thành công, có một số mẹo quan trọng mà bạn cần lưu ý như sau:

- Xây dựng cụ thể với các thông số UTM: Các thẻ UTM (UTM tags) sẽ cung cấp các thông tin quan trọng về nguồn lưu lượng truy cập. Do đó, để đạt hiệu quả cao nhất thì bạn cần thiết lập các tham số UTM cụ thể cho URL của doanh nghiệp nhằm theo dõi lưu lượng truy cập. Điều này giúp doanh nghiệp có thể thu thập thông tin chi tiết và chính xác, đồng thời ngăn ngừa sự nhầm lẫn có thể xảy ra.

- Tạo hướng dẫn UTM tracking: Các doanh nghiệp cần chú ý đến việc tạo các URL và liên kết sao cho thật rõ ràng, dễ đọc. Trong đó, việc thiết lập các nguyên tắc khi sử dụng UTM code và tạo các liên kết chuẩn sẽ giúp đảm bảo tính nhất quán khi bạn triển khai, theo dõi UTM trên toàn bộ website hoặc trong các chiến dịch quảng cáo.

- Cân nhắc sử dụng hệ thống CRM: Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) là cơ sở dữ liệu quan trọng để doanh nghiệp tổ chức, lưu trữ và đánh giá thông tin khách hàng. Với việc kết nối tính năng UTM Tracking cùng hệ thống CRM, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu suất, lợi nhuận của mình một cách chi tiết và hiệu quả hơn.

- Sử dụng trình rút gọn liên kết: Khi URL quá dài, chúng có thể khó sử dụng và gây khó nhớ. Vì vậy, bạn hãy sử dụng công cụ rút gọn liên kết để đơn giản hóa URL. Mục đích giúp cho việc thêm mã UTM vào cuối URL trở nên dễ dàng hơn và cải thiện tốt trải nghiệm của người dùng.

- Giới hạn độ dài: Khi thiết lập UTM code tracking, điều quan trọng mà bạn cần lưu ý đó là tạo mã UTM hợp lý. Vậy nên, hãy giới hạn thời gian để tạo mã và nếu được, hãy sử dụng các từ viết tắt phù hợp. Đặc biệt, mã UTM cần phải có mô tả rõ ràng để doanh nghiệp có thể tiếp tục thu thập thông tin chính xác, có giá trị về nguồn traffic vào website.

- Cân nhắc sử dụng công cụ: Bạn có thể tạo UTM tracking bằng cách tạo mã UTM thủ công hoặc sử dụng công cụ trực tuyến để nhanh chóng, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, với nhiều công cụ đang được giới thiệu như hiện nay thì bạn hãy thử nghiệm trước đó để chọn ra cho mình công cụ phù hợp nhất.

Xu hướng phát triển của UTM trong tương lai

Không thể phủ nhận rằng, việc sử dụng UTM code ngày càng trở nên cần thiết trong việc đánh giá hiệu quả của chiến dịch tiếp thị trực tuyến. Trong tương lai, UTM hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển theo các xu hướng sau:

- Tích hợp với các công cụ phân tích khác: UTM tracking có thể được tích hợp chặt chẽ với các công cụ phân tích như Google Tag Manager, việc này sẽ giúp dữ liệu được cung cấp trở nên chi tiết và toàn diện hơn.

- Tối ưu hóa cho thiết bị di động: Với sự gia tăng mạnh mẽ của người dùng trên thiết bị di động, UTM sẽ được tối ưu hóa để theo dõi và đánh giá hiệu quả của lưu lượng từ các nguồn di động.

- Phát triển các công cụ tạo UTM thông minh: Các công cụ tạo UTM thông minh có thể được phát triển để giúp tối ưu hóa quá trình tạo những liên kết UTM, từ đó cải thiện khả năng theo dõi và phân tích chi tiết của các chiến dịch.


Tạo mã UTM
 

Trên đây là những thông tin quan trọng về UTM tracking mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến bạn. Có thể thấy, sử dụng UTM code là việc làm cần thiết để bạn có thể đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing online thông qua những chỉ số quan trọng như: Lượng traffic, tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu nhận được. Vậy nên, nếu bạn cũng đang muốn tìm kiếm một công cụ đo lường hiệu quả của chiến dịch tiếp thị hãy áp dụng UTM ngay bây giờ nhé.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Schema là gì? Các loại schema phổ biến và cách cài đặt

icon thiết kế website World Wide Web là gì? Thế giới đã thay đổi thế nào khi có WWW?

icon thiết kế website Website marketing là gì? Các chiến lược marketing website hiệu quả

Bài viết mới nhất

Semantic web là gì? Lợi ích và ứng dụng của web semantic

Semantic web là gì? Lợi ích và ứng dụng của web semantic

Semantic web đang cách mạng hóa cách chúng ta tương tác với dữ liệu, mở ra một tương lai đầy hứa hẹn cho trải nghiệm tìm kiếm thông minh.

Link dofollow là gì? Phân biệt thuộc tính dofollow và nofollow

Link dofollow là gì? Phân biệt thuộc tính dofollow và nofollow

Xây dựng chiến lược link dofollow chất lượng, tự nhiên sẽ giúp tăng cường sức mạnh liên kết và thu hút lượng truy cập cho website.

Lỗi trang web từ chối kết nối​ và cách khắc phục nhanh chóng

Lỗi trang web từ chối kết nối​ và cách khắc phục nhanh chóng

Lỗi trang web từ chối kết nối không chỉ làm mất thời gian truy cập thông tin mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và trải nghiệm người dùng.

Web Stories là gì? Bứt phá giới hạn với Google Web Stories

Web Stories là gì? Bứt phá giới hạn với Google Web Stories

Với định dạng trực quan, Google Web Stories không chỉ giúp bạn kể chuyện một cách sinh động mà còn cải thiện đáng kể thứ hạng SEO của website.

15+ mẫu landing page mỹ phẩm đẹp, thúc đẩy tỷ lệ chốt đơn

15+ mẫu landing page mỹ phẩm đẹp, thúc đẩy tỷ lệ chốt đơn

Chiêm ngưỡng các mẫu landing page mỹ phẩm đẹp, dẫn đầu xu hướng, có thể khơi gợi cảm hứng chốt đơn của khách hàng giúp bạn bùng nổ doanh số.

Hướng dẫn cách tạo web miễn phí trên điện thoại trong 8 bước

Hướng dẫn cách tạo web miễn phí trên điện thoại trong 8 bước

Tìm hiểu cách tạo web trên điện thoại dễ dàng, nhanh chóng nhờ các công cụ miễn phí giúp nâng cao khả năng kinh doanh của bạn mọi lúc, mọi nơi.

zalo